Tag Archives: Giáo Dục

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến

Tiêu chuẩn

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến

Huỳnh Long An
NQL: Nuối tiếc nền giáo dục của một chế độ không có nghĩa là nuối tiếc chế độ đó. Tất nhiên nền giáo dục VNCH không thể gọi là một nền giáo dục ưu việt, chỉ vì nền giáo dục hiện thời quá yếu kém khiến người ta không thể không nhớ thương nuối tiếc nền giáo dục xưa.

 
Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năngmà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”. Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương. Read the rest of this entry

Đề thi: Muôn thuở ‘Vợ chồng A Phủ’

Tiêu chuẩn

DV  : Làm sao có thể so sánh Việt Nam với Đức được ? Việt Nam là đất nước dân chủ nhân dân, đỉnh cao trí tuệ, đã có chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh rồi, thì cần gì phải phân với tích ? Còn nước Đức là nước “tư bản bóc lột”. Chúng ngu dốt nên bỏ cái chủ nghĩa siêu việt cộng sản, và lại chạy đi tìm đủ loại tư tưởng, loạn cả lên. Không nghe ông Hoàng Hữu Phước nói gì à ? Phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng. Đảng có nhiệm vụ giáo dục người dân, và đó là những gì đảng đã nỗ lực hết mình vì nhân dân. Các người phản động còn muốn gì nữa ?

 

Cùng là kỳ thi tốt nghiệp trung học, ở Việt Nam quy định “thí sinh không được sử dụng tài liệu, còn ở Đức thì “được phép sử dụng tài liệu trong bài thi”.

Đề thi ở Việt

Kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở Việt Nam vừa kết thúc. Đề thi môn Ngữ văn, phần chính, yêu cầu thí sinh “phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị qua cảnh đêm mùa xuân Mị muốn đi chơi và bị trói trong tác phẩm ‘Vợ chồng A Phủ’ của Tô Hoài“. Read the rest of this entry

Quốc gia khởi nghiệp (Start up Nation)

Tiêu chuẩn

Quốc gia khởi nghiệp là câu chuyện viết về sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Israel từ lúc lập quốc cho đến khi trở thành quốc gia có nền công nghệ hàng đầu thế giới. Quyển sách này có thể trả lời cho những thắc mắc làm thế nào một đất nước nhỏ bé lại có thể tồn tại giữa sự thù địch của các quốc gia lân cận, đối phó với những cuộc chiến giữ vững bờ cõi mà vẫn tạo ra sự sáng tạo vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ, quân sự và dân sự. Sách sẽ được Alpha Books xuất bản trong tháng 5/2013

Với ngòi bút sắc sảo, phong phú và tập trung những lời nhận xét thực tế từ những doanh nhân thành công hàng đầu, “ Quốc gia khởi nghiệp” đã đem đến những cái nhìn mới mẻ về con người và đất nước Israel, làm sáng tỏ phần nào những thành công tưởng chừng như không tưởng của đất nước nhỏ bé này. Cá tính quyết liệt, dám thách thức và sáng tạo không ngừng của những con người Do Thái lưu vong, chạy trốn và sống sót sau những cuộc thảm sát trong Chiến tranh thế giới thứ II, không cam chịu cuộc sống nghèo khó, họ đã cùng với những người theo Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái gầy dựng và bảo vệ đất nước Israel bằng chính sức lực của mình và khiến cả thế giới phải kinh ngạc. Read the rest of this entry

Nhân tài Việt “phục lăn” tinh thần Do Thái

Tiêu chuẩn

Có một thế hệ người tài đang tìm cách “mở đường máu” cho sự phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam thông qua tác phẩm “Quốc gia khởi nghiệp” – câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel.

TIN BÀI KHÁC

Câu chuyện về sự phát triển thần kì của Israel trong bối cảnh cực kì khốc liệt của dân tộc Do Thái lưu vong và liên tục bị đe dọa an ninh trong cộng đồng Ả Rập, Hồi giáo… đang là hướng nghiên cứu của nhiều doanh nhân VN có tầm tri thức như ông Đặng Lê Nguyên Vũ, ông Nguyễn Cảnh Bình, ông Trần Trọng Thành, Nguyễn Hồng Trường…

Đây có thể là một cuộc hội ngộ có tính chất lịch sử, khi mà lần đầu tiên người ta thấy những người có tiềm lực tài chính bắt đầu liên kết với giới tri thức – cùng nhau hướng về mục đích quốc gia hưng thịnh. Read the rest of this entry

Bộ ảnh ‘đừng bắt nạt em’ gây sốt

Tiêu chuẩn

Bộ ảnh trẻ em nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 của thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu gợi nhớ về thời ‘trẻ trâu’ của mỗi người. Xuất hiện trên Facebook chưa lâu nhưng 11 bức hình thu hút hơn 9.000 lượt người Like.

 

 

Bộ ảnh được thực hiện nhân ngày quốc tế thiếu nhi sắp tới. 11 bức hình là 11 cung bậc cảm xúc thay lời muốn nói của người anh, người chị với những đứa em. Read the rest of this entry

“Nick đã bị hiểu sai vì những lời bịa đặt vô căn cứ”

Tiêu chuẩn

DV Bình luận : Đố kỵ, ghen tuông, hận thù … là bản chất của đa phần con người Việt Nam. Vì thế người Việt không bao giờ biết thông cảm, tha thứ, yêu thương nhau. Thậm chí việc người không chân tay đến để chia sẻ và gợi hứng cho biết bao người tật nguyền, thì người Việt lại tự chia rẻ, chửi rủa nhau và bôi nhọ nhau. Thật không thể hiểu nỗi. Như thế thì nước Việt sẽ mãi mãi không có dân chủ, tự do, độc lập và hạnh phúc. Thật nhục nhã cho một dân tộc. Nick biết chuyện này thì sẽ thế nào ? Có lẽ anh ta sẽ mỉm cười và nói “tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện cho các bạn. Và tôi mong muốn rằng Người Việt phải yêu thương chính Người Việt”.

“Nick đã bị hiểu sai vì những lời bịa đặt vô căn cứ”

Nick Vujicic rời Việt Nam trong sự nuối tiếc của nhiều người về một người truyền cảm hứng vĩ đại nhưng cũng để lại không ít tranh cãi sau một bài viết của một nhà báo được lan truyền trên facebook.

Trả lời VietNamNet về những cáo buộc Nick được rất nhiều người Việt tin là thật, bà Nguyễn Thị Hòa Bình, Phó Giám đốc công ty First News, Phó ban tổ chức sự kiện Nick Vujicic đến Việt Nam khẳng định những thông tin bài viết kia đưa ra là hoàn toàn sai sự thật.

Tác giả bài viết trên facebook, và sau đó được nhiều báo đăng tải lại, cho rằng khi First News ký hợp đồng xuất bản sách của Nick ở Việt Nam, có một điều khoản bắt buộc là phải đưa Nick sang diễn thuyết ở Việt Nam. Điều này theo bà có đúng không?

Chúng tôi thực sự tiếc là trong lúc BTC còn đang phải bận rộn lo lắng cho sự kiện và sự an toàn của nhân vật cho đến phút chót thì những tin thiếu căn cứ như vậy lại được phát tán mạnh đến thế. Nhà báo đó không hề hỏi Ban tổ chức về hợp đồng đã ký và cũng chưa có bất kỳ báo nào đã đăng những thông tin này đến tận nơi, hỏi chúng tôi về bản hợp đồng đó, thế mà mọi thông tin được đưa lên báo cứ như đó là sự thật hiển nhiên. Read the rest of this entry

Những điều chưa biết về học giả Nguyễn Văn Vĩnh

Tiêu chuẩn

Những điều chưa biết về học giả Nguyễn Văn Vĩnh

Sau một thời gian dài bị phủ lấp dưới những định kiến, đến hôm nay, cái tên Nguyễn Văn Vĩnh đã bước ra ánh sáng với tư cách một học giả, nhà văn hoá lớn, có công hoàn thiện và phổ cập chữ quốc ngữ, đồng thời, thuộc thế hệ khai sinh văn học dịch và báo chí Việt Nam.

Nhưng, con người có bộ óc chứa đựng những tư tưởng kỳ vĩ, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội đương thời, có một cuộc đời oanh liệt và kỳ lạ đến phút chót, còn những gì mà hậu thế chưa nhìn rõ? Câu hỏi ấy phần nào được giải đáp trong bộ sách dài chín tập “Lời người man di hiện đại”, với tập 1 – Thiết chế làng xã của người nông dân Việt Nam phát hành vào tháng 8 tới, lần đầu tiên tuyển chọn và giới thiệu trước tác đồ sộ của Nguyễn Văn Vĩnh.

Phóng viên đã trò chuyện cùng ông Nguyễn Lân Bình, cháu nội của học giả Nguyễn Văn Vĩnh, đồng thời là người biên soạn bộ sách. Read the rest of this entry

‘Món nợ’ với giáo sư Trần Đức Thảo

Tiêu chuẩn
Gần nửa thế kỷ từ khi có chủ trương “quét sạch những nọc độc của Trần Đức Thảo trong việc giảng dạy triết học”, ngày 7/5, lớp hậu sinh ngồi lại nơi ngày xưa ông làm Phó Giám đốc, nhắc tới những “món nợ” mà ngày hôm nay cần trả.
Trần Đức Thảo, nhân văn giai phẩm, thế hệ vàng
Ngày 7/5, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo”.Ảnh: Lê Văn Long

Một con người đặc biệt

GS Trần Đức Thảo thuộc “thế hệ vàng một đi không trở lại” trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ 20:  học hành bài bản ở nước ngoài và trở về tham gia cách mạng.

Cuộc đời và sự nghiệp của ông được đánh dấu bằng những sự kiện tinh thần và chính trị đặc biệt: từ cuộc tranh luận với nhà văn nổi tiếng Jean Paul Sartre 1949 đến việc trở về Việt Nam tham gia cách mạng 1951/1952, từ sự hiện diện trong vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm 1956 đến việc trở lại và qua đời trong âm thầm tại Pháp 1993, và cuối cùng là việc tác phẩmTìm cội nguồn ngôn ngữ và ý thứcđược tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” đợt II, năm 2000.

Read the rest of this entry

3 chuyện ” Định hướng…”

Tiêu chuẩn

3 chuyện ” Định hướng…”

Mai Vũ -SH

c491e1bb8bnh-hc6b0e1bb9bng

Mai Vũ là một nickname tự nhận đang học lớp 5. Thỉnh thoảng vô chiếu Quê Choa đu đưa với các bác các cô các chú. Những cái còm của Mai Vũ rất vui. Nó vừa có chút hồn nhiên của trẻ nhỏ, nhưng vẫn ẩn chứa sự hài hước của một người lớn trải đời.

Sau đây là ba câu chuyện “định hướng” mà Mai Vũ “kể” năm 2010

Read the rest of this entry

‘Giáo dục cơ bản chỉ cần 9 năm’

Tiêu chuẩn

Bình : Giáo sư có đề cập đến các nước tiên tiến và phát triển, nhưng giáo sư không dám nói ra lý do tại sao họ có thể phát triển được. Cái phát triển đó họ có được là nhờ và nền kinh tế thị trường dân chủ và thượng tôn luật pháp. Chỉ có một thể chế chính trị dựa trên tự do tư duy và giáo dục và tự do chính trị mới có thể phát huy hết tiềm năng con người, thay vì nhờ vào thể chế chính trị ý thức hệ, độc đảng, độc tài, cai trị bằng luật rừng bởi những kẻ vô học của đảng cộng sản. Chỉ có con đường tự do, dân chủ và thượng tôn luật pháp mới có thể khiến nền giáo dục nước nhà khởi sắc. Việt Nam Cộng Hòa từ 1954 đến 1975 đã làm được điều đó cho dù họ bị tấn công và xâm lược từ miền Bắc, nhưng họ đã biến miền Nam trước 1975 thành Hòn Ngọc Viễn Đông, nơi hội tụ kinh tế, khoa học và văn hóa của cả vùng Đông Nam Á. Tất cả nhờ vào thể chế chính trị dân chủ của họ, được cố tổng thống Ngô Đình Diệm khởi xướng, thể hiện rõ trong hai bản hiến pháp 1956 và 1967 (http://hienphap.net/category/hien-phap-viet-nam/cac-hien-phap-da-co/). Nhưng kể từ sau 1975, với chế độ chính trị độc tài và ý thức hệ, nền giáo dục đã xuống hạng bét nhất thế giới.

– “Để có kiến thức, kĩ năng đi học nghề hoặc lao động giản đơn thì học đến hết bậc THCS là đủ. Muốn tiến bộ thì phải học suốt đời…” – GS Nguyễn Minh Thuyết nêu quan điểm.

CÁC TIN LIÊN QUAN
‘Nên bỏ 3 năm học trung học phổ thông’

Học sinh chỉ cần học hết lớp 9?

Các nhà giáo nói gì về clip luận về giáo dục?

Nhìn thẳng vào sự thật từ clip luận về giáo dục

phổ thông, lớp 9, cơ bản, học sinh, giáo dục, đổi mới
Ảnh Lê Anh Dũng

Mong bạn trẻ ngày càng thẳng thắn…

– Thưa GS, ông đã xem clip “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” chưa và có cảm thấy thú vị với clip này?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi có đọc bản ghi nội dung clip và thấy bạn thanh niên trên clip đã nhận xét rất thẳng thắn và có nhiều ý kiến đúng về thực trạng giáo dục Việt Nam (GDVN) cũng như phản ánh tâm trạng của khá nhiều học sinh VN hiện nay.

Nhưng những điều bạn ấy nói không mới. Tất cả đã được các chuyên gia giáo dục, dư luận báo chí nói cả rồi. Song nếu đúng những lời trong clip thể hiện suy nghĩ riêng của bạn ấy thì đây là lần đầu tiên một học sinh phát biểu được nhiều vấn đề nổi cộm của giáo dục hiện tại.

– Bản thân ông có ủng hộ những hành động bày tỏ chính kiến, trăn trở như của bạn trẻ này khi bàn về giáo dục nước nhà?

Tôi mong ngày càng có nhiều bạn trẻ bày tỏ ý kiến thẳng thắn về các vấn đề giáo dục và xã hội. Nhưng có nhiều cách để bày tỏ ý kiến đưa lên mạng xã hội, ý kiến lan tỏa nhanh nhưng chưa chắc đã hiệu quả hơn những cách làm truyền thống như gửi bài cho báo chí, gửi kiến nghị cho các cấp lãnh đạo giáo dục địa phương cũng như Bộ GD-ĐT.

Những điều bạn thanh niên nêu trong clip nhìn chung là đúng nhưng sẽ đầy đủ hơn nếu bạn ấy đề cập cả trách nhiệm của học sinh trong thực trạng của giáo dục hiện nay. Bản thân người học sinh đóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục. Các bạn có hoài bão, quyết tâm và phương pháp học tập đúng đắn thì giáo dục mới đạt được mục tiêu đề ra.

– Ông có nghĩ đây là việc quá “nổ” hay muốn tạo sự chú ý của một người trẻ?

Theo tôi, bạn thanh niên trong clip nên quan tâm đến những ý kiến bình phẩm về động cơ và cách thể hiện của mình. Ở VN, một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường tung lên mạng clip nói về nền giáo dục, về các thầy cô như vậy, thực sự là không phù hợp với chuẩn mực ứng xử thông thường.

Nhưng, về phần người nghe thì chúng ta nên quen dần với cách nghĩ “thoáng” của lớp trẻ, cách hành xử riêng biệt của mỗi người. Điều đáng quan tâm hơn là bạn trẻ ấy phát ngôn với mục đích gì, có tình thần xây dựng hay không và nội dung phản ánh của bạn ấy có đúng không.

Giáo dục cơ bản chỉ cần 9 năm

– Một trong những phát ngôn gây chú ý nhất của cậu học trò là “chỉ cần học đến lớp 9 là đủ”- quan điểm của GS về vấn đề này?

Tôi cho rằng học không bao giờ đủ cả. Đến già vẫn phải học. Thầy tôi, GS Nguyễn Tài Cẩn, là một tấm gương như vậy. Sinh thời, ông là một học giả thông kim bác cổ không mấy ai bì kịp, nhưng ngoài 50 tuổi vẫn học tiếng Nhật và về sau, ông sử dụng được ngoại ngữ này phục vụ cho công tác nghiên cứu của mình.

Nhưng để có kiến thức, kĩ năng đi học nghề hoặc lao động giản đơn thì học đến hết bậc THCS là đủ. Nền giáo dục trong 9 năm gọi là nền giáo dục cơ bản, bắt buộc.

Sau 9 năm, bên cạnh một bộ phận học sinh vào trường nghề, những bạn tiếp tục học lên THPT nên được học theo một chương trình thiết thực cho nghề nghiệp tương lai mà các bạn ấy chọn ở CĐ hoặc ĐH.

Chương trình THPT khi đó chỉ nên có 4 môn bắt buộc là Ngoại ngữ và 3 môn phù hợp với ngành nghề tương lai do các bạn ấy chọn (chẳng hạn, Toán – Lý – Hóa hoặc Văn – Sử – Địa), bên cạnh đó có một vài môn tự chọn chỉ lấy điểm trung bình để cộng vào kết quả thi tốt nghiệp theo trọng số nhất định. Học như vậy, việc học sẽ hứng thú hơn và thi cử sẽ nhẹ nhàng hơn; không còn phải chờ đợi, đoán già đoán non và đối phó với các môn thi nữa.

Song có một điều tôi muốn nói với các bạn học sinh: Các bạn chính là nhân tố quyết định thành công, thất bại của bản thân mình và của một nền giáo dục.

Xưa, dưới thời phong kiến, sĩ tử chỉ mài đũng quần học những điều viển vông nhưng không phải nền giáo dục ấy không xuất hiện những người lỗi lạc. Ví dụ, thời Trạng nguyên Lương Thế Vinh, toán học và khoa học tự nhiên rất xa lạ với nhà trường Việt Nam nhưng ông lại là người có cuốn sách đầu tiên về toán ở VN là “Toán pháp đại thành” và rất giỏi tính toán, đo đạc, được người dân tôn vinh là Trạng Lường, thờ như một vị phúc thần.

Thời Pháp thuộc, nền giáo dục có nội dung khoa học và cách đào tạo tiến bộ hơn hẳn thời phong kiến. Song, về tư tưởng, chương trình của nhà trường thực dân không dạy học sinh làm cách mạng để giải phóng dân tộc. Nhưng từ những mái trường này cũng xuất hiện nhiều trí thức yêu nước, nhiều nhà cách mạng xuất sắc.

Dẫu nền giáo dục còn bất cập nhưng nếu thanh thiếu niên có hoài bão, quyết tâm và phương pháp học tập đúng đắn thì các bạn vẫn có thể thành tài và đóng góp vào sự phát triển của nước nhà. Nếu các bạn học hành chểnh mảng, lười biếng, thi cử trông chờ quay cóp thì chỉ góp phần làm giáo dục thêm bất cập mà thôi.

Đổi mới đang xây dựng trên giả thiết 12 năm

 

– Theo hiệu trưởng Trường ĐH FPT, GD VN dường như đang làm từ ngọn khi bắt tay đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau 2015 nhưng lại bỏ qua gốc rễ là chuyện chỉ học 9 năm hay 12 năm. Ý kiến của GS về vấn đề này như thế nào?

Hiện ngành giáo dục đang thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng CSVN về đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015. Cũng cần thấy chương trình, SGK năm 2002 đã thực hiện trên 10 năm; bây giờ có bắt tay vào việc xây dựng ngay chương trình, SGK mới thì cũng phải đến năm 2018, 2019 mới có thể triển khai đại trà bộ chương trình, SGK mới này. Khi đó thì chương trình, SGK năm 2002 đã thực hiện được 16, 17 năm rồi.

Nhưng đúng là trước khi bắt tay vào soạn thảo chương trình mới, cần giải quyết nhiều vấn đề chung đã, ví dụ: Hệ thống GD phổ thông là mấy năm? Có mấy cấp học, mỗi cấp học mấy năm, học bao nhiêu môn? Học sinh học 1 buổi hay 2 buổi/ngày? Phân luồng, phân ban thế nào? Thậm chí, bắt đầu học chữ từ khi nào? Nhiều nước Âu Mỹ học chữ từ bậc mầm non, ta có dạy chữ sớm như vậy không, vì sao?

Theo tôi biết, việc xây dựng chương trình mới vẫn đang dựa trên giả thiết tất cả như hiện nay.

– Nhiều chuyên gia cũng cho rằng thay vì viết sách mới, ta có thể “nhập khẩu” chương trình, SGK của các nước tiên tiến. GS nghĩ sao về ý kiến này?

Theo tôi biết, Bộ cũng đã cử người đi học tập, nghiên cứu chương trình nước ngoài. Nhưng người VN ta thường học kinh nghiệm nước ngoài không đến nơi đến chốn, chỉ đại khái thôi, sau đó biến dạng đi để “phù hợp với thực tế nước nhà” nên rất nhiều mặt ta làm không thành công.

Các nước tiên tiến đã đi trước ta vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm (nhờ vào thể chế chính trị dân chủ và thượng tôn luật pháp) và đã thành công thì ta nên học triệt để. Có như vậy mới xây dựng được nền GD mới thật tốt.

Tất nhiên, về các môn khoa học xã hội thì ta chỉ học ý tưởng và phương pháp của họ, còn nội dung thì phải tự soạn lấy. Nhưng môn toán và nhiều môn khoa học tự nhiên nên học theo các nước tiên tiến. Như thế vừa tiết kiệm thời gian, kinh phí, lại vừa hiệu quả hơn.

Văn Chung(thực hiện)