Category Archives: Bình luận

“Vua con” và sự cố tình… bất lực?

Tiêu chuẩn

Ấn tượng trong tuần:

“Vua con” và sự cố tình… bất lực?

Ở tầm vĩ mô, kiểm soát quyền lực còn bất cập, non yếu. Ở tầm vi mô, quyền lực lại cố tình “bất lực”, chỉ vì những lực đẩy của lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm. Nội lực nước Việt, trong trang sử hiện tại này- sẽ được viết ra sao———————————

Những ngày qua, dư luận XH, các cơ quan báo chí truyền thông tập trung bàn luận ồn ào vụ chương trình “60 phút mở” của VTV, để rồi nhanh chóng thành 60 phút… đóng, mà có phần ít bàn luận về một sự kiện, người viết cho rằng rất đáng chú ý. Đáng chú ý vì những lời nói thẳng, nói thật của người lãnh đạo cao nhất của Đảng tại Hội nghị Dân vận toàn quốc mới đây, tổ chức ngày 27/5. Hay bởi từ lâu, họ đã có quá nhiều niềm đau?

“Những ông vua con”?

Đó là những lời gan ruột, đau xót và đắng lòng của Tổng Bí thư Đảng, khi ông thẳng thắn thừa nhận trong lĩnh vực dân vận, không ít cán bộ cửa quyền, hách dịch, ăn chặn, vòi vĩnh, giữ tác phong quan cách như “ông vua con”. Hiện tượng cán bộ thoái hóa, biến chất ngày càng nghiêm trọng. Không ít đảng viên vào Đảng là để mưu cầu danh lợi…

Có thể nói, đó là những dấu hiệu nguy hiểm cho một tổ chức chính trị nói riêng, một nền quản trị quốc gia nói chung.

Bởi ông cũng quá hiểu trong quá khứ, lịch sử đầy biến thiên của các vương triều phong kiến cổ đại, cận đại đã cho thấy sự hưng thịnh, hay suy vong của các vương triều đều gắn liền với chữ vì dân, gần dân hay ngược lại, không vì dân, xa dân. Khi ông dẫn chứng, ngay từ thế kỷ XV, Nguyễn Trãi, nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc…, đã tổng kết “như thần”:

Vận nước thịnh hay suy, mất hay còn là do sức mạnh của dân quyết định. Vương triều nào được lòng dân, cố kết được nhân tâm thì làm nên nghiệp lớn; trái lại, vương triều nào đi ngược lại lòng dân thì sớm muộn đều sẽ bị thất bại.

Vua con, Ấn tương trong tuần, Kỳ Duyên, nhà báo Kim Dung, hội nghị dân vận, cát tặc
“Thuyền bị lật mới biết sức dân mạnh như sức nước”, Nguyễn Trãi. Ành: Hanoimoi

Còn ở triều Hậu Trần, sự suy vong do vua quan Hậu Trần không thực hiện đúng chính sách “thân dân”, “làm kế sâu rễ bền gốc”; chỉ lo cuộc sống xa hoa, quyền lợi ích kỷ của mình, bỏ “mặc dân khốn khổ”, “muôn dân oán giận mà không biết, lòng người oán trách mà chẳng kinh”. Ở thời nhà Hồ, Hồ Quý Ly bị thất bại nhanh chóng, cơ đồ tan vỡ, nước mất vào tay giặc cũng chỉ vì chính quyền nhà Hồ quá xa rời nhân dân, vì “chính sự phiền hà, để đến nỗi lòng dân oán giận”.

Và ông nhắc lại bài học sâu sắc mà Nguyễn Trãi đã khẳng định, cũng là để nhắc nhở những “công bộc” hôm nay- thuyền bị lật mới biết sức dân mạnh như sức nước.

Nhưng cũng không chỉ có quá khứ mới có những điều “để đến nỗi lòng dân oán giận”. Người lãnh đạo cao nhất của Đảng thẳng thắn và lo âu thừa nhận hiện tại, đối với một đảng cầm quyền, một trong những nguy cơ lớn nhất và đáng sợ nhất là tự cắt đứt liên hệ với quần chúng.

Khi mà một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức có quyền, có những biểu hiện sa sút phẩm chất, sống xa dân, vô trách nhiệm với dân, giữ tác phong quan liêu, gia trưởng, độc đoán, thậm chí trù dập, ức hiếp quần chúng. Một số hiện tượng tham nhũng, đặc quyền đặc lợi trong Đảng và trong các cơ quan nhà nước không được đấu tranh kiên quyết và xử lý nghiêm minh (Dân trí, ngày 27/5).

Thật ra, trong quá khứ không xa, năm 1945, ngay khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có tầm nhìn xa trông rộng, đã dự báo:

Tham ô, lãng phí, quan liêu là ”giặc nội xâm”, là kẻ thù của nhân dân, gây lên những hậu quả khôn lường cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội…’Những người lãnh đạo chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xin báo cáo trên giấy chứ không kiểm tra đến nơi đến chốn vì những người và cơ quan lãnh đạo mắc bệnh quan liêu, thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng. Muốn trừ sạch tham ô, lãng phí thì phải tẩy sạch bệnh quan liêu” (Báo điện tử ĐCSVN, ngày 07/10/2015).

71 năm qua, đất nước đã độc lập, tự do, trong đó có 30 năm nước Việt đổi mới, vận hành để hội nhập hiện đại hướng tới những giá trị văn minh. Cho dù có những thành quả, những kết quả, từ nước nghèo nàn lạc hậu, sang một quốc gia có thu nhập trung bình, vậy nhưng vì sao, những bài học đau xót về sự quan liêu, tham nhũng xa xưa mà người đứng đầu đất nước thuở hàn vi dự báo vẫn cứ còn nguyên giá trị, vẫn cứ nóng hổi tính thời sự?

Hơn thế nữa, tính chất tha hóa, suy thoái của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong nền kinh tế thị trường còn có chiều hướng trầm trọng, khi Tổng Bí thư đã phải thẳng thắn nhìn nhận? Vì sao, sự “suy thoái” đó không … suy, cho dù qua nhiều phong trào chấn chỉnh đạo đức, phẩm cách cán bộ, đảng viên?

Nguyên nhân của những suy thoái đó là ở đâu, nếu không phải là ở nền quản trị QG của VN còn khiếm khuyết, thiếu công khai minh bạch đã đành, trong khi pháp luật lại “duy tình”, “cầm tay chỉ việc”, mà quan trọng hơn, nền quản trị QG đó đang rất thiếu sự kiểm soát quyền lực. Chính sự thiếu kiểm soát quyền lực dẫn đến rất nhiều hệ lụy mà XH đang phải đối mặt

Khiến cho “những ông vua” cứ dọc ngang trời đất trên đầu có ai?

Người viết bỗng nhớ đến câu chuyện so sánh hai thể chế- Đức quốc xã những năm 30, đã suy vi không tránh khỏi chỉ vì đời sống dân chủ của con người bị tước đoạt không thương tiếc; và nước Mỹ non trẻ của những năm 1787, hơn 200 năm trước đây, có những người con ưu tú nhất của thời điểm đó đã  tranh luận gay gắt, căng thẳng suốt mấy tháng trời chỉ để ra được cơ chế kiểm soát quyền lực.

Sự hưng vong của hai thể chế như hai tấm gương phản chiếu sức mạnh của kiểm soát quyền lực, hoặc ngược lại, sức mạnh của độc tài tàn bạo.

Nhân gian nói cấm có sai: Gieo nhân nào- gặt quả nấy.

Đồng tiền “của người phúc ta”

Vua con, Ấn tương trong tuần, Kỳ Duyên, nhà báo Kim Dung, hội nghị dân vận, cát tặc

Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo gửi TTCP về kết quả kiểm toán chuyên đề phát hành, quản lý và sử dụng vốn trái phiếu CP năm 2014. Ảnh: vneconomy

Phải nói thẳng, niềm tin người dân nước Việt những năm tháng này bị tổn thương rất nặng. Có một đặc điểm tâm lý rất khác biệt, giặc ngoại xâm khiến cộng đồng người Việt cấu kết, đoàn kết, nhưng “giặc nội xâm” lại khiến lòng người… phân ly bởi sự hoài nghi và mất mát chữ “tín”.

Cũng vì thế, tại hội nghị dân vận, vị lãnh đạo cao nhất của Đảng đã phải lưu í có 03 vấn đề cần quan tâm, mà xem ra, vấn đề nào không quan trọng: Chăm lo đời sống, hạnh phúc nhân dân; tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; và kiên quyết làm trong sạch đội ngũ, khắc phục hiện tượng tha hóa lối sống của cán bộ, đảng viên.

Nhưng đời sống, hạnh phúc của nhân dân sẽ cao thế nào nếu như trách nhiệm quản lý, năng lực quản lý của bộ máy “công bộc” của dân trước đồng tiền tỷ- cũng là tiền thuế của dân, quá… thấp?

Dưới đầu đề “Sai phạm gần nghìn tỷ: Tiền đi vay, tiêu vung tay”, báo VietNamNet, ngày 27/5 cho biết, Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo gửi TTCP về kết quả kiểm toán chuyên đề phát hành, quản lý và sử dụng vốn trái phiếu CP năm 2014. Kết quả kiểm toán đã chỉ ra hàng loạt những sai phạm, những lãng phí, đội vốn đầu tư khó hiểu.

Sự sai phạm thật… trăm hoa đua nở.

Tỷ như dự án đã hoàn thành và không có nhu cầu vốn nhưng vẫn nằm trong danh sách nhận vốn trái phiếu CP, dẫn đến hệ lụy không thể nào giải ngân được. Thậm chí, dự án đã được bố trí đủ vốn vẫn tiếp tục được “rót” thêm, hệt như kẻ tham ăn, no bụng đói con mắt.

Tỷ như dù là trái phiếu CP nhưng nhiều dự án “vung tay” chi tiền hơn cả tổng mức đầu tư được duyệt, theo kiểu bóc ngắn cắn dài.

Tỷ như nhiều địa phương khi báo cáo để xin vốn trái phiếu CP, lại thường… đãng trí, quên không nhắc gì tới số vốn trái phiếu CP đã phân bổ hàng năm.

Tỷ như nhiều địa phương lại lấy vốn trái phiếu CP thanh toán cho những dự án không được phép sử dụng vốn vay này, lộn sòng của người phúc ta.

Rút cục, số tiền chi sai phạm không hề nhỏ, hơn 800 tỷ đồng.

Và đứng đầu các bộ, ngành, địa phương xảy ra vi phạm nhiều nhất trong việc sử dụng vốn trái phiếu CP, phải kể đến: Bộ Quốc phòng (gần 117 tỷ đồng), Kiên Giang (hơn 100 tỷ), Điện Biên (56 tỷ đồng), Bộ Giao thông vận tải (47 tỷ đồng), Hậu Giang (41 tỷ đồng)…

Cũng bài báo này cho biết, kết quả kiểm toán cho thấy nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn trái phiếu CP khá lớn, tới hơn 5000 tỷ đồng, mới ở 40/60 bộ, ngành, địa phương được kiểm toán (tính đến 31/1/2015).

“Cơ sở thực tiễn” của sự sai phạm và cố tình sai phạm trong việc sử dụng trái phiếu CP này là gì, nếu không phải là tâm lý tiền chùa?

Thứ tiền chùa mà không phải tiền chùa, mà vẫn là tiền chùa!

Cùng với vô vàn hiện tượng, vụ việc “tham nhũng ổn định” khác, làm sao niềm tin của người dân không… thất thoát?

Cố tình “bất lực”?

Bất lực là một khái niệm ám chỉ sự yếu kém, non kém. Về tâm lý, hẳn chả người nào cho đến bộ máy chính quyền nào muốn nhận được hai chữ đáng hổ thẹn đó.

Thế nhưng người viết tin rằng, trong cái thời buổi kim tiền này, có những nơi chính quyền cơ sở cố tình… “bất lực”. Vì sao?

Xin hãy đọc báo GDVN, ngày 31/5, với đầu đề: Chính quyền “bất lực” để doanh nghiệp hútcát, nguy cơ sạt lở đôi bờ sông Hồng. Chính quyền ở đây là một loạt các phường Chương Dương (Hoàn Kiếm), Bồ Đề, Long Biên (Long Biên) thuộc Thủ đô HN, nơi có con sông Hồng lụa là chạy qua.

Nhưng những gì đang diễn ra ở đó chẳng hề lụa là. Mà rất ‘giang hồ”.

Bởi theo bài báo, tình trạng khai thác, tận thu khoáng sản (cát) trên sông Hồng tràn lan, hết sức phức tạp, nhân danh thực hiện dự án nạo vét luồng đường thủy nội địa quốc gia của Công ty Cổ phần Đầu tư khai thác và Phát triển khoáng sản Sông Hồng (Cty khoáng sản Sông Hồng). Kinh phí thực hiện bằng nguồn vốn huy động của DN, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Có lẽ, chính vì không sử dụng vốn của nhà nước, nên sự tận thu sản phẩm của DN này rất… tận thu.

Từ lâu, ai cũng biết, hạt cát tuy rất bé nhỏ nhưng là mối lợi lớn béo bở với không ít các DN. Nên nhớ, ngay cả dự án sông Hồng cách đây ít lâu bị TTCP bác bỏ cũng đã được các nhà khoa học chỉ ra, trong dự án đó có một mối lợi “ngầm”cực kỳ lớn là độc quyền khai thác cát sông Hồng.

Sự tận thu dã man và bất chấp đến nỗi, xuất hiện một số điểm sạt lở bờ sông. Thậm chí có những đoạn sạt lở nghiêm trọng cuốn trôi cả cây cối hoa màu của người dân.

Cũng theo báo GDVN, theo quy định, chỉ được phép có 03 tàu nạo vét, nhưng thực tế thường xuyên có có tới 10 tàu (01 tàu cuốc, 09 tàu hút cát) hoạt động hết công suất, mã lực, như chưa có bao giờ đẹp như hôm nay.

Thật ra, hiện tượng khai thác cát ngang nhiên vi phạm luật đến mức độ lâu nay được người dân khái quát bằng hai từ “cát tặc” là hiện tượng nhức nhối diễn ra ở bất cứ địa phương nào có sông nước chảy qua. Quảng Bình, Hưng Yên… nay là Hà Nội. Trước đó, tháng 04, người dân các xã Phương Độ, Vân Nam, Vân Hà (Phúc Thọ- Hà Nội) đã rất bức xúc trước hiện tượng “cát tặc” lộng hành ở địa phương họ.

Tuy nhiên khác với nỗi bức xúc của người dân, c/q các xã như ở Phương Độ, ông chủ tịch xã hoàn toàn phủ nhận không thấy gì. Chả lẽ cùng một hiện tượng, mắt người dân thấy rõ mồn một, mà mắt ông chủ tịch xã Phương Độ lại… kém đến thế? Còn ông Chủ tịch UBND xã Vân Hà thừa nhận, đã nhiều lần cơ quan chức năng huyện về phối hợp với địa phương vây bắt nhưng thực trạng vẫn không hề giảm. Báo GDVN đã đặt câu hỏi to tướng: Ai đang bảo kê cho tình trạng “cát tặc” lộng hành tại Phúc Thọ, Hà Nội? (ngày 20/4)

Xin đừng cho rằng c/q địa phương các cơ sở buông lỏng quản lý. Trái lại. Họ nắm rất chặt, nhưng là nắm rất chặt không cho chúng nó thoát những địa thế, những khu vực sinh lợi. Chỉ có điều, họ buông lỏng trách nhiệm và lương tâm theo những con tàu… hút cát ngoài sông thôi.

Còn trong vụ việc ở các phường Chương Dương, Bồ Đề, Long Biên mới đây, hãy nghe ông Hoàng Hồng Giang (Cục trưởng Cục đường thủy nội địa VN- Bộ Giao thông Vận tải) chỉ ra cái “lỗ hổng” ở cơ sở nó hổng ra sao:

Dự án thực hiện việc nạo vét đường thủy nội địa rất ít. Còn tại địa phương các địa phương cấp quyền khai thác mỏ với số lượng lớn. Số lượng mỏ do địa phương cấp chính là “lỗ hổng” cho một số đối tượng thực hiện khai thác cát trái phép và khi cấp như vậy, việc chồng chéo lên nhau là không tránh khỏi, thậm chí có địa phương lại cấp chồng lên những vị trí mà dự án nạo vét luồng đường thủy nội địa đang thực hiện mà không hề báo cáo lên cục.

Như vậy c/q cơ sở bất lực hay cố tình “bất lực” khi để cho tình trạng “cát tặc” hoành hành? Chắc chắn, chỉ có họ mới hiểu.

Ở tầm vĩ mô, kiểm soát quyền lực còn bất cập, non yếu. Ở tầm vi mô, quyền lực lại cố tình “bất lực”, chỉ vì những lực đẩy của lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm. Nội lực nước Việt, trong trang sử hiện tại này- sẽ được viết ra sao?

Kỳ Duyên

Read the rest of this entry

Nhận diện “phản động” từ phát biểu của Obama

Tiêu chuẩn

BS Phan Xuân Trung

Từ trước đến nay tôi nghe người ta nói nhiều về “phản động” và “thế lực thù địch” nhưng không hình dung ra được họ là ai, cách nhận diện ra họ như thế nào. Sau khi nghe và đọc lại bài phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ, tôi đã hiểu ra được các khái niệm đó. Cách hiểu của tôi có thể sẽ rất khác với các bạn khác.

Trong bài phát biểu của TT Obama tại Hà Nội có đoạn: “Những quyền mà tôi nói đến không phải chỉ là giá trị của Mỹ, mà là phổ quát, được nêu trong Tuyên ngôn nhân quyền. Chúng cũng có trong Hiến pháp của chính VN: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, bầu cử, lập hội, biểu tình…”

Hiến pháp của Việt Nam tuyên bố người Việt Nam có những quyền cơ bản của loài người văn minh, bảo vệ quyền cơ bản của từng con người. Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu và nhà nước Việt Nam đang phấn đấu để bảo vệ những quyền đó của người dân Việt Nam.

Đó là chiều hướng tích cực, tiến bộ, văn minh mà dân tộc Việt Nam hướng tới.

Theo đó, tất cả các lực cản nào cản trở sự phát triển này của con người Việt Nam được xem là phản động (ngáng đường, cản trở, đẩy lùi, ngăn cản…), là chống lại chiều hướng tích cực nêu trên.

Từ đó ta dễ dàng nhận diện được ai là phản động:

– Những ai ngăn cấm tự do ngôn luận, bịt miệng người dân.
– Những ai cấm đoán báo chí, tranh biếm họa, bình luận phê phán…
– Những ai ngăn cản quyền tiếp cận thông tin, giấu diếm thông tin, thiếu minh bạch trong hoạt động liên quan đến xã hội.
– Những ai không cho bầu cử, không tổ chức cho dân chúng được quyền lựa chọn lãnh đạo, người quản lý tài đức, đủ khá năng, hợp lòng dân.
– Những ai cấm lập hội, giải tán các tổ chức, đoàn thể của nhân dân.
– Những ai cấm biểu tình, giải tán biểu tình, đánh đập, bắt giam người biểu tình.

Tất thảy những người, những lực lượng có các hành vi trên, chống lại quyền con người đã được hiến pháp quy định chính là phản động và là thế lực thù địch của nhân dân Việt Nam.

– See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20160526/nhan-dien-phan-dong-tu-phat-bieu-cua-obama#sthash.Syk8sBOR.dpuf

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Kinh tế thị trường là tinh hoa nhân loại

Tiêu chuẩn

(Kinh tế) – “Thể chế và con người là hai nhân tố quyết định cho phát triển đất nước” – Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh không chỉ là người quyết liệt, nói thẳng, nói thật về thực trạng kinh tế và những lĩnh vực liên quan của đất nước, mà còn là người quyết liệt ngay cả trong những định hướng đổi mới.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: “Kinh tế thị trường là tinh hoa nhân loại”.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: “Kinh tế thị trường là tinh hoa nhân loại”.

PV đã có cuộc trao đổi với ông về những trăn trở khi chẳng còn bao lâu nữa ông sẽ rời chức vụ bộ trưởng Bộ KH&ĐT mà công cuộc đổi mới vẫn còn nhiều điều dang dở.

Trăn trở đất nước phát triển chậm

– Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, gần đây hai từ “hội nhập” được nhắc đến rất nhiều nhưng để hội nhập thành công hẳn nhiên sẽ không chỉ đến từ người dân và doanh nghiệp?

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Bộ KH&ĐT đang trình Chính phủ đề án thành lập các trung tâm ươm mầm doanh nghiệp, hỗ trợ sáng tạo để thu hút sáng tạo, nhất là từ giới trẻ. Bởi trên thực tế nhiều ý tưởng đang bị thui chột vì không có nơi khuyến khích, đỡ đầu. Đồng thời, cũng sẽ có chính sách đầu tư mạo hiểm để khuyến khích tinh thần phát triển doanh nghiệp.

Tuy nhiên, một mình Bộ KH&ĐT hay cá nhân tôi không thể làm hết được mọi việc. Tôi rất trăn trở về điều này. Nhiệm kỳ tới, tôi mong có nhiều lãnh đạo quan tâm hơn tới doanh nghiệp, vì doanh nghiệp là tương lai đất nước.

– Như vậy thì cần rất nhiều sự đổi mới, sáng tạo trong việc hoạch định chính sách. Bộ trưởng có đồng ý với điều đó không?

Việc hoạch định, xây dựng chính sách, chiến lược cho đất nước là một công việc cực kỳ hệ trọng nên đòi hỏi tư duy đổi mới phải hiện hữu và cập nhật liên tục. Tôi cho rằng Việt Nam không thể cứ mãi “một mình một đường”, mà phải đi con đường chung nhân loại.

Muốn vậy, chúng ta phải biết nhân loại đang làm gì, các quốc gia phát triển đã làm gì để thăng tiến mỗi ngày và vị trí thực của chúng ta trên lộ trình phát triển ấy. Điều quan trọng nhất là tâm huyết với đất nước. Mỗi người, kể cả lãnh đạo, phải trăn trở tại sao nước mình còn phát triển chậm thế, tại sao người dân ca thán nhiều thế. Sự trăn trở ấy mới sản sinh ra được chiến lược tốt, chính sách tốt.

Cái mới thì luôn bị phản đối

– Bộ trưởng được nhiều người ca ngợi vì tinh thần đổi mới, ngay cả trên diễn đàn Quốc hội. Vậy cá nhân ông có bị sức ép vì tinh thần này?

Về cơ bản tôi không chịu nhiều sức ép lắm, vì cạnh tôi có nhiều lãnh đạo cấp cao ủng hộ và khuyến khích sự đổi mới này. Tôi nghĩ nếu đổi mới được kiểm chứng là thực sự có lợi cho dân tộc, cho đất nước thì sẽ được ủng hộ.

Chúng ta cần phải suy nghĩ khác đi: Đổi mới là phải thực hiện những công việc không giống với hiện tại và ý thức rằng: Cái mới thì luôn bị phản đối. Đổi mới thì không thể tránh được việc đụng chạm lợi ích của từng ngành, từng cá nhân. Đổi mới mà không bị phản ứng thì không phải là đổi mới. Vì khi đổi mới, minh bạch thì nhiều người không thể lợi dụng để tư lợi, nên họ phải phản ứng.

Tuy vậy, có người ban đầu chưa hiểu thì phản ứng quyết liệt, như vấn đề đầu tư công nhưng giờ thì thấy tốt. Hơn nữa, muốn đổi mới thì bản thân mình vượt qua chính mình mới làm được.

– Nhưng việc từ bỏ lợi ích nhóm, lợi ích ngành, lợi ích cục bộ… là không thể một sớm một chiều. Chẳng hạn những điều kiện kinh doanh vẫn được “đẻ” ra sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, thưa Bộ trưởng?

Đây là một quá trình, không thể một quyết định trong luật mà dỡ bỏ được tất cả. Bởi cơ chế xin-cho đã ăn sâu bám rễ trong đầu nhiều cán bộ.

Luật đã quy định chỉ có từ nghị định của Chính phủ trở lên mới có thể hạn chế quyền kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Nhưng tôi thấy nhiều giấy phép con làm trái tinh thần này. Nhiều thông tư của các bộ, ngành vẫn được ban hành để áp đặt các điều kiện kinh doanh. Do đó, cái nào mang tính cấm đoán quyền của người dân, trái luật thì phải hạn chế và tiến tới bỏ hẳn.

Từ năm 2016 sẽ có tổng rà soát những điều kiện kinh doanh được “đẻ thêm” để báo cáo Chính phủ.

Thị trường đất đai đang rất méo mó do chưa phân tách được quyền

– Chắc hẳn ông có rất nhiều trăn trở khi môi trường kinh doanh cũng như những định hướng phát triển kinh tế khi nghĩ về 30 năm đổi mới?

30 năm đổi mới vừa qua, chúng ta có nhiều thành tựu nhưng có một thành tựu xuyên suốt, nguyên nhân mọi nguyên nhân đó là chúng ta đổi mới được từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Nhưng sau 30 năm, dư địa và các tác động phát triển đã dần cạn đi. Chúng ta đã chững lại trong vài năm vừa qua, nếu không cẩn thận có thể còn đi xuống và nguy cơ tụt hậu là không thể tránh khỏi.

Theo tôi, vấn đề sống còn và căn cơ nhất là chúng ta phải tiếp tục thay đổi và hoàn thiện thể chế kinh tế bằng việc xây dựng những nhân tố thị trường đầy đủ hơn. Chúng ta mới chớm chân vào kinh tế thị trường và chưa xây dựng được các nhân tố thị trường nền tảng.

Đất đai là thí dụ. Chúng ta cứ tưởng đất đai là thị trường nhưng thực ra không có thị trường, hay đúng hơn là thị trường đất đai đang rất méo mó do chưa phân tách được quyền sử dụng và quyền sở hữu. Nhìn rộng hơn, việc phân bổ nguồn lực của đất nước thường chỉ theo hành chính, chưa theo thị trường. Theo thị trường là cứ anh nào sử dụng hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên… thì được tiếp cận. Chúng ta có cơ chế này chưa? Chưa.

Hoặc nói đến thị trường lao động. Chúng ta phải hiểu rằng nếu là thị trường thì lao động, kể cả bộ máy công quyền, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân… nếu anh làm tốt thì được sử dụng và đãi ngộ cao; nếu không đáp ứng được yêu cầu thì phải bị sa thải. Nhưng chúng ta nhận vào thì dễ, sa thải lại rất khó.

Từ đó, tôi cho rằng Việt Nam cần phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường vì kinh tế thị trường là tinh hoa nhân loại.

– Vậy theo Bộ trưởng, đâu là yếu tố then chốt để đất nước phát triển bền vững?

Thể chế và con người là hai nhân tố quyết định cho phát triển đất nước. Phải chọn được những người tài năng, tâm huyết nhất, có trách nhiệm nhất để lãnh đạo đất nước này. Những người như vậy phải được trọng dụng trong tất cả tầng nấc của xã hội.

Nhiều quốc gia không có tài nguyên nhưng họ coi nhân tố con người là năng lượng vô cùng lớn lao để quốc gia đó phát triển và họ đã thành công. Những con người tài năng, tâm huyết, có trách nhiệm chắc chắn sẽ cho ra đời thể chế tốt.

Việt Nam cần phát triển thông qua những thể chế phù hợp nhất với thế giới và điều kiện hoàn cảnh chúng ta, để khơi dậy tất cả tiềm năng thế mạnh của mình, khơi dậy trí tuệ người Việt.

Trách nhiệm với đất nước phải được đặt lên trên

– Bộ trưởng trải qua nhiều chức vụ, có nhiều năm gắn bó với với cộng đồng doanh nghiệp, địa phương… Trong suốt thời gian đó, Bộ trưởng trăn trở điều gì nhất và kỷ niệm nào đáng nhớ nhất?

Nhiều kỷ niệm lắm. Tôi làm lãnh đạo sớm, chưa tới 30 tuổi đã lãnh đạo một doanh nghiệp nông nghiệp lớn, sau đó làm lãnh đạo ở nhiều vị trí khác nhau. Kỷ niệm lớn nhất là những năm công tác tại Lào Cai, khi đó tôi dốc toàn bộ sức lực, trí tuệ để cùng với tập thể ở đó đưa một tỉnh bị tàn phá hoàn toàn sau chiến tranh thành điểm sáng ở Tây Bắc.

Tôi cũng xúc động khi trở về thì người dân, doanh nghiệp, cán bộ ở Lào Cai vẫn đón chào tôi như một người yêu quý nhất. Khi làm ở Bộ KH&ĐT cũng vậy, tôi được làm việc với một tập thể rất trí tuệ. Anh em đã đồng lòng, đã sát cánh cùng bộ trưởng để đổi mới.

– Ông là bộ trưởng được báo chí và người dân yêu mến. Nhưng nhiều tư tưởng đột phá mà ông đưa ra trong nhiệm kỳ của mình gặp không ít khó khăn và vẫn còn dang dở?

Tôi nghĩ rằng trách nhiệm với đất nước, với dân tộc phải được đặt lên trên lợi ích của bản thân, của ngành mình. Nếu lúc nào cũng nghĩ tới và vun vén cho quyền lợi ngành mình thì khó có thể thực hiện được đổi mới. Tôi luôn tâm niệm như thế.

Không ít vấn đề đổi mới còn dang dở. Có điều đổi mới là việc lâu dài, không thể giải quyết ngay trong một nhiệm kỳ. Tôi không dám chắc nhiệm kỳ sau thế nào, vì không còn làm nữa. Nhưng tôi tin lãnh đạo cấp cao sẽ chọn được những người tiếp tục giương cao ngọn cờ đổi mới.

Tôi hy vọng nhiệm kỳ sau sẽ tiếp tục đổi mới. Còn bây giờ chỉ có một điều chắc chắn là tôi sẽ nghỉ hưu!

– Xin cám ơn Bộ trưởng.

Đáng lẽ ta còn có thể làm tốt hơn thế

Việt Nam đã đi những bước đi rất lớn. Tuy nhiên, đó là chúng ta so với chúng ta, còn so với các quốc gia có cùng điều kiện thì mới thấy ta tụt hậu so với họ. Chúng ta không hài lòng về điều này, vì đáng lẽ ta còn có thể làm tốt hơn thế.

Trong cuộc đua hiện nay, không thể nghĩ là chúng ta đã hơn ta trong quá khứ mà lấy làm bằng lòng. Nhiều nước bên cạnh đang chạy nhanh hơn mình.

(Theo Pháp luật TP)

Việt Nam cần phải thoát khỏi sự lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc

Tiêu chuẩn

Việt Nam cần phải thoát khỏi sự lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc

Bình : Chỉ khi nào không còn Đảng Cộng Sản nữa, khi đó mới thật sự thoát Trung Quốc, vì Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ là một nhánh nhỏ của Cộng Sản Trung Quốc. Tên Trọng lú đang cố gắng sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc. Nó chuẩn bị tiếp tục làm Tổng Bí Thư để tiếp tục hành động, chỉ vì lòng tham quyền lực, độc tài và phản bội tổ quốc. Chờ xem vài ngày nữa sẽ biết ngay!
Đăng Bởi – 06:23 18-01-2016
kinh te, Trung Quoc, le thuoc, Tran Dinh Thien, Pham Chi Lan

Đó là nhận định của TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tại Hội nghị “Đổi mới và phát triển của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế” ngày 17.1 tại Hà Nội.

Theo ông Thiên, mỗi năm Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 50 tỉ USD và đang có xu hướng tăng lên. Trong đó, con số nhập siêu từ Trung Quốc theo thống kê chính thức khoảng 32 tỉ USD và lượng hàng hóa tuồn vào Việt Nam theo con đường nhập lậu trị giá khoảng 20 tỉ USD.

Những con số đó cho thấy Việt Nam đang phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc ngày một nhiều hơn. Nguy hiểm hơn, hiện nay kinh tế Trung Quốc đang có nhiều bất ổn, dòng tiền rời Trung Quốc ngày một lớn và khó kiểm soát kéo theo sự tác động không nhỏ tới Việt Nam.

Ông Thiên cho rằng, việ tham gia vào các Hiệp định thương mai tự do (FTA) giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh việc phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường duy nhất.

“Tuy nhiên, để tận dụng được những lợi thế ở các thị trường này, bớt lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc thì Việt Nam cần phải thay đổi rất nhiều về pháp luật, cách điều hành, quản lý, môi trường kinh doanh…”, ông Thiên nói.

Đồng thời, ông Thiên cũng dẫn ra rằng, nhiều ngành của Việt Nam có tín hiệu tăng trưởng lạc quan nhưng có giá trị gia tăng rất thấp. Ví dụ như về công nghiệp trong 30 năm qua, tốc độ tăng trưởng chung của cả nước tăng 16% nhưng riêng ngành chế biến chế tạo chỉ chuyển dịch được 1,6%. Tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ cao là 2%, chủ yếu nằm ở phân khúc giá trị gia tăng thấp.

Theo ông Thiên, công nghệ của Việt Nam gần như không thay đổi nhiều trong suốt 30 năm qua, công nghiệp hóa – hiện đại hóa mang tính khẩu hiệu; việc tăng trưởng về GDP đến chủ yếu từ khu vực đầu tư nước ngoài…

Bàn về vấn đề cổ phần hóa, ông Thiên nhận định, Nhà nước nên quan tâm nhiều hơn đến chất lượng cổ phần hóa chứ không phải chỉ chú ý vào số lượng doanh nghiệp. Nhà nước cần thu hồi tài sản đúng giá, đồng thời quan tâm đến việc doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần bán được bao nhiêu tài sản.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng đồng tình rằng kinh tế Việt Nam đang lệ thuộc ngày một lớn vào kinh tế Trung Quốc, thể hiện rõ nhất ở chỗ hơn 90% tổng thầu các công trình lớn rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc, mức nhập siêu từ Trung Quốc liên tục tăng cao và ngày càng nặng nề.

Theo bà Phạm Chi Lan, vấn đề là thiết bị, công nghệ của nhiều công trình Trung Quốc làm ở ta không có chất lượng cao, lại hay đội giá và kéo dài thời gian thực hiện, gây thiệt đơn thiệt kép cho ta.

“Không ít sản phẩm trung gian và tiêu dùng nhập khẩu từ Trung Quốc vừa chèn ép các ngành hàng và doanh nghiệp trong nước, kể cả nông nghiệp; vừa gây hiểm họa cho người tiêu dùng và môi trường do không kiểm soát được chất lượng và các nhân tố độc hại chứa đựng trong đó”, bà Lan nhấn mạnh.

Hoàng Long

Tags : kinh tế, Trung Quốc, lệ thuộc, Trần Đình Thiên, Phạm Chi Lan

Quan hệ Việt – Mỹ trong TPP rất khác thời gia nhập WTO

Tiêu chuẩn
Nếu theo Mỹ và các nước tự do thì quá tuyệt vời ! Chỉ có điều Việt Nam cố gắng đeo bám Trung Quốc, vì thế cứ mãi nghèo và bị bắt nạt !
Nguyên Bộ trưởng Thương mại, Trương Đình Tuyển đánh giá Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp được thông qua sẽ đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ thời kỳ mới.

Ngày 14/1, tại Hội thảo 20 năm quan hệ Việt – Mỹ, ông Tuyển nhận định mối quan hệ hai nước trong bối cảnh gia nhập TPP đã và đang từng bước thay đổi rất nhiều so với giai đoạn gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

quan-he-viet-my-trong-tpp-rat-khac-thoi-gia-nhap-wto

Ông Trương Đình Tuyển cho rằng sự tham gia của Mỹ và Việt Nam trong TPP cho thấy tầm nhìn thời đại. Ảnh: Bá Đô

Ông Tuyển phân tích, nếu trước đây Việt Nam cần các đối tác nhiều hơn thì trong giai đoạn này, mối quan hệ trở nên cân bằng khi đôi bên đều thật sự cần nhau vì lợi ích thiết thực của từng nước. “Trong trường hợp này nhu cầu chiến lược thúc đẩy hợp tác, chứ không vì áp lực hay tác động của bên thứ ba. Đây chính là tầm nhìn thời đại”, ông nói.

Chuyên gia này nhận xét, với Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương, Việt Nam có vị thế thấp hơn các nước tham gia vì xuất phát ở trình độ khiêm tốn nhất nhưng điều này không phải là rào cản. Ngược lại, với tiềm năng to lớn của một thị trường hơn 90 triệu dân, xuất phát điểm thấp lại chính là cơ hội để Việt Nam học hỏi, vươn lên, bứt phá và tiệm cận đến những tiêu chuẩn của các thị trường có trình độ cao hơn.

“Nếu so với các nước thành viên tham gia TPP, mối quan hệ Việt – Mỹ đóng vai trò nhỉnh hơn và bức thiết hơn cả. Do đó, TPP chính là chìa khóa mở ra triển vọng hợp tác của hai nước trong tương lai”, ông Tuyển nói.

Tại hội thảo, Đại sứ Mỹ, Ted Osius nhấn mạnh, TPP đang đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Mỹ, Việt Nam cũng như các nước thành viên. Nếu xét riêng mối quan hệ Việt – Mỹ, TPP cho thấy hai nước ngoài sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, thể chế còn tồn tại rất nhiều điểm chung. Đó là những mục tiêu hai nước cùng tập trung hợp tác, phát triển như: kinh tế, giáo dục, an ninh, môi trường…

Nguyên cố vấn hàng đầu về châu Á của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Evan S. Medeiros mang đến hội thảo bài trình bày về tiềm năng, thách thức của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Ông dự báo những biến động của nhiều nền kinh tế và thể chế chính trị trong khu vực này sẽ mở ra nhiều cơ hội bứt phá cho Việt Nam khi nước này hoàn tất gia nhập TPP.

Theo đó, Hiệp định tạo cục diện Việt – Mỹ đầy tích cực vì khi đó hai nước có cùng mục tiêu về kinh tế. Bước sang giai đoạn 2016, mối quan hệ này được nâng lên tầm cao mới, hứa hẹn cùng nhau tiến xa hơn nữa, trở thành mối quan hệ chiến lược vì chính lợi ích của các bên. Trước nhiều câu hỏi băn khoăn đến bao giờ TPP mới được thông qua, ông Evan S. Medeiros chia sẻ: “Có thể kỳ vọng trong nửa đầu năm 2016 sẽ có tin tức mới bởi hơn ai hết, Mỹ cũng háo hức chờ đợi hiệp định này không kém gì Việt Nam”.

quan-he-viet-my-trong-tpp-rat-khac-thoi-gia-nhap-wto-1

Tại hội thảo, Đại sứ Mỹ Ted Osius cũng như nhiều chuyên gia đều tin rằng TPP sẽ tạo động lực thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ diễn biến tích cực hơn nữa trong những năm tới. Ảnh: CSIS

Vụ trưởng vụ chính sách đa biên (Bộ Công thương) – Lương Hoàng Thái cho rằng bức tranh thương mại Việt – Mỹ sẽ chuyển sang trang mới tươi sáng hơn khi TPP được thông qua. Đây là bước tiến dài bởi hiệp định này là ngưỡng cao nhất mà hai nước có thể hợp tác. Ông nhận xét thêm, TPP không thuần túy nhắm vào mục tiêu kinh tế, nó có thể tạo những động lực lớn hơn, ví dụ như nâng chuẩn hàng hóa, cải thiện môi trường kinh doanh, tác động tích cực đến các vấn đề lao động, việc làm, an sinh xã hội…

Trong khi đó, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) – Lê Tiến Trường bày tỏ sự lạc quan về cơ hội bứt phá của ngành dệt may khi TPP được hoàn tất. Hằng năm có 48% hàng dệt may Việt Nam xuất sang Mỹ, tương đương 12 tỷ USD. Với vai trò là thị trường tiêu thụ lớn, một khi Mỹ thông qua TPP, đây là tin đầy hứng khởi cho mối quan hệ hai nước. “TPP có thể ví như cột mốc đánh dấu chu kỳ mới của quan hệ Việt – Mỹ sau 20 năm qua và đặt nền móng cho 20 năm tới”, ông ví von.

Tại hội thảo, vẫn có những ý kiến quan ngại về các thách thức tiềm ẩn mà Việt Nam sẽ phải đối mặt khi TPP được thông qua. Đó là chuẩn hàng hóa của hiệp định này quá cao, trình độ sản xuất của Việt Nam thấp, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước còn hạn chế… Tuy nhiên, nói như nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, không có sân chơi nào toàn màu hồng, có thách thức mới có cơ hội. “Xét trên tổng hòa các thành viên gia nhập TPP, mỗi nước đều có cơ hội và thách thức riêng, trong đó tương quan Việt – Mỹ đã có nhiều cải thiện, cho phép hai nước hướng đến những triển vọng tươi sáng hơn”, ông nhận xét.

Vũ Lê

Read the rest of this entry

Không tiếp tục đổi mới, Việt Nam sẽ khó khăn, tụt hậu

Tiêu chuẩn

theo tuoitre.vn

14/01/2016 09:49 GMT+7

TT – “Tôi chịu nhiều sức ép khi làm luật”, “tôi được yêu nhiều hơn là ghét”… Đó là những chia sẻ của Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh mà ông nói “là lần cuối cùng” bởi ông sắp về hưu.

“Nghe đọc bài: Không tiếp tục đổi mới, Việt Nam sẽ khó khăn, tụt hậu”

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh - Ảnh: Việt Dũng
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – đầu tư Bùi Quang Vinh – Ảnh: Việt Dũng

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – đầu tư Bùi Quang Vinh nói không đổi mới, VN sẽ khó khăn. Thực tế đang xuất hiện rất nhiều giấy phép con trở lại, doanh nghiệp vẫn bị “đòi phí” trắng trợn…

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng mấy chục năm đổi mới vừa qua VN đã có nhiều thành tựu, cải cách sâu rộng. Nhưng tác động từ những cải cách đó đã dần cạn rồi. Nếu không tiếp tục đổi mới thì VN sẽ khó khăn, tụt hậu…

“Tôi chịu nhiều sức ép khi làm luật”, “chất lượng cổ phần hóa rất kém”, “tôi rất tiếc nhưng tôi không thể làm gì hơn”, “tôi được yêu nhiều hơn là ghét”… Đó là những chia sẻ của Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh vào dịp cuối năm mà ông nói “là lần cuối cùng” bởi ông sắp về hưu.

Thẳng thắn, ông Bùi Quang Vinh đã kể lại nhiều câu chuyện và những suy nghĩ của mình trong năm năm làm bộ trưởng.

“Chúng tôi tập hợp hàng trăm chuyên gia hàng đầu thế giới. Kết quả, thấy một trong những vấn đề căn cơ là VN cần tiếp tục thay đổi, đổi mới thể chế, xây dựng các nhân tố thị trường đầy đủ hơn…
Bộ trưởng 
Bùi Quang Vinh

Chất lượng cổ phần hóa rất thấp

* Ông đã rất quyết liệt, Luật doanh nghiệp và đầu tư 2014 rất cải cách. Nhưng trên thực tế đang xuất hiện rất nhiều giấy phép con trở lại, doanh nghiệp vẫn bị “đòi phí” trắng trợn. Môi trường kinh doanh đã không được cải thiện như mong muốn?

– Cải cách là một quá trình, không thể mong một quy định giải quyết được tất cả. Tôi phải nói cái xin – cho đã ăn rễ trong đầu từng cán bộ rồi.

Hiện tại, đúng là còn tình trạng ban hành nhiều giấy phép con không theo tinh thần Luật doanh nghiệp. Chính phủ đã thành lập tổ thi hành Luật doanh nghiệp, đầu tư, chúng tôi đang chuẩn bị cho đợt kiểm tra. Có lẽ đầu năm 2016 sẽ có tổng rà soát, xem từ khi có luật có bao nhiêu giấy phép con đẻ ra thêm…

* Ông đã thành công khi bảo vệ được Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư. Nhưng ông có gặp thất bại, khó khăn nào không? Như Luật quy hoạch, đang lãng phí hơn 8.000 tỉ đồng…

– Đây là câu hỏi hay. Không phải không có Luật quy hoạch thì lãng phí 8.200 tỉ đâu. Mà đó mới là tiền bỏ ra làm quy hoạch. Còn cái nó gây tác hại (do không có chỉnh đốn lĩnh vực quy hoạch, quy hoạch chồng chéo – PV)… thì lãng phí gấp ngàn, gấp vạn lần số 8.200 tỉ. Khi các luật ra đời tràn lan, nó cản trở, hạn chế phát triển.

Tôi rất tiếc vì hiện Chính phủ đã quyết không thông qua luật này (không đưa ra Quốc hội) dù nó được đánh giá đổi mới. Chỉ có điều nó động đến quá nhiều ngành. Để nhiệm kỳ sau lỡ cả nhịp… Tôi rất tiếc nhưng tôi không thể làm gì hơn…

* Vậy cổ phần hóa, cải thiện quản trị doanh nghiệp nhà nước thì sao? Gần đây nhà nước định bán cả Vinamilk, Bộ KH-ĐT có làm chính sách gì để thúc đẩy việc bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước?

– Hiện nay chúng ta mới cổ phần hóa trên đầu số doanh nghiệp. Còn chất lượng cổ phần hóa, theo tôi, phải nói là rất thấp. Bộ Tài chính nói ta mới bán được khoảng 5% giá trị ở các doanh nghiệp. Còn 95% vẫn là của Nhà nước. Vậy mà ta nói đã cổ phần hóa mạnh mẽ thì… không phải đâu! Chúng ta đừng quan trọng số lượng doanh nghiệp được cổ phần hóa. Phải chuyển sang tiêu chí họ bán được bao nhiêu phần trăm cổ phần, có đủ để thành phần ngoài nhà nước chi phối không? Chứ bán 5% thì bộ máy, chính sách, vận hành… vẫn thế!

Hiện nay, nghiệp vụ chính được Chính phủ giao Bộ Tài chính và Ban đổi mới sắp xếp doanh nghiệp tại Văn phòng Chính phủ. Bộ KH-ĐT quản lý khung chính sách, như tiêu chí doanh nghiệp nhà nước nào cổ phần hóa 65%, loại nào giữ hơn.

Bộ KH-ĐT chúng tôi đang sửa đổi các nghị định để thu hẹp hơn nữa những ngành nghề Nhà nước cần giữ 100% vốn và giữ chi phối. Quan điểm của tôi là càng thu hẹp càng tốt, lĩnh vực nào tư nhân làm tốt hơn thì Nhà nước nên nhường cho tư nhân làm. Cái này nói thì dễ nhưng làm thì khó.

Trước đây chúng ta vẫn nghĩ rằng sân bay, bến cảng không thể để tư nhân làm được, trong khi thế giới họ không làm vậy. Tư nhân nào thì cũng Nhà nước quản lý, chứ họ có thể bê sân bay, bến cảng sang Anh, sang Mỹ được đâu? Song, để đổi mới không đơn giản. Nhưng chúng tôi sẽ thể hiện tinh thần này qua các văn bản về đổi mới doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh - Ảnh: Việt Dũng
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh – Ảnh: Việt Dũng

Phải tiếp tục đổi mới

* Bộ trưởng từng nói trăn trở nhất là thể chế. Vậy đến nay, sau khi đã đi gần hết nhiệm kỳ, vào chặng cuối rồi, ông đánh giá đã đạt được gì?

– Thể chế là vấn đề lớn, có nhiều việc phải làm. Chúng ta đã khởi động với nhiều cố gắng, từ cấp Chính phủ đến các chuyên gia. Thời gian qua, với sự đồng tâm, ta có bước chuyển mạnh mẽ về thể chế, bắt đầu từ việc sửa Hiến pháp, đến các luật quan trọng như Luật tổ chức bộ máy Chính phủ, Bộ luật dân sự, hình sự, Luật doanh nghiệp, đầu tư…

Tất cả đã hướng theo sự tiến bộ, đổi mới thể chế. Nhưng cố gắng đó tôi cho rằng chưa đủ. Cái mong đợi nhất là thúc đẩy nhân tố thị trường thì còn rất nhiều việc phải làm.

* Vậy theo ông, chúng ta phải tiếp tục cải cách ra sao, tăng tính thị trường ở đâu?

– Mấy chục năm đổi mới vừa qua VN đã có nhiều thành tựu, cải cách sâu rộng. Nhưng tác động từ những cải cách đó đã dần cạn rồi.

Thực tế ta đã bị chững lại nhiều năm qua, không cẩn thận còn đi xuống. Cứ bình bình, không đổi mới thì VN sẽ khó khăn, tụt hậu, đó là điều rõ ràng rồi. Chúng tôi tập hợp hàng trăm chuyên gia hàng đầu thế giới, trong đó có cả người từng đoạt giải Nobel để phân tích.

Kết quả, thấy một trong những vấn đề căn cơ là VN cần tiếp tục thay đổi, đổi mới thể chế, xây dựng các nhân tố thị trường đầy đủ hơn… Ví dụ như đất đai. Đất đai ở VN hiện nay chưa thực là thị trường, nên đang có thị trường ngầm, vẫn phân bổ nguồn lực theo quyết định hành chính. Trong khi thị trường là doanh nghiệp nào, nhân tố nào sử dụng hiệu quả nhất thì họ được 
tiếp cận.

Lao động cũng vậy. Ta phải có thị trường lao động, ai làm giỏi sẽ được trọng dụng. Cán bộ nay tôi tuyển vào, không làm tốt mai tôi sa thải ngay. Thế mới tạo được động lực. Ta chưa làm được. Phải tạo dựng thị trường đồng bộ thì sẽ có động lực tiếp tục phát triển…

“Tôi được yêu nhiều hơn ghét”

* Ông có chịu áp lực khi đưa ra chính sách cải cách không? Qua nhiều đổi mới, giờ nhìn lại ông thấy mình bị ghét hơn hay được yêu hơn?

– Để đổi mới không tránh được những đụng chạm tới lợi ích ngành này, ngành kia, cá nhân ai đó, nên họ phản đối. Bộ KH-ĐT đã phải chịu không ít áp lực này, cá nhân tôi còn chịu nhiều hơn khi làm luật.

Nhưng tôi thấy tôi được yêu quý nhiều hơn là ghét. Tôi nói có căn cứ. Ví dụ các địa phương đều mong bộ trưởng Bộ KH-ĐT tiếp tục thực hiện cải cách đầu tư công. Họ bị thít lại, nhưng họ hiểu điều kiện đất nước không thể khác được nữa…

* Ông đã có nhiều tư duy đổi mới. Bây giờ nhiệm kỳ mới sắp bắt đầu. Ông có lo những đổi mới sẽ không được tiếp tục?

– Đổi mới là cả quá trình lâu dài, một nhiệm kỳ không thể làm được hết. Tôi không thể nói chắc nhiệm kỳ sau như thế nào. Tôi cũng tin Đảng, Nhà nước sẽ chọn người tiếp tục giương cao ngọn cờ cải cách.

Chúng ta đồng tâm trước những cải cách có lợi cho đất nước. Nếu đã xác định là đúng thì bất cứ ai là bộ trưởng Bộ KH-ĐT sẽ phải tiếp bước. Còn nếu quay lại cơ chế cũ, cái cục bộ… thì người đó không xứng đáng. Tôi không có quyền chọn người thay thế. Tôi cũng không biết ai là người thay tôi. Chỉ có điều chắc chắn biết là tôi sẽ nghỉ.

* Nếu ông được hỏi tới đây VN cần dựa vào động lực nào để phát triển, thoát khỏi phận nước nghèo, ông sẽ trả lời thế nào?

– VN cần phát triển thông qua thể chế phù hợp nhất với thế giới, phù hợp hoàn cảnh của VN để khơi dậy mọi tiềm năng. Tôi nghĩ VN phải khơi dậy trí tuệ con người. Từ người cao nhất, ta phải làm sao chọn được người tài năng nhất, có tâm huyết nhất.

Những ai có tài, có đức được trọng dụng sẽ tạo sức mạnh to lớn. Lịch sử cho thấy những người tài có thể biến đất nước từ không có gì thành đất nước phát triển. Đó là động lực quan trọng nhất, chứ không phải là tài nguyên. Hi vọng VN ta sẽ làm được.

XUÂN TOÀN – CẦM VĂN KÌNH thực hiện

Hội nhập, doanh nghiệp phụ thuộc vào cải cách thể chế

Tiêu chuẩn

Hội nhập, doanh nghiệp phụ thuộc vào cải cách thể chế

Trương Đình Tuyển
Bình : Chỉ có thể chế dân chủ, tức là mọi người dân được thực sự làm chủ đất nước, được quyền tự do lập hội, tự do ứng cử, tự do bầu cử, tự do tư tưởng … lúc đó Việt Nam mới cất cánh. Myanmar đã làm được, không lẽ dân tộc Việt Nam ta lại hèn nhát hơn họ sao ?

 

 

Doanh nghiệp nhà nước hiện nắm giữ nguồn lực lớn của quốc gia, chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng của cả nền kinh tế, nhưng tạo ra ít việc làm và hiệu quả thấp, lại đang chèn lấn khu vực tư nhân. Ảnh: MINH KHUÊ

1. Chúng ta kết thúc năm 2015 với những thành tựu đáng được ghi nhận: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, tăng trưởng khá; một số công trình kết cấu hạ tầng giao thông và đô thị – một trong ba đột phá chiến lược được đề ra tại Đại hội Đảng XI đã được xây dựng và nâng cấp. Đây là hành trang quan trọng để chúng ta bước vào năm 2016 với những vận hội mới nhưng cũng nhiều thách thức mới.

Tôi muốn sử dụng cụm từ “vận hội” thay cho cụm từ “cơ hội” với suy nghĩ là năm 2016 và cả giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn có thể tạo ra vận hội mới trên con đường phát triển của đất nước. Vấn đề là chúng ta có làm được điều đó hay không!

Trước hết, năm 2016 là năm tiến hành Đại hội Đảng lần thứ XII. Người dân mong chờ đại hội lần này thực sự là một đại hội dân chủ, trí tuệ và đổi mới. Không dân chủ trong Đảng thì sẽ không thể có dân chủ trong toàn xã hội! Không dân chủ sẽ không phát huy được trí tuệ của toàn Đảng và toàn dân. Và nếu không có tầm cao trí tuệ và tinh thần đổi mới thì không thể nắm bắt được xu thế phát triển của thời đại – một thời đại mà khoa học – công nghệ phát triển vượt bậc, làm mọi thứ thay đổi rất nhanh như thời đại chúng ta đang sống! Ở đây, điều Marx nói cách đây gần hai thế kỷ, rằng “đại công nghiệp làm phá vỡ các quan hệ cổ truyền”, vẫn có giá trị định hướng tư duy của chúng ta.

Bên cạnh đó, trong năm 2015 và 2016, nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) theo tiêu chuẩn WTO+ đã hoặc sẽ được ký kết. Trong đó, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU là những hiệp định toàn diện, chất lượng cao với những cam kết sâu rộng về (cải cách) thể chế, mở cửa thị trường và chế tài thực thi nghiêm ngặt. Năm 2016 cũng là năm bắt đầu hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Những liên kết đa tầng nấc này tạo ra những cơ hội mới to lớn nhưng cũng đặt ra những thách thức mới gay gắt cho đất nước. Không nêu lại những cơ hội cũng như những thách thức đã được nhiều người nói đến, chỉ xin nhấn mạnh hai điều:

Một là, cơ hội không tự nó biến thành lợi ích, cũng không tự nó chuyển thành sức mạnh trên thị trường mà tùy thuộc vào hành động của chủ thể. Cũng vậy, thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng “dồn ép” đến đâu còn tùy thuộc vào khả năng phản ứng của chủ thể. Chủ thể ở đây là Nhà nước và doanh nghiệp.

Nếu tận dụng tốt cơ hội sẽ đẩy lùi được thách thức và tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, nếu không tận dụng được cơ hội thì thách thức sẽ lấn át và sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục!

Trong hai chủ thể nói trên, doanh nghiệp phản ánh tất cả nhưng tự nó không quyết định tất cả. Doanh nghiệp – xét đến cùng là nơi phản ánh sức mạnh và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Nhưng doanh nghiệp luôn hoạt động trong một khung khổ thể chế và một môi trường kinh doanh xác định.
Nhiều nhà kinh tế học đã khẳng định thể chế là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Thực tiễn phát triển của các nước trên thế giới cũng chứng minh sự đúng đắn của nhận định này. Mà điều này lại hoàn toàn phụ thuộc vào Nhà nước và bộ máy của nó.

Hai là, trong thách thức có cơ hội. Đây là biện chứng của sự phát triển.

Cải cách thể chế phải bảo đảm sự tương thích giữa các nội dung trong một nền chính trị hiện đại: chính trị dân chủ, nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội công dân. Điều này hoàn toàn  phù hợp với chủ trương của Đảng là “đổi mới đồng bộ cả chính trị và kinh tế”.

Để tự tin trên hành trình mới của sự phát triển, chúng ta cần nắm chắc hai điều có liên quan mật thiết với nhau nêu trên. Điều thú vị là cả hai điều này lại là “hai trong một”. Đó là phải đẩy mạnh cải cách thể chế quản trị quốc gia. Đây là một đột phá chiến lược quan trọng đã được đặt ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng XI. Chúng ta đã đạt được một số kết quả bước đầu về nội dung này nhưng sức cạnh tranh về thể chế vẫn nằm ở vùng trũng của thế giới. Theo báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2015-2016 do WEF công bố, chỉ số “Cạnh tranh về thể chế” xếp thứ 93 trong số 140 nước được xếp hạng và đứng thứ 8 trong 10 nước ASEAN (thấp hơn các nước ASEN-6 và thấp hơn cả Lào).

2. Để cải cách thể chế, yêu cầu tổng quan là:

Thứ nhất, phải bảo đảm sự tương thích giữa các nội dung trong một nền chính trị hiện đại. Đó là: chính trị dân chủ, nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội công dân. Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng là “đổi mới đồng bộ cả chính trị và kinh tế”.

Thứ hai, bảo đảm sự đồng bộ trong cả ba yếu tố của thể chế: định chế quản lý, bộ máy quản lý và cán bộ quản lý. Trong đó, bộ máy quản lý không chỉ là cơ quan thực thi các quy định quản lý mà còn là “đường dẫn” để các cơ chế, chính sách quản lý đến với người dân và doanh nghiệp.

Thứ ba, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh. Bằng phương pháp so sánh, một nhóm chuyên gia thấy rằng, với cùng xếp hạng năng lực cạnh tranh về thể chế (là 93 điểm như Việt Nam) nhưng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng một phần ba các nước có cùng chỉ số. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình này. Một trong các nguyên nhân đó là những tiến bộ nhất định về thể chế (mặc dầu chưa đạt yêu cầu) không được chuyển thành những tiến bộ trong cải thiện môi trường kinh doanh, do bộ máy cồng kềnh, đội ngũ công chức yếu kém về năng lực và phẩm chất, không phải là “công bộc” của dân mà nhiều khi lại “hành” dân. Điều này làm chi phí giao dịch tăng lên và thu nhập quốc dân (GNI) trên đầu người tụt giảm. Nhưng cũng không thể có môi trường kinh doanh tốt nếu không có thể chế tốt. Bởi lẽ thể chế tạo ra khung khổ, xác định giới hạn cho cải thiện môi trường kinh doanh.

Để cải cách thể chế, cần định vị lại mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và doanh nghiệp. Theo đó, Nhà nước làm chức năng “kiến tạo phát triển”, thị trường là cơ chế phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực và doanh nghiệp được quyền tự do lựa chọn địa bàn và lĩnh vực kinh doanh trong môi trường cạnh tranh công bằng và minh bạch.

Cần đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Đây có thể coi là mũi đột phá để tạo lập môi trường có tính cạnh tranh cao, bảo đảm hiệu quả. Vì doanh nghiệp nhà nước hiện nắm giữ nguồn lực lớn của quốc gia, chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng của cả nền kinh tế, nhưng tạo ra ít việc làm và hiệu quả thấp, lại đang chèn lấn khu vực tư nhân. Cải cách doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo điều kiện để cải cách các các ngân hàng thương mại và củng cố kết quả của cải cách các ngân hàng thương mại.

Thương hiệu chính trị-khắc tinh của hoàng hôn nhiệm kỳ

Tiêu chuẩn

Thương hiệu chính trị-khắc tinh của hoàng hôn nhiệm kỳ

PGS.TS. Võ Trí Hảo (*)

clip_image004(TBKTSG) – Giờ này, ở bên kia bán cầu, hàng chục ứng viên đang tìm cách phô diễn tài năng xuất chúng, phẩm chất trong sạch, sự am hiểu dân nguyện trong cuộc đua trở thành ứng viên vào vị trí quyền lực nhất thế giới: Tổng thống Mỹ. Giám khảo trong cuộc đua này không ai khác chính là công chúng trong các cuộc thăm dò dư luận (poll).

Khi các ứng viên bắt đầu cuộc đua, thì thời điểm kết thúc hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama ngày càng tới gần; ông ta không còn bất kỳ cơ hội tái cử nào. Nhưng “hoàng hôn nhiệm kỳ” không diễn ra trong suốt 44 đời tổng thống của xứ sở này, không phải vì các tổng thống là thánh thần, mà bởi vì ở xứ đó tồn tại một thứ đóng vai trò khắc tinh của “hoàng hôn nhiệm kỳ”: thương hiệu chính trị.

Thương hiệu chính trị là gì? Nó có logic chung gì với thương hiệu thương mại?

Triết lý và hệ quả của việc có hay không thương hiệu thương mại

Khi ở địa phương này coi khách hàng là thượng đế, thì ở xứ nọ lại nổi tiếng vì đặc sản “cháo mắng, phở chửi” như là tàn tích thể chế (institutional heritage) của thời kỳ bao cấp, là di ảnh của “cô bán mậu dịch mặt vênh như cái bánh đa”.

Cha mẹ sinh ra, cô mậu dịch viên có bản mặt phẳng phiu như bao người khác, cớ chi lại trở nên “vênh”? “Vênh” vì lắm người cầu cạnh. Mà không cầu cạnh sao được, vì ta nắm giữ độc quyền cửa hàng mậu dịch. Độc quyền mà không biết khai thác, người ta bảo là dại. Độc quyền đẻ ra cầu cạnh, cầu cạnh đẻ ra bổng lộc cho ta. Chẳng phải cha mẹ ta, mà cơ chế đã nhào nặn nên bộ mặt “vênh” của ta; khi về nhà gặp cha mẹ, bản mặt ta lại hiền hòa như thuở sinh ra.

Cha mẹ sinh ra, người Sài Gòn cũng có đầy tự tin, kiêu hãnh, phong thái của người tự do, cớ sao đôi khi cứ phải nén giận mà nghe khách hàng bất nhã phùng mang trợn mắt với mình? Cớ sao không “vênh” như cô mậu dịch viên kia cho đỡ tức? Xin thưa: Cơ chế mậu dịch quốc doanh, mà rộng hơn là cơ chế bao cấp, chỉ áp đặt lên Sài Gòn trong tròm trèm 10 năm (1975-1986), chưa kịp nhuốm phong cách bán hàng phục vụ của người Sài Gòn. Thay vào đó, phong cách bán hàng, phục vụ của người Sài Gòn đã được định hình bởi cơ chế thị trường gần 100 năm (80 năm Nam kỳ thuộc địa trực trị áp dụng pháp luật thị trường của Pháp, 20 năm Việt Nam Cộng hòa cũng là thể chế kinh tế thị trường).

Mỗi một lựa chọn thể chế chính thức sẽ có một hệ quả thể chế phi chính thức tương ứng; pháp luật tạo độc quyền cho cô bán hàng mậu dịch, thì cái mặt“vênh” không xuất hiện mới là điều phi logic. Thì cũng vậy với thương hiệu chính trị, xói mòn là điều xót xa không thể tránh khỏi, cho những thế hệ nào đã hy sinh xương máu, dày công tạo dựng.

Trong thể chế thị trường, “vênh” không đẻ ra bổng lộc như trong cơ chế độc quyền, mà ngược lại “vênh” là… tự tử. Bởi đơn giản, mình “vênh” thì khách hàng sẽ bỏ đi sang hàng kế bên. Ai cũng tìm cách kéo khách hàng về phía mình và người bán hàng lại phải cầu cạnh khách hàng, coi họ là thượng đế, không phải vì niềm tin tôn giáo, mà vì họ mang lại lợi nhuận cho chính mình.

Không thể giữ chân khách hàng bằng quyền lực hành chính, bằng cơ chế độc quyền, thì chủ tiệm Sài Gòn phải lôi kéo khách hàng bằng chất lượng, giá cả, uy tín. Thế là nhu cầu thương hiệu thương mại, nhãn hiệu hàng hóa ra đời và họ tìm cách đặt tên cho sản phẩm của mình.

Nhưng thương hiệu thương mại, cũng như thương hiệu chính trị không thể ra đời nếu pháp luật không ghi nhận, nhà nước ngăn cấm hoặc tìm cách phá hủy nó. Bởi đơn giản, khi sản phẩm mang thương hiệu mình đắt hàng, thì hàng xóm cũng sẽ treo biển mang thương hiệu của mình lên để bán; khách hàng sẽ bị nhiễu loạn; tác dụng thương hiệu ngay lập tức biến mất.

Bởi vậy, mọi nền kinh tế thị trường phải lấy cạnh tranh làm động lực phát triển; muốn duy trì cạnh tranh phải ghi nhận và bảo hộ thương hiệu để khuyến khích người kinh doanh có uy tín, loại bỏ sự lập lờ đánh lận con đen của kẻ gian. Bảo hộ thương hiệu cá nhân chưa đủ, mà phải bảo hộ thương hiệu đối với tổ chức. Bảo hộ thương hiệu đối với tổ chức sẽ đóng góp thêm hai giá trị: (1) cho phép cộng sự, đối tác của chủ tiệm có thể mở rộng các chi nhánh ra các vùng lãnh thổ khác; (2) cho phép chuyển giao thương hiệu kể cả khi chủ tiệm qua đời, hay đơn giản bán thành quả xây dựng thương hiệu của mình cho người khác khai thác.

Chính ở khía cạnh này, một thương hiệu được truyền từ đời ông sang đời cháu; thương nhân Sài Gòn không dễ gì nổi nóng với một khách hàng bất nhã để hủy hoại một di sản của cha ông họ; một di sản bảo đảm tương lai tươi sáng cho con cháu họ. Chính ở khía cạnh này, thương hiệu chính trị trở thành khắc tinh của “hoàng hôn nhiệm kỳ” như phân tích ở phần sau.

Thương hiệu chính trị – điều kiện cốt lõi của một nền chính trị cạnh tranh lành mạnh

Phân tích quá trình ra đời, gián đoạn, chết đi và hồi sinh của thương hiệu thương mại, cho thấy bốn triết lý: (1) Thương hiệu chỉ ra đời trong bối cảnh có cạnh tranh; là công cụ để duy trì sức mạnh cạnh tranh lành mạnh của thị trường; (2) Nếu một thương hiệu được xác lập dù tốt đến mấy, nhưng khi được hưởng độc quyền, thì người kế tục sẽ không có nhu cầu chăm sóc và sẽ để nó xuống cấp qua thời gian; (3) Nếu luật pháp không bảo hộ, thì rất khó duy trì thương hiệu; (4) Thương nhân duy trì thương hiệu, không phải lúc nào cũng vì lòng tốt hay sự tử tế hiếm hoi, mà chính vì thương hiệu là lợi ích, sản nghiệp của ông ta.

Bốn triết lý này cũng xuyên suốt thương hiệu chính trị. Trong chế độ độc quyền thì bè phái sẽ làm tổn hại quyền lực của nhà vua, bởi vậy bị nhà vua khép tội chết hay chí ít là bị truất quyền bởi hành vi gây mất đoàn kết nội bộ. Nhưng từ khi loài người bước sang thời đại dân chủ, cùng với quyền tự do lập hội, bè phái không còn bị cấm đoán; mà ngược lại được thể chế hóa, pháp luật ghi nhận, tạo điều kiện công khai hóa và kiểm soát, tránh những hậu quả xấu của nó, đồng thời khai thác ưu điểm.

Như vậy, mỗi đảng phái chính trị trong xã hội dân chủ không có gì huyền bí cả, mà chính là các thương hiệu chính trị tập thể, trong sự tranh giành “khách hàng” là các cử tri. Việc pháp luật Mỹ bảo đảm quyền tự do đảng phái không chỉ là hiện thực hóa quyền tự do chính trị, tự do bầu cử trong Hiến pháp (1), mà nó còn tạo ra tám hệ quả sau cho một nền chính trị lành mạnh:

(1) Uy tín của thương hiệu chính trị tập thể trở thành công cụ cạnh tranh lành mạnh và đơn giản hóa cho sự lựa chọn của cử tri. Thay vì lựa chọn giữa hàng trăm ứng viên, đôi người còn lạ hoắc với công chúng, thì cử tri Mỹ chỉ việc lựa chọn một trong hai thương hiệu;

(2) Việc ghi nhận và bảo hộ thương hiệu tập thể làm cho giá trị của nó được chuyển giao, vun đắp ở các thế hệ tiếp theo, mà không chấm dứt như thương hiệu chính trị cá nhân.

(3) Các khẩu hiệu tranh cử, không còn xa rời dân nguyện, mà đó chính là khẩu hiệu “tiếp thị” công chúng. Nếu đảng nào không hiểu dân nguyện, đưa ra khẩu hiệu tranh cử sai, họ sẽ phải trả giá. Chính nhu cầu nắm bắt dân nguyện, phân tích chính sách, khuyến nghị chính sách đã sinh ra hệ thống các think tank ở Mỹ. Các think tank chính là các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn thương hiệu, marketing.

(4) Việc thực hiện các cam kết khi tiếp xúc cử tri, vận động tranh cử chính là việc tiếp tục bảo đảm uy tín cho thương hiệu tập thể, chứ không đơn giản là uy tín cá nhân mình. Để cho đảng viên hứa thật nhiều, và thất hứa thật nhiều, có nghĩa đảng phái đó đang tự đào thải.

(5) Thay vì gian dối với các bản kê khai minh bạch tài sản, các ứng viên tự nguyện “chui mình vào lồng kính”, mặc dầu luật pháp không yêu cầu điều đó; đơn giản nếu họ không tự làm cho mình trở nên minh bạch nhất, thì cử tri sẽ chọn người nào đã chui vào lồng kính. Không chỉ họ, mà cả gia đình họ cũng sẽ tự chui vào lồng kính, bởi nếu chính trị gia nào không đủ sức thuyết phục gia đình làm điều đó, thì cử tri sẽ chọn ứng cử viên nào có cả gia đình trong sạch.

(6) Mỗi một sai lầm, thất hứa, tham nhũng của một đảng sẽ là cơ hội vô giá của đảng đối lập; bởi vậy, mỗi đảng phải hết sức giữ mình, và ngay lập tức yêu cầu đảng viên của mình từ chức, kể cả khi họ không vi phạm pháp luật, nhưng không làm cử tri hài lòng. Hay nói cách khác, từ chức không phải là văn hóa tự thân, mà nó là hệ quả của việc giữ gìn thương hiệu chính trị tập thể.

(7) Để bảo đảm phát triển thương hiệu, thì mỗi đảng phải chỉ đưa ứng viên xuất sắc nhất của mình ra thi đấu với ứng viên từ đảng khác. Muốn vậy, không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, dân chủ trong nội bộ từng đảng trở nên vấn đề sống còn, vì vậy quá trình lựa chọn ứng viên phải diễn ra công khai trước ống kính truyền hình trực tiếp bằng các cuộc tranh luận (debate) không có bất kỳ sự trợ giúp của thư ký hay cố vấn nào; lựa chọn ứng viên không phải bằng việc bỏ phiếu tín nhiệm trong nội bộ đảng, mà bằng việc thăm dò (poll) đánh giá của cử tri sau mỗi vòng tranh luận.

Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến các vòng tranh luận của Donald Trump với Jeb Bush trong nội bộ Đảng Cộng hòa trên CNN; trong nội bộ Đảng Dân chủ, Hillary Clinton đang phải trổ tài lãnh đạo của mình trong các vòng tranh luận với Bernie Sanders. Các bài diễn văn được thư ký viết sẵn sẽ là điều xa lạ trong các cuộc đấu trí này; sự quan tâm hời hợt các vấn đề xã hội của ứng viên cũng sẽ được sớm phơi bày. Dựa vào kết quả thăm dò cử tri, các đảng sẽ chọn ứng viên nào của mình được dân chúng yêu mến nhất, dân chưa thấu hiểu là lỗi tại ứng viên chưa khoe hết tài hoặc không có tài.

(8) Bởi tính chất kế thừa của thương hiệu chính trị, nên tuy Tổng thống Obama sắp hết nhiệm kỳ nhưng Đảng Dân chủ của ông vẫn thúc ép ông hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đến giây phút cuối cùng. Bởi trong cơ chế cạnh tranh thì nếu Đảng Dân chủ để cho Obama diễn bài “hoàng hôn nhiệm kỳ” thì chính toàn bộ đảng này cũng sẽ “đi vào hoàng hôn”; và Hillary Clinton sẽ mất cơ hội thắng cử tổng thống. Bởi vậy, bất kể Obama tốt hay xấu, thương hiệu chính trị là khắc tinh, ngăn không cho Obama có hành động “hoàng hôn nhiệm kỳ”.

(*) Giám đốc Chương trình Tư vấn doanh nghiệp, Công ty Khoa & Associate, giảng viên khoa Luật, Đại học Kinh tế TPHCM

(1) http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/147316/cai-cach-the-che-va-quyen-tuyen-day-to.html

Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/140478/a.html

Hôi của, bắt nạt dân và phép thử người Việt

Tiêu chuẩn

Hôi của, bắt nạt dân và phép thử người Việt

 Một dân tộc không biết xấu hổ trước hành vi đớn hèn của con người dân tộc mình, dân tộc đó mãi mãi lẹt đẹt trước văn minh và văn hóa.

I-Bản năng là những hành vi ứng xử tiềm ẩn của con người. Và chỉ trong những cơ hội nào đó, nó mới bộc lộ bột phát không kiềm chế. Nhưng điều đó không thể biện hộ, bào chữa cho những hành vi bản năng hồn nhiên, hoang dã, thậm chí biến thành tội lỗi của người Việt với người Việt mới đây. Read the rest of this entry

Loạn thờ cúng do đâu?

Tiêu chuẩn

Loạn thờ cúng do đâu?

Tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc

Gửi cho BBC Việt ngữ từ London

Đi chùa ngày rằm tháng Giêng

Ngày rằm tháng Giêng ở một ngôi chùa

Một xu hướng, hay có thể nói một hiện tượng – thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian qua là tại Việt Nam càng ngày càng có nhiều người – từ dân nghèo tới đại gia đến quan chức, và thậm chí một vài cơ quan nhà nước – ‘đi chùa’, ‘thờ cúng’ hay ‘cầu siêu’.

Nhu cầu tâm linh, ít hay nhiều ai cũng cần, xã hội nào cũng có. Nhưng điều làm dư luận quan tâm là việc thờ cúng tại Việt Nam không chỉ đang xảy ra tràn lan, bất chấp quy cách mà còn bị biến tướng, lạm dụng, gây nhiều phản cảm, phản tôn giáo, phản tâm linh.

Câu hỏi đặt ra là tại sao có ‘hiện tượng’ này và đặc biệt vì đâu có việc ‘loạn thờ cúng’ như vậy? Read the rest of this entry