Tag Archives: chinh tri

Bỏ phiếu tín nhiệm và thăm dò tín nhiệm tại Đức

Tiêu chuẩn

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/65690/bo-phieu-tin-nhiem-va-tham-do-tin-nhiem-tai-duc.html

Bình : Đức là một quốc gia dân chủ bật nhất thế giới, một hiến pháp liên bang bảo đảm mọi quyền lực thuộc về dân, vì người dân có quyền tự do tham gia chính trị và thành lập đảng phái. Hiến pháp cũng cấm những phần tử cực đoan như Chủ Nghĩa Cộng Sản hoặc Chủ Nghĩa Dân Tộc độc tài. Nên nhớ Hitler từng là thành viên thuộc nhóm cực tả theo Chủ Nghĩa Xã Hội, và sau khi ông lên nắm quyền thì áp dụng cả Chủ Nghĩa Xã Hội Cộng Sản vào Chủ Nghĩa Dân Tộc nên mới gọi là Đức Quốc Xã, tức là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Quốc Gia Đức. Cộng Hòa Dân Chủ Đức từng là một nữa nước Đức Cộng Sản Độc Tài theo Liên Xô sau sự sụp đổ của Hitler. Nhưng thể chế độc tài đó cũng đã sụp đổ vì nó đi ngược lại với nguyện vọng của người dân Đức. Bây giờ nước Đức trở thành một Quốc Gia Dân Chủ phát triển về văn hóa, kinh tế, chính trị và con người vào bậc nhất thế giới. Sự phát triển đó nhờ vào một thể chế dân chủ, và pháp luật được lập ra để bảo vệ quyền lợi của người dân chứ không phải để bảo vệ thể chế hoặc “nhóm lợi ích” và “bầy sâu” như ở Việt Nam.

Bỏ phiếu tín nhiệm và thăm dò tín nhiệm tại Đức Bỏ phiếu tín nhiệm chính là công cụ của nghị viện nhằm kiểm soát quyền lực của Chính phủ. Bỏ phiếu tín nhiệm phải mang trong nó ý nghĩa cải tổ, xây dựng, ngăn chặn sự tồn tại kéo dài một Chính phủ yếu kém. Ở CHLB Đức, công cụ quan trọng nhất trong việc kiểm soát và cân bằng quyền lực của Hạ nghị viện với Chính phủ, nhằm kiểm soát quyền lực Chính phủ là việc Hạ viện có quyền tuyên bố bất tín nhiệm Thủ tướng. Lần đầu tiên trong lịch sử của Đức vấn đề Hạ nghị viện có quyền bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng được đặt ra tại Điều 54 Hiến pháp dân chủ của Cộng hòa Weimar năm 1919. Sau một thời gian thực hiện, qui định này tỏ ra bất cập, vì theo qui định này Hạ viện có quyền bất tín nhiệm Thủ tướng, nhưng không qui định nghĩa vụ của Hạ viện phải đồng thời tìm ra được một người kế nhiệm thay thế Thủ tướng xứng đáng hơn. Những nhà khoa học và các chính trị gia cho rằng qui định này không chứa đựng trong đó yếu tố xây dựng hay cải tổ (destruktives Missvertrauensvotum) và có thể dẫn tới nguy cơ chia rẽ nội bộ hoặc duy trì một Chính phủ yếu, thiếu bền vững.[1] Rút kinh nghiệm từ Hiến pháp cộng hòa Weimar, Luật cơ bản (LCB) của Cộng hòa liên bang Đức[2] sau này tại Điều 67 Khoản 1 Câu 1 đã qui định Hạ viện chỉ có thể tuyên bố chính thức bất tín nhiệm Thủ tướng khi Hạ nghị viện đã bầu ra được một Thủ tướng kế nhiệm mới với tỷ lệ đa số tuyệt đối. Quy định này được gọi là bỏ phiếu tín nhiệm có tính chất xây dựng và cải tổ (konstruktives Missvertrauensvotum).[3] Về thủ tục, theo Điều 67 Khoản 1 Câu 2 Luật tổ chức Hạ nghị viện[4] thì đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm phải do một phần tư (1/4) Nghị sĩ của Nghị viện ký tên đề nghị và trong đề nghị đó phải đề cử được Thủ tướng kế nhiệm để Hạ viện bầu. Lần đầu tiên trong lịch sử của Đức vấn đề Hạ nghị viện có quyền bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng được đặt ra tại Điều 54 Hiến pháp dân chủ của Cộng hòa Weimar năm 1919. Theo Điều 67 Khoản 2 LCB thì trong vòng 48 tiếng đồng hồ (2 ngày) sau khi nhận được đề nghị, việc bầu người kế nhiệm Thủ tướng (Nachfolger) phải được tiến hành. Nếu ứng viên kế nhiệm đạt được đa số tuyệt đối,[5] theo nguyên tắc tổng phiếu bầu đạt được 50% + 1 trên tổng số thành viên Hạ nghị viện (Mitgliedermehrheit des Bundestages – Điều 76 Khoản 1 Câu 1 LCB),[6] coi như thủ tục bầu Thủ tướng kế nhiệm thành công. Sau đó Tổng thống liên bang ra quyết định chính thức miễn nhiệm Thủ tướng đương nhiệm và bổ nhiệm Thủ tướng mới (Điều 67 Khoản 1 Câu 2 LCB). Cho đến nay ở nước Đức có hai lần Hạ nghị viện tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng vào năm 1972 và 1982, tuy nhiên chỉ một lần Hạ nghị viện bỏ phiếu bất tín nhiệm thành công vào năm 1982. Năm đó Thủ tướng đương nhiệm Helmut Schmidt (thuộc Đảng SPD) bị Hạ viện bỏ phiếu bất tín nhiệm và người kế nhiệm là Helmut Kohl (thuộc Đảng CDU) được bầu làm Thủ tướng. Bảng 1. Bỏ phiếu tín nhiệm[7] Thời gian Người kế nhiệm (Đảng) Thủ tướng đương nhiệm (Đảng) Tổng phiếu bầu người kế nhiệm Tổng phiếu không tán thành hợp lệ Không bỏ phiếu Không có mặt/ Không bỏ phiếu Kết quả bất tín nhiệm? 27/4/1972 Rainer Barzel (CDU) Willy Brandt (SPD) 247 10 3 236 Không thành công 1/10/1982 Helmut Kohl (CDU) Helmut Schmidt (SPD) 256 235 4 2 Thành công Khác với bỏ phiếu tín nhiệm (Missvertrauenvotum) là phải do Hạ viện tiến hành, việc thăm dò tín nhiệm (Vertrauensfrage) theo Điều 68 LCB do Thủ tướng tự đề xuất. Kết quả thăm dò tín nhiệm sẽ đưa đến hai khả năng: Khả năng 1: Nếu Thủ tướng vẫn nhận được sự ủng hộ của Nghị sĩ Hạ nghị viện (đạt được tín nhiệm của quá nửa số Nghị sĩ) thì Thủ tướng sẽ tiếp tục điều hành Chính phủ – một Chính phủ mà thủ tướng nhận được tín nhiệm đa số (Mehrheitskanzler). Khả năng 2: Nếu Thủ tướng không nhận được sự ủng hộ của Hạ viện, Thủ tướng có thể lựa chọn một trong 3 cách thực hiện dưới đây: Cách 1: Thủ tướng vẫn tiếp tục điều hành Chính phủ, nhưng lúc này là một Chính phủ thiểu số (Minderheitskanzler). Việc thăm dò tín nhiệm là quyền của Thủ tướng và cũng không ép buộc Thủ tướng phải từ chức ngay khi không đạt được tín nhiệm đa số, nhưng vấn đề ở chỗ nếu chỉ được thiểu số ủng hộ, Thủ tướng sẽ gặp nhiều khó khăn trong điều hành Chính phủ và tình trạng ấy là không thể mãi kéo dài. Một điều khá thú vị theo Luật pháp Đức là ngay cả khi không đạt được tín nhiệm, nhưng luật vẫn cho phép Thủ tướng một cơ hội cuối cùng để lấy lại sự tín nhiệm của mình. Đây là tình huống đặc biệt, Chính phủ có thể đệ đơn đề nghị Tổng thống ban bố tình trạng khẩn cấp về lập pháp (Gesetzgebungsnotstand) tối đa trong 6 tháng, trên cơ sở sự đồng thuận của Thượng nghị viện (Bundesrat) theo Điều 81 Khoản 1 Câu 1 LCB. Theo Điều 82 Khoản 2 Câu 1 LCB, trong khoảng thời gian này các đạo luật có thể được thông qua, ban hành bởi Chính phủ liên bang và Thượng viện (Bundesrat), không cần đến sự đồng ý biểu quyết thông qua của Hạ viện (Bundestag).[8] Cách 2: Thủ tướng từ chức và Hạ nghị viện bầu Thủ tướng mới theo Điều 63 LCB. Thực ra cũng không cần chờ đến sau khi có kết quả thăm dò, trong nhiệm kỳ của mình, Thủ tướng hoàn toàn có thể từ chức bất cứ lúc nào. Cách 3: Thủ tướng có thể đề nghị Tống thống liên bang giải tán Hạ viện theo Điều 68 Khoản 1 Câu 1 LCB. Giải tán Nghị viện phải diễn ra trong vòng 3 tuần kể từ khi có kết quả thăm dò không đủ phiếu tín nhiệm. Sau khi giải tán Hạ viện, một Hạ nghị viện mới phải được bầu trong vòng 60 ngày (Điều 39 Khoản 1 Câu 4 LCB). Theo Điều 68 Khoản 1 Câu 1 LCB, Hạ viện không có quyền tự giải tán (kein Selbstauflösungsrecht). Việc giải tán Hạ viện phải thỏa mãn cả hai điều kiện cả về hình thức và nội dung: – Điều kiện hình thức (formelle Auflösungslage): Qua kết quả thăm dò tín nhiệm cho thấy sự tín nhiệm với thủ tướng và chính phủ không đạt được đa số tuyệt đối. – Điều kiện nội dung (materielle Auflösungslage): Thủ tướng mất tín nhiệm của Hạ viện do không đủ năng lực điều hành dựa trên những bằng chứng cụ thể. Nếu tiếp tục duy trì và không nhận được ủng hộ của Hạ viện, đất nước sẽ rơi vào tình trạng chính trị thiếu bền vững (politisch-instabile Situation). Thiếu hai điều kiện này việc giải tán Hạ nghị viện có thể bị coi là giải tán giả (unechte Vertrauensfrage) và là hành vi vi phạm hiến pháp. Lường tính khả năng giải tán giả, phán quyết của Tòa án Hiến pháp liên bang số 114 (BVerfGE 114, 121, 155 ff.) đã có qui định cụ thể về cấm việc giải tán Hạ nghị viện giả để tranh thủ kéo dài nhiệm kỳ mới của Thủ tướng.[9] Trong lịch sử của Cộng hòa liên bang Đức, việc thăm dò tín nhiệm đến nay đã được sử dụng 5 lần. Trong đó chỉ có hai lần (dưới thời Thủ tướng Schmidt 1982 và Schroeder 2001) đủ phiếu tín nhiệm của Hạ viện (echte Vertrauensfragen). Dưới thời các thủ tướng Brandt 1972, Kohl 1982 và Schroeder 2005, sau khi thăm dò tín nhiệm, Thủ tướng không đạt đủ đa số, đã đề nghị Tổng thống giải tán Hạ viện. Đặc biệt, năm 1983 và năm 2005 các Hạ nghị sĩ đã đệ đơn lên Tòa án Hiến pháp liên bang yêu cầu xem xét chống lại kế hoạch giải tán Hạ viện này. Cả hai lần này Tòa án hiến pháp liên bang đã đều bác đơn của các Hạ nghị sĩ vì không đưa ra được những bằng chứng cần thiết.[10] Bảng 2. Thăm dò tín nhiệm[11] Thời gian Thủ tướng (Đảng) Tín nhiệm Không tín nhiệm Không bỏ phiếu Không có mặt/ Không hợp lệ % Biểu quyết tín nhiệm Kết quả tín nhiệm? Hệ quả pháp lý 20/ 9/ 1972 Willy Brandt (SPD) 233 248 1 14 47% Không đủ tín nhiệm Giải tán Hạ viện 5/2/ 1982 Helmut Schmidt (SPD) 269 225 0 3 54,1% Đủ tín nhiệm 17/12/ 1982 Helmut Kohl (CDU) 8 218 248 23 1,6% Không đủ tín nhiệm Giải tán Hạ viện 16/11/ 2001 Gerhard Schröder (SPD) 336 326 0 4 50,5% Đủ tín nhiệm 1/7/ 2005 Gerhard Schröder (SPD) 151 296 148 5 25,2% Không đủ tín nhiệm Giải tán Hạ viện Như vậy có thể thấy rằng bỏ phiếu tín nhiệm chính là công cụ của Hạ nghị viện nhằm kiểm soát quyền lực của Chính phủ. Một mặt Hạ nghị viện bầu ra Thủ tướng thì phải chấp nhận chính sách hay con đường chính trị của Thủ tướng đưa ra, mặt khác khi chính sách của Thủ tướng qua một thời gian thực hiện trên thực tế cho thấy không hiệu quả, không nhận được ủng hộ của Hạ viện thì phải có biện pháp giải quyết ngay, để tìm người kế nhiệm xứng đáng hơn không để tình trạng trì trệ, yếu kém kéo dài. Mong muốn của những nhà lập hiến Đức là làm sao để bỏ phiếu tín nhiệm phải mang trong nó ý nghĩa cải tổ, xây dựng, ngăn chặn sự tồn tại kéo dài một Chính phủ yếu kém. Vì vậy ngoài qui định phải đạt được 1/4 số Nghị sĩ Hạ viện đề nghị, cần phải đưa ra được một người kế nhiệm xứng đáng hơn Thủ tướng đương nhiệm. Người Đức cho rằng cách làm minh bạch này sẽ tạo ra một cơ chế cạnh tranh “khỏe mạnh”, đồng thời hạn chế nguy cơ chia rẽ trong Hạ nghị viện. Nếu như bỏ phiếu tín nhiệm là sự tác động từ bên ngoài, thì việc thăm dò tín nhiệm là sự chủ động tự thân từ bên trong. Hai cơ chế này tác động tương hỗ, bổ sung cho nhau, hối thúc liên tục việc xây dựng một Chính phủ hiệu năng. Thông qua bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ, Nghị viện thực hiện khả năng kiểm soát quyền lực của Chính phủ, thực thi trách nhiệm là cơ quan đại diện của nhân dân. Thông qua việc thăm dò tín nhiệm, Thủ tướng có thể biết được sự ủng hộ của Hạ viện đối với chính sách của mình đến đâu, để từ đó có sự điều chỉnh hợp lý. Đây là cách làm bản chất là hướng tới sự minh bạch. [1] Xem thêm L. Berthold, Das konstruktive Misstrauensvotum und seine Ursprünge in der Weimarer Staatsrechtslehre. in: Der Staat. Duncker & Humblot, Berlin 36.1997, S. 81ff [2] Ở Đức Luật cơ bản (Grundgesetz) là Hiến pháp, văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật. Văn bản này được Hội đồng Nghị viện (Das Parlamentarische Rat) thông qua ở Bonn vào ngày 8 tháng 5 năm 1949, công bố trên Công báo Số 1 năm 1949, có hiệu lực từ ngày 24 tháng 5 năm 1949. Sau khi nước Đức thống nhất, Luật cơ bản có hiệu lực trên toàn nước Đức cho đến nay. [3] Ch. Gröpl, Staatsrecht I, 2. Aufl. 2010, Rn. 1393f. [4] Luật tổ chức Hạ nghị viện liên bang Đức (Geschäftsordnung des Deutschen Bundestages) thông qua ngày 2 tháng 7 năm 1980, công bố tại Công báo số 1 năm 1980, có hiệu lực ngày 1 tháng 10 năm 1980. [5] Trong khoa học Luật hiến pháp ở Đức, người ta phân chia thành 3 loại đa số gồm đa số tương đối, đa số đơn giản (hay còn gọi là đa số tuyệt đối) và đa số tiêu chuẩn. – Phần lớn trong các cuộc bầu cử người ta áp dụng đa số tương đối (relativ) – bầu người có số phiếu cao hơn (Ví dụ: Điều 63 Khoản 4 LCB); – Đa số đơn giản (einfach) (Ví dụ: Điều 42 Khoản 2 Câu 1 LCB) hay đa số tuyệt đối (absolut) (Ví dụ Điều 63 khoản 2 Câu 1 LCB, bổ sung bởi Điều 121 LCB) là đa số quá bán theo nguyên tắc 50% + 1 phiếu bầu – Đa số tiêu chuẩn (qualifiziert) – phải đạt được mức cụ thể, thông thường là 2/3 trong tổng số thành viên đồng thuận (Ví dụ: Điều 79 Khoản 2 LCB, Điều 77 Khoản 4 LCB). [6] Đa số còn tiếp tục được phân loại theo từng trường hợp cụ thể dựa theo số lượng số phiếu tán thành trên tổng số phiếu được đưa ra (Zustimmungsquorum) và đa số dựa trên tổng số đại biểu (Beteiligungsquorum). Trong trường hợp này là đa số tuyệt đối dựa trên tổng số đại biểu tức là tổng số phiếu bầu người kế nhiệm trên tổng số thành viên Hạ nghị viện. (Xem thêm Ch. Gröpl, Staatsrecht I, 2. Aufl. 2010, Rn. 1393ff.). [7] Thông tin trên được tổng hợp từ trang thông tin chính thức của Chính phủ liên bang Đức (Bundesregierung) tại: http://www.bundesregierung.de/Webs/Breg/DE/Homepage/home.html và trang thông tin chính thức của Hạ nghị viện liên bang Đức (Bundestag) tại: http://www.bundestag.de/dokumente/textarchiv/2010/28643198_misstrauenvoten_serie/index.html truy cập gần nhất ngày 29/01/2011. [8] H. Maurer, Staatsrecht I, 5. Aufl. 2007, § 14 Rn. 1f. [9] F. Reimer, Vertrauensfrage und Bundestagsauflösung bei parlamentarischer Anscheinsgefahr, JuS 2005, 680-683. [10] H. Maurer, Staatsrecht I, 5. Aufl. 2007, § 14 Rn. 26f; Ch. Gröpl, Staatsrecht I, 3. Aufl. 2011, Rn. 1393f. [11] Thông tin trên được tổng hợp từ trang thông tin chính thức của Chính phủ liên bang Đức (Bundesregierung) tại: http://www.bundesregierung.de/Webs/Breg/DE/Homepage/home.html và trang thông tin chính thức của Hạ nghị viện liên bang Đức (Bundestag) tại: http://www.bundestag.de/dokumente/textarchiv/2010/28643198_misstrauenvoten_serie/index.html truy cập gần nhất ngày 29/01/2011. Nguyễn Minh Tuấn * Tác giả Nguyễn Minh Tuấn là NCS Khoa Luật, ĐHTH Saarland, CHLB Đức; Giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội.

“Không thể yêu nước trong sự vô minh”

Tiêu chuẩn

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/483903/%E2%80%9CKhong-the-yeu-nuoc-trong-su-vo-minh%E2%80%9D.html

“Không thể yêu nước trong sự vô minh”

TT – Người Nhật nổi tiếng trong lịch sử là dân tộc đọc sách vào bậc nhất thế giới. Quyển Self-help (Tự lo) của Samuel Smiles từng là best-seller tại Anh, Mỹ, bán được 250.000 quyển cuối thế kỷ 19, nhưng khi được dịch sang tiếng Nhật đầu thời Minh Trị (1868) bán đến 1 triệu bản!

 

Các bạn trẻ tham gia thi trắc nghiệm tại một gian hàng ở Hội sách TP.HCM 2012 – Ảnh: TTO

 

Một con số thật “khủng”, vì dân số Nhật Bản lúc đó chỉ khoảng 30 triệu người. Nhiều quyển sách khác cũng được bán với con số tương tự. Sự tò mò của người Nhật có thể nói là vô hạn. Thời Minh Trị, công ty TNHH ra đời đầu tiên là Công ty nhập khẩu và kinh doanh sách Maruzen. Sách là nền tảng tri thức để chấn hưng đất nước.

Văn hóa đọc của Nhật Bản không phải bỗng dưng bùng nổ vào thời Minh Trị khi đất nước được mở cửa hướng về phương Tây, mà có gốc rễ sâu xa từ thời Tokugawa năm 1600-1868, từ lúc dân tộc chỉ có văn hóa võ sĩ trên chiến trường, từ lúc thầy tu khỏe mạnh cũng muốn ra trận để thi thố tài năng đi tìm hạnh phúc. Cách đây 300 năm, Nhật Bản đã có những con số “khủng” về giáo dục và văn hóa đọc, hai cái gắn liền nhau.

Vì sao có những con số khủng về giáo dục và văn hóa đọc của một dân tộc võ sĩ? Sự học tại Nhật Bản trước năm 1600 là độc quyền của giới quý tộc và tăng lữ, nhưng đến thời Tokugawa trở thành công việc của cả nước. Đến năm 1615, tướng quân Tokugawa Ieyasu, sau khi bình định được gần 300 bang (han), thiết lập nên một thể chế chính trị gần như liên bang, đã truyền lệnh cho tất cả đại danh đứng đầu các bang, daimyō, và cho võ sĩ, samurai rằng (điều 1): “bun bên tay trái, bu bên tay phải”. Bun là văn, sự học, là cây bút, còn bu là nghệ thuật chiến tranh, từ đó bushi là võ sĩ, bushido là võ sĩ đạo. Tức “quyển sách bên tay trái, thanh gươm bên tay phải”. Và văn đi trước võ để có thể trị nước lâu bền. Nhật Bản cũng có bậc thang “sĩ, nông, công, thương”, nhưng ở đây sĩ không phải là kẻ sĩ, mà là võ sĩ.

Mệnh lệnh trên có tác dụng của một “big bang” của văn hóa học và đọc sách. Các daimyō phải học văn hóa, các loại khoa học và nghệ thuật quản lý. Một daimyō có học phải đọc sách hằng ngày. Để học, họ lập ra các thư viện khắp các bang. Nhật Bản mỗi thời đều có những thư viện nổi tiếng, nhưng vào thời Tokugawa, Nhật có nhiều thư viện nhất.

Một cái “khủng” nữa. Tokugawa là chế độ tự đóng kín, “tỏa quốc” (sakoku) suốt 260 năm, sau khi họ đuổi hết người truyền giáo phương Tây năm 1640 (Việt Nam 1630), chỉ chừa một cảng nhỏ Dejima duy nhất ở Nagasaki thông thương với Hà Lan, và họ kiểm soát nghiêm ngặt việc nhập khẩu sách để tránh sự xâm nhập của Kitô giáo. Nhưng trong hai thế kỷ, giới trí thức Nhật Bản đã làm được một cuộc dịch thuật vĩ đại, gọi là “Lan học” (rangaku), để biết rõ khoa học, công nghệ phương Tây. Đó là bình minh của nhận thức, giúp Minh Trị nhanh chóng thành công.

Một sự lặp lại kỳ thú của lịch sử: châu Âu từng có cuộc dịch thuật vĩ đại thế kỷ 11 và 12 lúc đại học châu Âu ra đời để làm nền tảng phát triển khoa học và văn hóa, thì tương tự ở phương Đông, Nhật Bản cũng đã có cuộc dịch thuật vĩ đại của mình trong hai thế kỷ thời đóng cửa, giúp chuyển hệ hình tư duy kiểu phong kiến Trung Hoa sang hệ hình khoa học hiện đại phương Tây. Cuộc dịch thuật là khó nhọc và không kém phần nguy hiểm, nhưng trí thức Nhật Bản đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao cả của mình đối với quốc gia, rằng họ không thể yêu nước trong sự vô minh, như bác sĩ nổi tiếng Siguta Gempaku (1733-1817) nói, người tạo cú hích cho “Lan học” thành công.

Đọc sách không phải chỉ để thưởng ngoạn, mà là việc làm của lòng yêu nước để phát triển đất nước và hoàn thiện con người. Đọc sách là thuộc tính của một dân tộc văn hóa có ý thức. 1.000 năm trước họ đã học Trung Hoa. 1.000 năm sau họ học phương Tây. Họ không sợ học của kẻ thù, chỉ sợ vô minh vì không học. Họ học sớm và học nhiều hơn Trung Hoa nhưng vẫn giữ được bản sắc, tổng hợp được văn hóa Đông Tây và Nhật Bản đã thành công.

NGUYỄN XUÂN XANH

Ông Diệm chết, nền dân chủ cũng chết theo, chỉ còn lại độc tài !

Tiêu chuẩn
Vẫn thói quen vu khống từ trước đến nay, chỉ có những kẻ nhẹ dạ hoặc những kẻ phản bội như Dương Văn Minh mới tin vào những chuyện này, vì cho dù không có bằng chứng mà họ vẫn khẳng định như đinh đóng cột. Ông Diệm bị chính cộng sản tiêu diệt, vì ông Dương Văn Minh có người em cộng sản và ông ngấm ngầm hợp tác với cộng sản để “thống nhất đất nước”, cho nên khi ông Diệm chết, miền Nam cũng không còn, và nền dân chủ cũng chết theo đến ngày nay. Báo chí được sử dụng để bôi nhọ hình ảnh ông Diệm như đã từng làm trước đây và đã thành công trong việc sử dụng phật giáo làm đòn bẫy chính trị. Ông Diệm là người sáng lập ra nền dân chủ cho nước Việt Nam, và khi ông chết, nền dân chủ cũng không còn.

Hãy nghe lời vu khống của báo chí “lề phải” của đảng cộng sản.

Trích đoạn :

Tuy nhiên, có một nghi vấn đau lòng: Sau khi xây dựng xong đường hầm bí mật nói trên, toàn bộ số công nhân tham gia xây dựng không còn được trở về với gia đình của họ nữa!

Để đảm bảo tuyệt đối bí mật, Ngô Đình Diệm đã bị mật ra lệnh thủ tiêu toàn bộ số công nhân này. 

Tôi hỏi cụ Nguyễn Đức Hòa: “Cụ có biết việc này không?”. Với vẻ mặt thật buồn, cụ bảo:”Tui cũng nghe nói rứa, nhưng thực hư không biết răng mô!”

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/63491/cuu-can-ve-chia-se-nhung-bi-mat-cua-ngo-dinh-diem.html

VietNamNet – Cựu cận vệ chia sẻ những bí mật của Ngô Đình Diệm | Cuu can ve chia se nhung bi mat cua
vietnamnet.vn
Thế nhưng, ít ai được đặt chân xuống đường hầm bí mật trong dinh thự của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm ở Đà Lạt và cũng ít ai biết cụ thể đường hầm được xây dựng từ lúc nào, ra sao? <br />

AI LÀ KẺ PHẢN BỘI LẠI DÂN TỘC VÀ TỔ QUỐC VIỆT NAM?

Tiêu chuẩn
Bạn biết tại sao Trung Quốc đã “thành công” trong tranh chấp ở Biển Đông, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? Bạn hãy nhớ lại xem cách đây mấy tháng có một phái đoàn của đảng cộng sản Việt Nam và Chính Quyền Việt Nam sang tận bên Trung Quốc và ký cam kết về Hoàng Sa và Trường Sa và thềm lục địa trên biển Đông? Bây giờ bạn đã biết hậu quả của nó thế nào, và ai là kẻ phải chịu trách nhiệm. Đảng cộng sản Việt Nam đã công khai phản bội lại tổ quốc Việt Nam, phản bội lại Dân Tộc Việt Nam để ký kết hiệp định bán biển, bán đất cho Trung Quốc, nhưng ngoài mặt thì họ giả vờ là bảo vệ đất nước. Họ còn xứng đáng ngồi đó độc tài lãnh đạo? Hay họ phải ra đi? Và ai có thể làm họ ra đi nếu họ không tự mình ra đi? CHÍNH BẠN VÀ TÔI. CHÚNG TA SẼ LÀM CHO HỌ RA ĐI NẾU HỌ KHÔNG MUỐN. NHỮNG KẺ PHẢN BỘI TỔ QUỐC SẼ PHẢI TRẢ GIÁ.
trích : VietNamNet – Hậu quả của việc không thực thi DOC tại biển Đông | Hau qua cua viec khong thuc thi DOC
Đặc biệt, TQ đã thành công trong việc xóa bỏ sự ám chỉ tới phạm vi địa lý của thỏa thuận (Việt Nam muốn nêu rõ tên Hoàng Sa) và xóa bỏ một điều khoản cấm nâng cấp các cơ sở hạ tầng vốn có tại các đảo chiếm đóng.