Tag Archives: Quê Choa

Chuyện thờ cúng

Tiêu chuẩn

Chuyện thờ cúng

Năm Xu

images833574_3

Gần đây mới đọc một bài của một bác đi tây cũng lâu, ở Châu Âu, dè bỉu việc thờ ông địa ở các cửa hàng của người Á Châu. Bỏ qua chuyện bỉ bai tín ngưỡng (rất là không tốt) thì việc ở ta có thời phá đền chùa miếu mạo, phá cả đàn Nam Giao, cũng xuất phát từ những não trạng vô thần, phủi cả tín ngưỡng dân gian như thờ cúng tổ tiên, thờ thổ công thổ địa (dù ngô nghê nhưng lương thiện, không mê tín, không dị đoan). Vô thần và triệt tiêutín ngưỡng (của người khác) là mặt bên kia của thái độ độc tôn tư tưởng, ý thức hệ (của mình). Cho nên phái rất tránh các bác có suy nghĩ bài bác tín ngưỡng.

Read the rest of this entry

3 chuyện ” Định hướng…”

Tiêu chuẩn

3 chuyện ” Định hướng…”

Mai Vũ -SH

c491e1bb8bnh-hc6b0e1bb9bng

Mai Vũ là một nickname tự nhận đang học lớp 5. Thỉnh thoảng vô chiếu Quê Choa đu đưa với các bác các cô các chú. Những cái còm của Mai Vũ rất vui. Nó vừa có chút hồn nhiên của trẻ nhỏ, nhưng vẫn ẩn chứa sự hài hước của một người lớn trải đời.

Sau đây là ba câu chuyện “định hướng” mà Mai Vũ “kể” năm 2010

Read the rest of this entry

Bảy câu hỏi dành cho ông Huỳnh Phong Tranh

Tiêu chuẩn

Bảy câu hỏi dành cho ông Huỳnh Phong Tranh

Người yêu nước-DL

271012_thoi-su_cau-hoi_danviet

 

Nghe ông phát biểu hùng hồn rằng “Cần phải cưỡng chế các nhóm công dân tham gia biểu tình có màu sắc chính trị”, tôi xin hỏi ông một số câu hỏi sau:

1/ Định nghĩa của ông về “Màu sắc chính trị” là như thế nào? Người dân bị mất đất, bị quan lại địa phương bắt chẹt, có phải khi họ đấu tranh đòi cái Nhà nước “Do Dân, vì Dân” của ông phảiđứng ra bảo vệ họ, thì sẽ bị coi là có “Màu sắc chính trị” phải không?

Read the rest of this entry

Hứa hẹn về một nước Việt Nam dân chủ

Tiêu chuẩn

Hứa hẹn về một nước Việt Nam dân chủ

Vũ Đức Khanh – Asia Sentinel

Đại diện những người ký tên “Bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992″ trao Kiến nghị cho Ủy ban sửa đổi Hiến – 4/2/2013.

Đại diện những người ký tên “Bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992″ trao Kiến nghị cho Ủy ban sửa đổi Hiến – 4/2/2013.

Các học giả và những người bất đồng quan điểm chính trị công bố một bản tuyên ngôn.

Sự đấu tranh cho một nền dân chủ và cải cách chính trị ở Việt Nam đã tìm được một khẩu hiệu để giương cao. Nó được gọi là Kiến nghị 72, với con số “72” tượng trưng cho số học giả và những cựu công chức trong chính quyền, những người đã soạn và đề nghị một bản hiến pháp khác thay thế cho bản đang có hiệu lực. Kiến nghị 72, cùng với những đệ trình để thay đổi quan trọng khác, có thể sẽ xóa bỏ hệ thống chính trị một đảng duy nhất tại Việt Nam.

“Chính trị hóa” làm tê liệt xã hội

Tiêu chuẩn

“Chính trị hóa” làm tê liệt xã hội

BS. Nguyễn Quang Bình Tuy-BVN

 10-cau-hoi12

Nhân việc bàn về “phi chính trị hóa quân đội”, cũng là cơ hội để chúng ta nhìn lại hàng loạt vấn đề của xã hội hôm nay như đạo đức suy đồi, quá tải bệnh viện, giáo dục xuống cấp, thanh niên không có tay nghề lẫn kỹ năng làm việc, không thể tuyển người giỏi vô làm công chức… Có thể khẳng định, đó là do chúng ta “chính trị hóa” mọi mặt của đời sống xã hội. Chính trị hóa len lỏi tới mọi ngành nghề, mọi giới và mọi nơi. Chính trị hóa đã làm xơ cứng xã hội, làm tê liệt xã hội, khiến không ai dám nói thật vì sợ“phản động”, không ai dám làm vì sợ “làm trái ý lãnh đạo”, không ai dám sáng tạo vì sợ “lãnh đạo biết mình giỏi hơn”… Suy cho cùng, ai cũng phải căng thẳng, vắt óc suy nghĩ để nói gì và làm gì sao cho đẹp lòng lãnh đạo để mà sống vì miếng cơm manh áo. “Nói thật thì sợ mất lòng” nên đành phải… nói dối. Mà nói dối lâu ngày thành thói quen và trở thành bản chất của mình lúc nào không hay. Hậu quả là mọi người chỉ nói theo những gì lãnh đạo (cơ quan, tổ chức…) đã nói và muốn nghe. Những ai tồn tại và được thăng tiến được trong môi trường đó thì gần như chắc chắn cũng thuộc hàng “nịnh hót” và “miệng lưỡi đỡ tay chân” mà thôi. Mà người giỏi, người tài thì không ai thích làm chuyện đó cả, mà họ cần một lãnh đạo anh minh, biết tạo đất để họ dụng võ, phát huy hết khả năng của mình. Thế thì làm sao chúng ta có được người giỏi người tài, khi mà hiện nay tiêu chí xét thăng chức quản lý từ cấp thấp nhất là phó phòng, phó khoa của một bệnh viện bắt buộc phải là… đảng viên Đảng Cộng sản bất kể chuyên môn “có vấn đề”!

 Chúng ta đã trải qua nhiều thời kỳ: chiến tranh, bao cấp, đổi mới. Dễ nhận ra rằng, khi “chính trị hóa” càng rộng ra nhiều mặt của xã hội thì không khí càng “nghẹt thở” và càng trở nên “bí hiểm”. Trước đây, thời bao cấp do chính trị hóa cả lĩnh vực kinh tế nên hậu quả là ai cũng trở thành “tội phạm” vì bán các mặt hàng cơ bản như thực phẩm, hàng gia dụng… mặc dù chỉ đơn thuần là “làm để kiếm ăn”. Lúc đó chúng ta gọi một cách khinh miệt những người buôn bán là “bọn con buôn” và đổ hết những lý do làm kinh tế xáo trộn lên đầu họ. Sau khi mở cửa và “đổi mới”, chúng ta “thôi chính trị hóa” lĩnh vực kinh tế bằng cách dẹp bỏ chế độ tem phiếu và cửa hàng bách hóa, trả lại việc buôn bán cho dân nên kinh tế phát triển, có của ăn của để, và những người buôn bán được gọi một cách trìu mến là “thương nhân”, “doanh nhân”. Nói vậy không phải để bình phẩm đúng sai của lịch sử, nhưng để cho thấy cũng cùng một vấn đề, nhưng nếu nhìn dưới một lăng kính “chính trị” thì sẽ thấy đâu cũng là “kẻ thù”, cũng là “phản động”, nhưng nếu nhìn với lăng kính “dân sự” thì ai cũng có công đóng góp phát triển đất nước.

 Như vậy có bao nhiêu lĩnh vực nữa mà chúng ta đã gỡ bỏ thành công cái “vòng kim cô” “chính trị hóa” và trả nó về “dân sự”, và rồi nhận ra rằng “tại sao ta không gỡ nó sớm hơn, vì nó có hại gì đâu?”. Đơn cử một lĩnh vực nữa chúng ta đã làm được, đó là người dân được tự do đi nước ngoài, điều mà cách đây không lâu là “phạm pháp”, là “phản bội Tổ quốc”, thậm chí du kích được quyền bắn bỏ ngoài bãi biển bất kỳ ai “đi vượt biên” mà không cần xét xử. Thế rồi mở cửa… nhưng vẫn chưa mở hết với lĩnh vực này. Tôi nhớ cuối những năm 1990 đầu những năm 2000 muốn làm passport phải khai báo là “thất nghiệp” hoặc “lao động tự do”, chứ nếu khai là trí thức như bác sĩ, dược sĩ… thì không thể nào được cấp passport. Ngày nay thì mọi người đều có thể làm passport một cách tự do mà không cần có lý do, muốn đi nước nào thì đi, miễn nước đó nhận mình, kể cả “đế quốc Mỹ”. Vậy thực sự việc đi nước ngoài có quá nguy hiểm với chế độ, có “làm mất chế độ” như chúng ta từng lo sợ không? Ngược lại nữa là khác! Lượng kiều hối quay ngược lại để phát triển đất nước là một minh chứng thưc tế.

 Thử nhìn vào Bắc Triều Tiên xem lãnh đạo họ hành xử có bất thường không? Nếu trả lời “có”, tức là chúng ta đã thoát ra rồi, đang đứng ngoài nhìn vào họ. Nếu chúng ta đứng chung với họ thì sẽ trả lời là “không có gì bất thường”. Quay ngược lại thời bao cấp, hình ảnh của chúng ta trong con mắt của thế giới giống y như vậy, giống đến từng chi tiết nhỏ nhất. Giờ đây, chúng ta đang cố giữ thể chế “toàn trị”, cái mà thế giới phương Tây văn minh họ lên án rất nhiều vì nó làm khổ dân, làm suy yếu đất nước và khuyên chúng ta nên thay đổi để có lợi cho chính chúng ta, giúp chúng ta phát triển hơn, văn minh hơn, đồng thời bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tốt hơn. Vậy hãy thử dũng cảm “nhảy ra” khỏi cái vòng luẩn quẩn đó thì mới thấy chúng ta “đang bất thường”. Đừng cố thanh minh và biện minh làm gì, chỉ tốn thời gian và càng chứng tỏ mình “tham quyền cố vị” mà thôi. Muốn xem một trận bóng hay thì phải ngồi ở khán đài, chứ đâu ai đứng trong sân mà xem. Hãy thử đứng ở khán đài một lần để có cảm giác như thế nào là bình thường và bất thường.

 Quay sang Miến Điện, những cú xoay chuyển ngoạn mục của họ có làm họ suy yếu thêm không? Có làm họ “lệ thuộc Mỹ” không hay là thoát khỏi “gọng kìm Trung Quốc”? Có bị ai “giật dây” không? Dân họ sướng hơn hay khổ hơn sau cú chuyển xoay đó? Xã hội của họ có bị rối loạn không hay là dễ thở hơn nhiều? Với đà này, chỉ cần 10 năm nữa họ sẽ vượt qua mặt chúng ta ngay, chắc chắn là vậy. Phải nói ngay, Mỹ không có tham vọng lãnh thổ, không chiếm nước ta, trong khi Trung Quốc nhiều lần bành trướng xâm lược nước ta. Minh chứng cho điều này là chỉ khi Mỹ rút khỏi chiến tranh Việt Nam thì Trung Quốc mới dám khởi binh chiếm Hoàng Sa. Như vậy ai dã tâm thì đã biết rõ rồi.

 Các vấn nạn xã hội hôm nay mà chúng ta đang phải đối mặt đều có cùng một nguyên nhân là “chính trị hóa”. Do chính trị hóa nên nhiều lĩnh vực đáng lẽ thuộc dân sự, nhưng lại được tổ chức và vận hành mang màu sắc chính trị. Hậu quả là, các tiêu chí đánh giá tổ chức dân sự đó tốt hay xấu đáng lý ra phải dựa vào các tiêu chuẩn chuyên môn, nhưng lại dựa vào tiêu chí chính trị! Hãy thử phân tích từng quốc nạn sẽ rõ.

 1. Quá tải bệnh viện

 Tôi thấy trải qua bao đời Bộ trưởng Bộ Y tế, và với quyết tâm chính trị rất lớn là làm sao để giảm quá tải bệnh viện, nhưng đều thất bại. Kết quả là quá tải bệnh viện lớn, chuyên môn sâu ở Hà Nội và Sài Gòn vẫn là vấn đề nhức nhối chưa có lời giải. Bộ trưởng nào lên cũng tìm một lý do để giải thích cho sự quá tải đó, nhưng tất cả đều là mệnh lệnh hành chánh và không thể thành công trong thực tiễn. Các giải pháp “ngăn sông cấm chợ” (khám bệnh theo tuyến, trái tuyến trả tiền cao hơn) đã từng làm và từng thất bại, nhưng nay lại tiếp tục đem ra làm, và chắc chắn sẽ thất bại tiếp. Sao không thử nghĩ, nếu con của Bộ trưởng bị bệnh nguy cấp trên đường đi công tác, Bộ trưởng có dám đưa con vô cấp cứu tại một bệnh viện tỉnh không, chưa nói đến bệnh viện huyện, hay là tức tốc về Sài Gòn hay Hà Nội để cứu chữa, hay thậm chí bay sang nước ngoài? Thế thì tại sao lại bắt người dân phải vô khám những nơi điều trị kém như vậy? Ngày càng có nhiều bệnh viện cấp tỉnh kém về chuyên môn, mặc dù có trang bị trang thiết bị hiện đại, thì người dân ngày càng kéo về thành phố lớn. Tại sao như vậy?

 Tại vì, không gì thay thế được con người cả. Nếu thay được, người ta đã chế tạo ra máy khám bệnh rồi, và không cần đào tạo bác sĩ làm chi cho tốn công, tốn tiền… Mà muốn có con người tốt thì phải được tổ chức tốt, thì mới thu hút được người giỏi ở lại và cống hiến hết mình. Chỉ cần có người giỏi làm việc thì không cần đầu tư máy móc hiện đại, cũng giải quyết nhiều vấn đề rồi. Mà muốn những người này ở lại làm, cách duy nhất là phải có lãnh đạo khoa, lãnh đạo bệnh viện giỏi, và…không cần là đảng viên!

 Người giỏi chuyên môn thì sẽ lấy tiêu chí chuyên môn ra để phấn đấu và để đánh giá nhân viên dưới quyền, kết quả là chuyên môn ngày càng cao và tăng uy tín cho bệnh viện. Còn người thăng tiến nhờ chính trị mà chuyên môn kém thì chắc chắn sẽ tập hợp quanh mình những người kém cỏi và khiến nhiều người giỏi và tâm huyết nghề nghiệp phải ra đi. Đó là chưa kể họ sẽ tham nhũng thông qua việc mua sắm thiết bị chất lượng kém với giá cao, bất chấp có ảnh hưởng tới hoạt động chuyên môn. Hiếm có người nào thăng tiến nhờ chính trị mà lại vừa giỏi chuyên môn. Tôi có bạn bè làm trưởng phó khoa, thậm chí giám đốc bệnh viện, họ tâm sự “vô Đảng cho có thôi, chứ mình chỉ thích làm chuyên môn”.

 Như vậy hăy trả tổ chức bệnh viện về “dân sự” và thay đổi tiêu chí đánh giá bệnh viện dựa trên uy tín của bệnh viện về chuyên môn với dân chúng. Chỉ cần 64 tỉnh thành có 64 bệnh viện tỉnh thực sự giỏi chuyên môn là đủ sức giảm tải cho bệnh viện ở hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn. Không ai muốn tốn tiền tốn bạc, ăn dầm nằm dề tại các bệnh viện thành phố, phải bỏ công ăn việc làm để nuôi bệnh cả.

 Tình hình hiện nay, chúng ta có dũng cảm “bỏ tiêu chuẩn đảng viên” trong lựa chọn giám đốc bệnh viện cũng như trưởng và phó khoa phòng không? Song song đó là thi tuyển giám đốc để chọn ra 64 giám đốc bệnh viện tỉnh giỏi, biết làm việc, có tâm với ngành. Chỉ cần vậy, trong vòng 5 năm sẽ xóa ngay tình trạng quá tải bệnh viện thành phố.

 2. Giáo dục xuống cấp và đạo đức suy đồi

 Giáo dục cũng tương tự, từ cấp tổ phó bộ môn trở lên phần lớn là đảng viên. Đó là chưa kể chương trình giáo dục chúng ta quá nặng nề về chính trị. Ngay cả dạy lịch sử, chúng ta cũng không khách quan, mà nặng tính chính trị, lồng ghép bình luận lịch sử theo quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản. Chính vì cách dạy lịch sử như vậy, nên không thể có lịch sử hay, không thể trách tại sao học sinh không biết lịch sử nước ta qua 4000 năm lịch sử hay tới mức nào. Ba tôi là Giáo sư dạy sử tiểu học thời chế độ Việt Nam Cộng hòa, chỉ cần nghe ông kể chuyện sử trong mỗi bữa ăn tôi cũng đã thuộc rồi, và thấy rất hay. Tôi biết tại sao có Trịnh-Nguyễn phân tranh, tại sao có dải đất phía Nam trù phú, tại sao ngoài Bắc có “con cả” nhưng trong Nam không có, mà bắt đầu là “con thứ Hai”, tại sao có áo dài Việt Nam, từ thời nào bắt đầu mặc quần hai ống, Huyền Trân Công Chúa có công như thế nào… rất rất và rất nhiều điều để nói.

 Đạo đức xuống cấp là do chúng ta không dạy học sinh cách ứng xử, cách xưng hô, thưa gởi như thế nào. Con tôi mới học lớp 1, nhưng nó đột nhiên hỏi tôi: “Ba, bộ Bác Hồ tốt lắm hả Ba?”. Tôi ngạc nhiên và thắc mắc, tại sao chuyện “đi thưa về trình” tôi lại phải nhắc mỗi ngày cả năm rồi mà nó vẫn quên hoài, có ông bà nội ngoại đến thăm thì phải nhắc nó liên tục để thưa, trong khi lại hỏi chuyện đó với một thái độ rất ngưỡng mộ! Tôi hỏi con “Vậy con biết Bác Hồ là ai không?”. Con trả lời “Dạ không. Nhưng Bác Hồ cho mình cơm ăn áo mặc, tốt lắm Ba”. Tới đó tôi cũng không biết nói gì hơn. Phải chi nhà trường dạy nó cách thưa Ba Mẹ đi học thì nói làm sao (“Thưa Ba Mẹ con đi học”) và cách trình khi về nhà như thế nào (“Thưa Ba Mẹ con đi học về”) và cách đứng nghiêm, khoanh tay, cúi đầu như thế nào và bắt các em thực tập tại lớp. Tôi đảm bảo chỉ cần có một lần như vậy, các em sẽ nhớ và làm theo ngay, vì các em rất nghe lời cô giáo, hơn cả ba mẹ. Những gì cô thầy dặn ở lớp, các em rất nghe theo, và về nhà đòi cho bằng được. Điển hình là đòi quà sinh nhật bạn trong lớp, tối 9-10 giờ phải đi mua cho bằng được, không thì không dám đi học nữa?!

 Thiết nghĩ, mỗi lứa tuổi các em sẽ thường gặp những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Làm sao để các em biết ứng xử trong hoàn cảnh đó, biết phát hiện tình huống nguy hiểm và biết cách thoát ra bằng cách nào. Chỉ bao nhiêu đó thôi cũng đủ để giảm đi rất nhiều tình huống bi thương như nạn hiếp dâm trẻ em, mà người phạm tội lại chính là những người thân hay lại chính là thầy giáo như đã thấy. Đừng dạy quá nhiều chính trị, triết học suốt cả 12 năm học, rồi lên Đại học cũng dạy tiếp tục, mặc dù cả người dạy và người học đều biết rõ nó vô bổ và phi thực tế, nhưng lại là cái “cần câu cơm” cho các giáo viên dạy các môn đó.

 Người nước ngoài họ không khinh ta nghèo hay giàu, mà chỉ khinh ta không biết cách ứng xử nơi công cộng. Ngay cả chúng ta với nhau, cũng đôi lúc thốt ra câu này “giàu mà hành xử chẳng ra gì”. Vậy hãy dạy các em đừng hành xử “chẳng ra gì” như vậy, để các em “thành người”. Không có gì khó cả, chỉ cần dựa vào nhu cầu sống hàng ngày, các em lứa tuổi đó thì dạy gì để sống với cộng đồng.

 – Tiểu học: dạy đi thưa về trình, yêu quý ông bà cha mẹ thể hiện như thế nào, cách chào khách khi có khách tới nhà, cách giữ vệ sinh bản thân.

 – Trung học cơ sở: giáo dục giới tính, nhận diện những tình huống nguy hiểm cho giới tính và cách thoát ra, cách đi đường, cách ứng xử nơi công cộng (nói nhỏ, nhường người lớn tuổi và phụ nữ, xếp hàng, đón xe buýt…)

 – Trung học phổ thông (cấp 3): cách thuyết trình, nói chuyện trước đám đông, cách giao tiếp ngoài xã hội, cách nói chuyện với người nước ngoài, cách ứng xử với bạn bè cùng phái và khác phái, hậu quả cho bé gái của việc quan hệ tính dục khi chưa đủ tuổi trưởng thành, tình yêu trong sáng…

 Nhân cách con người hình thành qua các cách hành xử hàng ngày, lâu dần thành thói quen và trở thành bản chất của một con người, thông qua quá trình sống ở gia đình và học ở trường. Nhà trường có tác động rất lớn tới việc hoàn thiện nhân cách của trẻ. Do đó phải dạy trẻ, mà không chỉ dạy, mà phải uốn nắn từng chi tiết, để làm sao trẻ thực tập được, ứng xử như một người văn minh, có văn hóa, gọi là “có học thức”. Điều đó cần cả nội dung hay, giáo trình hấp dẫn, cách dạy có phương pháp, lẫn người thầy gương mẫu.

 Khó để có người thầy như vậy trong xã hội ngày nay, nhưng nếu không bắt đầu thì sẽ mai một dần, sẽ hết dần những người có tâm huyết với giáo dục, chỉ còn lại những người toan tính về chính trị thì sẽ mất đi cái “đậm đà bản sắc văn hóa” mà chúng ta treo nhan nhản ở mỗi trường học. Nhưng cái bản sắc đó là gì, thì chưa chắc ông Bộ trưởng biết mô tả cụ thể, nói chi đến đưa ra chiến lược rồi triển khai thực tế, là khoảng cách rất xa.

 Hãy trả giáo dục về dân sự, sức sáng tạo mạnh mẽ của người Việt sẽ làm nên những điều kỳ diệu mà không cần phải tốn nhiều thời gian, không cần phải “nhập khẩu” chương trình giáo dục, cũng không cần mời chuyên gia nước ngoài nào cả. Chỉ cần “phi chính trị hóa” nền giáo dục, để từng người hiến kế mà không bị quy chụp, không bị cho là phản động.

 3. Không thể tuyển người giỏi làm công chức

 Các ngành như Hải quan, Thuế, cơ quan nhà nước… thì đâu cần phải chính trị hóa. Làm công chức đâu nhất thiết phải theo Đảng Cộng sản hay bất kỳ một đảng nào khác? Việc chính trị hóa làm cho các công chức “tưởng mình là ngon” nên cứ “vênh vênh” và la ó chửi bới người dân rất khó coi. Chưa kể ăn cắp giờ công để làm việc riêng, tạo nên sức ỳ cho nền hành chánh nước nhà.

 Các cơ quan làm công việc hành chánh cần chuyển về dân sự, không cần tuyển dụng dựa vào “lý lịch tốt” mà bỏ qua các yếu tố chuyên môn giỏi. Việc thăng chức cũng dựa vào chuyên môn, chứ không dựa vào lý lịch và đảng viên, sẽ loại bỏ những thái độ hống hách đặc quyền hiện nay. Lúc đó chính quyền sẽ trở nên thân thiện hơn với dân, mọi người sẽ làm việc theo chuyên môn, theo luật chứ không theo bất kỳ một mệnh lệnh chính trị nào khác.

 Khi “dân sự hóa” các cơ quan hành chánh, một người công chức sẽ thấy trách nhiệm mình lên cao, phải làm gì để xứng đáng với vị trí đó, nếu vi phạm thì vẫn bị đuổi việc nghiêm khắc bởi người trực tiếp quản lý thì thái độ sẽ tốt hơn nhiều, bởi lúc đó họ biết rằng không còn chỗ dựa nào khác ngoài sếp trực tiếp của mình. Khi người công chức thấy người quản lý của mình xử lý anh minh, có chuyên môn cao, xử lý tình huống tốt và đáng để học hỏi, tự động anh ta sẽ phải làm việc hết mình và không dám chểnh mảng.

 4. Báo chí và truyền thông không dám nói thật

 Khi thông tin bị kiểm soát bằng chính trị, chứ không phải bằng luật thì không ai dám nói thật. Báo chí không tự do, không thể tạo ra tranh luận để tránh sai lầm đáng tiếc. Một vấn đề càng được tranh luận nhiều chiều, nó sẽ càng đi tới đồng thuận và thiệt hại do sai lầm khi triển khai càng thấp. Đó là mặt tích cực của báo chí cần phải được nhìn nhận. Có thể xem các điển hình của sự tranh luận là hầm Thủ Thiêm, dự án bô-xít Tân Rai, dự án tàu cao tốc Bắc-Nam…

 Khi mọi phát biểu đều phải “rào trước đón sau”, đều sợ “phạm thượng” thì sẽ không có góp ý chân thành, không có lời nói thật để nghe, và chắc chắn sẽ lạc lối.

 Sự tranh luận tự do sẽ làm cho vấn đề trở nên khách quan và ngày càng sát thực tế. Nhu cầu đó chắc chắn một xã hội nào cũng cần. Nhưng nếu bị “chính trị hóa” như hiện nay, ai cũng sợ bị chụp mũ, bị ghép tội, thì chẳng ai dám nói thật, vì nói thật chỉ “rước họa vào thân” mà thôi.

 5. Nghệ thuật không có tác phẩm hay

 Chúng ta hay than vãn vì sao ngày càng không có tác phẩm nghệ thuật hay. Câu trả lời là, nó phụ thuộc với mức siết và kiểm duyệt vì mục đích chính trị. Người nhạc sĩ, thi hào, văn hào, nghệ sĩ… chỉ có thể cống hiến những tác phẩm hay nhất khi họ đạt được sự rung cảm cao nhất khi sáng tác, thể hiện… Lúc đó, họ sẽ cảm thấy “mình ở trong đó” và nói lên hết những gì từ đáy lòng. Việc kiểm duyệt làm họ nhụt chí và không còn sáng tạo nữa. Sáng tác nhiều lúc là ngẫu hứng chứ đâu phải “theo giờ giấc” được.

 Sự tự do nói lên những suy nghĩ của họ sẽ tạo nên những tác phẩm bất hủ vượt thời gian.

 6. Không dám bỏ tiền ra để làm ăn

 Khi mà “kinh tế Nhà nước là chủ đạo” thì không ai dám bỏ tiền ra làm ăn cả, vì sợ một ngày nào đó “mất trắng”. Ngành nghề nào Nhà nước cũng “chủ đạo” cả, từ thu mua xuất khẩu nông sản cho tới dịch vụ hàng không, đóng tàu… đều có công ty Nhà nước. Khó có một lĩnh mực nào mà Nhà nước không nhảy vào. Nếu “muốn sống” thì phải “né” mấy ngành đó hoặc phải “có ai chống lưng” hoặc phải là doanh nghiệp nước ngoài (vì không dám “đụng”). Kết quả là ai cũng thấy, các ngành “mũi nhọn, xương sống” đều bị gãy, đều thua kém các doanh nghiệp nước ngoài, hoặc thậm chí có doanh nghiệp nhà nước chỉ làm thuê cho công ty nước ngoài đội lốt để nhận lấy vài phần trăm ít ỏi. Trong khi, dân có thể tự làm và thậm chí có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong nhiều lĩnh vực.

 Nếu chúng ta “dân sự hóa” nền kinh tế, trả về cho dân tự làm tất cả các ngành nghề và họ sẽ cạnh tranh nhau để tồn tại, thì sẽ rất tốt cho xã hội. Nhà nước chỉ giữ những ngành chiến lược hoặc chỉ làm những ngành mà dân không làm như công nghiệp quốc phòng, dịch vụ công ích… Thu nhập của Nhà nước không phải từ các công ty Nhà nước, mà từ việc thu thuế. Chính sách thuế thấp nhưng công bằng, quản lý tốt, sẽ làm tăng ngân sách chứ không giảm. Là một người dân, khi đóng thuế thấp và phải chăng, ai cũng ý thức để đóng, thu đủ 100%, còn hơn là đặt mức thu quá cao rồi thất thu nhiều do trốn thuế. Khi người dân thấy nghĩa vụ của mình phải nộp thuế để phát triển đất nước, thì khi đó họ cũng thấy yêu nước hơn.

 Nhà nước chỉ nên tập trung xây dựng bộ luật hoàn chỉnh, công bằng cho tất cả mọi người, chứ không nên ưu ái cho bất kỳ doanh nghiệp nào, kể cả doanh nghiệp nước ngoài. Khi chính sách rõ ràng, ưu tiên cho doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực chiến lược do Nhà nước đề ra, sẽ được ưu tiên thuế thấp. Không nên ôm đồm lập ra nhiều doanh nghiệp Nhà nước để rồi mất kiểm soát dòng tiền Nhà nước đầu tư, tạo ra hệ lụy rất lớn cho xã hội, mà khó có thể giải quyết ngày một ngày hai.

Chúng ta hay nói “vàng trữ trong dân rất lớn” nhưng chặn hết ngõ đầu tư: chứng khoán, đô la, vàng, bất động sản… nếu dân có tiền thì đầu tư vào cái gì? Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, chưa có lối thoát, lại bàn chuyện giải cứu. Sao không mạnh dạn bán hết các doanh nghiệp đó cho dân? Khi nhà nước cam kết “không quốc hữu hóa” và “tôn trọng và đảm bảo vĩnh viễn quyền sở hữu tư nhân” trong Hiến pháp (chứ không phải Sở hữu Nhà nước là chủ đạo như hiện nay) thì tôi dám chắc không phải nặng đầu để suy nghĩ “giải quyết” các bài toán doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ. Lúc đó đâu cần phải dùng mọi biện pháp như Ngân hàng Nhà nước làm hiện nay để “huy động vàng trong dân”? Nhưng rồi có huy động được không, cho tới thời điểm này?

N.Q.B.T.

Lấy đâu ra “con người XHCN” để xây dựng thành công CNXH?

Tiêu chuẩn

Lấy đâu ra “con người XHCN” để xây dựng thành công CNXH?

Ls Trần Ngọc Phong

connguoixhcnCopy5

 

Ngày 30/4 này là đã 38 năm đất nước thống nhất, dồn lực xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Thế mà tới nay chúng ta vẫn chưa xây dựng xong chế độ XHCN như “Bác Hô và nhân dân đã chọn” ( lời của Đảng). Một xã hội cái gì cũng hay, cũng đẹp, không còn giai cấp lãnh đạo hay bóc lột, mọi người hưởng thụ theo nhu cầu, ai cũng ấm no, hạnh phúc … thì ai mà chẳng muốn. Nhưng chưa bao giờ thấy, dù chỉ thoảng qua, vì sao?

Tôi bèn lên Google đánh câu : “ Vì sao chưa xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội?”. Kết quả là … không có trả lời nào !

Suy nghĩ một lát, tôi liền nhớ Bác Hồ có nói: “muốn xây dựng thành công CNXH thì phải có những con người XHCN”. Ngày còn đi học ở trường Đại học kinh tế TP.HCM, tôi được giảng và nhớ đại khái con người XHCN rất là hay, và phải là người: vô sản (không có tài sản riêng), luôn sẵn sàng hy sinh vì mọi người, có lý tưởng cao đẹp, có tri thức …vv.

Tôi ngồi nghĩ hoài, chẳng thấy ai trong số những người mình quen, hoặc biết xứng đáng là con người XHCN cả. Tôi lại tự hỏi: vậy lấy đâu hay từ đâu mà có được những con người XHCN?

Thế là tôi lại tiếp tục tìm trên mạng internet. Thì vừa may, tìm được bài “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới”. (tại đây)

Trong phần “Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược trồng người”, chỉ ra rõ là “Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN”. Và giải thích thế này: “Con người XHCN đương nhiên phải do CNXH tạo ra”. (Xin nói rõ : Đây là tài liệu chính thống đang được giảng dạy ở các trường Đại Học. Khoảng những năm 1990, khi tôi đang học đại học thì chưa có môn “tư tưởng Hồ Chí Minh” này).

Đến lúc này và theo đó, tôi mới vỡ lẽ là: Thì ra lâu nay chúng ta chưa có những “con người XHCN” là vì chúng ta chưa có CNXH. Cương lĩnh, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam tới nay đều khẳng định là chúng ta đang xây dựng, chứ chưa có CNXH.

Thế nhưng, Bác Hồ lại dạy là “muốn xây dựng CNXH thì trước hết cần phải có con người XHCN”. Thế mới khó chứ. Việc này sao thấy cứ như là đánh đố theo kiểu: con gà có trước hay quả trứng có trước.

Chợt nhớ cách nay cũng chưa lâu, ở TP.HCM có qui định là muốn có hộ khẩu thành phố thì phải có nhà ở thành phố. Mà muốn có nhà ở TP thì phải có hộ khẩu ở TP. Làm người dân, trong đó có tôi, phải kêu trời ! May quá, sau đó có Luật cư trú, nên mới thoát được cảnh “thách đố” nhau như vậy.

Quay lại chuyện xây dựng CNXH ở nước ta. Theo tôi được học, thì chính chủ nghĩa Mác – Lê Nin cũng chỉ đưa ra mô hình XHCN dựa theo trí tưởng tượng của mình. Còn trên thực tế chưa từng có. Và khoảng 200 quốc gia trên toàn thế giới hiện nay, hình như cũng chỉ có duy nhất Việt Nam mình là chọn con đường XHCN.

( Có người nói là Trung Quốc, hay Triều Tiên, Cu Ba cũng chọn con đường XHCN. Nhưng thực ra không phải. TQ là nước đa đảng, còn Triều Tiên và Cu Ba thì giống như phong kiến thì đúng hơn, chế độ cha truyền con nối, hoặc anh nhường cho em…).

Như vậy, nói túm lại, thắc mắc của tôi là : chúng ta chưa có CNXH, thì làm sao có con người XHCN ? Mà chưa có con người XHCN thì làm sao có thể xây dựng CNXH được? Bác nào biết vui lòng giải thích dùm !

Tác giả gửi Quê Choa

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Nợ công: cần minh bạch, rõ ràng

Tiêu chuẩn

Nợ công: cần minh bạch, rõ ràng

C.V.KÌNH – L.THANH-TT

NQL: Liệu bài này có bị bóc xuống không?

Cần có những giải pháp xử lý trước khi quá muộn. Đó là khuyến cáo của nhiều chuyên gia tại hội thảo khoa học “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu và những vấn đề gợi mở đối với VN” do Viện hàn lâm Khoa học VN tổ chức ngày 25-4.

Các đại biểu cũng đề nghị để khỏi bị động trong việc xử lý, VN cần theo thông lệquốc tế trong cách tính nợ công.

 Thế giới nói 128,9 tỉ USD, VN tính 66,8 tỉ USD

 Dẫn tính toán của chuyên gia Liên Hiệp Quốc, trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề hội thảo, TS Nguyễn Trọng Hậu, Đại học Almamer, Ba Lan, cho biết nếu theo chuẩn quốc tế thì nợ công VN lên đến khoảng 128 tỉ USD, bằng khoảng 106% GDP năm 2011 – gần gấp đôi mức VN công bố chính thức.

 TS Lưu Bích Hồ, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Kế hoạch – đầu tư), cũng đồng tình và chỉ ra rằng năm 2011, ước tính theo quốc tế thì nợ công của VN là 128,9 tỉ USD, tương đương 106% GDP. Nhưng con số mà Bộ Tài chính công bố chỉ 66,8 tỉ USD và bằng 55% GDP.

 Các nhà khoa học cũng đồng tình với nhận định của TS Hồ khi cho rằng cái khó nhất nói về thực trạng nợ công của VN là thiếu số liệu và không đủ tin cậy. Thời gian cập nhật nợ công của các nước là hằng quý, còn ở VN Bộ Tài chính mới chỉ công bố đến năm 2010 và ước tính đến năm 2011 thôi.

So sánh mức nợ công, nợ nước ngoài của Việt Nam với một số nước ASEAN ((tính đến ngày 31-12-2011)) – Nguồn: Vụ tổng hợp, Văn phòng Chủ tịch nước – Đồ họa: V.CƯỜNG

Box 1

“Cứ thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại, cứ vay nợ không sử dụng hiệu quả chắc chắn khủng hoảng nợ công sẽ xảy ra”

PGS.TS Nguyễn An Hà

Bày tỏ quan điểm cá nhân, ThS Đinh Mai Long – Vụ Tổng hợp, Văn phòng Chủ tịch nước – nêu trong 10 năm trở lại đây, nợ công tại VN tăng nhanh một cách đáng lo ngại và có cơ cấu kém bền vững, bị tác động mạnh của những cú sốc từ nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các cú sốc tỉ giá. Cơ cấu đồng tiền vay nước ngoài của Chính phủ chủ yếu là các đồng tiền chủ chốt như JPY chiếm khoảng 39%, bằng SDR khoảng 27%, bằng USD khoảng 22%, bằng EUR khoảng 9%. Đối với vay nước ngoài của doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước – DNNN) được Chính phủ bảo lãnh) chủ yếu tập trung vào USD (chiếm từ 70-80%). Kể từ đầu năm 2010 đến cuối tháng 6-2011, ba đồng tiền chủ chốt gồm EUR, USD và JPY trong giỏ nợ nước ngoài của VN đã lên giá lần lượt khoảng 12%, 13% và 26% so với VND. Điều này cho thấy gánh nặng nợ nước ngoài tính theo nội tệ đang tăng với tốc độ chóng mặt và gây sức ép đối với thâm hụt ngân sách và chính sách tiền tệ.

Mặt khác, ông Long cũng lưu ý là vay nợ từ Trung Quốc gia tăng nhanh trong mấy năm gần đây – khoảng 1,2 tỉ USD. Ngoài ra, tốc độ gia tăng nợ công khoảng 15%/năm đang dần “bắt kịp” tốc độ tăng thu ngân sách khoảng 17-21%, có nghĩa là vài ba năm nữa nguồn tăng thu chỉ đủ để bù trả nợ – ông Long nhấn mạnh.

Nợ công của VN năm 2011

Chỉ số

Tỉ đồng

Tỉ USD

So với GDP

Nợ công theo định nghĩa của VN

1.391.478

66,8

55%

Nợ của Chính phủ

1.085.353

52,1

43%

Nợ của Chính phủ bảo lãnh

 292.210

14,0

12%

Nợ của chính quyền địa phương

 13.915

 0,7

 1%

Nợ công theo định nghĩa quốc tế

2.683.878

128,9

106%

Nợ công theo định nghĩa của VN

1.391.478

66,8

55%

Nợ của DNNN (trong và ngoài nước)

1.292.400

62,1

51%

Nguồn: Vũ Quang Việt, “Nợ công, nợ ngân hàng VN được hé mở”, tạp chí Diễn Ðàn, 25-11-2011

Bỏ qua nợ của DNNN

Nợ công của VN vì sao lại chỉ bằng một nửa so với cách tính của thế giới? TS Nguyễn Trọng Hậu cho rằng thế giới có tiêu chí nợ công chung, họ có năm thành tố thì VN chỉ có ba. Có hai yếu tố chưa được tính vào nợ công của VN đó là nợ của DNNN và khoản Nhà nước vay của quỹ hưu trí. Ông Hậu cho rằng với cách tính nợ công của VN thì thực tế những khoản nợ nước ngoài cả tỉ USD như của Vinashin không được tính vào nợ công trong khi các nước, doanh nghiệp nào có vốn nhà nước dù chỉ một vài phần trăm, khi vay nước ngoài cũng phải tính vào. Một khoản nữa VN chưa tính vào nợ công là khoản tiền Nhà nước vay của quỹ hưu trí (nếu có), vì về thực chất đây cũng là nợ của dân.

Cũng theo ông Hậu, kinh nghiệm hiện nay cần cảnh giác là rất nhiều khoản nợ tư cũng có thể biến thành nợ công. Như hiện nay có rất nhiều “đại gia” bất động sản có thể vay nợ nước ngoài. Đây không phải nợ công nhưng khi các “đại gia” phát triển đến quy mô rất lớn mà nếu để các doanh nghiệp này đổ vỡ có thể kéo theo hàng loạt hệ lụy cho nền kinh tế. Trong nhiều trường hợp, các “đại gia” không trả được nợ, Nhà nước sẽ phải đứng ra cứu. Như thế cũng tạo nguy cơ rất lớn khiến phình nợ công rất nhanh.

Còn ông Long thì cho rằng trên thực tế, dù được hay không được Chính phủ bảo lãnh nhưng nếu những DNNN không thể thanh toán một phần hoặc toàn bộ thì Chính phủ với vai trò chủ sở hữu vẫn phải gánh nợ cho các DNNN này.

 

Vinashin là một trong những tập đoàn kinh tế làm ăn thua lỗ mà Chính phủ phải trả nợ thay các khoản vay quốc tế. Trong ảnh là mô hình một con tàu được trưng bày trong trụ sở của Vinashin  + Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Cần tính theo chuẩn quốc tế

Ông Hậu khuyến cáo VN cần theo thông lệ quốc tế trong cách tính nợ công bởi để đến khi “cái kim trong bọc lâu ngày lộ ra” thì khi đó ứng xử rất bị động. Đặc biệt, ông Hậu khuyến cáo nguy cơ vay nợ nhiều nhưng nếu sử dụng không hiệu quả thì rất nguy hiểm. Trong khi đó, nhiều khoản vay nợ của VN được phân bổ bởi Nhà nước lại có hiệu quả sử dụng không cao…

PGS.TS Nguyễn An Hà – Viện Nghiên cứu châu Âu – cho rằng với tình hình nợ công và quản lý nợ công của VN có thể thấy rằng nền kinh tế VN hiện đang có một số đặc điểm giống với các nước PIIGS (các nước châu Âu có tỉ lệ nợ cao, bao gồm Hi Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý) khi lâm vào khủng hoảng nợ công. Đó là tăng trưởng GDP giảm kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 đến nay, lạm phát luôn có xu hướng tăng mạnh, luôn cao trên 8% kể từ năm 2006-2011… Do vậy, cần có những giải pháp xử lý trước khi quá muộn.

Theo GS.TS Đỗ Hoài Nam – chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học xã hội VN, điều quan trọng là tìm ra được nguyên nhân của tình trạng đáng báo động về nợ công ở VN. “Phải chăng đó là vấn đề liên quan đến mô hình tăng trưởng kinh tế quá nóng, dựa quá nhiều vào vốn, phát triển theo chiều rộng. Điều đó đúng nhưng đã đủ chưa. Người ta còn nói mô hình tăng trưởng dựa vào DNNN làm ăn kém hiệu quả. Gần như là con nợ lớn nhất của nợ công. Thế thì chúng ta sẽ phải bắt đầu từ đâu?” – ông Nam băn khoăn.

Ông Nguyễn An Hà cũng cho rằng nợ công là nguồn lực quan trọng nhưng chất lượng sử dụng nợ còn quan trọng hơn. Rút ra các bài học từ nghiên cứu, ông Hà cho rằng con số tuyệt đối nợ công cần minh bạch, rõ ràng. Trong hội nhập quốc tế, VN phải theo luật chơi quốc tế. Bởi theo ông Hà, các khoản vay đến hạn thì nước ngoài họ xiết nợ theo luật quốc tế. VN sẽ khó lờ đi được bởi ông Hà ví dụ trường hợp Vinashin, khi phải trả lãi, ban lãnh đạo mới của Vinashin lờ đi, nhưng chỉ cần các tổ chức xếp hạng đưa định mức tín nhiệm của VN xuống một bậc, thành B- lãi suất cho các khoản vay đến VN tăng, thiệt hại có thể lớn hơn nhiều.

Box 2

Đầu tư công cho nông nghiệp, y tế, giáo dục giảm

Ngày 25-4, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch – đầu tư) cùng Đại sứ quán Ireland đã tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả đầu tư công. Theo báo cáo nghiên cứu, tỉ trọng đầu tư công của VN còn bất cập. Ví dụ, trong giai đoạn 2006-2010, đầu tư công cho nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 6,51% trong tổng đầu tư công thì đến năm 2011 chỉ còn 5,6%; giáo dục – đào tạo giai đoạn 2006-2010 là 3,1% thì năm 2011 chỉ còn 2,93%; y tế và hoạt động trợ cấp xã hội từ 4,62% xuống 4,05%. Trong khi đó, đầu tư cho các lĩnh vực kinh tế lại theo xu hướng tăng, ngay khách sạn nhà hàng cũng tăng từ 0,76% giai đoạn 2006-2010 lên mức 1,39% vào năm 2011. Cao nhất là vận tải, kho bãi, thông tin – truyền thông với tỉ lệ 22,95% lên 23,3%…

Báo cáo cũng khẳng định đầu tư công đã tác động tích cực tới tăng trưởng của VN nhưng chỉ tác động trong khoảng thời gian năm năm, sau đó giảm dần. Trong dài hạn, đầu tư tư nhân mới là yếu tố tác động mạnh nhất đến tăng trưởng kinh tế VN.

Lời bình của ABS:

– Nợ 128,9 tỉ USD mà tính láo là 66,8 tỉ USD ?

– Cố tình trì hoãn đến 3 năm mới công bố chỉ số nợ công để dễ bề che đậy, lẩn tránh trách nhiệm?

– Nguy cơ nợ tư thành nợ công vì phải bỏ tiền ra cứu rất nhiều “đại gia” bất động sản vỡ nợ!

– Chỉ 3 năm nữa là rơi vào tình cảnh làm ra đồng nào phải đem trả nợ đồng ấy.

– Vay nợ Trung Quốc gia tăng nhanh!

– Tương lai sẽ trở thành một “Hy Lạp thứ hai” (?), để rồi cầu cứu “bạn vàng”, chịu quy phục bằng mọi giá? “Bán” biển đảo hay chấp nhận trở thành một kiểu “khu tự trị”?

Còn “kịch bản” nào tuyệt vời và “êm thấm” hơn cho kế hoạch hai đảng cùng dắt tay nhau tiến lên “thiên đường XHCN”? “Chiến công” này phải thuộc về “đồng chí X”, không phải “đồng chí Lú”!

Lấp sông Nậm Na để mở đường – sự tàn độc vô biên!

Tiêu chuẩn

Lấp sông Nậm Na để mở đường – sự tàn độc vô biên!

Thành Sơn- Đỗ Doãn Hoàng-LĐ

mc-namna-flickSông Nậm Na – một dòng sông lớn và đẹp nổi tiếng của Tây Bắc – đang hằng ngày bị xe ben, xe tải, máy ủi, máy xúc ùn ùn đổ đất đá xuống.

Sông Nậm Na chảy qua cửa khẩu Ma Lù Thàng (tỉnh Lai Châu) rồi đi dọc các miền địa lý, văn hóa, tâm linh sặc sỡ của bà con các dân tộc Thái, Dao, Mảng, Hà Nhì… (dài hơn 100km), nó hội tụ các con suối lớn trước khi nhập vào sông Đà ởngã ba sông huyền sử Nậm Na – Nậm Tè (sông Đà) chỗ thị xã Mường Lay bây giờ. Nhiều ghềnh thác vắt như áng tóc trữ tình qua quốc lộ 4D, vượt qua bao thảm rừng xanh lộng lẫy. Dù mùa cạn hay mùa mưa, Nậm Na luôn là dòng nước lớn đầy quyến rũ bao điệu hồn biết đắm mình với Tây Bắc. Nhiều con cá chiên nặng gần một tạ, to như quả bom tấn đã xuất hiện ở đây, bà con từng bắt thịt suốt bao năm qua. Nhiều mó tôm cá lớn, nhiều đến mức bà con phải rẽ cá ra mới hớt được gầu nước. Nậm Na chính là con sông lớn góp phần làm nên “trang sử đẹp” cầu Hang Tôm- từng là cây cầu dây văng lớn nhất nước Việt Nam, lớn nhất Đông Nam Á, được xây dựng từ thời chiến tranh chống Mỹ (dưới chân cầu có nhiều mỏ tôm, bà con thay nhau đánh bắt nuôi sống mình và nuôi sống bản làng, vì thế mới đặt thành tên)… 

Vậy nhưng, trong tháng 4 này, khi phóng viên Báo Lao Động đi dọc sông Nậm Na từ thị xã tỉnh lỵ Lai Châu về Mường Lay để tới Mường Tè, Mường Nhé thì được chứng kiến thảm cảnh ở nơi đây. Thủy điện được xây ồ ạt, ngăn đường, phá núi, mở đường mới khiến cung đường này trở thành nỗi kinh hoàng bụi bẩn, tai nạn, ách tắc… nhất Việt Nam.

Chưa hết, trong mỗi lần cấm đường cả tiếng đồng hồ, người ta phải chứng kiến cảnh tàn độc: Các đơn vị thi công lấp sông Nậm Na theo đúng nghĩa đen. Xe ben, xe tải, máy ủi, máy xúc ùn ùn đổ đất đá xuống sông Nậm Na trước ống kính của chúng tôi. Tai họa khủng khiếp đã, đang và sẽ đến với bà con khu vực và toàn bộ vùng hạ lưu. Khi sông bị lấp, lũ quét, lũ bùn, lũ ống sẽ đồng loạt xuất hiện, cảnh quan sinh thái bị thay đổi, ruộng rẫy của bà con bị ảnh hưởng. Chỉ có doanh nghiệp thi công là trục lợi; vì đất đá lúc làm đường và các công trình khác, họ không phải đem đi đổ, mà cứ ào ào ném xuống sông cho… gọn.

Những hành động tàn độc này diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, trong suốt nhiều năm, ai cũng nhìn thấy và cũng xót xa, vậy mà không thấy có sự ngăn chặn của các cơ quan hữu trách.

PV Lao Động xin gửi tới độc giả chùm ảnh này để chúng ta cùng suy ngẫm:


Lấp sông suối khi thi công mở đường, nhìn từ trên cao, khi đi trên con đường mới phá đá xây dựng Pa Tần, đi dọc biên giới vào Mường Tè (Lai Châu).

Máy móc lớn ầm ầm đổ đất đá, san ủi “lấy mặt bằng” từ vách đá, bờ sông và chính lòng sông Nậm Na!

Bức ảnh này, cho thấy: con sông Nậm Na chỉ bé bằng… chiếc chiếu, bởi nó bị lấp gần hết. Và dòng đất đá bụi bặm nghi ngút kia chính là xuất phát từ chiếc máy lớn đang tiếp tục đổ đá xuống sông (chụp ven quốc lộ 4D, khu vực huyện Phong Thổ).

Chúng tôi đã “phục kích” chụp được bức ảnh này, chiếc xe BKS 90T 6080 đang lấp sông Nậm Na.

Con sông huyền thoại của Tây Bắc sắp biến thành… đường nhựa và các lô đất xây dựng quán xá, nhà cửa?

Ba mươi tám năm nhìn lại.

Tiêu chuẩn

Ba mươi tám năm nhìn lại.

Đoàn Nam Sinh

hien luong_1

Chỉ tính từ cuối thời Lê sơ đến nay, nước ta đã xảy ra những cuộc chia lìa đau đớn. Lê Mạc chia ra Nam Bắc Triều đều có sự tham gia của nhà Minh. Trịnh Nguyễn phân tranh cũng có sự hà hơi của nhà Thanh, tiếp theo Nam Minh, duy trì nhà Mạc ở Cao Bằng. Sau đó nhà Thanh đã đưa quân sang với cớ khôi phục nhà Lê, bắt tay với Chúa Nguyễn Phúc Ánh đánh Tây Sơn, khiến Nguyễn Huệ phải hành quân cấp kỳ ra Bắc để phá tan liên minh đó.

Mưu mô đô hộ của Trung quốc thường xuyên bị chống trả bởi một dân tộc có truyền thống bất khuất, nên mọi vương triều Trung quốc đều muốn sử dụng bài bản nuôi dưỡng mâu thuẫn, khoét sâu bất đồng rồi ra oai phúc “thiên triều” để phiên thuộc hóa nước Nam, đồng hóa dân tộc Việt. Bài học “chia để trị” này cũng đã được nước Pháp tiến hành và đã cùng với Trung Công, Nga, Mỹ áp dụng khi ký kết hiệp định Genève 1954.

Hơn ai hết, người Trung quốc đã thấm đẫm kinh nghiệm chia cắt và đồng hóa, gần nhất là triều đại Mãn Thanh phi Hán cai trị nước họ. Bao nhiêu tiểu quốc với các công trình truyền đời đã bị san bằng. Bao nhiêu dân tộc cùng văn hóa, ngôn ngữ của họ đã tan biến. Do đó, việc chia cắt Việt Nam là bước đi căn bản nhất mà nhà cầm quyền Trung Cộng thực hiện, để “phủ sóng”lên một nửa đất nước, bước đầu cho cuộc mở đường thoát xuống phương Nam. Hình ảnh Phạm văn Đồng bật khóc trong hòa hội Genève và ông Hồ gằn giọng khẳng định với phóng viên phương Tây sau đó- Jamais ! – khi nói về khả năng lệ thuộc vào Trung cộng, đã cho thấy cuộc chia cắt này có quá nhiều hệ lụy.

Thoạt đầu, ai cũng cho rằng cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa Thiên Chúa giáo với phi Thiên Chúa giáo, hữu thần với vô thần là nguyên cớ chia rẽ dân tộc, chia đôi đất nước. Nhưng suốt 10 năm chiến tranh sau đó, người ta lờ mờ hiểu ra rằng hai miền chỉ là những quân bài trên canh bạc toàn cầu đã được cường quốc phân định và tiếp tục giằng giật. Chỉ khi áp lực phải giải kết chiến cuộc, phía Mỹ bắt tay với Trung cộng- Mỹ rút đi, Trung Cộng chiếm Hoàng sa- thì miền Nam mới thấy đau đớn khi bị bỏ rơi. Tiếp tục, khi Đặng trở cờ thăm Mỹ, phát động chiến tranh Tây Nam đồng thời xua quân đánh chiếm các thị tứ biên giới Việt – Trung thì người dân miền Bắc cũng tĩnh ngộ- trái ngược với giọng lưỡi bao năm bưng bít tuyên truyền “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Rồi sau nữa, năm ’88 Trung Cộng chiếm Gạc-ma,” liên minh chiến lược Việt- Xô” đã hiện nguyên hình là chỉ có dầu khí.

30-04-1975_1Hôm nay đi ngang qua trụ sở công quyền, câu khẩu hiệu mừng ngày thống nhất và giải phóng miền nam khiến mình nghĩ lại. Giang sơn liền một dải nhưng lãnh thổ đã vẹn toàn chưa ? Trăm họ cùng một Tổ nhưng đã đoàn kết thương yêu nhau chưa ? Quyền hiến định của toàn dân được công khai thống nhất ý chí xây dựng Hiến Pháp đã thực hành chưa ? Truyền thống văn hiến trong văn hóa giáo dục thống nhất chưa ? Còn rất nhiều câu hỏi căn bản mà có cùng câu trả lời là chưa thống nhất.

Bài học “ôn cố nhi tri tân”/ ôn việc cũ thì biết chuyện mới, buộc phải nhìn lại nguyên nhân của tồn tại phi lý này, hầu mong tìm ra một kiến giải phù hợp: Bớt đi những thay đổi trái khoáy thoạt đầu dựa vào cứu cánh “cách mạng”, càng về sau mới hay là đi lùi rồi đi vòng khiến bao cơ hội vụt qua, tài nguyên lẫn vốn xã hội cạn kiệt vì manh động.

Chỉ với 20 năm thực hành cải cách ruộng đất rồi xây dựng hợp tác xã theo mô hình Trung Cộng, đã khiến cho kinh tế miền Bắc sa sút, lạc hậu. Nông thôn thời bình tan nát cả về cấu trúc văn hóa làng xã, truyền thống đến đạo đức xóm giềng, mà tới nay vẫn chưa hồi phục được. Nền kinh tế nông nghiệp thôi, cũng còn khó đồng hành, huống hồ biết bao ngành nghề khác mà miền Bắc vẫn còn thua sút về công nghệ và lệ thuộc vào chiêu bài “vùng kinh tế giáp biên”.

Ngày thống nhất, riêng việc dạy dỗ có biết bao điều vênh váo, chênh chao không dễ gì thống nhất. Từ cách đánh vần, cách học, cách thi, cho đến cách viết cách đọc từng chữ (như bảo đảm hay đảm bảo) rồi đồng phục học sinh, giáo viên hay các khẩu hiệu lạc hậu như 5 điều bác Hồ dạy, như đoàn thể với chuyên môn, như đảng lãnh đạo giáo dục đào tạo,… Chỉ cái nền ấy thôi, phải 20 năm sau mới thấy lại câu “tiên học lễ hậu học văn”trong nhà trường, nhưng chưa hết, học gì thi nấy hay như năm nay là bốc thăm môn thi- một việc làm ấm ớ mà lẽ ra không để xảy ra trong môi trường giáo dục. Còn khẩu hiệu “tôn sư trọng đạo” chẳng hề có ai thực hiện, quá 3 năm rồi mà chế độ vẫn chưa thanh khoản nợ “lương đủ sống” cho nghề giáo. Trong lúc tham ô, lãng phí, bất công, tai ác tràn ngập khắp nơi, làm sao giáo dục được trẻ nên người, đừng nói chi thành thày thành thợ.

Cách ứng xử của một nước Nam văn hiến đâu rồi ? Thời tiêu thổ lấy đình chùa làm trụ sở, sau làm bãi đấu tố, rồi làm kho hợp tác. Suốt thời đô hộ có khi không có vua nhưng chẳng mất làng. Còn thời này họ đã quét sạch cơ tầng từ văn hóa làng xã, cái gốc của văn minh lúa nước. Đô thị bao đời thanh lịch cũng bị “nông thôn bao vây” theo đường lối Mao, cái mương không nắp, cái vỉa hè long đường là bãi rác, là toa-lét, là chỗ “tự do oanh tạc”, khạc nhổ. Thủ đô nhếch nhác với “phở quát cháo chửi”, thị tứ nhớp nháp đầy những “dân ngụ” bát nháo, vô tình. Văn hóa văn minh kêu hoài chẳng sửa, ngày càng tệ ra.

Nhưng điều đau nhất là chưa ai chịu thống nhất về thân phận. Nếu chấp nhận thân phận là một quốc gia nhược tiểu thì mọi người phải đồng lòng chọn đường đi lên độc lập phú cường. Là thân phận con dân một nước nhược tiểu thì hãy quên ngay đi những tai họa đã ụp xuống bao thế hệ, có cả tan tác chia ly, có đầu rơi máu chảy, có oán thù mà không ai muốn gây ra, để cùng ôm nhau nhỏ lệ sẻ chia thông cảm. Trong khi kẻ đã gây ra oan khiên thật sự lại không quyết nhận chân ra chúng mà cứ rêu rao vẫn tốt vẫn vàng, vẫn hòa bình hữu nghị (?!).

Còn giải phóng, có lẽ bài ca Giải phóng Điện Biên dùng từ này sớm và phổ biến rộng nhất. Năm ’54 có thấy khẩu hiệu giải phóng thủ đô. Ý là cởi mở ra khỏi sự bó buộc, trói xiềng của thực dân đế quốc nhưng gốc gác cũng là vay từ Trung Cộng.

hien_luong_bridgeNếu giải phóng miền Nam với nghĩa là giúp miền nam thoát khỏi sự phủ trùm về kinh tế, văn hóa, chính trị,… của tư bản phương tây thì chắc không phải; hay là công nhân không bị giới chủ bóc lột, lại càng không phải. Vậy chắc giải phóng là gỡ ra khỏi sự ràng buộc, lệ thuộc vào Mỹ ? Thế thì đưa cả nước vào tròng nô dịch, lệ thuộc vào Trung Cộng là đúng chăng ? Hàng triệu người đang rên siết trong tăng ca, hàng chục vạn người đang phải bán sức lao động xứ người, làm nô lệ tình dục xứ người,… là nhờ ai giải phóng,… Rồi mai ai sẽ giải phóng ai ?

Hàng năm anh em cựu binh chúng tôi tụ tập nhau lại ăn bắp Mỹ bung tro dịp 30/4, để nhớ những ngày đói lả trong chiến trường, nhắc lại ai còn ai mất, ai lên hương ai tắt lửa,… Quá phân nửa đều kêu lên, ngày càng nhiều- nếu phải hy sinh tất cả để có một đất nước như thế này thì quá phí, quá tội nghiệp cho những bà mẹ, những đứa con ra đi mà chỉ biết tao bóp cò trước thì mẹ mày khóc và ngược lại.

Ba mươi tám năm, gần với mốc 50 năm của “độ lùi lịch sử”- không thể lấp liếm điều gì. Anh chị em chúng tôi đã thấy, đã nhận thức lại ngày qua, đời mình và đoán định về tương lai con cháu, thấy rằng: Lòng nhân hậu đồng bào như câu “bầu ơi thương lấy bí cùng”,… mà một cộng đồng ngót trăm dân tộc, rải khắp ba miền vẫn kỳ thị nhau, xa cách nhau vì đâu; hay “gà cùng một mẹ”…mà cả bốn biển năm châu đi đâu cũng thấy sự cực đoan, cuồng tín chỉ vì những tín lý, chủ nghĩa xa lạ mà tự hay bị “bôi mặt đá nhau”, vì đâu ? Thực sự chúng ta chỉ còn những giá trị vĩnh cửu là dòng giống Lạc Hồng, văn hiến Việt Nam và giang sơn toàn vẹn biển trời. Cùng siết chặt tay nhau, nhìn thẳng vào mắt nhau, thương yêu chia sớt cho nhau. Ai cố phá ra, làm hỏng đi, xấu đi là tội đồ của dân tộc.

Sài gòn, 26/4/’13.

Đ.N.S.

Tác giả gửi Quê Choa

Bài viết thể hiên văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Tôi kể chuyện này

Tiêu chuẩn

Tôi kể chuyện này

Phạm xuân Nguyên*

Sáng 17/4/2013, báo Quân Đội Nhân Dân (QĐND) tổ chức cuộc tọa đàm mang tên “Văn học VN về chiến tranh và người lính sau năm 1975 – Những cách nhìn khác” tại trụ sở tòa soạn 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội. Cách khoảng mười ngày trước đó, tôi đã được nhà thơ T. là đại tá làm việc tại báo, nhân gặp tại một cuộc ăn trưa ở nhà hàng 17 Lý Nam Đế, có nói miệng về cuộc tọa đàm và bảo là sẽ mời anh đến tham gia, phát biểu ý kiến. Ngày 13/4/2013, T. gửi mail cho tôi như sau:

 Anh ơi, chủ đề là “Văn học VN về chiến tranh và người lính sau năm 1975-Những cách nhìn khác”. Còn câu hỏi đối thoại thì hôm đó tranh luận mới sinh ra các vấn đề mới. Nhưng, sơ bộ mấy điều phải đạt được:

1. Đánh giá những nét cơ bản thành tựu Văn học chiến tranh sau năm 1975?

2. Đánh giá đội ngũ nhà văn nhà thơ viết về chiến tranh sau năm 1975?

3. Văn học chiến tranh sau năm 1975 tiếp tục dòng chảy thời chiến hay phát lộ một dòng chảy mới?

4. Cái nhìn của người sáng tác (tư duy sáng tác) đối với hiện thực chiến tranh và lao động nhà văn sau năm 1975 như thế nào?

5. Những cách tân nghệ thuật?

* Văn xuôi đi vào thân phận con người?

* Thơ đi vào tâm trạng cá nhân và những dằn vặt thời hậu chiến.

6. Hiện nay, khó khăn nhất của người sáng tác về đề tài chiến tranh là gì?

7. Những nhu cầu của người sáng tác, đề xuất với các cấp lãnh đạo văn nghệ.

vân vân và vân vân.

Thời gian: 8h32 phút sáng 17-4 (thứ Tư)

 Chiều 16/4, lúc 4h56, T. gọi điện cho tôi nhắc là ngày mai anh nhớ đến dự tọa đàm, anh cứ vào cổng 7 Phan Đình Phùng, lên phòng khách, sau đó sang phòng họp, anh em mong chờ đón tiếp anh. Tôi nhận cuộc gọi này khi đang ở nhà. Sau đó tôi đi taxi đến một cuộc gặp bạn bè. Trên xe, vào lúc 5h42 PM, tôi nhận được cuộc gọi mới của T. báo hoãn cuộc tọa đàm ngày mai, anh không phải đến nữa. T. cho biết lý do hoãn là vì anh T. chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cũng được mời dự nhưng đang đi Sài Gòn, một anh T. khác dự phòng thay anh T. kia thì ngày mai cũng bận một “talk show” không đến được. Tôi đang mải đi nên nghe vậy cũng ừ ào. Nhưng sau khi uống bia với bạn bè xong, tôi chợt nghĩ đến cuộc gọi nói hoãn tọa đàm của T. thì sinh nghi. Tôi gọi lại cho T. bảo: tọa đàm là do báo QĐND mời, chủ nhà là báo QĐND, cớ sao vì anh T. vắng mà hoãn, thế chẳng hóa ra là xúc phạm đến những người được mời khác như tôi sao. Nếu vậy thì đây là một điều không thể chấp nhận được, tôi sẽ nói trắng sự thật ra cho mọi người biết. Nhưng tôi không tin là thế, chắc có điều gì khác ở đây. Có phải đây chỉ là bày cớ để ngăn tôi đến cuộc tọa đàm không. T. trả lời ấp úng. Tôi kiểm chứng qua nhà văn S. là người cũng được mời tọa đàm thì biết chắc cuộc tọa đàm ngày mai vẫn có, như thế rõ ra là chỉ tôi đã được mời nhưng đến phút chót bị ngăn cản. Tôi gọi lại T. nói huỵch toẹt điều này thì được T. xác nhận và cho biết: anh đừng nghĩ đây là Tổng cục Chính trị can thiệp, mà đây là một nhân vật có thế lực trong báo đề nghị loại anh ra khỏi danh sách, không muốn anh có mặt tại cuộc tọa đàm. Tôi hỏi: nhân vật cao nhất của báo là Tổng biên tập, thiếu tướng N, có phải không? T. nói: không phải, anh N. đang đi công tác, em gọi điện mãi không được. Đến nước này thì tôi chỉ biết cám ơn T. vì đã đưa tôi vào danh sách mời tọa đàm ngay từ đầu, nhưng trong lòng rất bất bình với cách cư xử của báo QĐND. Tối 16/4 về nhà tôi còn nhắn tin cho T.

 – Nếu mai anh vẫn đến như không có em báo thì sao nhỉ?

– Anh ơi, đừng làm khổ em thêm nữa.

– Ôi, quân đội nhân dân. Chú cứ yên tâm.

– Em tê tái từ chiều đến giờ rồi. Để mai mốt anh P.N. về, em báo cáo lại. Chắc anh N. cũng sẽ buồn và ngượng.

 Chuyện chỉ là vậy. Sáng 17/4 tôi có giờ dạy cho sinh viên Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, nhưng đã chuyển buổi dạy sang chiều vì tính là đi dự cuộc tọa đàm tại báo QĐND. Buổi chiều lên lớp, các em hỏi sáng thầy đi dự tọa đàm thế nào, tôi nói rõ sự tình. Các em ngạc nhiên, không hiểu. Đấy là tôi chưa kể cho các em nghe chuyện mười năm trước. Tháng 10/2003, báo QĐND cũng tổ chức một cuộc tọa đàm nhan đề “Thơ hôm nay đi về đâu?” và tôi cũng được mời tham dự. Các ý kiến phát biểu khá cởi mở, thẳng thắn tại cuộc tọa đàm đó đã được đăng trên báo QĐND số ra ngày thứ Sáu, 31/10/2003. Báo ra và đã có những phản ứng, đặc biệt là cho rằng những người tọa đàm đã phủ nhận thơ kháng chiến. Nhà thơ T.A.T., người trực tiếp làm trang thứ Sáu của báo QĐND khi đó và là người tổ chức cuộc tọa đàm, cùng Tổng biên tập báo là thiếu tướng N.Q.T., đã phải vào Thành báo cáo Tổng cục Chính trị. Sau này anh T. kể cho tôi nghe là khi trình bày danh sách các khách mời tọa đàm, đến tên tôi, một sĩ quan cấp trên đã bảo anh T. là sao anh này từng bị tù ta (!) mà các anh cũng mời. Nghe thế anh T. choáng váng, chẳng biết phải nói sao nữa!

Toàn bộ chuyện này, tức là những câu chuyện điện đàm của T. và tôi về việc tôi không còn được có mặt trong cuộc tọa đàm của báo QĐND ngày 17/4, diễn ra trước và trong cuộc uống bia của tôi với các bạn văn ở quán bia Lan Chín tại phố Tăng Bạt Hổ, Hà Nội, vào chiều tối 16/4. Trong cuộc uống này có nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm. Và bên vại bia buổi giao mùa xuân hè, Cầm đã đọc cho bạn bè nghe bài thơ “Vô cùng” của mình:

 

Tất cả chúng ta thật lòng nói dối

Tất cả chúng ta áo đẫm mồ hôi

Tất cả chúng ta căn nhà chật chội

Giữa cõi vô cùng vô tận mà thôi.

 

Tất cả chúng ta đều bị theo dõi

Tất cả chúng ta sắp bị bắt rồi

Tất cả chúng ta như bầy chó đói

Ngửa mặt lên trời hóng bóng trăng rơi.

 

Tất cả chúng ta đều không vô tội

Mỗi đêm một tờ giấy trắng mồ côi.

 

 Hà Nội 17.4.2013

Tác giả gửi Quê Choa

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

……………………………….

*Ông Phạm Xuân Nguyên đang là chủ tịch HNV Hà Nội