Tag Archives: hiến pháp

Hội Biển Tp HCM góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992

Tiêu chuẩn

Hội Biển Tp HCM góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 – Doãn Mạnh Dũng

POSTED BY  ⋅ NOVEMBER 22, 2013
FILED UNDER  

Hội Biển Tp HCM góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992

Viết bởi Cộng tác viên

Thứ năm, 21 Tháng 11 2013 13:59

Kinhtebien online : Ngày 23/2/2013 Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển Tp HCM ( Hội Biển TP HCM) họp góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 theo lời kêu gọi của ông Phan Trung Lý.Trước Hội nghị, những người tham gia góp ý kiến Hiến pháp đều được thông báo nội dung sẽ được ghi âm, văn bản sẽ chuyển cho các cơ quan liên quan.Sau Hội nghị ngày, bản ghi âm và văn bản đã được gửi đến Liên hiệp các Hội KHKT TP HCM để chuyển đến Quốc hội và hệ thống An ninh của Nhà nước. Chỉ còn vài ngày nửa Quốc hội sẽ bõ phiếu thông qua Hiến pháp. Chúng tôi xin công bố tòan bộ ý kiến của Hội Biển TP HCM với 6 ý kiến chính thức. Gồm các chức danh : 1 Chuẩn đô đốc- Tíến sĩ quân sự,1 Tiến sĩ môi trường được đào tạo tại Mỹ, 2 thuyền trưởng viễn dương và 2 kỹ sư được đào tạo tại miền Bắc Việt Nam. Read the rest of this entry

PHẢN ĐỐI DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP TRÌNH QUỐC HỘI KHÓA XIII TẠI KỲ HỌP THỨ 5

Tiêu chuẩn

PHẢN ĐỐI DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP TRÌNH QUỐC HỘI KHÓA XIII TẠI KỲ HỌP THỨ 5

Hiến pháp bút

 

BVN: Ngày 3/6/2013 những người soạn thảo và ký bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mang chữ ký của 72 người (thường gọi tắt là Kiến nghị 72) đã gửi cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và một số Đại biểu Quốc hội bản Phản đối Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 5. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Chúng tôi, những người soạn thảo và ký bản Kiến nghị về sửa đổiHiến pháp năm 1992 mang chữ ký trực tiếp của 72 người (thường gọi tắt là Kiến nghị 72) đã được trao tận tay Uỷ ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp (UBDTSDHP) ngày 4-2-2013, cùng với những người đã nêu những ý kiến khác với bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được Quốc hội công bố để lấy ý kiến của nhân dân từ ngày 2-1-2013, kiên quyết phản đối bản Dự thảo Hiến pháp ngày 17-5-2013 (DTHP) do UBDTSĐHP trình tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIII, vì những lý do sau đây: Read the rest of this entry

‘Tôi sẽ tiếp tục phát biểu về Hiến pháp’

Tiêu chuẩn

Tham gia xây dựng cả chương, cả điều mà không được đưa chữ nào vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ĐBQH Trần Du Lịch cho biết sẽ tiếp tục phát biểu ở hội trường QH về những vấn đề mình tâm huyết.

Trần Du Lịch, hiến pháp, chính quyền địa phương, công chức, cải cách hành chính
ĐBQH Trần Du Lịch: Có những việc của địa phương nhưng ĐB lại đem ra chất vấn bộ trưởng. Ảnh: Minh Thăng

Hôm nay và ngày mai, QH sẽ dành 2 ngày để thảo luận tại hội trường về dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Phiên thảo luận được phát thanh, truyền hình trực tiếp.

VietNamNet trò chuyện với ĐBQH Trần Du Lịch, thành viên Ban biên tập dự thảo, người được giao thiết kế một số điều khoản nhằm tăng quyền tự chủ cho địa phương theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XI, tách biệt ngân sách quốc gia, ngân sách địa phương để “chặt” hoàn toàn cơ chế xin – cho. Read the rest of this entry

Cần một bản Hiến pháp “của chúng ta”

Tiêu chuẩn

Mong các ĐBQH khi xem xét, thảo luận và bấm nút biểu quyết về dự thảo Hiến pháp làm sao đừng làm hụt hẫng kỳ vọng lớn lao của nhân dân. Để làm sao Hiến pháp hiện diện trong cuộc sống của mỗi người dân, một Hiến pháp vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.

Dân ở đâu trong hiến pháp?

Ba tháng lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã trôi qua, cùng với rất nhiều ý kiến đã lên tiếng vào hai năm trước đó…Tuy nhiên, như ĐBQH phát biểu tại cuộc thảo luận tổ, trong dự thảo đưa ra kỳ họp Quốc hội này, dù đã có một vài điểm sửa đổi, “tất cả các vấn đề được xã hội quan tâm nhất đã trở lại như ban đầu”, như dự thảo được công bố. Từ góc độ một người dân, không ít người không khỏi bật lên câu hỏi: Chả lẽ chỉ từng đó sao, sau bao nhiêu công sức, tiền bạc, thời gian đã bỏ ra? Read the rest of this entry

Nhật ký nghị trường: Điệp khúc “soạn rồi sửa”

Tiêu chuẩn

Nhật ký nghị trường: Điệp khúc “soạn rồi sửa”

►Làm gì để tránh tình trạng luật dùng được ít năm lại phải sửa vì bất cập?…

Nhật ký nghị trường: Điệp khúc “soạn rồi sửa”

Sẽ tốt hơn nếu thời gian, công sức của các đại biểu nói riêng và Quốc hội nói chung không phải tiêu tốn vào quy trình “soạn – sửa” như vậy.

Ngoài nội dung thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, hai trong số những nội dung đáng chú ý nhất tuần qua tại Quốc hội chính là việc tiến hành sửa đổi những quy định bất cập của các luật hiện hành, cho dù thời gian “sử dụng” mới chỉ trong một thời gian ngắn. Read the rest of this entry

Nhật ký nghị trường: Lời xin lỗi và dự thảo Hiến pháp mới

Tiêu chuẩn

Nhật ký nghị trường: Lời xin lỗi và dự thảo Hiến pháp mới

►“Viết hay thì nhiều người viết được, nhưng phù hợp với ta thì là vấn đề khác”…

Nhật ký nghị trường: Lời xin lỗi và dự thảo Hiến pháp mới

Chủ tịch nước ngồi cạnh TS. Trần Du Lịch, vị đại biểu trước khi góp ý cụ thể vào các điều còn có nhiều phương án tại dự thảo đã rất thẳng thắn “tự kiểm điểm” – Ảnh: N.H.

Có mặt tại phiên thảo luận tổ đoàn Tp.HCM sáng 27/5, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chăm chú nghe các vị đại biểu Quốc hội góp ý hoàn thiện dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Chủ tịch nước ngồi cạnh TS. Trần Du Lịch, vị đại biểu trước khi góp ý cụ thể vào các điều còn có nhiều phương án tại dự thảo đã rất thẳng thắn “tự kiểm điểm”. Read the rest of this entry

Vẫn đề nghị đổi tên nước

Tiêu chuẩn

Vẫn đề nghị đổi tên nước

►Nhà nước đã có chủ trương lấy ý kiến của dân thì nên tôn trọng ý kiến của dân, mặc dù đó là ý kiến trái chiều…

Vẫn đề nghị đổi tên nước

Trình Quốc hội dự thảo mới nhất trình ngày 20/5, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 giải thích, việc giữ nguyên tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản giấy tờ. Read the rest of this entry

Hiến pháp: Năm nội dung cần được giải trình thêm

Tiêu chuẩn

Đã có nhiều ý kiến đã được tiếp thu, có những điều khoản được đề nghị với hai, ba phương án, nhưng nhìn chung Dự thảo Hiến pháp phiên bản ngày 17.5.2013 chưa đáp ứng được mong đợi.

Ngày 21.5.2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trên cơ sở ý kiến nhân dân, và bản dự thảo mới.

Đã có nhiều ý kiến đã được tiếp thu, có những điều khoản được đề nghị với hai, ba phương án, nhưng nhìn chung Dự thảo Hiến pháp phiên bản ngày 17.5.2013 chưa đáp ứng được mong đợi. Một số nội dung quan trọng, cho dù không thuộc diện “nhạy cảm”, vẫn được giữ như trong phiên bản tháng 12.2012 và cần được giải trình thêm. Xin dẫn ra đây năm vấn đề. Read the rest of this entry

Phúc quyết Hiến pháp chuyện buồn mà cười

Tiêu chuẩn

Phúc quyết Hiến pháp chuyện buồn mà cười

Nam Nguyên

image

Nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội đơn vị Đồng Nai hôm 27/5 kêu gọi tạm hoãn việc sửa đổi Hiến pháp cho đến khi phục hồi những quyền cơ bản của công dân như quyền trưng cầu dân ý, quyền tự do hội họp và biểu tình, quyền lập hội.

Sửa đổi Hiến Pháp: một trò đùa lãng phí thời gian và tiền bạc

Quốc hội Việt Nam dành trọn ngày 27/5 cho các cuộc thảo luận ở tổ, phát biểu dài 15 phútcủa đại biểu Dương Trung Quốc được báo chí đưa lên mạng, thể hiện quan điểm là người dân chưa có công cụ để thực hiện quyền phúc quyết Hiến pháp. Read the rest of this entry