Tag Archives: Gò Cỏ May

Chúng ta thắng cuộc để làm gì?

Tiêu chuẩn

Chúng ta thắng cuộc để làm gì?

Gò Cỏ May

Cháu Đinh Công Bằng người con lớn của chị Nhân đang học cao đẳng ở Vũng Tàu xót xa khi nghe tin mẹ quyên sinh cho con cái đi học…

Cháu Đinh Công Bằng người con lớn của chị Nhân đang học cao đẳng ở Vũng Tàu xót xa khi nghe tin mẹ quyên sinh cho con cái đi học…

Không hiểu sao suốt mấy hôm nay, sau đi đọc cái tin “Chết để con được đi học!” trên báo Pháp Luật TP tôi cứ lẩn thẩn nghĩ nếu không có cái ngày 30.04 của cái Bên thắng cuôc thì liệu người mẹ Việt Nam họ Nguyễn kia có phải làm cái việc vô cùng thương tâm là thắt cổ tự vẫn để khỏi phải là gánh nặng đè lên một gia đình đang có 3 đứa con đang học hành tấn tới hay không?

Từ khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập cho tới khi nhắm mắt xuôi tay, cụ Hồ Chí Minh, người khai sinh ra chế độ Cộng sản – cha đẻ của Bên thắng cuôc chả vẫn mong cho người dân Việt đều ”có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” là gì?

Vậy mà người Việt Nam đã đổ hàng núi xương sông máu suốt từ Ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau trong mấy cuộc trường chinh để có đượcmột ngày 30.04.1975. Sau 38 năm “đất nước trọn niềm vui” non sông liền một giải lại có những hoàn cảnh mà chính người trong cuộc đã phải cay đắng thốt ra “Suy cho cùng, chị ấy bị đè chết vì học phí và viện phí” (Lời chị Nguyễn Thị Tiến, Chi hội trưởng Phụ nữ ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau) hay sao?

Cho nên tôi cứ thắc mắc, giả dụ không có cả bên thắng cũng như bên thua trong cái cuộc một mất một còn “ai thắng ai” giữa hai ý thức hệ cộng sản và tư bản. Hay nếu có sự hoán đổi lại giữa người thắng và kẻ thua. Một vùng châu thổ miền Tây bao la, phì nhiêu cây trái quanh năm tươi tốt, với đầu tầu kinh tế phát triển bậc nhất trong khu vực, nổi tiếng bởi danh xưng “hòn ngọc Viễn Đông”… thì liệu người mẹ Cà Mau đáng thương kia có phải dùng cái chết để mưu cầu học hành cho 3 đứa con của mình hay không?

Nhắc đến chuyện tư bản (“giẫy chết”) tôi lại nhớ tới trường hợp một gia đình họ Nguyễn người Việt ở cùng tiểu bang với tôi. Do bị bác đơn tỵ nạn nên bị trục xuất về Việt Nam hồi tháng 11.2011. Gia đình này tới Đức xin tỵ nạn chính trị từ một nước thứ ba (Tiệp) và đã bị từ chối do không hội đủ điều kiện theo như luật hiện hành của Đức qui định. Nhận giấy trục xuất lần đầu, gia đình họ đã chạy trốn vào nhà thờ nhờ che chở. Thấy tạm yên, họ lại ra sống bên ngoài để con cái tiếp tục tới trường. Nhưng vào một ngày định mệnh của tháng 11/2011. Lúc bình minh chưa lên, cả gia đình họ Nguyễn bị thức giấc bởi cảnh sát Đức tới bấm chuông cửa, yêu cầu gói ghém hành lý và đưa thẳng ra sân bay trục xuất về Việt Nam.

May mắn chỉ mỉm cười với cô con gái lớn 20 tuổi đang theo học đại học là người duy nhất đủ tiêu chuẩn được ở lại theo luật định.

Niềm vui vỡ oà, cả nhà anh Tường, chị Sang và 2 đứa con nhỏ đã không cầm được nước mắt được trở lại Hoya-Đức. Để cho con đi học sau gần ba tháng bị trục xuất về Việt Nam…

Niềm vui vỡ oà, cả nhà anh Tường, chị Sang và 2 đứa con nhỏ đã không cầm được nước mắt được trở lại Hoya-Đức. Để cho con đi học sau gần ba tháng bị trục xuất về Việt Nam…

Bình luận về việc này, về luật thì cảnh sát nói riêng và chính quyền Đức  ở địa phương nói chung là không sai. Nhưng về cái tình người thì chưa ổn.

Vì vậy đã bị búa rìu dư luận Đức lên án dữ dội. Sức ép của xã hội dân sự mạnh tới mức khiến đích thân ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ tiểu bang Niedersachsen (người đã ký lệnh trục xuất), đã phải đứng ra giàn xếp và chịu mọi phí tổn rất tốn kém đưa gia đình họ Nguyễn kia được quay lại Đức sinh sống để con cái họ tiếp tục được học hành… sau 3 tháng bị gián đoạn.

Liên hệ với trường hợp của gia đình chị Nguyễn ở Cà Mau. Sau khi chị đã nằm sâu dưới mồ rồi, báo chí và chính quyền mới vào cuộc và than: “Lẽ ra người mẹ ấy không chết” thì người mẹ xấu số kia cũng không thể sống lại được nữa. Nhưng nỗi đau của những người thân của chị và rộng ra là cả xã hội sẽ không bao giờ lành.

Chính quyền ấp 5, xã An Xuyên ngồi lại chụp ảnh lưu niệm về cái gọi là: “kiểm điểm về cái chết của chị Nhân” dưới phông màn đẹp thế này?

Chính quyền ấp 5, xã An Xuyên ngồi lại chụp ảnh lưu niệm về cái gọi là: “kiểm điểm về cái chết của chị Nhân” dưới phông màn đẹp thế này?

Đến bao giờ mới hết được cảnh ”mất bò mới lo làm chuồng”? Đến bao giờ những người vẫn say men chiến thắng 30.04 của Bên thắng cuôc mới bắt tay vào hành động chứ không phải chỉ an ủi đãi môi (“Một trường hợp quá đau lòng. Tôi đã chỉ đạo đào sâu, làm rõ. Nhất là trách nhiệm của chính quyền địa phương” – lời ông Nguyễn Tiến Hải – Phó Chủ tịch tỉnh Cà Mau). Trong khi cái chết của chị Nhân đã được báo trước từ một tháng trước (y nguyên lý do trong thư tuyệt mệnh chị để lại). Đặc biệt trước khi quyên sinh 3 ngày chị vẫn còn gặp ông Trần Đại Đoàn, Bí thư xã An Xuyên nài xin được cấp sổ hộ nghèo để có thể vay ngân hàng tiền đóng học phí cho con. Nhưng chỉ nhận được lời hứa sẽ xem xét của ông đảng trưởng ở địa phương. Mà những lời hứa “sẽ xem xét” như thế chắc chị đã được nghe cán bộ đảng nói đi nói lại quá nhiều lần. Nhưng rồi cứ biệt tăm nên buộc chị phải chọn cái chết thương tâm như vậy chăng?

Suy cho cùng, chị ấy bị đè chết vì học phí và viện phí”. Vậy ai đã làm nên cái qui định ”đè chết người” ấy, nếu không phải những người ở Bên thắng cuôc?

Nhắc đến chuyện viện phí, tôi lại nhớ tới chuyện cách đây đã ngót 20 năm. Tôi được anh bạn già mời tới nhà hàng ăn cỗ cưới. Chả thiệp thiếc gì, anh ta chân tình nói với tôi: “mình rổ rá cạp lại sống độc thân đã lâu, nay có bà đầm (người Việt) ở Mỹ thương mà sang đây (Đức)làm đám cưới để đón sang cùng sống ở bển với bà. Hoàn cảnh hai người đều eo hẹp nên mình không muốn làm to. Chỉ mươi người trong gia đình và bạn bè thân nhất tới nhà hàng ăn bữa cơm mừng ngày ký giấy kết hôn thôi…”. Đùng cái tới đúng cái ngày “đại hỷ” thì vào khoảng 4 giờ sáng “cô dâu tương lai” bị cảm ngã phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Lúc hữu sự mới phát hiện ra “bà đầm mũi tẹt” đã “quên” không mua bất cứ một thứ bảo hiểm y tế (vãng lai) nào ngoài mỗi chiếc thẻ xanh cư trú tại Hoa Kỳ. Trong lúc ”nước sôi lửa bỏng” bệnh viện Đức, sau khi trao đổi với chính quyền địa phương vẫn tận tình cứu chữa bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Sau đó bà đầm Việt còn phải nằm điều trị và phục hồi tại bệnh viện tới hơn 3 tháng trời mới có thể nhúc nhắc đi lại được để lên máy bay về lại Mỹ quốc. Tổng chi phí phải trả cho bệnh viện tới 180 ngàn Đức Mã (DM) theo thời giá lúc bấy giờ. Nhưng cơ quan Xã hội và Từ thiện Đức chấp nhận trả hết cho bệnh viện không thiếu một xu. Tai họa ập đến khiến đám cưới (như dự kiến) của anh bạn tôi bị dừng lại vô thời hạn. Thật buồn. Nhưng lại được an ủi phần nào vì thấy ở xứ sở của tụi “giẫy chết” chúng không muốn bị mang tiếng vì chuyện “viện phí” mà nỡ “đè chết” một ai, dù đó là người dưng.

Đã có người nói với tôi, sở dĩ những nước như Đức và Nhật có được một nền dân chủ nhân quyền vững chắc như ngày nay. Chính là nhờ họ là những người ở bên thua cuộc. Bị thua cuộc họ đã bị chế tài, bị chia cắt, bị chiếm đóng. Trong cái rủi đó đã tạo nên cái may để họ có thể vươn lên trở thành những cường quốc hùng mạnh vào top đứng đầu thế giới về mọi mặt như hiện nay.

30/4/1978-30/4/3013: Kỷ niệm 35 ngày cưới của Gocomay.

30/4/1978-30/4/3013: Kỷ niệm 35 ngày cưới của Gocomay.

Nghĩ về ngày 30 tháng tư này. Với cá nhân tôi là kỷ niệm tròn 35 năm ngày vợ chồng tôi làm đám cưới, ngày vui trăm năm của một đời người. Nhưng với cả dân tộc thì chưa hẳn. Bởi 30.4 đã có “hàng triệu người vui bên cạnh hàng triệu người buồn” (ý câu nói của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt).

Càng buồn hơn, vào dịp kỷ niệm 30.4 lần thứ 38 này đã có một người mẹ Việt Nam ở nơi đất mũi Cà Mau tận cùng của tổ quốc đã phải tự vẫn do bệnh tật và quá nghèo mà không xin được “sổ hộ nghèo”. Người mẹ này chưa qúa 50. Đã chọn cái chết để giảm gánh nặng cho chồng con. Để các con có điều kiện tiếp tục con đường học hành. Chị mất đi nhưng niềm hy vọng nhờ cái chết “có ích” của mình mà chồng con có thêm chút thu nhập nhờ tiền phúng điếu và đỡ tiêu tốn 140 ngàn đồng tiền viện phí mỗi ngày… Như vậy đã đủ “trọn niềm vui” chưa thưa tất cả những ai còn lương tri ở Bên thắng cuôc?

Đất nước mình đã hết chiến tranh. Nước nhà đã giành được độc lập thống nhất mà người dân không được hường hạnh phúc thì nền độc lập ấy phỏng có nghiã lý gì??? *

……..

* Một ý trong câu nói của Hồ Chí Minh

Liệu quan Tổng Thanh tra CP Huỳnh Phong Tranh có “trượt mồm”?

Tiêu chuẩn

Liệu quan Tổng Thanh tra CP Huỳnh Phong Tranh có “trượt mồm”?

Gò Cỏ May

do3Bình luận về lời đề nghị “Yêu cầu cưỡng chế đoàn khiếu kiện đông người qúa khích, “mang màu sắch chính trị” của ông Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh hôm 18/4/2013, có ý kiến cho rằng đó chỉ là cú “trượt mồm” qúa mạnhso với các cú “trượt mồm” gần đây của các ông từ TBT, Chủ tịch QH, Chủ tịch nước… đã gây nên một làn sóng phẫn nộ trong công luận.

Horst Köhler, Tổng thống thứ 13 của Đức

Horst Köhler, Tổng thống thứ 13 của Đức

Nhìn rộng ra thế giới. Chuyện các chính khách hàng đầu ở các nước bị “trượt mồm” là không thiếu. Một ví dụ như ông Tổng thống Đức Horst Köhler (2004-2010) chẳng hạn. Ông là người có gương mặt khả tín, thân thiện, cùng sự chín chắn trong từng lời ăn tiếng nói. Đã gây được nhiều thiện cảm trong dân chúng. Vậy mà trong chuyến thăm viếng binh sĩ Đức đồn trú ở Afghanistan hồi đầu năm 2010, chỉ với mỗi một câu nhỡ miệng rằng, sự hiện diện của các binh sĩ Đức ở nơi đây (Afghanistan) là để bảo vệ quyền lợi kinh tế của nước Đức. Câu nói này ngay tức thì đã gây tranh cãi nhiều trên truyền thông báo chí. Khiến ông phải xin từ chức vào ngày 31.05.2010. Làm không ít chính khách cũng như người dân Đức luyến tiếc.

Trở lại chuyện của Huỳnh Phong Tranh.

Tại một hội nghị quan trọng do ông chủ trì. Để bàn về việc nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phục vụ các kỳ họp của Trung ương Đảng và Quốc hội diễn ra vào hôm 18/4 vừa qua. Với sự hiện diện đầy đủ lãnh đạo các Bộ, ngành và 22 tỉnh, thành phố trên cả nước. Người dân oan khắp nơi đang hồi hộp ngóng chờ tiếng nói của một ông quan đứng đầu cơ quan thanh tra của chính phủ. Như ông ta đã từng tuyên bố lúc mới nhậm chức (8/2011) rằng:

“Công tác thanh tra là bạn của dưới, tai mắt của trên. Nếu làm tốt công việc chúng tôi có thể giúp cho công tác điều hành của Chính phủ và giúp cho sự lãnh đạo của Đảng ngày càng sát thực tế hơn.

Tôi cũng sẽ cố gắng là nếu có cám dỗ sẽ tránh, đồng thời giáo dục lực lượng công chức trong bộ máy của mình trung thành, trung thực và trong sạch để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn…”(xem ở đây).

Vậy mà mới nhậm chức chưa được nửa nhiệm kỳ, trong lúc công tác phòng chống tham nhũng và chỉnh đốn còn đang diễn ra

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh chủ trì cuộc họp ngày 18/4/2013.

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh chủ trì cuộc họp ngày 18/4/2013.

nhằm lấy lại niềm tin của nhân dân đối với đảng. Mà ông Tổng Thanh Tra lại chụp cái mũ qúa khích, ”mang màu sắc chính trị” để đòi “cưỡng chế” những “khiếu kiện đông người” như thế thì có khác gì “tự đá vào lưới nhà” trong trận cầu sống mái với nạn tham nhũng đang có nguy cơ ngày càng gia tăng?

Ở bài viết Nhân dân đứng ngoài chính trị? nhà văn Thùy Linh đã chỉ rõ:

“Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó. Khi luật lệ chung này có vấn đề thì đương nhiên sẽ có bộ phận dân chúng phản ứng với sự sai khác này. Hành động của họ, đương nhiên, là hành động chính trị.”

Cho nên có khiếu nại tố cáo (khiếu kiện dù đông hay ít người) nào là không “mang màu sắc chính trị”, thưa ông Tổng Thanh tra Chính phủ?

Với sự hiện diện đầy đủ lãnh đạo các Bộ, ngành và 22 tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhưng tín hiệu phát ra rõ ràng là muốn rập tắt khiếu nại tố cáo kéo dài bằng cách chụp cho những người đi khiếu kiện cái mũ là “mang màu sắc chính trị” thì có khác gì coi dân oan là “thế lực thù địch” và cần phải mạnh tay trấn áp chứ đâu phải muốn làm “bạn của dưới” (dân đen) như lời ông nói lúc mới đăng quang?

“…những người dân mặc áo quốc kỳ đi khiếu kiện đã làm xấu hình ảnh thủ đô” – Lời Nguyễn Thế Thảo.

“…những người dân mặc áo quốc kỳ đi khiếu kiện đã làm xấu hình ảnh thủ đô” – Lời Nguyễn Thế Thảo.

Ai chứ Nguyễn Thế Thảo (người đã phát ngôn: những người dân mặc áo quốc kỳ đi khiếu kiện đã làm xấu hình ảnh thủ đô) và Lê Thanh Hải (người đang bị hàng chục người dân tố cáo cướp đất ở TP Hồ Chí Minh) sẽ mở cờ trong bụng. Bởi ông quan “mặt lạnh như tiền” Tổng Thanh tra Chính phủ – Huỳnh Phong Tranh đã chọn chỗ đứng về phía những quan tham đang bị dân tố cáo. Chứ không phải ngược lại.

Đó là thông điệp gì mà Huỳnh Phong Tranh muốn gửi tới các quan tham nhũng ở tất cả bộ ngành từ trung ương tới các địa phương?

Nhớ lại câu chuyện nghe được từ chính một người bạn thân của tôi cách đây hơn 7 năm. Anh là giám đốc một công ty lớn của nhà nước. Bạn đã từng than với tôi:

– Bất kể ai đang ăn nên làm ra trong guồng máy (doanh nghiệp nhà nước) mà không biết “quan hệ tốt” với các quan lớn trên thượng tầng là khó mà tồn tại được.

Anh còn khoe, nhờ có được tấm ảnh anh ta chụp chung với ông Tổng Thanh tra Chính phủ (thời đó là Quách Lê Thanh) trên sân quần vợt. Mà hầu như tất cả các đợt thanh tra lớn nhỏ đều xuôi chèo mát mái hết.

Tôi giả bộ thắc mắc:

– Tớ thấy cậu có khoái chơi thể thao bao giờ đâu mà bày đặt thế?

– Không khoái cũng phải cố. Như ăn nhậu cũng vậy, không thích cũng phải gắng… làm công chức thời nay cơ cực lắm chứ không như người ta tưởng đâu ông ơi…

Được đà tôi lấn tới:

– Chả nhẽ chỉ có mỗi tấm ảnh chụp chung với quan lớn Tổng Thanh tra trong tư thế thân mật mà được châm chước hết thảy sao?

– Ồ không không, còn thêm nhiều tích tắc nữa chứ. Nhưng như người ta nói “đầu xuôi đuôi lọt”. Biết mình có quan hệ với trên cao chót vót, bên dưới chúng cũng đỡ hành tỏi đi nhiều. Ngay cả khoản “lót tay, đưa tiễn” cũng có phần nhẹ nhàng hơn…

Có một hiện tượng lạ là gần đây tất cả các ý kiến phản biện trái với “định hướng” của Ban Tuyên giáo đều bị các “dư luận viên xã hội” (như khoe khoang của Hồ Quang Lợi) nhảy vào chửi bới mạt sát một cách vô văn hóa bất kể phải trái trắng đen.

Liên hệ với chuyện tham nhũng của chính những người mang danh đi “chống tham nhũng”. Một thực tế mà ai cũng thấy, thời gian qua hoạt động của ngành Thanh tra Chính phủ rất tích cực. Nhưng tham nhũng cứ ngày càng tăng lên. Nó chứng tỏ điều gì?

Theo báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng của Chính phủ. Toàn ngành thực hiện gần 63.000 cuộcimage00144 thanh tra, kết thúc gần 53.000 vụ, tuy nhiên, số vụ chuyển cơ quan điều tra chiếm chưa tới 1%. Như vậy các cáo buộc nhận hối lộ của các quan thanh tra từ thấp lên cao để “giơ cao đánh khẽ” trong hoạt động thanh tra là đúng hay sai?

Đại biểu Lê Như Tiến, tại phiên chất vấn công khai Tổng Thanh tra Chính phủ sáng 22/8/2012 ở diễn đàn QH đã hỏi thẳng ông Huỳnh Phong Tranh về tiêu cực, nhũng nhiễu của thanh tra viên. Qua các đợt thanh tra, cơ quan, doanh nghiệp phải lo chăm sóc chu đáo, khi thanh tra về phải lo tiễn đưa hậu hĩnh, “kính gửi đậm đà”…

Đó là các khoản lệ phí gia tăng theo kiểu luật bất thành văn. Có phải là nguyên nhân của “hàng trăm cuộc thanh tra không có kết quả?”

Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh thừa nhận có tiêu cực, nhũng nhiễu, để lộ lọt thông tin trong đội ngũ thanh tra viên…

Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh thừa nhận có tiêu cực, nhũng nhiễu, để lộ lọt thông tin trong đội ngũ thanh tra viên…

Trước những chất vấn trực diện như thế, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh buộc phải thừa nhận có tiêu cực, nhũng nhiễu, để lộ lọt thông tin trong đội ngũ thanh tra viên… Dẫn tới kết qủa trong 5 năm (từ 2007 tới 2012), 16 cán bộ thanh tra đã bị xử lý, trong đó 2 người bị xử lý hình sự, một người bị buộc thôi việc. (Xem ở đây).

Nhưng câu hỏi lớn hơn đặt ra là: Có phải trong gần 53 ngàn vụ thanh tra đã kết thúc ở trên chỉ có một con số rất ít những đồng chí cán bộ thanh tra “bị lộ” đã được xứ lý một cách nhẹ nhàng như thế là đã thỏa đáng?

Nay trong cuộc họp Chính phủ do ông Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh chủ trì để bàn về việc nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo… Với sự hiện diện đầy đủ lãnh đạo các Bộ, ngành và 22 tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhưng tín hiệu phát ra rõ ràng là muốn rập tắt khiếu nại tố cáo kéo dài của dân oan bằng cách chụp cho những người đi khiếu kiện cái mũ là mang “màu sắc chính trị” thì có khác gì coi dân là “thế lực thù địch” cần phải mạnh tay để “cưỡng chế” đối với họ.

Đó chính là thông điệp rõ ràng táo tợn mà Huỳnh Phong Tranh muốn ngầm nhắn gửi tới các quan tham nhũng ở tất cả bộ ngành từ trung ương tới các địa phương rằng: “cứ yên tâm đi… các đoàn khiếu nại tố cáo đông người đã bị qui kết “qúa khích” và ”mang màu sắc chính trị” hết rồi. Sẽ bị “cưỡng chế” bịt miệng không trừ một ai… để các quan yên tâm mà vơ vét! Nhưng chớ có quên các khoản “lót tay, đưa tiễn” hậu hĩnh tương xứng với quan thanh tra lớn nhỏ là được!

Luận điệu này thể hiện rất rõ cái lối “tư duy nhiệm kỳ” của ông Tranh! Nó là cực kỳ phản động hay chỉ là sự ”nhỡ miệng” thông thường. Xin nhường câu trả lời cho tất cả những ai đang quan tâm tới vấn đề này giải đáp dùm?!