Tag Archives: Trung Quốc

Mưa rừng chưa tới, gió đã đầy lầu

Tiêu chuẩn

Mưa rừng chưa tới, gió đã đầy lầu

Lê Mai

1319693519.4632

Trông người mà ngẫm đến ta

Cao Cương – Bí thư cục Đông Bắc sau ngày lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tiếng tăm lừng lẫy, công trạng rất lớn. Khi ông ta tiến hành duyệt binh ở lãnh địa của mình, quần chúng nhân dân thay vì hô “Mao Trạch Đông muôn năm”, lại hô “Cao Cương muôn năm”. Cao là bạn thân lâu năm của Xtalin, nắm quyền cao nhất ở Đông Tam tỉnh, được gọi là “Thái thượng hoàng” vùng Đông Bắc. Lúcbấy giờ, Đặng Tiểu Bình là bí thư cục Tây Nam, chức vụ tương đương Cao, nhưng trên thực tế, địa vị của Cao Cương quan trọng hơn, do vị trí đặc biệt của vùng Đông Bắc. Read the rest of this entry

Ghi vội từ ký ức về “Cuộc đối thoại về quốc phòng Trung-Việt …trong mơ”

Tiêu chuẩn

Ghi vội từ ký ức về “Cuộc đối thoại về quốc phòng Trung-Việt …trong mơ”

Chỉ là giấc mơ, tin thì tin không tin thì thôi

Tú Hờ

SDC14763

NQL: Một giấc mơ ba hồi rất chi là thú vị. Mơ như thật, thật còn kinh hãi hơn mơ. Tài thật, tài đến thế là cùng, tiên sư bác Tú Hờ!

Địa điểm : Bộ Quốc Phòng

Bắc Kinh đầy khói bụi…tầm nhìn dưới 2 mét

Thời gian: ngày X…tháng Y ..năm 2013

Chủ trì:

Phía Tùng-quớ: đ/c Múa Huyên Thiên (gọi tắt là MHT–Thượng tướng) và 10 lâu la, hạ bộ

Phía Yue-nắm: đ/c Nói Cho Vui (gọi tắt là NCV–Thượng tướng) và 10 lâu la, hạ bộ.

Read the rest of this entry

Đòi thêm quyền lực, TQ gây nguy cơ chiến tranh

Tiêu chuẩn

Thời gian gần đây, các lực lượng của Bắc Kinh ngày càng tích cực tiến hành những hành vi xâm lấn đối với Nhật Bản, Ấn Độ và Biển Đông để bảo vệ cái mà họ gọi là “lợi ích cốt lõi” của mình.

Mải mê theo đuổi tham vọng lãnh thổ của mình, Trung Quốc đang có những cách ứng xử ngày càng hiếu chiến dễ dẫn đến chiến tranh đối với các nước láng giềng.

Trong mấy ngày qua, nhiều lực lượng thuộc Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tích cực xâm nhập vào lãnh thổ của Nhật Bản và Ấn Độ.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng không ngừng lớn giọng với Việt Nam và Philippine khi hai nước có những nỗ lực khẳng định chủ quyền đối với phần biển đảo của mình trên Biển Đông.

Trong số 3 điểm nóng trên, cho tới nay, mối đe dọa lớn nhất là cuộc chơi hung hăng của “con gà chọi” quân đội Bắc Kinh đang tham gia ở trên không phận và xung quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc Hoa Đông.

Hôm 23/4, máy bay quân sự Trung Quốc, chủ yếu là máy bay chiến đấu, đã bay áp sát nhóm 5 hòn đảo hoang này, buộc Nhật Bản phải tức tốc điều một số máy bay chiến đấu F15 từ căn cứ không quân trên đảo Okinawa để cảnh báo.

Cùng thời điểm, 8 tàu khảo sát biển của Trung Quốc cũng tiến vào khu vực 12 hải lý quanh nhóm đảo thuộc vùng lãnh hải của Nhật Bản.

Báo chí Nhật dẫn lời một quan chức chính quyền Tokyo miêu tả hành động của các lực lượng Trung Quốc là “mối đe dọa chưa từng có. Nếu sự phô trương sức mạnh như vậy tiếp tục diễn ra, nhiều người lo ngại nó sẽ dẫn tới tình huống mà lực lượng phòng không Nhật Bản khó có thể xử lý kịp”.

Một trong những hành động hung hăng nhất là vào ngày 30/1 khi một tàu khu trục Trung Quốc chĩa thẳng ra đa kiểm soát tên lửa của mình vào một tàu hải quân và sau đó là cả máy bay Nhật Bản.

Chỉnh hướng ra đa vào mục tiêu chính là bước cuối cùng trước khi bắn tên lửa, là hành động để cảnh báo đối thủ rằng, việc tấn công sẽ diễn ra chỉ trong vòng vài giây.

Trong một tình huống như vậy, những đánh giá sai lầm sẽ rất dễ xảy ra và dẫn tới xung đột.

Nhưng Trung Quốc có vẻ đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó để đòi yêu sách chủ quyền đối với Điếu Ngư/Senkaku.

Trung Quốc, châu Á, gia tăng quyền lực, nguy cơ chiến tranh
Ảnh: AP

Hôm 26/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu trước báo giới, Điếu Ngư là một trong những “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, một cụm từ thường được nước này dành cho các vấn đề mà Bắc Kinh coi là miễn đàm phán và sẵn sàng đi tới chiến tranh vì nó.

Cụm từ “lợi ích cốt lõi” cũng được Bắc Kinh sử dụng đối với vấn đề Đài Loan, và gần như toàn bộ Biển Đông trải rộng xuống phía Nam.

Tranh chấp biên giới kéo dài của Bắc Kinh với Ấn Độ ở Himalaya, nơi từng diễn ra cuộc chiến chớp nhoáng nhưng căng thẳng 1962, bắt đầu sau khi Trung Quốc tấn công vào khu vực biên giới phía bắc giáp Ấn Độ, Tây Tạng.

Những năm gần đây, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tăng cường hiện diện quân sự ở vùng biên giới này, và mặc dù đã có nhiều cơ chế giảm thiểu xung đột, nhưng những vụ đụng độ nhỏ vẫn diễn ra khá thường xuyên.

Ngày 15/4, Trung Quốc di chuyển một trung đội đi sâu 20km vào vùng lãnh thổ đang thuộc kiểm soát của Ấn Độ và thậm chí đóng trại tại đây.

Trại này đóng tại Ladakh, gần khu vực đèo Karakoram chiến lược.

Ấn Độ kêu gọi Trung Quốc rút quân, nhưng sau vài cuộc trao đổi giữa chỉ huy quân đội địa phương với các nhà ngoại giao, tranh cãi vẫn không thể được giải quyết.

Việc Trung Quốc đưa quân qua bên kia biên giới bị người dân Ấn Độ phản đối dữ dội, khi nhiều nhà bình luận cáo buộc Bắc Kinh đã lợi dụng thời điểm khó khăn của chính phủ Thủ tướng Manmohan Singh, người nhiều khả năng sẽ nghỉ hưu trước khi diễn cuộc bầu cử diễn ra vào năm tới.

Thậm chí có người còn lên tiếng yêu cầu chính phủ sử dụng sức mạnh vũ trang nếu cần thiết để buộc Trung Quốc rút quân, bằng không, Bắc Kinh sẽ càng được nước lấn tới, càng hung hăng trong việc thay đổi nguyên trạng.

Nguyên trạng cũng đang bị thay đổi nhanh chóng trên Biển Đông, nơi Trung Quốc có những động thái mạnh mẽ nhằm thiết lập sự hiện diện và sau đó khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam….

Trung Quốc đang hành động với sự hung hăng hiếu chiến để bảo vệ một “lợi ích cốt lõi” vô căn cứ khi liên tiếp đối đầu với tàu cảnh sát biển của Philippine và phá hoại tàu khảo sát Việt Nam ở các vùng biển tranh chấp.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đe dọa tiến hành chiến tranh đối với Việt Nam và Philippine, và hôm 26/4, Bắc Kinh cũng lên án việc Chính quyền Malina đưa tranh chấp ra Liên hợp quốc….

Trâm Anh lược dịch (theo Vancouversun)

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/119620/doi-them-quyen-luc–tq-gay-nguy-co-chien-tranh.html

Mười Sáu Chữ Vàng và Bốn Tốt … và đây là hậu họa.

Tiêu chuẩn
Trung Quốc dùng đủ chiêu bài, từ cưỡng chiếm các hải đảo của Việt Nam đến việc cấu kết với bọn đảng viên địa phương để biến đồng ruộng thành “phòng thí nghiệm”, từ vụ ốc bưu vàng đến đỉa và rồi bây giờ là lúa lạ … Ai có thể cho phép họ làm điều đó ngoài đảng cộng sản ra? Người dân không có quyền chính trị thì không thể có quyền cho phép người Trung Quốc làm điều đó được. Như thế cũng hiểu rõ tại sao đảng cộng sản vẫn cố đòi giữ độc quyền lãnh đạo và tạo nên điều 4 hiến pháp. Đó là công cụ để Trung Quốc lợi dụng, biến Việt Nam thành một tỉnh lẽ của họ. Như vậy mà người dân vẫn chưa tỉnh thức hay sao?

Trích báo Vietnamnet :

Cần ngăn chặn người Trung Quốc thuê đất trồng “lúa lạ”

-Bài: Báo động, người Trung Quốc thuê đất trồng “lúa lạ” đã thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.

TIN BÀI KHÁC:

Bỏ tình yêu 4 năm, chân thật với tình yêu 3 tháng?
Phụ nữ đã có con, nhu cầu tình dục giảm?

Chuyện yêu đương khó nói của vợ chưa cưới với chồng cũ

Cháu gái muốn kết hôn với… ông trẻ

Thấy phụ nữ có “nhà”, đàn ông lao vào như thiêu thân?

Bạn Nguyễn Việt Triều, email nhatviet1999@yahoo.com.vn bày tỏ quan điểm: Việc người nông dân Long An cho người Trung Quốc thuê đất trồng “lúa lạ” là không thể chấp nhận được. Phải cảnh cáo người cho thuê đất ngay lập tức, nếu không ngừng cho thuê thì phạt tiền thật nặng để làm gương cho những ai dám làm việc sai trái như vậy.

Email sonthuy8082@yahoo.com.vn thể hiện tâm trạng bức dọc: Đã có bài học nhãn tiền từ ốc bươu vàng và rùa tai đỏ rồi mà sao một số người nông dân của mình vẫn mê muội thế nhỉ?

 

Ảnh minh họa

Linh Sam, email linhsam@centrum.cz thốt lên: Vô cùng nguy hiểm! Giống “lúa lạ” người Trung Quốc thuê đất trồng ở Long An rất có thể sẽ gây tác hại khôn lường: Có thể hại đất, cũng có thể lai với giống khác làm ra giống lúa kém năng suất, kém chất lượng. Phải hết sức cảnh giác. Tôi từng có lần nhập cảnh vào Đài Loan, ở sân bay nhân viên kiểm tra rất kỹ để hoa quả tươi không lọt vào nội địa. Lúc đầu tôi cũng không hiểu nguyên nhân nhưng sau đó khi ăn thử hoa quả bên đó thấy rất ngon thì mới rõ, họ không cho mang quả lạ vào để tránh lai giống làm biến đổi gen hoa quả của họ.

Phụ họa của Hà Trung, email hatrunguk@yahoo.co.uk: Ở các nước khác khi đem bất cứ giống cây ngoại lai mà chưa được phép đều bị tiêu hủy và phạt rất nặng. Đề nghị các cơ quan nông nghiệp Việt Nam cũng làm như vậy. Cần ngăn chặn hành động thuê đất trồng “lúa lạ” của người Trung Quốc.

Email nhanmthanoi@gmail.com lo ngại: Bây giờ người Trung Quốc thuê 1,4ha, sau đó dân thấy được tiền mà không phải làm gì sẽ ồ ạt cho thuê, sau đó nữa thì… hậu quả và tác hại sẽ thấy rõ. Cần ngăn chặn ngay bằng hàng rào luật pháp.

Hồng Liên, email hlien@gamil.com nhận xét “người Trung Quốc làm rất nhiều trò lạ” và đặt câu hỏi “cơ quan chức năng có tổng kết và đề phòng không”?

Bạn Thế Dương, email dgfashion@gmail.com thúc giục: Việc xảy ra như vậy sao cơ quan quản lý nhà nước của ta  không sắn tay vào cuộc ngay?

Bạn Nguyễn Văn Minh, email nguyenvanminh8080@yahoo.com và email doantammuoinam@gamil.com cũng nhắc nhở “phải cẩn thận, không lại thành một vụ ốc bươu vàng nữa là nông dân mình mệt lắm” và “phải rút kinh nghiệm từ vụ nuôi, nhập khẩu đỉa và các cây công nghiệp khác”.

Email thanhvan1001@yahoo.com sốt ruột cật vấn: Ông Lê Minh Đức – Giám đốc Sở NNPTNT Long An cho biết “sẽ sớm xử lý dứt điểm vụ này”. Vậy “sớm” là đến bao giờ? Và “dứt điểm” kiểu gì?

Đề nghị của Đỗ Thanh Dương, email dothanhduong1967@yahoo.com: Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cần vào cuộc ngay về vấn đề này, có thể đây là giống ngoại lai chưa được phép trồng trọt, gieo cấy và thử nghiệm ở Việt Nam nên càng cần phải cảnh giác. Xin lưu ý trường hợp ốc bươu vàng, cây cỏ ma …đã xâm nhập vào Việt Nam tràn lan là một bài học đắt giá cần quan tâm đến.

Ban Bạn đọc

Báo động, người Trung Quốc thuê đất trồng “lúa lạ”

Mỗi ngày, người đàn ông Trung Quốc đến cánh đồng ở ấp 1, xã Hòa Phú, huyện Châu Thành, Long An để miệt mài chăm sóc những đám “lúa lạ”… Việc này diễn ra từ cuối năm trước, nhưng đến nay cơ quan chức năng chưa có động thái xử lý.

 

Người lạ trồng lúa lạ

Khoảng 2 tháng nay, người dân ấp 1, xã Hòa Phú khá quen thuộc với hình ảnh người đàn ông Trung Quốc xắn quần lội ruộng chăm sóc lúa tại địa bàn ấp này. Người đàn ông nói được vài từ tiếng Việt, xưng tên là Quang, còn người phiên dịch của ông thì gọi là Lji Wen. Ông Wen nhờ một người tên Trần Minh Nhu đứng tên thuê đất để ông trồng lúa.

Ông Lê Minh Đức – Giám đốc Sở NNPTNT cho biết: “ Long An là đất trồng lúa nên chúng tôi rất quan tâm đến chuyện này. Không chỉ người Trung Quốc, dù bất kỳ ai trồng “lúa lạ”, chúng tôi cũng kiểm tra và xử lý ngay”.

Ông Nguyễn Văn Bền (72 tuổi, ngụ ấp 1) kể: “Tôi có 1ha đất, cho ông Lji Wen thuê với giá 30 triệu đồng/ha/vụ. Với giá cho thuê kiểu này, gia đình tôi không cần làm lúa, lợi nhuận vẫn gấp đôi, dư sức mua sắm tết”. Kề nhà ông Bền, bà Nguyễn Thị Thật cũng cho ông Lji Wen thuê 0,4ha để trồng lúa.

 

Theo “hợp đồng” (ký tay), ông Trần Minh Nhu làm đại diện cho ông Lji Wen thuê đất của các hộ dân kể từ ngày 16.12.2012 đến ngày 16.4.2013, và tiến hành xuống giống ngay sau khi ký hợp đồng. Một người làm công cho ông Lji Wen kể, ông Wen yêu cầu chỉ gieo 56kg giống gồm 2 loại khác nhau cho mỗi ha đất (hiện tại, nông dân vùng này gieo khoảng 120kg giống/ha).

Khi mạ lớn, ôn Wen thuê người cấy hàng, cứ 2 hàng “lúa cha” xen 12 hàng “lúa mẹ”. Khi lúa trổ bông thì ông Wen và các nhân công dùng cây sào, gạt cho phấn hoa từ “lúa cha” bay sang thụ phấn cùng “lúa mẹ”. “Ông Wen chi tiền rất sộp, cứ 2 tuần lại rải phân, phun thuốc, trả tiền công gấp đôi so với giá nhân công tại đây” – ông Hai Tùng -người phun thuốc thuê cho biết.

Sáng 17.2, ông Wen, ông Nhu và nhóm nhân công vẫn miệt mài trên ruộng. Mọi người gọi ông Nhu là kỹ thuật viên và làm theo hướng dẫn của ông này. Theo lời ông Nhu, ông là nhân viên kỹ thuật của một trung tâm giống nhưng ông từ chối cung cấp địa chỉ làm việc vì hiện ông chỉ làm công cho ông Wen. Theo số điện thoại bàn ghi trong “hợp đồng” mà ông Nhu ký với nông dân, địa chỉ đăng ký là nhà riêng của một người tên Phạm Văn Mão, ngụ ấp 5, xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, Tiền Giang.

Giám sát “lúa lạ”

Việc người Trung Quốc thuê đất với giá cao để trồng lúa là không bình thường, cần làm rõ động cơ, mục đích của họ càng sớm càng tốt.

GS-TS Võ Tòng Xuân cho biết, theo ghi nhận của chúng tôi, việc ông Lji Wen thuê đất với giá cao để trồng lúa lạ gây tò mò cho người dân vùng này. Theo người dân, làm lúa ở đây nếu trúng mùa, trúng giá 1 năm lời không tới 15 triệu đồng/ha, vậy mà ông Wen thuê tới 30 triệu đồng/vụ và đưa tiền một lần là hơi lạ. “Ban đầu, mọi người ai cũng bảo tôi phải cẩn thận khi giao dịch với người Trung Quốc, coi chừng bị họ lừa. Tuy nhiên, tôi thấy ông Wen chi tiền trước coi như mình nắm đằng cán nên không lo ngại gì cả” – ông Bền nói.

Theo ông Trương Quốc Ánh – người xưng là cán bộ Phòng Công nghệ sinh học thuộc Viện Nông nghiệp Miền Nam (Bộ NNPTNT), ông Wen là tiến sĩ nông nghiệp của Trường Đại học Tứ Xuyên, sang Việt Nam thực hiện Dự án Nghiên cứu hợp tác phát triển sản xuất lúa lai cho miền Bắc (đã làm nhiều vụ ở miền Bắc). Do miền Bắc lạnh nên không sản xuất giống vụ đông xuân được nên mới hợp tác với Phòng Công nghệ sinh học làm thử nghiệm sản xuất giống lúa lai đầu tiên ở miền Nam…

Theo thông tin do ông Ánh cung cấp, giống lúa đang được thử nghiệm này là giống Dương Hưu của Trung Quốc (ở miền Bắc bán tới 80.000 đồng/kg). Dù giá khá cao nhưng giống này không nằm trong danh mục giống đăng ký được sản xuất của Bộ NNPTNT. Ông Ánh cho biết, giống thì làm nhiều loại, khi loại nào thích nghi thì mới đăng ký với Bộ NNPTNT.

Do ông Wen mới đưa vào thử nghiệm nên chưa đăng ký với Trung tâm Khảo nghiệm Phía Nam, sau khi thử nghiệm thành công mới đăng ký(!?). Ông Lê Minh Đức – Giám đốc Sở NNPTNT Long An cho biết, sau khi có thông tin người Trung Quốc thuê đất trồng lúa, ông đã chỉ đạo ngành nông nghiệp kiểm tra ngay. “Theo quy định, nếu muốn khảo nghiệm giống lúa mới thì phải xin phép chứ không thể ai muốn làm gì thì làm. Ngay cả trung tâm giống của tỉnh muốn làm cũng phải đăng ký. Làm khảo nghiệm phải theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ, ở khu vực riêng biệt chứ không thể trồng tràn lan giữa cánh đồng đang kiểu này. Chúng tôi sẽ sớm xử lý dứt điểm vụ này”.

(Theo DV)

LỜI KÊU GỌI NHÂN NGÀY 17.2

Tiêu chuẩn

LỜI KÊU GỌI NHÂN NGÀY 17.2

17.2.1979 là ngày quân xâm lược Trung Quốc theo lệnh của Đặng Tiểu Bình, trắng trợn trở mặt, phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chúng đã huy động 9 quân đoàn chủ lực và các đơn vị binh chủng phụ trợ khác ước tính hơn nửa triệu quân với hơn 500 xe tăng, hơn 2000 khẩu pháo, tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, sát hại dân lành, đốt phá nhà cửa, cầu, đường, cướp bóc tài sản. Quân và dân ta đã ngoan cường chiến đấu, chống trả quyết liệt, đánh những đòn quyết định buộc chúng phải tuyên bố rút quân, kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược nhục nhã, hàng chục ngàn chiến sĩ ta đã dũng cảm hy sinh.

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc ngày 17.2.1979 đi liền với cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam do Pôn Pốt phát động, về thực chất là thực hiện đòn hiểm của Trung Quốc nhằm làm suy yếu Việt Nam khi mà những vết thương chiến tranh trong cuộc chiến kéo dài chống thực dân và đế quốc chưa kịp hàn gắn, đời sống của nhân dân ta cực kỳ khó khăn. Hai cuộc chiến tranh này đã bộc lộ rõ quyết sách lâu dài của Trung Quốc là ngăn chặn một Việt Nam lớn mạnh, để Trung Quốc trở thành thế lực mưu đồ bành trướng về phía Nam, thực hiện mộng siêu cường bá quyền của chúng.

Mặc dầu cuộc chiến tranh xâm lược năm 1979 đã bị đập tan như mọi cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực phong kiến Trung Quốc trong lịch sử, chủ nghĩa Đại Hán vẫn chưa hề từ bỏ dã tâm bành trướng dưới nhiều hình thức, nhiều thủ đoạn. Chúng đã đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 khiến 74 người con yêu của đất nước ta hy sinh và gây hấn tại Trường Sa năm 1988 khiến 88 chiến sĩ dũng cảm nữa ngã xuống vì chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trong mấy năm gần đây, những thủ đoạn xâm nhập, gây hấn của Trung Quốc ngày càng thâm độc và trắng trợn, Biển Đông đang chứng kiến nhiều hành động bành trướng ngang nhiên, bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế. Thế lực bành trướng Trung Quốc tự phơi bày diện mạo vừa lừa mị, vừa tàn bạo, gây phẫn nộ trong nhân dân ta, nhân dân các nước Đông Nam Á và nhân dân yêu cuộng hòa bình trên thế giới.

Nhân dân ta luôn tôn trọng và mong muốn tăng cường tình hữu nghị láng giềng với nhân dân Trung Quốc song không thể mơ hồ trước những thủ đoạn nham hiểm đang ngày càng bộc lộ trắng trợn của các thế lực bành trướng bá quyền trong giới cầm quyền Trung Quốc.

Nhân ngày 17.2.2013, chúng tôi thiết tha đề nghị toàn thể đồng bào ta trên cả nước hãy có hành động thiết thực tưởng nhớ đến những người con yêu của Tổ quốc đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược. Trong mỗi nhà, trên mỗi sạp hàng ở chợ, ở cửa hàng, ở lớp học, ở các nghĩa trang liệt sĩ, các tượng đài anh hùng cứu nước hay ở bất cứ nơi trang nghiêm nào có thể trên toàn quốc, hãy thắp lên một nén nhang, cắm một bông hoa hay một bình hoa, vòng hoa với dòng chữ: “Tưởng nhớ những người con yêu của Tổ quốc đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc tại biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa“. Hãy viết hay dán dòng chữ đó trước cửa mỗi ngôi nhà, căn hộ của mỗi gia đình chúng ta.

Chúng tôi cũng thiết tha đề nghị bà con chúng ta đang sống tại nước ngoài hãy hưởng ứng cùng với bà con trong nước kỷ niệm ngày 17.2 bằng nhiều hình thức để biểu thị truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc cùng chung sức chống giặc ngoại xâm.

Chúng ta hãy bắt đầu công việc này trong một tuần bắt đầu từ 8h ngày 17.2.2013.

Nếu có điều kiện, xin chụp hình nén nhang và bông hoa, bình hoa, lẵng hoa, vòng hoa đi liền với dòng chữ trên tại bàn thờ trong nhà mình hay tại nơi mình vừa đặt hoa rồi đưa lên mạng để mọi người cùng biết.

Chúng tôi trân trọng đề nghị chính quyền các cấp trong cả nước tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên thực hiện nghĩa cử cao đẹp trên, xem đó là một cách giáo dục lòng yêu nước, hun đúc tinh thần dân tộc, nâng cao ý thức đoàn kết, gắn bó cộng đồng, tạo nên một đời sống tinh thần trong sáng và cao đẹp trong nhân dân ta.

Đời đời nhớ ơn các liệt sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược.

Ngày 16.2.2013

ĐỒNG KÝ TÊN:

Đại tá Phạm Xuân Phương, nguyên chuyên viên của Tổng cục Chính trị theo dõi Mặt trận Biên giới phía Bắc 1979

Huỳnh Tấn Mẫm, Bác sĩ, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Tổng biên tập báo Thanh niên, TP HCM

Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tuớng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải nguyên thành viên của Viện IDS

Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên UBTƯMTTQVN, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP HCM, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng

Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM

Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM

Nguyễn Trung, nguyên Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Thái Lan, nguyên thành viên của Viện IDS

Chu Hảo, TSKH, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Viện IDS, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri Thức

Phạm Duy Hiển, GSTS, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS

Lê Đăng Doanh, TS, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên thành viên của Viện IDS

Nguyễn Quang A, TS, nguyên Viện trưởng Viện IDS

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ta tại Trung Quốc