Tag Archives: Đoàn Vương Thanh

Lý luận và cuộc sống ngày càng xa nhau, phản bội nhau.

Tiêu chuẩn

Lý luận và cuộc sống ngày càng xa nhau, phản bội nhau.

Đoàn Vương Thanh

cau-hoi-thiet-ke-website

 

Xưa nay lý luận chỉ có thể đúng khi nó có tác dụng soi đường cho thựctiễn. Nếu chừng nào nó xa rời thực tiễn, xa rời cuộc sống thì nó trở thành vật cản, trở thành tai hại và cứ nhắm mắt theo nó thì cuộc sống sẽ đi vào bế tắc, thậm chí những thành quả mà trước đó có thể  bị mai một hoặc mất đi.

Ở Việt Nam ta,  từ lâu, mỗi khi đảng viên mới được kết nạp, dứt khoát phải đi học một lớp “bồi dưỡng đảng viên mới” với những bài học lý thuyết gần như bất biến, nói về “Đảng kiểu mới” về “sự ra đời và hoạt động của Đảng”, “sự cần thiết phải có đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam” và toát lên một cách tổng hợp là kể lể công lao của Đảng, coi Đảng như một vị cứu tinh, đảng chỉ có đúng không bao giờ sai, hoặc “trung ương đúng, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng lúc nào cũng đúng, chỉ có chỉ đạo, thi hành là sai và có sai, thậm chí nghiêm trọng…” Và dấu ấn để “trói” đảng viên vào với Đảng là lời thề “tuyêt đối trung thành” với Đảng, nguyện hi sinh phấn đấu đến hơi thở cuối cùng cho sự nghiệp của Đảng !” Chính cái đó đã tạo nên những con người của Đảng, lúc đầu rất trung thành, và trong thực tế có nhiều đồng chí nêu gương hi sinh trước bom đạn, trước đòn tra tấn dã man của quânthù, giữ vững khí tiết. Nhiều đồng chí thể hiện sự thương yêu đồng chí, thương yêu nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.

Đảng giáo dục đảng viên và quần chúng trung kiên theo đảng phân biệt rõ bạn thù, thậm chí chỉ mặt từng loại kẻ thù từ bên ngoài và từ bên trong. Phải chấp hành chủ nghĩa Mac-Lenin, chủ nghĩa Lenin, sau này lại còn tôn thờ chủ nghĩa Mao Trạch Đông, tức là Maoits. Tất cả toát lên là phân chia giai cấp, không chỉ hai thành phần giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột mà còn chẻ nhỏ, “cụ thể hóa” tiêu chuẩn từng giai cấp nữa, để khi “đánh” cho trúng. Một thời khẩu hiệu “Trí phú địa hào, đào tận gốc, chốc tận rễ” không những “tiêu diệt” những tên trùm sỏ mà còn tiêu diệt cả những kẻ liên quan. Trong việc giải quyết mâu thuẫn đối kháng giữa “giai cấp bóc lột” ở nông thôn là địa chủ, phú nông, còn phân ra cụ thể: “địa chủ cường hào gian ác”, “địa
chủ cường hào gian ác đầu sỏ”, “địa chủ thường” địa chủ kháng chiến” thậm chí có nơi còn có “địa chủ kiêm tư sản”, “địa chủ phản động”…nghĩa là muốn tiêu diệt giai cấp địa chủ phải tiêu diệt đủ
loại địa chủ.

Với phú nông cũng vậy, có phú nông bóc lột, có phú nông lao động. Cả đến trung nông, nghĩa là người nông dân chịu khó lao
động có bát ăn bát để, cũng là “trung nông lớp trên, trung nông lớp dưới. Trung nông không được liệt vào “giai cấp bị bóc lột”. Chỉ có bần nông và cố nông mới là giai cấp bị bóc lột, vì thế họ nghèo nhất ởnông thôn, bị áp bức nhất ở nông thôn. Nay nhờ có cách mạng, đúng ranhờ có giảm tô, cải cách ruộng đất mới được chia ruộng , mới được mở mày mở mặt, phải gọi họ là cốt cán, phải đưa đi đào tạo trở thành cán bộ nòng cốt lãnh đạo ở nông thôn. Khi phân chia các loại thành phần, Đội cải cách ruộng đất không căn cứ vào cái gì cả, chủ yếu là căn cứ vào lời khai của mấy ông bà, cô cậu cốt cán, mà khi về làm việc giảm tô cải cách, Đội đã dựa vào họ. Như ở quê tôi, đội đã “dựa” vào cả ngụy binh, cả gái làm tiền.

Cái mớ lý luận về giai cấp đấu tranh ấy hoành hành ở nước ta khá nhiều năm, gây ra vô vàn tai hại, khi biết sai lầm, đảng chỉ sửa những cái đảng cho là đã sai, còn những điều làm mất cả tình làng nghĩa xóm, hỏng cả tình máu mủ… thì không. Con gái, con dâu đấu tố vu khống cha mẹ mình, cha mẹ chồng, bới móc ông bà cụ kỵ nhà chồng để lại sự oán ghét năng nề đến mấy chục năm chưa hề phai nhạt thì đảng chưa bao giờ đặt vấn đề sửa sai và sửa sai đến nơi đến chốn.

Độ khoảng ba bốn thập kỷ gần đấy, nghĩa là sau thống nhất nước nhà, những mớ lý luận cũ rích từ thời tám hoánh nào , thậm chí từ hồi cải cách giảm tô, từ khi thực hiện “cải tạo tư sản” vẫn được mang ra áp dụng. Nhưng thực tế cuộc sống, đặc biệt  ở miền Nam, dân  không chịu“nuôt” cái lý luận gàn dở của đảng, nên không tiếp thu và không thực hiện một cách tự giác mà chủ yếu là bị bó buộc, bị cường quyền áp đảo. Ngày nay, những nhà lý luận “cộm cán” có bằng Tiến si lý luận hẳn hoi không chỉ lên lớp về “chủ nghĩa xã hội” đối với cán bộ đảng viên và lớp trẻ trong nước mà còn đi “rao giảng” ở một Trường Đảng cao cấp nước bạn, làm cho người hàng xóm nghe mà rùng mình ghê sợ

Từ ngày “đổi mới và hội nhập” cái mớ lý luận cũ của ta tỏ ra không thích hợp, phải chuyển đổi, nhưng chủ yếu vẫn là chuyển về những nguyên tắc của chủ nghĩa tư bản mà thôi, chứ có sáng tạo ra thứ chủ nghĩa nào khác hơn đâu. Những người đã qua các lớp “bồi dưỡng chínhtrị” cho cán bộ đảng viên ở ta đều được nghe giảng về những nguyên tắc lớn của hai thứ chủ nghĩa này. Chủ nghĩa tư bản là “người bóc lột người”, chủ nghĩa xã hôi” ngàn lần tươi đẹp hơn, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng mọt xã hội công bằng dân chủ gấp vạn lần chủ nghĩa tư bản.

Ta thử nhìn qua lại một chút xem sao. Bây giờ ở Việt Nam không còn giai cấp tư sản theo kiểu cũ nhưng lại xuất hiện giai cấp tư sản kiểu mới, mà phương tây gọi là “tư bản đỏ”, thực hiện “xóa bỏ khoảng cách giầu nghèo” nhưng ta lại đào sâu hơn, giãn độ ngăn cách xa hơn giữa giầu và nghèo, để rồi lại “la lên” “xóa đói giảm nghèo”. Vậy ở Việt nam ta đang theo Đảng xây dựng chủ
nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản?

Xây dựng chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế quốc hữu hóa đất đai, nhà máy, công nông trường xí nghiệp, toàn bộ là “quốc doanh” nhưng quốc doanh đâu có biết quản lý, cung cúc chấp hành lệnh trên, chỉ lo thu vén cá nhân, dựa dẫm vốn liếng của Nhà nước để mọi thứ đều thua lỗ.

HTX nông nghiệp cả làng bậc thấp rồi lên bậc cao, tất cả là “cha chung không ai khóc” chẳng ai có sáng tạo, chẳng ai chịu làm việc cho ra hồn, lúc nào cũng hô hào thi đua, hết “phong trào Đại Phong” lại “phong trào 5 tấn” mà năng suất cây trồng, năng suất lúa vẫn cứ tụt dài, đồng đất thì hoang hóa, sản lượng lương thực èo ẹt ở con số không đủ ăn, công lao động gia trị bằng 2 lạng thóc, cái nghèo cái đói cứ theo rịt người nông dân. Thế mà chỉ thực hiện hai lần “khoán” khoán 100 và khoán 10, nông dân một phần được cởi trói, bà con cả nước đã làm ra 45 triệu tấn thóc, trong khi ruộng canh tác lại bị thu hồi hàng vạn ha cho “dự án”, lại có 7,5 triệu tấn lương thực quy gạo xuất khẩu.
Tuy nhiên đấy mới chỉ nhìn sơ qua vào nông nghiệp hay rộng ra một chút là “tam nông thôi”, chứ còn các mặt kinh tế khác hễ cứ dính vào “quốc doanh” là y như đổ bể, thụt két, lỗ vốn, nợ xấu, nợ công…nghĩa là làm không có lời mà chỉ có rạn nứt và đổ vỡ. Nói ra thì lại bảo tại“suy thoái kinh tế toàn cầu” nó ảnh hưởng. Ngụy biện. Vậy mà những nhà lý luận lâu nay không thấy có phát kiến gì mới để mà soi đường, để mà ngăn cản sự suy thoái?

Một tầng lớp cán bộ các cấp từ những người chưa giầu hoặc còn là người nghèo nay bỗng “đứng dạy sáng lòa” để rồi có
tiền hàng trăm tỷ xây dựng biệt thự, xây dựng nhà thờ tổ, cho các con đi học nước ngoài và cho con “phè phưỡn” ở đâu đó, mấy năm trở về bố đã chọn cho những cái ghế “ngon” rồi tha hồ mà sung sướng. Vậy các nhà lý luận của ta bây giờ, giải thích thế nào về phân chia giầu nghèo mới, phân chia giai cấp mới và có cần tiến hành đấu tranh giai cấp nữa hay không ?

Độ khoảng hai chục năm nay, chúng ta được LHQ ghi nhận “thành tích “xóa đói giảm nghèo”, nhưng lại không thấy ghi nhận “xóa no giảm giầu” nguyên nhân gây ra các giai cấp đối kháng nhau, sinh ra đấu tranh giai cấp?…

Vậy thời đại hiện nay, mô hình của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là những vấn đề gì ? Kinh tế thì trở lại những yếu tố thị trường của tư bản chủ nghĩa, xã hội thì phân chia đẳng cấp, phân chia giầu nghèo ngày càng sâu sắc, các quan chức từ xã trở lên trở thành “giai cấp khác”, còn nhân dân lao động vẫn là “giai cấp lao động”. Giai cấp công nhân để tạo ra nhân tố lãnh đạo cách mạng có còn không? Công nhân, nhân viên trong thời buổi kinh tế thị trường không khác mấy kẻ đi làm thuê cho các ông chủ lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực, trong mọi doanh nghiệp, làm tốt chưa chắc được khen, làm chưa tốt bị đuổi việc ngay lập tức.

Xã hội đã và đang hình thành ‘tầng lớp đại gia” ăn không bao giờ hết của ngon vật lạ, ở không bao giờ hết nhà, biệt thự và vi la, đi toàn xe con trị giá hàng nghìn con trâu của nông dân, con cái đi học, chơi game ở nước ngoài…Những điều này đang diễn ra tại xã hôi xã hội chủ nghĩa của chúng ta, các nhà lý luận thử giải thích xem sao !

Chúng ta không chỉ có nạn nói dối hoành hành, nạn tham nhũng hoành hành, xã hội đen đang làm loạn đất nước mà còn tạo ra rất nhiều giai tầng xã hội không còn ở cái mức “trí phú địa hào” nữa mà là những ông vua lớn nhỏ. Nhiều khi, tôi hơi lẩn thẩn nghĩ đến nước ta hiện có 9068 xã, phường, thị trấn, thì có đến gần 19.000 “ông vua, bà chúa” ở cơ sở, ấy là chưa nói đến các “ông vua bà chúa cấp huyện, quân, thị xã, thành phố tỉnh thuộc trung ương. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh, cho đến giám đốc các sở bây giờ cũng trở thành “những ông vua địa phương, vua ngành” cát cứ rất dữ dội. Vậy kính nhờ các nhà lý luận thử đưa ra những luận điểm để dùng lý luận soi sáng thực tế xem sao!

Vậy mà  CNXH, cái danh hiệu hão huyền của đất nước, nhiều người góp ý bảo bỏ đi vì nó chưa có thì vẫn bị “các nhà lý luận bảo thủ” khư khư giữ lấy.Giữ lấy cái không có, cái mà thế giới loài người đã vứt nó vào đống rác rồi , hỡi ôi…

Tác giả gửi cho Quê Choa

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Nhân dân muốn được biết một phần nghìn sự thật

Tiêu chuẩn

Nhân dân muốn được biết một phần nghìn sự thật

Đoàn Vương Thanh

ares2

 

Thông tin Nhà nước và thông tin nhiều chiều những ngày gần đây phản ảnh nhiều vấn đề có liên quan đến vận mệnh quốc gia dân tộc. Những sức ép về suy thoái kinh tế sâu, về đe dọa ở biển đông, về quản lý và phát triển kinh tế vĩ mô, về bộ máy quản lý đất nước đang chia rẽ và rệu rã : Mua quan bán chức, tha hóa một bộ phận lãnh đạo, mất đoàn kết, nghi kỵ và kích bác nhau, có đến 30% công chức Nhà nước “ngồi chơi xơi nước, nhiều quan chức cấp cao “lấy tiền ở đâu” xây biệt thự, xây nhà thờ giá hàng trăm hàng nghìn tỷ, trên không bảo được dưới, kỷ cương phép nướcbị lỏng lẻo, thậm chí ngấm ngầm chống đối nhau… Dân chúng tôi nghe tin mà rầu rĩ ruột gan, ngơ ngác hỏi nhau: đất nước mình sẽ đi đến đâu nếu cứ để tình trạng này kéo dài.

Mấy hôm nay, chung quanh tôi các cụ hưu trí hễ gặp là bị túm áo: “Bao giờ thì bị cắt lương hưu hả ông ?” Tôi cũng như các cụ hưu khác làm sao mà biết được, chỉ nghe quỹ lương hưu bị người ta “cho vay” có thể trở thành “nợ xấu”. Đã là “nợ xấu” thì khó đòi hoặc không đòi được. Tám chín triệu cán bộ nhân viên, quân đội nghỉ hưu, nói chung đang sống bằng “đồng lương trợ cấp xã hội ít ỏi trong thị trường giá cả tăng cao” thì băn khoăn của các cụ hưu là chính đáng, cần có sự giải đáp thỏa đáng.

Trong cái sự “rối như tơ vò”, nhìn vào đâu cũng có hư hỏng hiện nay, các nhà chèo chống đi đâu làm gì? Không có đủ trình độ và cũng không có tham vọng đặt vấn đề nhiều vì có viết có nói những chắc gì đã có người nghe và quan tâm giải quyết, hay lại bị cho là“thế lực thù địch” nói xấu chế độ thì oan gia !

Cái miếng “bất động sản” từ nhiều năm nay, người ta tưởng bở dễ ăn, dồn sức đầu tư, mong có lãi cho đất nước và lãi cho nhà đầu tư, cho quan chức đứng đằng sau, đứng bên cạnh. Tham vọng (kể cả tham lam) vẫn chỉ là tham vọng. Các cụ ta đã dạy: “Tham thực cực thân”, đấy là “tham thực, nghĩa là tham ăn” thôi chứ tham vàng, tham tiền, tham đất…thì ôi thôi không chỉ là cực thân đâu.

Vài ba năm nay, người ta nói rằng “bất động sản bị đóng băng” vậy thì băng giá ấy lấy ở đâu để “nó” bị đóng băng ? Trong bất động sản” và đầu tư “bất động sản” có chuyện mua (và cướp) đất của nông dân, của người nghèo dưới cái mũ “dự án phát triển công nghiệp dịch vụ” phát triển kinh tế xã hội, với giá bèo, nhưng khi đưa vào kinh doanh “bất động sản thì đẩy giá lên chín tầng mây”. Gần 400 ha, trong số 450 ha đất canh tác của xã quê hương tôi đã “được chuyển nhượng đúng chính sách” cho các doanh nghiệp ở đẩu ở đâu ấy vào đầu tư.

Công bằng mà nói có một số ít họ làm ăn đứng đắn, đã đầu tư và bắt tay vào sản xuất (gần đây có bị đình đốn). Nhưng cũng có những dự án đầu tư chiếm đến 200 ha, vừa rồi lại chiếm thêm gần 50 ha nữa, nhưng 7 năm rồi, khu đất ấy “nội thì có xuất người ra, nhưng ngoại thì bất nhập, nghĩa là cấm người “không có nhiệm vụ miễn vào !” 200 ha được rào kín, không rõ ở trong đấy “chủ dự án” làm gì mà bảy năm rồi vẫn án binh bất động. Một khu khác rộng 12 mấu Bắc Bộ (mỗi mấu Bắc Bộ là 3600 mét vuông, họ đưa vào dự án, đến bù cho nông dân 69 triệu một mẫu, 13 năm rồi chưa thấy họ làm gì, chỉ thấy chuột chạy ra chạy vô nhởn nhơ trên “bất động sản” ấy.

Trong mười mấy năm qua, Nhà nước ta (do nhiệm kỳ, cũng còn do năng lực cán bộ và do nhu cầu điều chuyển cán bộ), chúng ta đã thay đến ba bốn vị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Dưới cái ô của Ngân hàng Nhà nước, đã xuất hiện hàng chục Ngân hàng thương mại cổ phần, ngay ở một thị trấn nhỏ quê tôi đã mọc lên chất ngất hoành tráng chục trụ sở các loại ngânhàng.. Cũng nhờ có cái ô của Ngân hàng Nhà nước, một số “Quỹ Tín dụng nhân dân” mọc lên để “bóp hầu bóp cổ nhân dân” để “nặn tiền” vốn nhàn rỗi của một số người và cho vaynăng lãi, hàng năm tổng kết rất rôm rả, khách khứa đông nghìn nghìn, cấp trên đủ loại đến dự và nhận quà, còn cán bộ tín dụng thì giầu lên nhờ “buôn tiền”.

Ngày nay, Ngân hàng các loại, nhất là khu vực Ngân hàng cổ phần thương mại đã và đang bị một số người có thế lực và được tạo thế lực khống chế như Bầu Kiên, Trầm Bê v.v…Thực ra, người cần vốn sản xuất kinh doanh thì tiếp cận Ngân hàng rất khó, xem ra chỉ rót tiền cho “cánh hẩu” thôi và rồi chính Ngân hàng gánh chịu hậu quả “nợ xấu”. Những người đi vay để kinh doanh “đểu” vênh cái mặt lên thách thức,chưa có trả thì Ngân hàng ăn thịt được à? Thịt người không ăn được đâu!

Chưa biết thực hư thế nào, trên một số tờ báo chính thống và trên một số trang mạng ồn lên tin Ngân hàng Nhà nước và đứng sau là nhiều vị tai to mặt lớn đang cấu kết, tổ chức các đường dây buôn lậu vàng. Chỉ khổ những người “rửng mỡ vì tiền đi mua vàng dự trữ !” Vì sao giá vàng trong nước luôn cao hơn giá vàng thế giới, vì sao nhập hàng chục tấn vàng cho ai và ai được nhập, vì sao có “đấu thầu vàng” vì sao lại giao độc quyền sản xuất vàng miếng? Có “sự loạn” ngân hàng ở tầm vĩ mô không? Tại sao lại như vậy ?

Về các tập đoàn kinh tế quốc doanh thua lỗ, xập xệ, trong đó có một số tập đoàn, cực chẳng đã phải công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, dân chúng nghe thông tin Nhà nước rất hạn chế hàm lượng thông tin, nghe thế nào thì biết thế ấy, trong khi mọi người muốn biết nhiều hơn, bản chất hơn. Chỉ nghe láng máng thì không bao giờ tin và không đủ cơ sở để tin, nên nhân dân cứ cho là mình bị lừa.

Những con số thất thoát không rõ ấy phải chăng không phải là tiền đóng thuế của dân ? Vinasin bây giờ ra sao? Ông Nguyễn Sinh Hùng lớn tiếng cách đây một năm là sẽ khôi phục và phát triển, nhưng bây giờ sau một năm rồi, sau xử án Tổng giám đốc rồi, còn hình thù nó ra sao, còn thất thoát nữa không, dân mù tịt không biết.

Dân không được biết Chính phủ mình, tỉnh mình, huyện xã mình làm gì sử dụng tiền ngân sách để làm gì thì làm sao dân tin được.  Nhiều vấn đề hiện nay thông tin chính thống cũng mập mờ “đánh lận con đen” cứ coi dân là một lú “cừu non” hoặc là dốt nát không biết gì. Như vậy, khi cần phải huy động sức dân để đối phó với thiên tai, lụt lội, chống ngoại xâm, giữ yên bờ cõi thì lại to mồm “nhân dân là sức mạnh quyết định”.

Vì thế, để củng cố lòng tin với nhân dân, và để nhân dân tin vào Đảng và Nhà nước, nhất là sắp họp Quốc hội kỳ thứ 5 và họp BCH trung ương Đảng lần thứ VII (Khóa 11), chắc là có nhiều vấn đề ảnh hưởng đến tồn vong đất nước, chế độ và sự nghiệp của Đảng. Nhân dân muốn được biết độ một phần nghìn sự thật quanh ba vấn đề lớn chúng tôi nêu trên đây, chứ cũng không dám biết tất cả mọi vấn đề đâu. Tất nhiên, dân cũng biết không thể công khai nhiều vấn đề thuộc về an ninh quốc phòng và bí mật quốc gia. Liệu các nhà lãnh đạo tầm vĩ mô có dám làm chuyện này không?

Tác giả gửi Quê Choa

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

…………………………………………………………..
Đoàn Vương Thanh, tức Nguyễn Thanh Hà, 79 tuổi, cựu phóng viên TTXVN,
ĐT 0166 83 83 020 và 0321 6295 440. Email: nguyenthanhhahy@gmail.com

Lúc nào cũng giơ mãi cái công lao ra để mà tiếm quyền lãnh đạo thì thật sự không công bằng.

Tiêu chuẩn

Lúc nào cũng giơ mãi cái công lao ra để mà tiếm quyền lãnh đạo thì thật sự không công bằng.

Đoàn Vương Thanh

402224_361990800480393_100000084275576_1478724_1891231149_nCác cụ ta từ xưa đã có câu: “Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay” chỉ có nhân dân nghe là sáng tai hơn cả. Trong tình hình đất nước hiện nay, những kẻ “bảo hoàng hơn vua” lên gân cãi chày cái cối, đến nỗi thích “ăn bám nói leo” thấy người ta nói mình cũng nói, không chịu “làm việc bằng cái đầu”, không bằng một học sinh cấp ba “lý sự” về nền giáo dục của ta hiện nay. Thậm chí, những kẻ “bảo hoàng hơn vua” cố tình cãi chày cái cối về lòng tin của dân đối với Đảng lãnh đạo.

Khi còn hoạt động bí mật và nửa bí mật nửa công khai với số đảng viên chưa nhiều, ngân sách đảng không có, hoàn toàn dựa vào dân, có khi còn dựa vào tiền bạc của “giai cấp trên” ủng hộ để có nguồn kinh phí ít ỏi bảo đảm hoạt động. Thời kỳ ấy, gần như tấtcả đảng viên của Đảng đều trân trọng lời thế trước Đảng kỳ nguyện tuyệt đối trung thành với đảng, với nhân dân. Đúng là ngoài lợi ích của nhân dân, “Đảng” không có “lợi ích” nào khác. Do vậy, để bảo vệ Đảng, nhân dân đã không ngại hi sinh tính mệnh và tài sản, thậm chí nghe theo lời Đảng đã cử hàng triệu hàng triệu con em xông ra các mặt trận, không ngại mũi tên hòn đạn, không ngại tù đầy.

Nói như thế để thấy thời kỳ đầu, và trong kháng chiến trường kỳ, khi Đảng bám rễ trong nhân dân, chung lưng đấu cật với nhân dân, và cái chính là đảng chưa có tiền chưa có gạo, không bám vào dân mà hoạt động thì đói. Đã đói thì không thể hoạt động được. Hoạt động gian khổ và không ít đảng viên đã hi sinh trong nhà tù đế quốc. Mấy nghìn “tù Phú Quốc”, “tù Côn Đảo” chắc chắn có nhiều đảng viên. Như vậy trong cuộc chiến đấu cách mạng, cả đảng viên và quần chúng của Đảng đều đổ xương
đổ máu chứ không chỉ riêng có đảng. Về số lượng thì, nhân dân hi sinh nhiều gấp nhiều lần đảng viên. Mà suy cho đến cùng thì đảng viên cũng là từ nhân dân mà ra.
Trên thế giới hầu như chưa có nước nào lại phải chịu hi sinh nhiều như nước ta và dân tộc ta, một cuộc chiến kéo dài 31 năm, quân đội, đảng viên và nhân dân hi sinh xương có thể xếp thành núi, máu có thể chảy thành sông. Điều này, các thế hệ người Việt Nam còn nhớ đinh ninh. Nhưng dựa vào đấy để mà “kể công” để mà tranh quyền lãnh đạo Nhà nước
và xã hội là không đúng với truyền thống của dân tộc. 

Để công bằng, các nhà lãnh đạo hiện nay, dựa vào các cứ liệu lịch sử mà phân chia giai đoạn công và tội của Đảng cộng sản, viết lại những thành tích, ưu điểm, sai lầm kể cả sai lầm nghiêm trọng giết hại hàng vạn đảng viên và quần chúng trung kiên trong cái nhận thức “tả khuynh” và giáo điều, để phân rõ công và tội. Dân tộc ta rất công bằng, độ lượng và lại rất rõ ràng, minh bạch
trong phân biệt công và tội. Lâu nay ta có thói quen, hễ ai đó “nói động đến Đảng”, đến “lãnh tụ”, thậm chí ở xã, nói động đến Bí thư Đảng ủy, là bị coi là “nói xấu Đảng” cần theo dõi và xử lý ! Bao nhiêu cái án oan sai cũng từ cách nhìn nhận thế này. Làm con người, không một ai là không có khuyết điểm, chỉ khác nhau ở chỗ biết thừa nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm một cách chân thành và hiệu quả. Nhân dân ta rất ghét sự dối trá, sự bao che, và lừa lọc.

Trong giai đoạn có nhiều phức tạp cả về nhận thức lẫn hành động như hiện nay, trước hết và hơn ai hết Đảng cần tổng kết ưu khuyết điểm, công tích và cả những sai lầm nghiêm trọng. Bài học đã rõ rồi. Bản thân cụ thân sinh ra tôi là một đảng viên đảng lao động được kết nạpnăm 1947, làm Phó Chủ tịch UBKCHC xã, cải cách ruộng đất quy cụ là địa chủ phản động quốc dân đảng đầu sỏ, bị kết án 20 năm tù, cho giảm 3 năm vì có con trái lớn là tôi đang ở bộ đội. Cũng vô cùng may mắn, vì ngay làng bên, một đồng chí tên là Thành con một gia đình địa chủ kháng chiến, đi hoạt động cách mạng từ nhỏ, được bầu vào Ban thường vụ
Tỉnh ủy. Trong một cuộc “đấu đá” ở nhà quê, Đội Cải cách với danh nghĩa “Tòa án nhân dân đặc biệt” đã lên tận tỉnh, trong khi Thường vụ Tỉnh ủy đang họp, lôi bằng được đồng chí Thành về trường đấu và bắn luôn. Bí thư tỉnh ủy giật mình biết chuyện thì mọi sự đã quá muộn.

Đó là “bi kịch” của cải cách ruộng đất mà Đảng ta đã lãnh đạo. Tuy nhiên, khi Đảng có nghị quyết sửa sai cải cách ruộng đất, ngay bản thân gia đình và người bị xử trí oan, thậm chí oan đến chết người” vẫn tin theo Đảng, tham gia sửa sai, nhanh chóng ổn định tình hình trước khi tiến hành phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Chắc chỉ có người này người kia trong đảng chức vụ này chức vụ kia mới “thù dai” hoặc “trả thù cá nhân” chứ nhân dân thì độ lượng vô cùng.

Đảng công khai một lần nữa thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng của mình về tất cả mọi vấn đề không chỉ có cải cách ruộng đất, cả về hợp tác hóa nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cả về phát triển công nghiệp nặng công nghiệp nhe, cả về văn hóa giáo dục y tế và an sinh xã hội. Một xã ở huyện nọ trong tỉnh tôi đã có 74 cán bộ xã “ăn chặn” tiền chính phủ giúp hộ nghèo ăn
Tết. Nhưng cán bộ này đều là đảng viên. Ở xã tôi, họ chia nhau, cho nhau, bán rẻ cho nhau hơn 1000 xuất đất cho đảng viên từ cấp thôn trở lên đều có phần. Một bí thư chi bộ mua một xuất đất giãn dân giá 50 triệu đồng, ngay hôm sau bán 750 triệu đồng. Dân bảo đảng viên buôn đất ăn đất kinh khủng lắm. Đảng nên tổng kết và công khai những vấn đề này trước dân để lấy lại lòng tin của dân.

Một khi dân tin rồi thì Đảng cứ phải lãnh đạo cứ phải cầm quyền thôi, chẳng có ai dám tranhquyền của Đảng đâu. Còn hiện nay, tham nhũng từ trên đến cơ sở, mà chủ yếu lại là đảng viên có chức có quyền mới có điều kiện tham nhũng, tham nhũng là hút máu hút mủ của dân, nhưng nếu đảng dũng cảm nhận sai lầm khuyết điểm, nhận công khai trước dân, ai có khả năng sửa chữa khuyết điểm dân vẫn ủng hộ làm việc còn kẻ nào ngoan cố thì chính Đảngphải xử trí thôi, dân làm gì có quyền xử trí ?

Lúc nào cũng giơ mãi cái công lao ra để mà tiếm quyền lãnh đạo thì thật sự không công bằng. Ai là người xứng đáng lãnh đạo cầm quyền đất nước, lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam thời kỳ hiện nay trước hết phải tổ chức công khai minh bạch hỏi ý kiến dân. Dân đồng ý thì tiếp tục vai trò còn dân không đồng ý thì dân chọn. Đơn giản thôi. Sở dĩ Đảng còn cố tình lý sự để bám lấy vai trò lãnh đạo chẳng qua là vì lợi ích của Đảng và đảng viên chứ không phải hoàn toàn là vì lợi ích của dân chúng đâu. Các vị nghĩ và thử tổ chức thảo luận công khai với dân xem sao ?

Tác giả gửi Quê choa

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

…………………………………………………………..
Đoàn Vương Thanh, tức Nguyễn Thanh Hà, 79 tuổi, cựu phóng viên TTXVN,
ĐT 0166 83 83 020 và 0321 6295 440. Email: nguyenthanhhahy@gmail.com

Lắng nghe nhiều chiều, tiếp thu lẽ phải, bình tĩnh, sáng suốt…những điều tối cần.

Tiêu chuẩn

Lắng nghe nhiều chiều, tiếp thu lẽ phải, bình tĩnh, sáng suốt…những điều tối cần.

Đoàn Vương Thanh

201272014474

NQL: Nhiều người đọc Thông báo đã hiểu nhầm. Quê Choa chỉ tạm thời đình chỉ việc đăng tải bài vở từ các trang mạng chứ không phải Quê Choa tự đóng cửa. Quê Choa vẫn hoạt động bình thường, vẫn đăng bài vở của Bọ Lập và của mọi người gửi đến cho Quê Choa. Vậy lần nữa kính báo.

Nghe thông báo “Quê choa” không đăng những bài của mạng khác, có lẽ kể cả của CTV như tôi làm cho tôi hụt hẫng đôi chút. Nhưng hôm nay, thứ nhất vì yêu “Quê choa”, thứ hai muốn bầy tỏ cách nhìn của mình về những vấn đề hệ trọng của đất nước, nên “hạt cát” này cũng muốn góp phần làm nên bãi biển.

Trên các trang mạng, kể cả một số ở nguồn “chính thống” người ta đang ồn ào, không phải chỉ là “bỏ” hay không bỏ “Điều 4″ Hiến pháp mà chạy sang vấn đề khác cũng hệ trọng không kém. Đó là “đổi danh xưng của nước”, thay đổi quốc kỳ, quốc ca…Riêng vấn đề thay đổi “danh xưng” của nước đã có nhiều lập luận. Xu hương là trở về với “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” như danh xưng hồi đầu thành lập nước 1945 nghe có vẻ được nhiều người đồng tình và đưa ra nhiều cách lập luận khác nhau. Danh xưng của một quốc gia rất quan trọng, vì nó là kết quả của cả một thời kỳ đấu tranh, kể cả vũ trang lẫn chính trị, nội trị và ngoại
giao. Ta bàn đến chuyện này bây giờ tôi cho là không thích hợp, chí ít thì cũng chưa thích hợp cả chủ quan lẫn khách quan.

Tất nhiên chỉ có Hiến pháp do nhân dân thông qua mới có đủ thẩm quyền thay đổi danh xưng quốc gia và các biểu trưng, biểu tượng của linh hồn dân tộc như quốc ca và quốc kỳ. Không thể tùy tiện, nóng vội, hoang mang theo những động cơ không trong sáng. Tôi đề nghị và kiến nghị, khi nào soạn thảo lần cuối Dự thảo Hiến pháp mới, khi đưa ra để lấy ý kiến nhân dân lần cuối trước khi Quốc hội thông qua và phê chuẩn, đưa những vấn đề này ra cũng còn kịp và nếu chưa thật nhuần nhuyễn, thì để lần sửa đổi sau cung không muộn. Là người dân, chúng tôi quan tâm cốt yếu đến thể chế chính trị, chế độ dân chủ hay độc tài, toàn trị hay  “nhân dân trị”, thực chất hay hình thức…chứ không quan tâm nhiều đến danh xưng, quốc kỳ hoặc quốc ca, tuy vấn đề này cũng rất quan trọng.

Nhân sắp đến việc thông qua nội dung Dự thảo hiến pháp mới, không rõ về phía “chính thống” hay chỉ là dư luận báo chí (cả lề phải lẫn lề trái) đưa ra thảo luận, tranh luận vấn đề này. Theo tôi, chưa cần. Lý do:

1- Nghị quyết Trung ương 4 mới triển khai thực hiện được một năm, nghĩa là mới có “khúc dạo đầu”. Những vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay chưa có những chuyển biến cụ thể và thiết thực. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện có nhiều quan điểm chưa thống nhất, thậm chí “chóp bu” còn mất đoàn kết nghiêm trọng, chưa có thể giải tỏa và thống nhất lãnh đạo, thống nhất ra chủ trương chính sách thật sự “vì dân”. Đổi tên nước là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” có thể đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ nhân dân, những cung vẫn còn những hạn chế và rất có khả năng lợi dung việc này để “trốn nợ” (đổi tiền, đổi con dấu, đổi tổ chức và những vấn đề tham nhũng, thất thoát, trách nhiệm, nợ xấu, mâu thuẫn nhau mất đoàn kết nội bộ, kẻ thù bên ngoài đang nhòm ngó…) Theo tôi và nhiều người sống quanh tôi, họ chỉ mong thay đổi các loại ghế lãnh đạo hiện nay quá mọt ruỗng rồi, quá tệ rồi, không nên để lâu hơn nữa, vì càng để thì “bầy sâu” càng lớn, càng đông và càng phá. Vậy thì có một cái tên nước, có một lá cờ mới, có một bài quốc ca mới…chưa giải quyết vấn đề một cách cơ bản.

2 – Thực hiện triệt để quy định của Nghị quyết trung ương 4, nhất là về củng cố, cải tiến, thậm chí “cách mạng” toàn bộ công tác tổ chức từ trong Đảng đến chính quyền và các đoàn thể. Hiện nay, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “sờ đến đâu cũng có hư hỏng” Vậy thì phải “giải quyết” những hư hỏng ấy đi trước khi có một cái tên mới cho một quốc gia.

3- Phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng về tương tuyên truyền, tư tưởng, về sự cần thiết phải thay đổi, nếu thay đổi thì có lợi và chưa có lợi cái gì, có liên quan đến bát cơm mạnh áo của dân đến mức độ nào. Chi tiêu hét bao nhiều ngân sách, ngân sách ấy lấy ở đâu ra> Chúng ta có bộ máy đảng và bộ máy chính quyền rất cồng kềnh (có 30% viên chức, cán bộ không làm việc). Thông qua Hiến pháp, thực thi Hiến pháp và cốt lõi là phải thực hiện bằng được, công khai toàn bộ kết quả thực hiện Nghị quyết trung ương 4 trong cả nước, ở mọi cấp mọi ngành. Đất nước phải được ổn định chính trị, ổn định kinh tế, xã hội. dân tình hồ hởi phấn khởi, ít nhất cũng bằng thời kỳ đầu thực hiện “Nghị quyết VI”…

Là một công dân chúng tôi mạnh dạn đề nghị như vậy. Đặc biệt từ cấp cao, ai là người tự cảm thấy không còn được lòng dân nữa thì tự nguyện hưu và rút khỏi chính trường, “cởi trói” cho dân nhờ. Có như vậy thì việc đổi tên Đảng, đổi tên nước mới mang lại tác dụng to lớn và thiết thực.

Tác giả gửi cho Quê Choa

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

…………………………………………………………..
Đoàn Vương Thanh, tức Nguyễn Thanh Hà, 79 tuổi, cựu phóng viên TTXVN,
ĐT 0166 83 83 020 và 0321 6295 440. Email: nguyenthanhhahy@gmail.com

Suy thoái, tiêu cực, bất cập, xuống cấp, hệ lụy…xã hội đen và quyết liệt !

Tiêu chuẩn

Suy thoái, tiêu cực, bất cập, xuống cấp, hệ lụy…xã hội đen và quyết liệt !

Đoàn Vương Thanh

42(2)Vào bốn năm 1961-1964, tôi được đi học một lớp đào tạo phóng viên. Dạo ấy chưa có hệ đào tạo báo chí trong trường Đại học và cũng chưa có Phân viện Báo chí và Tuyên truyền hiện đại như bây giờ. Trong nội khóa và ngoại khóa, chúng tôi được học và nghiên cứu đủ loại vấn đề, chắc cũng là ở trình độ trung cấp thôi. Chỉ có một số chuyên đề “ngoại khóa” là được nghe cán bộ cấp cao và giảng viên đại học giảng bài. Bốn năm theo học, chúng tôi được nghe giảng nhiều loại lý luận, từ nhà thơ kiêm Trưởng Ban tuyên huấn trung ương (chưa phải là Tuyên giáo như bây giờ), sau lại là Phó Thủ tướng Chính Phủ Tố Hữu, bà Thanh (vợ ông TốHữu), giáo sư Trần Văn Giầu, giáo sư Vũ Tài Cẩn,(tôi không nhớ là Vũ hay Nguyễn), Đào Thản, Trần Phương, Phan Quang, Hoàng Tùng, Đào Duy Tùng, Đào Tùng, Hữu Thọ và nhiều vị “có hạng” về lý luận triết học và lý luận, nghiệp vụ báo chí. Phải nói rằng, bốn năm đào tạo ấy, chúng tôi “được lớn lên” nhiều mặt và “sáng ra” nhiều vấn đề.Đặc biệt là thày ngôn ngữ học nói nhiều về các dạng của ngôn ngữ Việt và nó rất nhiều nghĩa. Kết thúc lớp học, không ai “bị trượt” đều được bố trí công tác về một số cơ quan báo chí lớn ở trung ương cả. Trong đó có một số đồng chí được bổ sung ngay cho TTX Giải phóng ở miền Nam. Có một đồng chí là Đồng chí Vũ Viết Vượng bị hi sinh sau mấy tháng vào chiến trường (1965-1967). Chuyện các nhà báo của ta tham gia chiến đấu bị hi sinh chúng tôi có dịp xin được kể lại sau. Sở dĩ tôi khoe là có được “đào tạo” chính quy hẳn hoi, có được học tập nhiều vấn đề về triết học Mac-Lênin, về chủ nghĩa duy vật biện chứng về lịch sử Đảng ta và một số đảng cộng sản quốc tế, chủ yếu là đảng cộng sản Liên Xô. Có được vũ khí trang bị qua một lớp đào tạo như thế, chúng tôi vứng vàng hơn để tiếp tục nghề báo cho đến khi nghỉ hưu. Hồi ấy, cánh làm báo chúng tôi “thuần” hơn bây giờ và phương tiện thì eo hẹp, không thể phát huy hết tài năng đối với những nhà báo có tài.

 Nay đã 79 tuổi, hưu được nhiều năm rồi, môi trường sống chủ yếu là ở nông thôn, thành ra nhận thức cuộc sống có thể có nhiều hạn chế.Tuy vậy, với “bệnh nghề nghiệp” ăn sâu vào trí não và suy nghĩ rồi nên không thể bỏ qua những gì đang diễn ra trong xã hội ta bây giờ.. Hồi đất nước còn chiến tranh và “bao cấp”, sống và hưởng thụ trong khuôn khổ chặt chẽ, chúng tôi lại thấy quan hệ giữa con người với con người, giữa đồng chí với đồng chí, đồng nghiệp với đồng nghiệp có phần ấm cúng và chân thành hơn. Nhiều khi hàng tháng liền ăn bánh mỳ và hạt bo bo trừ bữa mà chúng tôi không cảm thấy khổ. Còn bây giờ, sau gần 40 năm có hòa bình thống nhất, đất nước có nhiều đổi mới, có nhiều thành tựu, mà sao chúng tối thấy con người sông bức bách thế nào ấy. Là một người làm báo thời bao cấp là chính có thói quen quan sát và “để ý” đến mọi việc, mọi vấn đề chung quanh. Thói quen ấy ăn sâu vào nếp nghĩ nếp sống khi tuổi đã ở ngưỡng cửa 80 xuân ! Thằng con cả tôi năm nay đã gần 50 tuổi, đã có cháu nội gọi bằng ông, thỉnh thoảng khuyên tôi : “Già rồi, ông mặc xác xã hội, mặc xác chúng nó, hơi đâu mà để tâm đến cho tổn thọ”. Nó nói, nó khuyên cũng có cái phải, nhưng rồi tôi chỉ nghe nó một chút thôi, còn thì vẫn phải làm theo ý mình, vẫn quan tâm đến nhiều khía cạnh cuộc sống, vẫn phải tìm ra cái đúng cái sai, cái thật cái giả của cuộc đời. Còn, đến già và già quá ai mà chẳng phải chết ?

 Là một người làm báo, khoảng 10 năm đi thường trú ba tỉnh Hải Dương cũ, rồi Thái Bình, rồi Hải Hưng và theo dõi hai ngành thủy lợi và nông nghiệp, và trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhất là cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ đối với miền Bắc, đi nắm tài liệu trước khi quân ta vào giúp các bạn Căm pu chia giải phóng đất nước họ vào ngày 7-1-1979…Kể ra, làm báo được viết nhiều lĩnh vực nhiều mặt của xã hội, trải qua nhiều gian khổ bom đạn mà còn sống nhăn răng đến bây giờ quả thật là hạnh phúc. Nhưng, không đơn giản thế đâu.

 Sau bốn mươi năm có hòa bình thống nhất mà sao số phận dân tộc ta vẫn phải chịu nhiều cay đắng thế nhỉ? Làm báo nên “phải” đi nhiều đọc nhiều, trong đó có rất nhiều báo cáo, báo chí, nghe đài, xem TV, tôi thấy chán ngấy. chán đến “lạnh cả xương sống” vì cái cách tuyên truyền, báo cáo một chiều và “trên cho nói” mới được nói và phải nói theo hướng dẫn. Tôi tò mò phát hiện ra một cách làm báo cáo của một ông thư ký riêng cho Chủ tịch tỉnh như thế này: Ông ấy được giao nhiệm vụ thường xuyên viết báo cáo gửi lên cấp trên. Trước khi viết, ông ta được nghe các ngành nhất là ngành thống kê báo cáo những con số kết quả thực hiện kế hoạch. Điều “cốt tử” đối với ông thư ký này là giữ tư liệu rất giỏi, tất cả các báo cáo nhiều năm trước, nhất là “năm ngoái” đều được ông cho vào tủ cất kỹ, khi viết báo cáo mới “làm xiếc” đổi mới nhiều con số cho “vừa lòng cấp trên”. Ông thư ký này bảo “rất dễ” không có gì khó lắm.

 Trong các báo cáo của HĐND xã tôi, năm nào cũng có một lô khuyết nhược điểm được thống kê mấy trang dài dằng dặc. Nhưng có một loại “khuyết điểm” mà năm nào cũng thấy có trong báo cáo “tình hình quản lý đất đai ở địa phương nhà có nhiều bất cập, phải tăng cường quản lý đất đại, chống lấn chiếm trái phép, tránh không để mâu thuẫn mất đoàn kết nội bộ nhân dân do tranh giành và lấn chiếm đất đai !” Nghe báo cáo, bùi tai, các vị đại biểu cấp trên ngồi dự gật gù. “báo cáo phải chỉ ra vấn đề như thế chứ ?” Thực chất ra sao. Xã có 1170 mấu Bắc Bộ ruộng canh tác, chỉ sau 10 năm, “gọi đầu tư” “trải thảm đỏ mời gọi đầu tư” kết quả đến nay cái gì cũng dở dang, khu công nghiệp có đến 30 công ty xí nghiệp, nhưng chỉ có vài ba cái hoạt động. Ông bạn sản xuất xe máy to đùng đã chuyển sang bán bia, bán tôn lợp nhà rồi. Hai ông doanh nghiệp một trong nước, một nước ngoài vào đầu tư 7 năm rồi vẫn “án binh bất động trên diện tích 200 ha đất canh tác, đến bù hồi đó chỉ trên dưới 50 triệu một sào Bắc Bộ 360 mét vuông ! (hồi đầu chỉ đền bù 7 triệu một sào) Sau đó họ mua đi bán lại tiền tỷ một xuất không phải là một sào 360 mét vuông mà chỉ 100 đến 150 mét vuông mà thôi !

 Tình hình thực tế ấy mà trong nói cũng như viết báo cáo, rất nhiều nhà lãnh đạo, dưới bắt chước trên, nhai đi nhai lại hết “suy thoái, lại bất cập, tiêu cực, xuống cấp, hệ lụy…lại cả xã hội đen…Gần đây, người ta viết và nói hay dùng “quyết liệt”, “chỉ đạo quyết liệt” thu phí quyết liệt, triển khai quyết liệt…tất cả đều phải quyết liệt, quyết thế nào cho liệt thì thôi. Quả thật, hiện nay có nhiều cái bị liệt không thể quyết được nữa..

 Vì sao vậy ? Có nhiều nguyên nhân sâu xa lắm. Trước đây hơi một tý người ta “đổ tại cơ chế”, nay đổ tại cơ chế mãi nghe nhàm tai, người ta chuyển sang “tái cấu trúc”, tái cấu trúc mọi mặt cả ngân hàng lẫn công nghiệp nông nghiệp, cả tài chính lẫn ngân hàng, lại cả tàu thủy, máy bay, sân bay, bến cảng…rồi lại mơ cả đến “điện hạt nhân” “đường sắt cao tốc Bắc Nam…Nếu như đất nước đang tiến lên những mục tiêu vĩ đại thì về chính trị tư tưởng phải trong sáng, đúng đắn, tuyệt đối không được tiêu cực, không được nghĩ ngược lại nguyện vọng của nhân dân. Có cái gì đó mặc dù đúng nhưng chưa vừa lòng cấp trên thì là “suy thoái”. Phải kiên quyết cảnh giác và chống tiêu cực. Nghe theo cải cách hành chính, tổ chức chế độ “một cửa” nhưng lại sinh ra nhiều khóa, đấu tranh giảm bớt nạn thủ tục giấy tờ thì phải “đi cửa sau” cần tiền giấy chứ không cần giấy “A4″, bác sĩ chuyên khám bệnh cho đối tượng được hưởng “Bảo hiểm y tê” thì ngồi một chỗ, không bao giờ “để ống nghe vào ngực người bệnh” hỏi vài câu, và ghi vào sổ độ khoảng từ 30.000 đến 50.000 giá trị tiền thuốc và đi lĩnh thuốc, Chữa bênh theo Bảo hiểm y tế ở quận huyện, không bao giờ khỏi bệnh, nếu bị nặng thêm thì phải lên cấp trên tức là phải lên bệnh viện trung ương, vì vậy bênh viện trung ương chờ đến thiên niên kỷ sau mới được giảm tải, mới được “mỗi người bệnh một giường”.

 Các nhà lãnh đạo từ cơ sở trở lên bây giờ hay diễn thuyết và hay nói đến “suy thoái”, “chống tiêu cực”, chống xuống cấp, không để hệ lụy…và bất cập, thậm chí chống xã hội đen…Những khái niệm trừu tượng vô bổ này mà ai cũng thích dùng. Có khi trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều mặt, nhiều linh vực đã và đang suy thoái, tiêu cực, bất cập, xuống cấp,…nhưng nó là cái gì, nguyên nhân tại đâu, từ đâu mà có những điều “bất cập” này ? Không một ai chịu tìm ra nguyên nhân và có được biện pháp sửa chữa, khắc phục để đưa đất nước tiến lên ?

 Ôi, cái bệnh “suy thoái, tiêu cực, xuống cấp, hệ lụy, xã hội đen…cho đến “tội phạm” và chống “tội phạm”, “thế lực thù địch” và chống thế lực thù địch”…Sao đất nước bây giờ có nhiều loại giặc đến thế ? Các cụ ta đã dạy “nguy hiểm là thủy hỏa đạo tặc” nếu mọi thứ tốt đẹp, xã hội ổn định thật sự có dân chủ thật sự, người dân được giầu có thì làm gì phải chống nhiều loại “tặc” như thế ?

 Tác giả gửi cho Quê Choa

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

…………………………………………………………..
Đoàn Vương Thanh, tức Nguyễn Thanh Hà, 79 tuổi, cựu phóng viên TTXVN,
ĐT 0166 83 83 020 và 0321 6295 440. Email: nguyenthanhhahy@gmail.com

Ông chủ thật sự của đất đai Việt Nam là ai?

Tiêu chuẩn

          Ông chủ thật sự của đất đai Việt Nam là ai?

Đoàn Vương Thanh

ap_20110823080104630

Trong dịp “được” tham gia ý kiến đóng góp vào Hiến pháp sửa đổi nói chung và Luật đất đai nói riêng, nhiều người dân đã lên tiếng. Lần này, dân lên tiếng góp ý vào Hiến pháp cũng như Luật đất đai sửa đổi thể hiện giác ngộ chính trị của dân ta khá cao, đồng thời cũng nói lên Hiến pháp và Luật của nước ta còn nhiều bất cập. Đã phát động người dân góp ý, nói như ông Phan Trung Lý là “không có vùng cấm”. Nếu có cấm kỵ thì, trước hết, người góp ý không biết rõ “vùng nào là vùng cấm” lỡ sa chân vào vùng cấm có làm sao không, hai là góp ý mà còn đặt ra vùng cấm thì còn kêu gọi góp ý làm gì. Góp ý dù có rộng rãi đến đâu, có “trái chiều” “nghịch nhĩ” đến đâu thì làm người “cầm cân nảy mực” vẫn phải hết sức bình tĩnh, lắng nghe, và nhất là biết phân biệt phải trái, phân biệt cái đã lạc hậu, cái phù hợp với tiến triển của thời đại, mà tiếp thu những “tinh hoa”, sáng kiến, do tâm huyết góp ý mang lại.

Ở đây, chúng tôi chỉ có mấy ý kiến nhỏ trong việc góp ý xây dưng Luật đất đai (sửa đổi), vì luật này từ khi ra đời chưa thấy giúp ích nhiều cho quản lý, khai thác, sử dụng một cách hợp lý, có lợi nguồn tài nguyên đất đai của Tổ quốc, mà hầu như chỉ sinh ra những hệ lụy, có khi dẫn đến mâu thuẫn “đối kháng” giữa chính quyền (và các công cụ của
chính quyền) với nhân dân, đặc biệt là người được giao quyền sử dụng đất, chủ yếu là ở nông thôn đồng bằng, trung du và miền núi. Điểm qua
một vài nét khái quát để thấy, luật đất đai những năm qua chưa phát huy mặt tích cực mà lại nảy sinh nhiều tiêu cực, dẫn đến nhưng điều đáng buồn lẽ ra không thể có trong chế độ mới tươi đẹp của chúng ta mới phải.

Đất nước Việt Nam ta qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tổ tiên, ông cha ta đã không ngừng mở rộng bờ cõi, thống nhất giang sơn, chiến đấu máu xương để gìn giữ từng tấc đất ông cha để lại. Quốc gia là nước nhà. Quốc gia cũng là đất nước. Đất và nước là thiêng liêng. Có đất nước mới có quốc gia và các dân tộc sống nghìn đời trên mảnh
đất quốc gia ấy phải là người làm chủ đất đai, sông ngòi, vùng trời, vùng biển thuộc lãnh thổ, lãnh hải của mình, bất khả xâm phạm. Đất nước Việt nam từng là “miếng mồi” béo bở làm mờ mắt bao nhiêu loại xâm lược từ bên ngoài. Phải đổi bằng xương máu nhiều thế hệ người Việt Nam mới có được đất đai cho Tổ quốc. Những người thừa hưởng gia tài đất đai ông cha để lại càng ngày càng có trách nhiệm sử dụng, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá và phong phú này phục vụ xây dựng đất nước ngày càng giầu đẹp văn minh.

Những điều tôi nói đây học sinh tiểu học của tac bây giờ cũng hiểu. Tuy nhiên, qua 68 năm có chế độ mới, nghĩa là có Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, việc quản lý, sử dụng, phát huy tiềm năng đất đai của chúng ta vẫn chưa thật tốt. Từ đất đai vẫn sinh ra nhiều chuyện phức tạp, mà các nhà lãnh đạo tầm vĩ mô chưa có cách hữu hiệu nhất để quản
lý, sử dụng tốt đất đai. Điểm lại, thời gian qua, trên nhiều mặt, chính sách về đất đai còn nhiều khe hở, còn nhiều bất cập, để ngay bản thân người trong nước, vẫn lợi dụng để làm lợi cho nhóm lợi ích, gia đình và cá nhân, thậm chí vì lợi ích nào đó, một số người còn đang tâm bán rẻ đất đai cho người nước ngoài, thu về những món lợi kêch sù cho
nhóm lợi ích và cá nhân gia đình họ. Một loạt cán bộ, đảng viên có chức có quyền từ cơ sở trở lên đã làm giầu bất chính từ đất đai mà ta gọi là “tham nhũng” đất đai. Bên cạnh đó một bộ phận dân nghèo, chủ yếu là nông dân nghèo không có đất, bị mất đất, mất đi nguồn tư liệu đặc biệt để sinh ra của cải vật chất nuôi sông bản thân và gia đình, đồng thời góp phần nuôi sống cả xã hội.

Trước hết, nhìn vào nguồn tài nguyên rừng và đất rừng, khoảng hai ba thập kỷ qua, nghĩa là từ khi có luật đầu tiên về đất đai, về cơ bản chúng ta đã “hoàn thành việc phá rừng”, tài nguyên rừng không những bị cạn kiệt, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, môi sinh, nguồn nước, sinh ra lũ lụt ở nhiều vùng rộng lớn. Trong “chiến dịch” phá rừng, như nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin, có cả sự tiếp tay của “kiểm lâm nhân dân” tức là sự tiếp tay của người bảo vệ rừng. Nhiều khu rừng “đặc dung”, rừng đầu nguồn, vườn sinh thái quốc gia, rừng phòng hộ…đã bị tán phá không thương tiếc. Hậu quả của nó, không phải ai cũng lường được. Chỗ này chỗ kia, ta nói do “lâm tặc” tức là
“giặc phá rừng” phá, nhưng nếu không có “lâm tặc” sẽ hạn chế việc dùng các loại gỗ tốt cực tốt để đóng đồ trang bị cho nhiều cơ quan, đơn vị, nhà giầu, và “đại gia”. Thậm chí có một nguyên chủ tịch tỉnh xây dựng một khu biệt thự trị gia hàng trăm triệu bằng các loiaj gỗ quý đắt tiền. Chưa nói đến số tiền ông ta lấy đâu ra, nếu không phải là tham
nhũng, mà chỉ nói đến số lượng gỗ quý ông dùng cho khu biệt thự của ông cũng phải “phá” không biết bao nhiêu khu rừng đặc dụng rồi ! Trồng rừng thì kết quả ít, nhưng phá rừng thì vô kể. Những cây gỗ có tuổi thọ mấy chục năm đến hàng trăm năm, bị chặt hạ và…Vậy thì ai là chủ rừng, ai là chủ đất rừng, ai có quyền bảo vệ và ai có quyền phá rừng.
Có một người cộng sản Liên Xô cũ nói rằng, phá một công trình chỉ cần mấy cân thuốc nổ, nhưng xây dựng một công trình, ví dụ như đạp thủy điện “Quy-bi-sép” chẳng hạn phải mất nhiều năm…Suy cho cùng là do chính sách quản lý rừng của chúng ta còn lỏng lẻo, luật pháp còn có nhiều khe hở…

Chúng ta sau thống nhất nước nhà, có gần 4 triệu ha đất trồng lúa ở cả hai miền Nam Bắc với nhiều khu đồng bằng phì nhiêu ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng ven biển miền Trung và các cánh đồng “lý tưởng” ở Điện Biên, đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Những cánh đồng lúa bạt ngàn, phì nhiêu này là nguồn tài nguyên, tư liệu sản xuất đặc biệt mà ông cha ta đã có công xây dựng hàng nghìn năm mới có được, để lại cho chúng ta tiếp tục bồi bổ và khai thác chủ yếu đưa vào trông lúa. Lịch sử cây lúa nước ở Việt Nam đã có trên 2000 năm. Người Việt Nam chủ yếu sống bằng lúa gạo. Vậy mà chỉ trong vong hai thập kỷ, do buông lỏng quản lý, do sơ hở của luật đất đai. do lợi dụng, tham nhũng, chúng ta đã biến khoảng gần một triệu ha đất mầu mỡ “bờ xôi ruộng mật ấy” thành những mặt bằng dùng vào việc khác như xây dựng công nghiệp, dịch vụ, trong khi chúng ta vẫn có thể tận dụng nhiều khu đất trống đồi trọc chưa sinh lợi bao nhiêu đưa vào làm mặt bằng công nghiệp và dịch vụ, dành đất trồng lúa trả lại cho người trồng lúa, có lẽ tốt hơn rất nhiều. Tóm lại, làm ăn của chúng ta hiện nay vẫn là cái anh “bóc ngắn cắn dài” chú trọng đến cái lợi trước măt, chưa tính chuyện lâu dài một cách khoa học. Xã chúng tôi ở đồng bằng Bắc Bộ, có 450 ha đất lúa, năm làm hai vụ, chí ít cũng thu 40.000 tấn thóc. Đùng một cái có chủ trương “chuyển nhượng” (vì là sở hữu toàn dân) 400 ha cho các khu công nghiệp và dịch vụ (nhờ đó, một số đông cán bộ ăn theo giầu lên trông thấy, nổi bật là cán bộ địa chính và chủ tịch xã, hiện có tiền tỷ). Lúc đầu, các doanh nghiệp vào đầu tư, mở mang một số ngành nghề, thu hút một lực lượng lao động đáng kể vào làm việc. Nhưng dần dần, có đất rồi, họ thi nhau “bỏ của chạy lấy người” sản xuất đình đốn, sa thải công nhân, ruộng đất không thể trả lại nông dân mà có trả lại nông dân thì bà con cũng “bó tay.com“. Có hai doanh nghiệp, một
của trong nước, một của nước ngoài vào chiếm dụng 200 ha đất lúa, nhưng 7 năm rồi chưa thấy họ làm gì cho ra của cải vật chất, vẫn rào kín “nội được xuất nhưng ngoại bất nhập” ! Vậy ai làm chu những khu đất rộng lớn này ? Ai làm thiệt hại hàng trăm nghìn tấn thóc nếu vẫn trong tay nông dân. Có nơi “quy hoạch” 500 ha đất trồng lúa màu, chủ yếu trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, hàng năm thu ít nhất 100 triệu đồng/sào Bắc Bộ 360 mét vuông. Nay đưa vào “xây dưng khu đô
thị sinh thái” gần 10 năm rồi vẫn chỉ có mấy cái nhà “chọc trời” bỏ không, bán chưa có ai mua, gọi nước ngoài đổi bằng đô la chưa ai đến. Dân bức xúc quá, đấu tranh, đấu tranh thì bị “cưỡng chế”. Nguyên nhân cũng là do cái luật đất đai quy định quyền sở hữu mà ra cả.

Bây giờ nói đến những ông chủ thật sự của đất đai là những ai. Trong lịch sử nước ta cũng như trên nhiều nước, người ta cũng có luật đất đai, cũng đưa quản lý khai thác đất đai vào Hiến pháp của họ, nhưng theo hướng đất đai “đa sở hữu”, nghĩa là phân biệt rất rõ rành rành mạch đất nào thuộc phạm vị quốc gia quản lý, đất nào là đất quốc phong, đất công ích xã hội do ai quản lý sử dung, đất nào thuộc tổ chức kinh tế, do “ông bà chủ nào” quản lý và đất nào thuộc từng gia đình, từng cá nhân quản lý. Trong khi chúng ta có thể thừa nhận kinh tế thị trường đã thành phần, thì tại sạo đất đai để sinh lời, để sản xuất và phục vụ đời sống thì lại chỉ có một ông chủ duy nhất là Nhà
nước quản lý ? Mấy chục năm qua, toàn dân là chủ sở hữu đất đai quốc gia, Nhà nước là chủ đại diện, tức là quyền sở hứu thuộc về Nhà nước, nhưng bao nhiêu hệ lụy bao nhiêu tiêu cực đã xảy ra, liệu “ông chủ” Nhà nước có giải quyết được triệt để không? Trong nông nghiệp chủ yếu là ở miền Bắc, một thời gian khoảng ba thập kỷ, đất canh tác của nông dân đưa vào “tập thể hóa” toàn bộ, ngay cả ao chuôm, cũng “tập thể hóa 100%. Kết quả, ruộng canh tác “cha chung không ai khóc”, đất không được bồi bổ, năng suất cây trông èo ẹt, ngay người sản xuất ra lúa gạo mà bị đe dọa đói kém. Khi “đổi mới” chúng ta thực hiện triệt để khoán 100 và khoán 10 trả quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, nay có thể kéo dài 50 – 100 năm (trước đây alf 20 năm), nông dân có thể tận dụng mọi khả nắng ẵn có về lao động, vật tư, trang thiết bị và ứng dụng khoa học kỹ thuật tăng năng suất cây trồng, chủ yếu là lúa. Nông dân đặc biệt phấn khởi yên tâm đầu tư sản xấu, đã cứu nền nông nghiệp nước nhà từ chỗ thiếu ăn đến chỗ có thừa lương thực mỗi năm xuất khẩu 7 – 7,5 triệu tấn gạo, đứng thứ nhất thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo, chưa nói các loại nông sản khác từ đất. Giá như nông dân được thừa nhận “quyền sở hữu đất đai” thì họ còn có thể giành được nhiều hiệu quả sản xuất cao hơn nữa. Đối với nông dân Việt Nam, không nên lo lắng nhiều họ sẽ trở thành “tư bản” cả đâu. Trong thực tế, vì ta có nhiều sơ hở và chính sách chưa phù hợp trong quản lý, sử dụng đất đai nên mấy thập kỷ qua đã xuất hiện nhiều “ông chủ” mà nước ngoài gọi là “tư
bản đỏ”. Nói đâu xa cho khó tìm, ngay bên cạnh nhà tôi ở, một ông giám đốc “Sở” cấp tỉnh không rõ moi đâu lắm tiền về mua tất cả các mảnh đất quanh nhà bố ông ta với giá bao nhiêu cũng được để xây dựng “một khu tư dinh” rộng gấp 10-15 lần tiêu chuẩn sử dụng đất thổ cư ở nông thôn. Một ông Phó chủ tịch xã hiện quản lý 4 mẫu Bắc Bộ đất làm vườn ao và chưa thật sự sinh lợi nhiều, nghiễm nhiên ông ấy là “chủ nhân của mảnh đất rộng gần 1500 mét vuông. Một ông nông dân có quan hệ anh em với
cán bộ lãnh đạo chủ chốt của xã, bống nhiên được mua 1,8 mẫu Bắc Bộ đất “thùng vũng” đổ nền bán từng xuất 400 triệu đông/xuất làm nhà ở, kể cả bán cho người Hà Nội về làm “Trại Đa-vít” Nhiều cán bộ chủ chốt của xã hiện có từ 3 xuất đến 10 xuất đất, có thời giá lên 1 tỷ đồng một xuất. Vậy ai là chủ sở hữu thật sự những mảnh đất ấy ? Nhà nước (cấp xã hay tư nhân)? Ai có tiền, về xã tôi mua đất dễ ợt. Một gia đình có cha “đi nhầm dép” phía bên kia hồi kháng chiến, nay cháu được “xã” giao một cái ao nghe nói rộng 7 sào Bắc Bộ, đổ cát lấp và cắt nhỏ bán 400 – 500 triệu đồng một xuất. Nếu ông ta không là chủ thì tại sao lại có quyền bán đất lấy tiền bỏ vào túi riêng ?

Còn 1001 chuyện cho, nhượng, bán đất ở quê tôi, tiếc rằng “trung ương thì ở xa, quan nha thì ở gần”, có luật để mà có luật chứ cái nạn “trên bảo dưới không nghe” đang tiếp tay cho tham nhúng, nhất là tham nhũng đất đai, mà không biết Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng hiện nay do đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban và “Tông tham mưu” Nguyễn Bá Thanh kè kè bên cạnh, liệu có thấu hiểu được “quân gia” của các vị ở cơ sở làm gì không. Chắc chăn khi các vị cho quân cán về điều tra thì chỉ vài ba chiếc phong bí là mọi chuyên êm xuôi, lại đâu vào đấy cả !

Tôi có một đề nghị đầy tâm huyết như thế này: trước khi làm một cái luật mới về bất kỳ lĩnh vực nào hoặc sửa đổi một số điều không còn phù hợp thì Quốc hội, Ban thường vụ quốc hội nên cử cán bộ và nằm sát với dân hỏi ý kiến dân xem nên sửa như thế nào, xây dựng luật như thế nào cho phù hợp chứ các vị cứ ngồi ở tháp ngà mà xây dựng luật và ra chính sách thì chưa tò ra lai phải thụt vào, chỉ làm khổ dân mà thôi như một số quy đinh về “phạt xe không chính chủ” về “phạt người đội mũ bào hiểm rởm”,,,Đất nước Việt Nam là của người Việt Nam, do người Việt Nam làm chủ thì mọi mặt, mọi lĩnh vực kể cả đất đai cũng phải có chủ một cách rõ ràng minh bạc. Tại sao ta là cộng sản mà “sợ” nhiều thứ thế, vì “sơ” nhiều nên không tự do báo chí, không công khai minh bạch. Tất nhiên có nhiều thứ phải “bí mật” những nhiều thứ liên quan đến đời sông hằng ngày của dân thì cứ úp úp mở mở, hết sợ cái này đến sợ cái khác, trong khi Đảng còn cầm quyền, quyền tối cao vẫn là của Đảng…

Tác giả gửi Quê choa

(Bài viết thể hiện quan niệm riêng của tác giả)