Tag Archives: Lịch Sử

Kẻ nào đã ngầm thỏa thuận ? bán Biển Đông cho Trung quốc ?

Tiêu chuẩn

Kẻ nào đã ngầm thỏa thuận ? bán Biển Đông cho Trung quốc ?

 Tác giả : Người VNYN-MrLecongnhan .(*)

MỞ ĐẦU :
Trước tiên phải khẳng định rằng : Những Tuyên bố như :
-Tuyên bố của :Thứ trưởng Ngoại giao VNDCCH Ung Văn Khiêm đã nói với Li Zhimin, Thường vụ viên của Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt, rằng “theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc”. (1956)
Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng .
-Tuyên bố của Phùng Quang Thanh cho rằng Biển Đông :  là vùng  “tranh chấp là vấn đề lịch sử để lại …”
-Tuyên bố  “Giữ nguyên trạng ! “ những vùng biển đảo của Việt Nam mà Trung Quốc đã xâm chiếm của Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội Việt Nam . 
Đều vô giá trị về mặt pháp lý trước công pháp Quốc Tế. Nó chỉ là cái cớ để giặc Phương Bắc xâm lấn hoặc gặm nhấm lãnh thổ do tổ tiên để lại. Nó chỉ có giá trị tố cáo ” Logic bán biển đảo cho TQ của đảng CSVN “của những kẻ lãnh đạo nhưng làm những việc phản dân hại nước . Read the rest of this entry

BỘ PHIM VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM BỊ GIẤU KÍN

Tiêu chuẩn

 BỘ PHIM VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM BỊ GIẤU KÍN

TL: Nhân quyển sách “Bên thắng cuộc” của Huy Đức ra đời, đón nhận nhiều sự khen chê đa chiều. Cảm hứng nhìn nhận lại lịch sử ở nhiều người Việt Nam như được khích lệ. AnhPhú Hòa, một bạn đọc của TL gửi cho TL những dòng tâm sự như thế này: 
Ảnh internet
“Một thời gian dài sau cuộc chiến đẫm máu ở Việt Nam, nhất là sau khi có điều kiện được tiếp xúc với thế giới, được tiếp xúc với các nguồn thông tin đa chiều thì tôi bắt đầu đặt cho mình một câu hỏi là có cần thiết để xảy ra một cuộc chiến tranh cực kỳ dã man, khốc liệt mà dân tộc Việt Nam đã phải chịu đựng không? Càng ngày tôi càng thiên về câu trả lời là KHÔNG.  Read the rest of this entry

30 tháng Tư trong thế giới mạng

Tiêu chuẩn

30 tháng Tư trong thế giới mạng

 

Sự kiện 30/04 được chính quyền nói đế́n nhiều trên phương tiện truyền thông nhà nước và cũng là chủ đê bảo chí tiếng Việt tại hải ngoại khai thác, nhưng gần đây có thêm sự tham gia nhiều và mạnh hơn của cư dân mạng.

Là trang thu hút hàng chục triệu người Việt trong nước và ở nước ngoài sử dụng, Facebook, mạng xã hội từng bị chặn tại Việt Nam, đang xuất hiện các thông điệp tương đối trái chiều để đánh dấu sự kiện 30/04.

Tờ BấmDân Trí có bài mô tả rằng “các bạn trẻ treo trên tường nhà cùng với việc thay avatar hình lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam”.

“Cộng đồng mạng còn hạ quyết tâm “nhuộm đỏ” Facebook với sự xuất hiện của quốc kì, đó không chỉ là trào lưu mà là hành động thiết thực thể hiện tình yêu với quê hương đất nước,” bài báo của Dân Trí viết.

Trong khi đó BấmĐốp Catherine có bài ‘30/4 – anh hỏi em nghĩ gì?’ trên Facebook được khá nhiều người tán thưởng.

Tác giả bình luận “Những ngày này em lên facebook, những avatar cờ vàng ba sọc đỏ xen lẫn với avatar cờ đỏ sao vàng. Những ngày này, người ta đang tranh cãi nhau nên gọi nó là ngày gì: giải phóng hay quốc hận”.

‘Giải phóng’

Biểu tình “Ngày Quốc Hận” chiều 27/04/13 tại Place du Trocadéro, Paris.

“Em đã đọc về Sài Gòn trước 75, em đã thấy những hình ảnh của một Sài Gòn phồn thịnh, tự do nên em không thể coi đó là ngày giải phóng.

“Em sinh sau đẻ muộn, em biết chuyện hàng ngàn người bỏ mạng ngoài biển khơi, em hiểu nỗi đau của những người còn sống sót và đến được bến bờ tự do nhưng em không muốn mang chữ hận thù bên cạnh mình.

“Em sẽ gọi nó là ngày tang thương, dù thực ra, cuộc tang thương của đất nước mình bắt đầu trước đó cả ba mươi năm”, tác giả viết.

Trong khi đó từ Đại học Harvard, nhà báo Huy Đức, tác giả cuốn “Bên Thắng Cuộc” dẫn lời Thủ tướng Thái Lan nói “Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả” khi đáp lại câu “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to” của cố Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt khi ông thăm nước này vào năm 1991.

Trong một entry ngắn trên Facebook, BấmHuy Đức dẫn lời cố Chủ tịch Hồ ChíMinh nói: “Nước độc lập mà dân không có tự do, hạnh phúc, thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa”.

“Nếu những người cộng sản tin những gì mình đã làm là cao cả thì nên chiểu theo “lời dạy của Hồ Chí Minh”, thấy cái gì dân chưa có tự do thì trả tự do cho dân, thấy cái gì dân chưa hạnh phúc thì để cho dân mưu cầu hạnh phúc”

Nhà báo Huy Đức

Nhà báo có nhiều người hâm mộ trên Facebook viết tiếp “Ngày 30-4-1975, cũng có thể coi là ngày chiến thắng nhưng nó chỉ mới là chiến thắng của những người cộng sản”.

“Cho dù đã sau 38 năm, theo tôi, vẫn có thể tạm gác lại chuyện đánh giá bản chất của cuộc chiến tranh.

“Nếu những người cộng sản tin những gì mình đã làm là cao cả thì nên chiểu theo “lời dạy của Hồ Chí Minh”, thấy cái gì dân chưa có tự do thì trả tự do cho dân, thấy cái gì dân chưa hạnh phúc thì để cho dân mưu cầu hạnh phúc.

“Cái ngày mà đảng cộng sản Việt Nam làm được điều đó xin cứ gọi là ngày giải phóng và chắc chắn sẽ có không ít người dân cũng coi đó là ngày chiến thắng”, nhà báo Huy Đức bình luận trên Facebook của mình.

Con em ‘chế độ cũ’

“38 năm- Nhà nước của một nửa” của BấmNgô Minh là bài viết được phát tán khá nhiều khác trên mạng.

Tác giả mở bài nói “Cứ nghĩ đến đất nước từ sau năm 1975 đến nay, đã 38 năm gọi là “thống nhất” nhưng thực tế lòng người chưa về một mối”.

Người dân tại cả hai bên chiến tuyến đều chịu thiệt hại về người và của trong Cuộc chiến Việt Nam.

“Thực tế vẫn tồn tại hai loại người: Người phe của cách mạng và người thuộc phe “ngụy quân ngụy quyền”. Hai “loại người” cùng sống trong một làng, ấp, xã này khác biệt nhau từ ý thức hệ đến những chế độ chính sách cụ thể hàng ngày.

“Những phân biệt đối xử như vậy khiến người dân liên quan đến “ngụy quân ngụy quyền” cứ nghĩ: Nhà nước này là nhà nước của những người cách mạng, không phải nhà nước của mình. Nghĩa là nhà nước của một nửa,” tác giả viết.

Bài viết mô tả về sự phân biệt đối xử với “con em ngụy quân ngụy quyền, những người làm việc dưới chế độ cũ” và cáo buộc điều tác giả gọi là có một loại “nhà nuớc một nửa khác”.

“Đó là nhà nước ra tay ủng hộ bọn cướp đất của dân, điều động cảnh sát , quân đội trấn áp nhân dân để cho bọn cướp đất làm giàu như ở Tiên Lãng, Văn Giang. Ở Tiên Lãng, người nông dân bị hại đứng lên chống lại bọn cướp thì bị xử tù nặng hơn bọn cướp. Nghĩa là nhà nước là nhà nước một nửa, nhà nước của quan chức tham nhũng”, tác giả nhận xét.

Phải nói thẳng rằng, 38 năm qua, nhà nước cầm quyền đã không có được một chính sách xã hội thích đáng để hàn gắn vết thương lòng của dân tộc, tạo nên sự hòa họp, hòa giải dân tộc, mà nhiều khi còn làm cho tình trạng bất hòa tăng lên.

“Tôi tin chả có thế lực thù địch nào bên ngoài, nguy hiểm bằng chính sự tha hóa ở bên trong đang làm mục ruỗng đất nước mình”

Phương Bích

Tôi cứ nghĩ, nếu cứ tiếp tục quản lý đất nước theo ý thức hệ “địch–ta” như thế này thì đến trăm năm nữa người Việt cũng không hòa giải dân tộc được.

Còn công dân mạng k‎y tên Phương Bích thì lấy nguồn cảm hứng từ bài thơ “Đất nước, những năm tháng thật buồn” của ông Nguyễn Khoa Điềm, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001-2006) để viết bài “Hòa giải dân tộc cũng là chuyện của người Việt trong nước” vì điều tác giả gọi là ông Điềm đã “nói hộ tâm tư của không ít người, trong đó có cả tôi”.

“Ít nhất đã có nhiều người ở cả hai phía của cuộc chiến trước đây, giờ trở thành bạn bè thân thiết qua mạng. Họ đều có chung một khao khát cho đất nước, sau ngần ấy năm đau khổ vì chiến tranh và ly tán, nay phải được bình yên và hạnh phúc.

“Tôi tin chả có thế lực thù địch nào bên ngoài, nguy hiểm bằng chính sự tha hóa ở bên trong đang làm mục ruỗng đất nước mình,…

“Chuyện hòa giải không còn là của riêng người Việt trong nước và người Việt tha phương, mà chính người Việt trong nước cũng cần hòa giải với nhau. Nếu không cố gắng tìm tiếng nói chung, vô hình chung chúng ta càng đẩy mình ra xa nhau,” tác giả Phương Bích viết.

38 năm- Nhà nước của một nửa

Tiêu chuẩn

38 năm- Nhà nước của một nửa

Ngô Minh

544353_147668422072585_1248067284_nNhiều đêm tôi không tài nào ngủ được. Cứ nghĩ đến đất nước từ sau năm 1975 đến nay, đã 38 năm gọi là “thống nhất” nhưng thực tế lòng người chưa về một mối. Thực tế vẫn tồn tại hai loại người: Người phe của cách mạng và người thuộc phe “ngụy quân ngụy quyền”. Hai “loại người” cùng sống trong một làng, ấp, xã này khác biệt nhau từ ý thức hệ đến những chế độ chính sách cụ thể hàng ngày. Những phân biệt đối xử như vậy khiến người dân liên quan đến “ngụy quân ngụy quyền” cứ nghĩ: Nhà nước này là nhà nước của những người cách mạng, không phải nhà nước của mình. Nghĩa là NHÀ NƯỚC CỦA MỘT NỬA. Cụ thể như thế nào ?

1.Từ sau năm 1975 đến nay, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau đó là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã thi hành chính sách bắt những người có chức vụ trong chính quyền Sài Gòn và sĩ quan quân lực Sài Gòn, sĩ quan anh ninh, tâm lý chiến đi cải tại các trại tập trung. Thực chất là đi tù. Cải tạo lâu đến nỗi nhiều người vợ ở nhà lấy chồng khác. Khi ra khỏi trại thành kẻ lạc loài. Rồi chính sách cải tạo công thương nghiệp làm cho nhiều người điêu đứng phải vượt biên.. Rồi trấn áp, bắt bớ người vượt biên. Một số địa phương ven biển còn lợi dụng “bắt vượt biên” để trấn vàng, trấn của. v.v..Nhà nước lúc đó không hề có một chính sách nào hướng dẫn, giúp đỡ những người gọi là “ngụy quân ngụy quyền và con em của họ” ổn định đời sống tinh thần và vật chất. Giả sử có một chính sách nhân đạo, hòa giải từ đầu thì đã không có chuyện hành trăm ngàn người vượt biên bỏ xác trên đại đương, gây nên một mối hận lớn trong xã hội, vì thế Nhà nước không phải của họ, mà nhà nước là của những người cách mạng.

2. Trên TuầnViệt NamNet có in bài báo kể chuyện một anh lính Sài Gòn .”Anh tên Ngô Công Vò, quê xã Thủy Phù, Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế, đi lính cho chế độ Sài Gòn năm 1970. Anh bị thương trong ngày cuối cùng của chiến tranh. Bây giờ dù tàn tật vẫn phải lao động vất vả để nuôi con vừa phải đối mặt chiến tranh khi chiến tranh đã đi qua, và về tình người. Anh kể :”So với nhiều anh em lính chế độ cũ, tôi còn may mắn hơn nhiều. Nhưng cuộc sống vẫn vất vả lắm. Anh em thương binh phía Bắc còn có chế độ, chứ chúng tôi chẳng có gì, làm việc quần quật mà chẳng đủ nuôi vợ con“. Đáng lẽ Nhà nước XHCN phải có một giải pháp nào đó đối với những người “thương binh của quân đội Sài gòn”, bằng những trợ cấp dưới góc độ nào đó, hoặc đàm phán với Chính phủ Mỹ để giải trợ cấp cho họ, để họ có đường sống. Nghe nói Chính phủ Mỹ đề nghị được trợ cấp cho thương phế binh quân đội Sài Gòn (cũ), nhưng Nhà nước Việt Nam không thống nhất (?). Ở Huế tôi thấy rất nhiều trí thức học hành tử tế, kiến thức về văn hóa xã hội uyên bác, là viên chức, giáo viên khoa học xã hội và nhân văn thời chính quyền Sài Gòn cũ, nhưng sau năm 1975 , bị ném ra đường, thành NHỮNG NGƯỜI ĐẠP XE THỒ, ĐI RÀ SẮT VỤN kiếm sống. Đối với anh em trí thức này, mặc cảm xã hội của họ là rất lớn. Phân biệt đối xử tới mức cho đén tận hôm nay, vẫn có nhiều người trong qhính quyền , khi nhắc tới con em những người làm việc dưới chế độ cũ là :”Con em bọn ngụy quân ngụy quyền”. Nhiều nhà văn, nhà thơ, đạo diễn điện ảnh đã cố gắng , bằng sáng tác của mình để rút ngắn sự cách biệt này, như bộ phim “Sống trong sợ hãi“, là bộ phim truyện nhựa đầu tay của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Phim kể về cuộc sống của một cựu chiến binh Việt Nam cộng hòa phải sống cuộc đời vất vả mạo hiểm là đào bom mìn còn sót lại từ thời kỳ chiến tranh đem bán; và cuộc sống căng thẳng của ông với hai người vợ, trong đó có một người là em gái một sĩ quan Bắc Việt Nam. Bộ phim cảm động làm cho mọi người Việt hiểu thêm rằng dù ‘bên này’ hay ‘bên kia’, nỗi đau đều giống nhau. Nhưng những cố gắng đó đều bị chính sách phân biệt đối xử của NHÀ NƯỚC CỦA MỘT NỬA làm cho tiêu tan.

3. Ngay trong chính sách tuyển dụng, biên chế, chính sách xét tuyển đại học, chính sách trợ cấp xã hội ở nông thôn.vv.v.. Nhà nước XHCN cũng phân biệt đối xử rất ngặt nghèo. Chính sách ban hành chỉ dành cho một nửa, tức là “con em những người cách mạng”. Còn những người dính líu đến “bên kia chiến tuyến” thì lúc nào cũng nằm ngoài sự quan tâm đó. Ví dụ có ông giáo ( thời cũ) sống rất nhân văn, lại có trình độ để xử lý công việc nhanh nhạy, chính xác, nhưng khi bầu “Tổ trưởng dân phố” liền bị trên gạt đi vì “ngụy quyền cũ”. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc với dân thì chỉ tiếp xúc với “thành phần cốt cán” được chọn trước. Lãnh đạo đảng, nhà nước về thăm thì chỉ thăm Bà me VN anh hùng, thăm gia đình cách mạng, không bao giờ ngó ngàng tới loại “phó thường dân hạng hai” ấy. Thời bao cấp hơn 15 năm sau năm 1975, con em lính và công chức Sài Gòn cũ không bao giờ được vào các trường đaị học, dù điểm thi rất cao. Mãi đến đầu thế kỷ XXI, sau gần 10 năm “đổi mới”, con em của “một nửa không chính quyền” mới được đi học các trường Quốc tế, trường Dân lập và một số trường Đại học chính quy. Mấy năm nay, người từ 80 tuổi trở lên có chính sách trợ cấp hàng tháng, may mà các cụ già “ngụy quân ngụy quyền” được nhớ tới. Ở làng xã các tỉnh miền Nam, “chế độ đối với người có công với cách mạng” là tốt, nhưng nó cũng như cơn dao hai lưỡi, cứa sâu thêm vết thương chiến tranh trong lòng dân tộc.

4. Vướng vào chiến tranh là số mệnh đau thương của đất nước. Gần chục triệu người Việt Nam hy sinh vì cuộc đọ sức giữa hai phe trong cuộc chiến tranh lạnh. Người còn sống đau khổ, người chết vẫn chưa yên . Nhà thơ Nguyên Duy có câu :” Bên nào thắng thì nhân dân vẫn thua”. Quá đúng. Hàng trăm ngàn hài cốt “con em miền Bắc” vẫn còn nằm trong đất Việt Nam – Lào-Cămphuchia, chưa tìm về được. Hàng triệu hài cốt chiến binh Sài Gòn tử trận giờ không ai hương khói vì người thân của họ đi di tản ra nước ngoài. Ngay cái nghĩa trang 16.000 binh sĩ Sài Gòn tử trận ở Dĩ An, Biên Hòa 38 năm nay cỏ hoang mọc lút. Tháng 11 năm 2006, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định 1568/QD-TTg “đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa…sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế – xã hội” và “chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật.”. Khu nghĩa trang đã không được trùng tu từ lâu vì là khu vực quân sự “nhạy cảm”. Vì để “sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế – xã hội” nên chính quyền địa phương đã có kế hoạch mở một con đường dân sinh đi ngang qua nghĩa trang này. Theo Hội Việt Mỹ, Vietnamese American Foundation, tổ chức đang vận động với chính phủ Việt Nam để trùng tu và tôn tạo Nghĩa Trang Biên Hòa, vừa thông báo Sở Giao Thông Vận Tải huyện Dĩ An đã cho người cắm cọc gọi là giải phóng mặt bằng để làm một con đường xuyên qua nơi an nghĩ của 16.000 binh sĩ miền Nam .Không có gì độc ác hơn kế hơạch này. Người bại trận rồi, chết rồi, vẫn bị “căm thù” đến mức mồ mả không yên, là một nỗi đau lớn. Đây là một thông tin làm cho NHÀ NƯỚC CÀNG TRỞ THÀNH NHÀ NƯỚC CỦA MỘT NỬA, ngay cả trong tâm linh.

5. Ở trên tôi nói đến NHÀ NƯỚC MỘT NỬA từ ý thức hệ “ta-địch” . Có một loại NHÀ NƯỚC MỘT NỬA khác là Nhà nước ra tay ủng hộ bọn cướp đất của dân, điều động cảnh sát , quân đội trấn áp nhân dân để cho bọn cướp đất làm giàu như ở Tiên Lãng, Văn Giang. Ở Tiên Lãng, người nông dân bị hại đứng lên chống lại bọn cướp thì bị xử tù nặng hơn bọn cướp. Nghĩa là Nhà nước là NHÀ NƯỚC MỘT NỬA, nhà nước của quan chức tham nhũng.

38 năm, giang sơn đã thu về một mối, nhung lòng người vẫn chia đôi. Sự phân chia này một phần do mặc cảm xã hội ăn sâu trong lòng người “bên này, nên kia”. Nhưng phải nới thẳng rằng, 38 năm qua , Nhà nước cầm quyền đã không có được một chính sách xã hội thích đáng để hàn gắn vết thương lòng của dân tộc, tạo nên sự hòa họp, hòa giải dân tộc, mà nhiều khi còn làm \cho tình trạng bất hòa tăng lên. Tôi cứ nghĩ, nếu cứ tiếp tục quản lý đất nước theo ý thức hệ “địch – ta” như thế này thì đến trăm năm nữa người Việt cũng không hòa giải dân tộc được. Phải có cái tâm , cái tầm lớn mới tạo ra được một Nhà nước của 90 triệu dân Việt Nam, chứ như bây giờ mới chỉ là NHÀ NƯỚC CỦA MỘT NỬA.

Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng?

Tiêu chuẩn

Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng?

LS Nguyễn Văn Đài

Gửi tới BBC từ Hà Nội

 

Người vui, người buồn trong dịp 30/4

 

Mỗi dịp 30-4 hàng năm, tôi lại nhận được câu hỏi của những người đồng bào Việt Nam ở hải ngoại là “anh nghĩ và có cảm xúc gì khi sắp tới ngày 30-4?”. Tôi lại có dịp kể cho họ nghe về suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Từ nhỏ cho đến năm mười chín tuổi, mỗi dịp 30-4 tôi thực sự vui mừng và tự hào bởi đó là ngày chiến thắng và thống nhất của đất nước. Việt Nam đã chiến thắng cường quốc số một thế giới về quân sự và kinh tế.

Cuối năm 1989, tôi có cơ hội được sang CHDC Đức (cũ) và được chứng kiến người dân Đông Đức lật đổ chế độ cộng sản để thống nhất với chế độ tư bản, dân chủ ở Tây Đức. Tôi lại có dịp may mắn được sang Tây Berlin để xem cuộc sống sung túc và tự do của chế độ tư bản, dân chủ. Và tôi hiểu tại sao người dân Đông Đức đã không cam chịu sống dưới sự cai trị độc đoán, phi lý, lạc hậu của chế độ cộng sản.

Cùng thời điểm đó, tất cả người dân các nước Đông Âu đã vùng lên đập tan sự cai trị của các chế độ cộng sản. Và họ đã xây dựng lại từ đầu chế độ tư bản, dân chủ. Cho đến nay, tất cả các nước Đông Âu, người dân đều có cuộc sống sung túc và hạnh phúc trong một chế độ chính trị tự do và dân chủ mà không có sự cai trị của chế độ cộng sản.

Hoài nghi, nuối tiếc

Cuối năm 1990, tôi trở lại Việt Nam, kể từ đó cứ mỗi dịp 30-4, tôi không còn cảm xúc vui mừng, mà thay vào đó là sự hoài nghi và nuối tiếc.

“Nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự.”

Năm 2001 và 2003, tôi có dịp được sang thăm Hàn Quốc và thấy đó là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Ở đó không bao giờ có sự hiện diện và tồn tại của đảng cộng sản. Trong khi đó, Bắc Triều Tiên dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chế độ cộng sản. Mỗi năm có cả trăm ngàn người chết đói mặc dù họ đã nhận được sự giúp đỡ to lớn từ Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế. Tôi cảm thấy buồn và nối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Nhìn lại Việt Nam chúng ta, sau ngày 30-4-1975, trong chế độ quan liêu bao cấp, ngăn sông cấm chợ, nhân dân phải chịu đói khổ, lầm than. Khi tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế có phát triển, đời sống người dân khấm khá hơn, đủ ăn, đủ mặc, có được phương tiện sinh hoạt và đi lại hiện đại. Nhưng tham nhũng đã trở thành quốc nạn, thành giặc nội xâm của dân tộc. Sự suy thoái đạo đức và lối sống diễn ra một cách toàn diện, trên mọi phương diện của đời sống xã hội từ giáo dục, y tế, ngành tư pháp, cơ quan hành chính,… và trên mọi cấp độ từ trung ương đến địa phương.

Nhiều người trong chúng ta đã từng chứng kiến cảnh doanh nghiệp, quan chức chính quyền, các lực lượng vũ trang và xã hội đen hợp sức với nhau để cưỡng chế người nông dân lấy đi tư liệu sản xuất quan trọng nhất của họ là ruộng đất. Biết bao người dân vô tội khi bước vào đồn công an thì khỏe mạnh, nhưng chỉ ít giờ sau, họ chỉ còn là một cái xác không hồn. Và còn biết bao nhiêu những người dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ đã bị sách nhiễu, đánh đập, và bị cầm tù. Thật sự đau lòng và xót xa.

Giờ đây, mọi người lại hỏi tôi “anh nghĩ và có cảm xúc như thế nào về ngày 30-4?”

Tôi trả lời: Một chế độ dân chủ và văn minh đã thua một chế độ độc đảng toàn trị và lạc hậu. Cái ác đã chiến thắng. Còn cảm xúc thì buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, bởi tôi và rất nhiều người đều cho rằng nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự.

Bài phản ánh quan điểm và văn phong của riêng tác giả, một luật sư bất đồng chính kiến sống tại Hà Nội.

Ba mươi tám năm nhìn lại.

Tiêu chuẩn

Ba mươi tám năm nhìn lại.

Đoàn Nam Sinh

hien luong_1

Chỉ tính từ cuối thời Lê sơ đến nay, nước ta đã xảy ra những cuộc chia lìa đau đớn. Lê Mạc chia ra Nam Bắc Triều đều có sự tham gia của nhà Minh. Trịnh Nguyễn phân tranh cũng có sự hà hơi của nhà Thanh, tiếp theo Nam Minh, duy trì nhà Mạc ở Cao Bằng. Sau đó nhà Thanh đã đưa quân sang với cớ khôi phục nhà Lê, bắt tay với Chúa Nguyễn Phúc Ánh đánh Tây Sơn, khiến Nguyễn Huệ phải hành quân cấp kỳ ra Bắc để phá tan liên minh đó.

Mưu mô đô hộ của Trung quốc thường xuyên bị chống trả bởi một dân tộc có truyền thống bất khuất, nên mọi vương triều Trung quốc đều muốn sử dụng bài bản nuôi dưỡng mâu thuẫn, khoét sâu bất đồng rồi ra oai phúc “thiên triều” để phiên thuộc hóa nước Nam, đồng hóa dân tộc Việt. Bài học “chia để trị” này cũng đã được nước Pháp tiến hành và đã cùng với Trung Công, Nga, Mỹ áp dụng khi ký kết hiệp định Genève 1954.

Hơn ai hết, người Trung quốc đã thấm đẫm kinh nghiệm chia cắt và đồng hóa, gần nhất là triều đại Mãn Thanh phi Hán cai trị nước họ. Bao nhiêu tiểu quốc với các công trình truyền đời đã bị san bằng. Bao nhiêu dân tộc cùng văn hóa, ngôn ngữ của họ đã tan biến. Do đó, việc chia cắt Việt Nam là bước đi căn bản nhất mà nhà cầm quyền Trung Cộng thực hiện, để “phủ sóng”lên một nửa đất nước, bước đầu cho cuộc mở đường thoát xuống phương Nam. Hình ảnh Phạm văn Đồng bật khóc trong hòa hội Genève và ông Hồ gằn giọng khẳng định với phóng viên phương Tây sau đó- Jamais ! – khi nói về khả năng lệ thuộc vào Trung cộng, đã cho thấy cuộc chia cắt này có quá nhiều hệ lụy.

Thoạt đầu, ai cũng cho rằng cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa Thiên Chúa giáo với phi Thiên Chúa giáo, hữu thần với vô thần là nguyên cớ chia rẽ dân tộc, chia đôi đất nước. Nhưng suốt 10 năm chiến tranh sau đó, người ta lờ mờ hiểu ra rằng hai miền chỉ là những quân bài trên canh bạc toàn cầu đã được cường quốc phân định và tiếp tục giằng giật. Chỉ khi áp lực phải giải kết chiến cuộc, phía Mỹ bắt tay với Trung cộng- Mỹ rút đi, Trung Cộng chiếm Hoàng sa- thì miền Nam mới thấy đau đớn khi bị bỏ rơi. Tiếp tục, khi Đặng trở cờ thăm Mỹ, phát động chiến tranh Tây Nam đồng thời xua quân đánh chiếm các thị tứ biên giới Việt – Trung thì người dân miền Bắc cũng tĩnh ngộ- trái ngược với giọng lưỡi bao năm bưng bít tuyên truyền “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Rồi sau nữa, năm ’88 Trung Cộng chiếm Gạc-ma,” liên minh chiến lược Việt- Xô” đã hiện nguyên hình là chỉ có dầu khí.

30-04-1975_1Hôm nay đi ngang qua trụ sở công quyền, câu khẩu hiệu mừng ngày thống nhất và giải phóng miền nam khiến mình nghĩ lại. Giang sơn liền một dải nhưng lãnh thổ đã vẹn toàn chưa ? Trăm họ cùng một Tổ nhưng đã đoàn kết thương yêu nhau chưa ? Quyền hiến định của toàn dân được công khai thống nhất ý chí xây dựng Hiến Pháp đã thực hành chưa ? Truyền thống văn hiến trong văn hóa giáo dục thống nhất chưa ? Còn rất nhiều câu hỏi căn bản mà có cùng câu trả lời là chưa thống nhất.

Bài học “ôn cố nhi tri tân”/ ôn việc cũ thì biết chuyện mới, buộc phải nhìn lại nguyên nhân của tồn tại phi lý này, hầu mong tìm ra một kiến giải phù hợp: Bớt đi những thay đổi trái khoáy thoạt đầu dựa vào cứu cánh “cách mạng”, càng về sau mới hay là đi lùi rồi đi vòng khiến bao cơ hội vụt qua, tài nguyên lẫn vốn xã hội cạn kiệt vì manh động.

Chỉ với 20 năm thực hành cải cách ruộng đất rồi xây dựng hợp tác xã theo mô hình Trung Cộng, đã khiến cho kinh tế miền Bắc sa sút, lạc hậu. Nông thôn thời bình tan nát cả về cấu trúc văn hóa làng xã, truyền thống đến đạo đức xóm giềng, mà tới nay vẫn chưa hồi phục được. Nền kinh tế nông nghiệp thôi, cũng còn khó đồng hành, huống hồ biết bao ngành nghề khác mà miền Bắc vẫn còn thua sút về công nghệ và lệ thuộc vào chiêu bài “vùng kinh tế giáp biên”.

Ngày thống nhất, riêng việc dạy dỗ có biết bao điều vênh váo, chênh chao không dễ gì thống nhất. Từ cách đánh vần, cách học, cách thi, cho đến cách viết cách đọc từng chữ (như bảo đảm hay đảm bảo) rồi đồng phục học sinh, giáo viên hay các khẩu hiệu lạc hậu như 5 điều bác Hồ dạy, như đoàn thể với chuyên môn, như đảng lãnh đạo giáo dục đào tạo,… Chỉ cái nền ấy thôi, phải 20 năm sau mới thấy lại câu “tiên học lễ hậu học văn”trong nhà trường, nhưng chưa hết, học gì thi nấy hay như năm nay là bốc thăm môn thi- một việc làm ấm ớ mà lẽ ra không để xảy ra trong môi trường giáo dục. Còn khẩu hiệu “tôn sư trọng đạo” chẳng hề có ai thực hiện, quá 3 năm rồi mà chế độ vẫn chưa thanh khoản nợ “lương đủ sống” cho nghề giáo. Trong lúc tham ô, lãng phí, bất công, tai ác tràn ngập khắp nơi, làm sao giáo dục được trẻ nên người, đừng nói chi thành thày thành thợ.

Cách ứng xử của một nước Nam văn hiến đâu rồi ? Thời tiêu thổ lấy đình chùa làm trụ sở, sau làm bãi đấu tố, rồi làm kho hợp tác. Suốt thời đô hộ có khi không có vua nhưng chẳng mất làng. Còn thời này họ đã quét sạch cơ tầng từ văn hóa làng xã, cái gốc của văn minh lúa nước. Đô thị bao đời thanh lịch cũng bị “nông thôn bao vây” theo đường lối Mao, cái mương không nắp, cái vỉa hè long đường là bãi rác, là toa-lét, là chỗ “tự do oanh tạc”, khạc nhổ. Thủ đô nhếch nhác với “phở quát cháo chửi”, thị tứ nhớp nháp đầy những “dân ngụ” bát nháo, vô tình. Văn hóa văn minh kêu hoài chẳng sửa, ngày càng tệ ra.

Nhưng điều đau nhất là chưa ai chịu thống nhất về thân phận. Nếu chấp nhận thân phận là một quốc gia nhược tiểu thì mọi người phải đồng lòng chọn đường đi lên độc lập phú cường. Là thân phận con dân một nước nhược tiểu thì hãy quên ngay đi những tai họa đã ụp xuống bao thế hệ, có cả tan tác chia ly, có đầu rơi máu chảy, có oán thù mà không ai muốn gây ra, để cùng ôm nhau nhỏ lệ sẻ chia thông cảm. Trong khi kẻ đã gây ra oan khiên thật sự lại không quyết nhận chân ra chúng mà cứ rêu rao vẫn tốt vẫn vàng, vẫn hòa bình hữu nghị (?!).

Còn giải phóng, có lẽ bài ca Giải phóng Điện Biên dùng từ này sớm và phổ biến rộng nhất. Năm ’54 có thấy khẩu hiệu giải phóng thủ đô. Ý là cởi mở ra khỏi sự bó buộc, trói xiềng của thực dân đế quốc nhưng gốc gác cũng là vay từ Trung Cộng.

hien_luong_bridgeNếu giải phóng miền Nam với nghĩa là giúp miền nam thoát khỏi sự phủ trùm về kinh tế, văn hóa, chính trị,… của tư bản phương tây thì chắc không phải; hay là công nhân không bị giới chủ bóc lột, lại càng không phải. Vậy chắc giải phóng là gỡ ra khỏi sự ràng buộc, lệ thuộc vào Mỹ ? Thế thì đưa cả nước vào tròng nô dịch, lệ thuộc vào Trung Cộng là đúng chăng ? Hàng triệu người đang rên siết trong tăng ca, hàng chục vạn người đang phải bán sức lao động xứ người, làm nô lệ tình dục xứ người,… là nhờ ai giải phóng,… Rồi mai ai sẽ giải phóng ai ?

Hàng năm anh em cựu binh chúng tôi tụ tập nhau lại ăn bắp Mỹ bung tro dịp 30/4, để nhớ những ngày đói lả trong chiến trường, nhắc lại ai còn ai mất, ai lên hương ai tắt lửa,… Quá phân nửa đều kêu lên, ngày càng nhiều- nếu phải hy sinh tất cả để có một đất nước như thế này thì quá phí, quá tội nghiệp cho những bà mẹ, những đứa con ra đi mà chỉ biết tao bóp cò trước thì mẹ mày khóc và ngược lại.

Ba mươi tám năm, gần với mốc 50 năm của “độ lùi lịch sử”- không thể lấp liếm điều gì. Anh chị em chúng tôi đã thấy, đã nhận thức lại ngày qua, đời mình và đoán định về tương lai con cháu, thấy rằng: Lòng nhân hậu đồng bào như câu “bầu ơi thương lấy bí cùng”,… mà một cộng đồng ngót trăm dân tộc, rải khắp ba miền vẫn kỳ thị nhau, xa cách nhau vì đâu; hay “gà cùng một mẹ”…mà cả bốn biển năm châu đi đâu cũng thấy sự cực đoan, cuồng tín chỉ vì những tín lý, chủ nghĩa xa lạ mà tự hay bị “bôi mặt đá nhau”, vì đâu ? Thực sự chúng ta chỉ còn những giá trị vĩnh cửu là dòng giống Lạc Hồng, văn hiến Việt Nam và giang sơn toàn vẹn biển trời. Cùng siết chặt tay nhau, nhìn thẳng vào mắt nhau, thương yêu chia sớt cho nhau. Ai cố phá ra, làm hỏng đi, xấu đi là tội đồ của dân tộc.

Sài gòn, 26/4/’13.

Đ.N.S.

Tác giả gửi Quê Choa

Bài viết thể hiên văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Ông Bùi Tín nói về trận Núi Đất

Tiêu chuẩn

Ông Bùi Tín nói về trận Núi Đất

Media Player

Một số tài liệu quốc tế nay nhắc lại trận giao chiến Việt – Trung đánh cách đây 26 năm và nói 3 nghìn 700 bộ đội Việt Nam tử nạn được chôn chung tại vùng núi biên giới Hà Giang nay thuộc về Trung Quốc.

Tài liệu được nói là của Đại học Phòng vệ thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản tức Bộ Quốc phòng đề cập tới trận đánh hôm 12/07/1984 giữa lính Việt Nam và Trung Quốc.

Ngoài tài liệu do ông Hà Minh Thành ở Nhật Bản dịch sang tiếng Việt và đăng tải trên một số trang mạng, các trang của Trung Quốc cũng có nhiều bài và hình ảnh nói về trận Lão Sơn mà họ gọi là ‘Trung – Việt huyết chiến’.

Hai cao điểm Núi Đất (1509) và Núi Bạc (1250) nằm trên biên giới giữa hai nước được phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn.

Tài liệu của Nhật nói trong chiến tranh biên giới 1979, hai cao điểm này thuộc về phía Việt Nam và do Việt Nam chiếm giữ.

Tuy nhiên tháng Tư năm 1984, quân đội Trung Quốc lên kế hoạch đánh chiếm Lưỡng Sơn.

Cựu đại tá Bùi Tín kể lại với BBC hôm 27/7/2010 về bối cảnh trận chiến Việt – Trung đẫm máu hồi 1984 và xác nhận con số ‘hàng nghìn’ liệt sĩ Việt Nam hy sinh trong trận đánh mà nay vẫn để lại di sản chính trị về quan hệ xuyên biên giới.

Khi đó làm việc tại báo Nhân Dân của đảng CSVN ở Hà Nội, ông Bùi Tín cho hay “Đánh rất lớn nhưng báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân không nói đến việc Trung Quốc mở ra trận chiến lớn ở Hà Tuyên, ở vùng Núi Đất”.

Ông nói lúc đó phía Việt Nam cũng biết Trung Quốc làm rùm beng về trận chiến và các tướng chỉ huy Trung Quốc đến cả trận địa, vào hầm chụp ảnh để khích lệ quân Trung Quốc mà con số tập trung toàn vùng lên tới ba quân đoàn.

“Tôi thường ra vào Bộ Tổng Tham mưu, tôi có quyền vào Cục Tác chiến để lấy tin cho báo Nhân Dân, nhưng anh em ở đấy cho biết cả Quân khu 1 và Quân khu Việt Bắc đều tập trung để đối phó. Phía Việt Nam có tướng Vũ Lập là chỉ huy Quân khu 1. Họ được lệnh giữ nhưng thương vong nhiều vì Trung Quốc dùng pháo binh không hạn chế. Lực lượng của no là 6 sư đoàn thiện chiến, chủ yếu đánh các cứ điểm”.

Trước câu hỏi vì sao Trung Quốc lại mở đợt tấn công lớn như vậy, ông Bùi Tín, một nhà báo quân đội kỳ cựu giải thích:

“Vì họ cho rằng đó là vùng cao điểm, có nhiều cao điểm, chiếm rồi sẽ khống chế được cả một vùng rất lớn. Ở Bộ Tổng Tham mưu của Việt Nam người ta cũng cho biết đó là vùng có nhiều tài nguyên, quặng mỏ quý, vì thế cả về mặt chiến lược quân sự, địa hình quân sự thì đây là vùng có lợi thế.”

“Chiến thuật của Việt Nam là cố thủ, và đột kích nhỏ nhưng khó lắm.”

“Phía Trung Quốc nó có trận nã 3000 quả pháo nên bên này không chịu nổi vì thương vong rất lớn và phải rút. [Sau đó] bọn nó đẩy các cột mốc biên giới về phía ta.”

Ông cho hay số thương vong của bộ đội Việt Nam lên tới hàng nghìn.

Hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã ký Hiệp ước biên giới trên đất liền vào năm 1999 nhưng mãi tới năm ngoái mới thống nhất được đường biên.

Quá trình đàm phán biên giới đất liền được nói kéo dài hơn 35 năm.

Nay kể lại, ông Bùi Tín cho biết những gì ông còn nhớ về số phận của vùng đất và di sản chiến tranh:

“Cả vùng Lão Sơn dân đã đi hết, bên này cũng lập luận rằng thương vong quá nhiều nên phải rút. Tôi nghe nói là phải rút khỏi trận địa 5 km, cả dải đất dài 20 cây số.”

Nhìn lại lịch sử, vẫn theo ông Tín, “trong lịch sử quân đội Việt Nam không nói rõ về trận đánh, chỉ nói có căng thẳng biên giới. Tôi có lên Cao Bằng, Thái Nguyên (sau đó), và gặp các anh em ở Quân khu Việt Bắc và Quân khu 1 thì họ cho rằng mình không đủ sức giữ đất và dân thì sơ tán rồi, trữ lượng tài nguyên thì trong lòng đất, chưa khai thác nên đành rút.”

Hiện các trang mạng Trung Quốc vẫn có nhiều bài tiếng Trung và tiếng Anh ca ngợi “công trạng” của quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa.