Tag Archives: Nguyễn Phú Trọng

Tuyên bố chung hai nước Việt Nam và Trung Quốc

Tiêu chuẩn

Tuyên bố chung hai nước Việt Nam và Trung Quốc

Bình : đây là bằng chứ bán nước cho Trung Quốc của Trọng Lú, một kẻ nô lệ bạc nhược và tiểu nhân.

Ngày 15/10, tại thủ đô Bắc Kinh, Việt Nam và Trung Quốc đã ra Tuyên bố chung về chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.

Nội dung tuyên bố chung như sau:

1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 10 năm 2011.

Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào; lần lượt hội kiến với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Ngô Bang Quốc; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện Ôn Gia Bảo; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Giả Khánh Lâm. Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện Lý Khắc Cường cũng đã tham gia các hoạt động liên quan.  Read the rest of this entry

Cụ Tổng muốn gì?

Tiêu chuẩn

Cụ Tổng muốn gì?

Cụ tổng bye bye?

Cụ Tổng bye bye?

Từ ngày cụ Tổng cầm ngọn cờ chống suy thoái đến giờ mọi người cứ băn khoăn: cụ Tổng muốn gì? Cụ muốn chống tham nhũng thật không hay muốn chống cái gì? Cụ gọi tham nhũng là suy thoái, cụ cũng gọi luôn những người chống lại cũ kỹ và trì trệ là suy thoái- “Nói ngược với đường lối chủ trường đường lối của Đảngkhông suy thoái thì là gì?”.  Cho tới lúc cụ Tổng phê phán các nhân sĩ trí thức góp ý cho hiến pháp, có ý đánh đồng họ chung vào một rọ ” bọn suy thoái” thì thiên hạ giật mình hỏi nhau: cụ Tổng muốn thực sự đổi mới, muốn tái cấu trúc cơ chế hay muốn ôm lấy cái cũ, quyết tâm giữ chế độ toàn trị đến cùng? Read the rest of this entry

BÌNH LUẬN NHANH VỀ PHÁT BIỂU BẾ MẠC HN TW 7 CỦA ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Tiêu chuẩn

BÌNH LUẬN NHANH VỀ PHÁT BIỂU BẾ MẠC HN TW 7 CỦA ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG

 

Sáng 11/5, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra, sau 10 ngày làm việc khẩn trương, dân chủ, nghiêm túc. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu bế mạc, khái quát lại những kết quả chủ yếu mà Hội nghị đạt được.

TS. Nguyễn Hồng Kiên bình luận về bài phát biểu bế mạc Hội nghị TW 7 của Ông Nguyễn Phú Trọng:
KINH CHƯA: MỤC 4 “Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” CHIẾM TỚI 1069 CHỮ TRONG TỔNG SỐ 4812 CHỮ CỦA VĂN BẢN Phát biểu bế mạc hội nghị TW thứ 7 của BÁC TRỌNG !!!
TRONG KHI: 
– MỤC 1 “Về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị” CÓ 864 CHỮ
– MỤC 2 VỀ XÂY DƯNG ĐẢNG CÓ 769 CHỮ
– MỤC 3 VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 GỒM 485 CHỮ
– MỤC 5 “nhận định, đánh giá và đề xuất nêu trong Báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI” GỒM 905 CHỮ
– PHẦN CUỐI GỒM 553 CHỮ (PHẦN ĐẦU 167 CHỮ)

Tễu kết luận: Ông Nguyễn Phú Trọng đã mất hết uy tín trong đảng của ông và trong dân.Ông nên xin nghỉ để khỏi ảnh hưởng thêm nữa đến uy tín đã đáo đáy của Đảng cộng sản Việt Nam.  Read the rest of this entry

Toàn văn phát biểu của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng khai mạc HNTW 7

Tiêu chuẩn

Toàn văn phát biểu của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng khai mạc HNTW 7

nguyenphutrong_TW6_618
Sáng 2.5, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu khai mạc Hội nghị. Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:
“Thưa các đồng chí Trung ương,
Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị,
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, hôm nay, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI bắt đầu họp Hội nghị lần thứ bảy để xem xét, quyết định, cho ý kiến chỉ đạo đối với các vấn đề: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận; Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng; Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường; và một số vấn đề quan trọng khác.

Sao Đảng không giành lấy quyền lãnh đạo một cuộc ‘diễn biến hòa bình’ vì Dân tộc? (Lá thư cuối cùng gửi anh Nguyễn Phú Trọng )

Tiêu chuẩn
Sao Đảng không giành lấy quyền lãnh đạo một cuộc ‘diễn biến hòa bình’ vì Dân tộc?
                (Lá thư cuối cùng gửi anh Nguyễn Phú Trọng )
* NGUYỄN NGUYÊN BÌNH
– Thưa anh Trọng,
          Hai năm trước đây, vào đúng giờ phút giao thừa năm Tân Mão, tôi đã mạo muội viết thư gửi anh.Năm Quý Tỵ này, cũng vào giờ khắc giao thừa thiêng liêng, tôi lại cầm bút viết thư cho anh, nhưng tôi cứ chần chừ chưa gửi vì không biết nên gửi anh theo đường nào. Có lúc tôi đã quyết định đưa lên mạng để lá thư chắc chắn không dễ bị  ‘thất lạc’ như thư gửi qua đường Bưu điện; tôi nghĩ thế nào anh cũng sẽ đọc được thư đó, vì nghĩ anh là giáo sư tiến sĩ thì chắc rất thành thạo sử dụng mạng Internet, hoặc chí ít cũngcó thư kí báo cho anh biết là anh có thư ( sự thực đúng như vậy, gần đây, “ vài lời với Tổng bí thư” của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên cũng đăng trên mạng Internet đã nhanh chóng đến tai anh và cũng đã nhanh chóng được ‘ xử lý’ ).
          Thưa anh, cái thư nói trên giờ đã trở thành ‘bức thư không gửi’ rồi. Tôi quyết định không công bố nó nữa, vì nhiều nội dung lá thư ấy đến nay tôi nghĩ đã trở nên quá vô vị đối với anh, mặc dù nó mang tâm huyết của tôi và được viết ra trong một thời khắc thiêng liêng của người Việt Nam.
          Trong lá thư kia, tôi đã cố thuyết phục anh nhiều vấn đề. Chẳng hạn như tôi đã đề nghị anh nên nghe thông tin nhiều chiều, đừng coi tất cả những thông tin ‘không chính thống’ được đưa lên mạng của các trang web, blog cá nhân là “ những thông tin xấu, độc hại” (như anh đánh giá trong Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo toàn quốc năm 2012…họp vào ngày 9-1-2013) . Tôi đã mong anh, với tư cách TBT Đảng đang chịu trách nhiệm quyết định đường đi nước bước cho Dân tộc hãy thực sự cầu thị, thực sự bỏ công nghiên cứu, phân tích, so sánh, đi từ định lượng đến kết luận định tính (và nhất là tránh định kiến).Có vậy mới kết luận được chính xác đâu là đúng đâu là sai để tìm cho đất nước một con đường phát triển thật sự bền vững, phù hợp với xu thế của thời đại.
             Trong thư kia, tôi cũng viết rằng tôi rất thông cảm và hiểu sự say mê đến cố chấp của anh về ‘định hướng XHCN’. Chúng ta cùng được học các thày ở Bộ môn Mác- Lê trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chúng ta từng thấm thía lời các thày nói về tính ưu việt của CNXH và sự tươi sáng vô song của chủ ngĩa CS; chúng ta cũng được dạy về sức mạnh vô địch của 3 dòng thác Cách mạng trong thời đại ngày nay…Đến nay mà nói, chính bản thân tôi cũng vẫn đánh giá rất cao giá trị của phong trào CS và công nhân quốc tế đối với tiến trình phát triển của nhân loại. Trong giai đoạn CNTB dã man, nó đã bộc lộ vô vàn cái xấu xa hư hỏng, điều đó thể hiện qua rất nhiều tác phẩm văn học thuộc dòng hiện thực phê phán thế kỉ 19 được coi là kinh điển của thế giới.( Những nhà văn đó không phải tín đồ của CN Mác – Lê nào hết).Vì vậy phong trào CS và công nhân thế giới ra đời để chống CNTB, lúc đó sự việc đólà khách quan, là tất yếu, là cần thiết cho nhân loại.Nói cách khác, nó đã là sự phản biện mạnh mẽ, đã gây ra áp lực cực lớn khiến CNTB buộc phải điều chỉnh trên nhiều nội dung rất căn bản.Đến nay, chẳng phải là nhiều nước gọi là nước tư bản, không đi theo con đường XHCN đã trở nên thông minh hơn, hợp lý hơn, được lòng dân hơn và thực tế đã đưa đất nước phát triển nhanh và lành mạnh hơn nhiều nước gọi là XHCN.Lấy ví dụ như nước Ca na đa, trước kia đã từng là đại diện cho ‘phe đế quốc tư bản’trong bộ ba Ca na đa+ Ấn độ + Ba lan làm Ủy ban quốc tế giám sát thi hành hiệp định Giơ ne vơ ở VN.Giờ đây nước Ca na đa TBCN ấy như thế nào, anh đã tìm hiểu chưa? Nếu chưa, anh hãy cho trợ lý tập hợp tư liệu sách báo và phỏng vấn thật nhiều Việt kiều yêu nước đang kiều cư ở bên đó xem họ nói sao.Hoặc tình hình hiện tại ở Nam Bắc Triều Tiên, nếu thực sự nghiên cứu nghiêm túc khách quan, ắt sẽ thấy được lời giải chính xác ngay thôi.( vào thời điểm nước ta bước vào cuộc Đổi mới, có ông thày giáo dạy ở trường Nguyễn Ái Quốc đến giảng cho đơn vị tôi, ông dẫn một câu nói của Lê nin mà tôi thấy rất hay, khiến tôi nhớ mãi : Thà CNTB thông minh còn hơn CNXH ngu dốt- chỉ tiếc tôi chưa tra cứu được câu nói đó ở trang nào dòng nào trong trước tác của Lê nin)…(và có thể còn nhiều ví dụ sinh động xác thực hơn nếu ta chịu khó tìm hiểu, phải không ạ).
            Trong thư kia, tôi cũng đã tỏ sự vui mừng và hi vọng nhiều ở chuyến thăm Xing ga po vừa qua của anh, tôi cứ nghĩ anh đã tận mắt chứng kiến những việc người ta làm nên có thể tiếp thu lấy những cái hay của họ mang về cho nước ta cơ. Cái nước Singapore bé nhỏ mà mạnh mẽ ấy, họ đã làm được những kỳ tích gì mà không phải là do con đường XHCN dẫn dắt? Tôi cũng biết rằng, ngày nay, chưa có một  chủ nghĩa nào  là giải pháp tối ưu cho toàn nhân loại, nhưng cái gì đã thể hiện được tốt hơn, hay hơn thì vì cớ gì mà ta cứ cố công bài xích, không chịu tiếp thụ?
           Thưa anh Trọng, đến lúc này, sau những câu anh nói ở Vĩnh Phúc mà VTV của Đảng Chính phủ đưa ra trong tối 25-2 vừa qua thì tôi thấy tuyệt vọng rồi. Tôi chắc chẳng còn ai, chẳng còn lời lẽ nào có thể thuyết phục được anh nữa. Nhưng đã tuyệt vọng sao còn viết lá thư này? Thưa anh, anh hãy vui đi, lá thư này là thư cuối cùng tôi viết để làm rác tai anh đấy. Sau này e rằng tôi sẽ chẳng còn cơ hội nào lấy tư cách một người đồng môn, một cựu Đảng viên để gửi cho đồng chí Tổng bí thư nữa đâu. Tôi nay không định thuyết phục, chỉ muốn đặt ra một số câu hỏi mà không đòi anh phải trả lời. Biết đâu tôi sẽ chẳng bị anh cho xử lý như ý định xử lý những người kí kiến nghị tập thể,khiếu nại đông người và biểu tình chống TQ? Cái từ xử lý kia nghe qua thì rất bình thường nhưng thật ra thì nhiều nghĩa đấy phải không anh. Trong số thần dân dại dột mà anh định xử lý, thật không may lại có cả những người cách mạng lâu năm mà tuổi đảng của họ còn cao hơn cả tuổi đời của anh, lại có những người có thành tựu to lớn không những với nước ta mà còn có danh thơm trên thế giới…Vậy anh tính xử lý như thế nào đây? Liệu anh có cho triệu tập họ đến ngồi bàn đối thoại với anh cho đến nơi đến chốn, lúc đó anh hoàn toàn có thể dùng lý lẽ sắc bén của Tiến sĩ xây dựng Đảng để đấu với họ đến khi nào họ tâm phục khẩu phục thì thôi? Hay là …anh sẽ cho xử lý họ bằng những bao cao su đã qua sử dụng, bằng những vụ tai nạn giao thông hoặc nếu cần, thì là những viên đạn súng giảm thanh? Cũng đành, anh là Đảng, là người nắm sinh mạng của toàn dân, anh muốn sao chả được.
Tôi muốn hỏi: Đã có lúc nào anh vi hành đến chỗ vườn hoa trước cửa đền Quán Thánh bên bờ Hồ Tây để tận mắt nhìn kĩ tận mặt mũi chân tay những người dân ‘khiếu kiện đông người’ bao tháng ngày ăn đất nằm sương kia chưa? ( Nhiều lần đi qua đấy, nhất là vào những ngày đông giá rét như cắt ruột, thấy đồng bào mình áo quần mong manh, mặt mày tím tái, tôi không cầm được nước mắt nữa).Anh hãy chỉ ra thế lực thù địch nào xui bẩy kích động họ xem nào? Anh đã gặp trực tiếp, đã hỏi chuyện họ bao giờ chưa? Anh căn cứ vào đâu để gán cho họ là phản động, là suy thoái đạo đức?
               Anh luôn nói về ‘khách quan’, ‘biện chứng’, vậy cớ làm sao anh không thể nhìn ra mối quan hệ rất chi là biện chứng, mối quan hệ nhân- quả rất khăng khít giữa thể chế độc đảng toàn trị, chế độ sở hữu ‘toàn dân’về đất đai lâu nay ngự trị trên đất nước ta với tệ nạn tham nhũng nặng nề trong giới quyền chức hiện thời? Anh đã hăng hái chống tham nhũng, vậy sao còn ra sức cổ súy cho những điều kiện tối ưu từng ngày từng giờ đẻ ra tham nhũng? Sau hội nghị TƯ 6 vừa qua, chẳng phải chính anh cũng đã buồn bã than rằng: “…sự đời nó không đơn giản thế. Cứ nói cùng là Đảng viên cả, cùng là Ủy viên TƯ, Bộ chính trị cả thì phải tin các đồng chí ấy chứ. Nhưng khổ là  bên ấy (chắc anh muốn nói là bên Chính phủ?) quá nhiều việc, chưa nói là  tâm lý ăn cây nào rào cây ấy, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ hay không? Anh nào ra cái đề án cũng phải cố gắng bảo vệ cho mình. Thế là không có người thẩm định, không có người kiểm tra nên mới dẫn đến cái sai như vừa rồi ” (trích theo VietnamNet ngày 3-12-2012).Vậy theo anh, cái dự án bô xit Tây Nguyên có phải loại dự án đó không? Bây giờ nó đã rõ là sai chưa? Anh có nhớ mấy năm trước đã có biết bao nhà khoa học họ tự nguyện giúp Đảng thẩm định, đã phát biểu can ngăn rất thiết tha mà Đảng vẫn cứ không chịu nghe.Và chính anh cũng nói đó là chủ trương lớn của Đảng, anh có nhớ không?
             Tôi còn rất nhiều câu muốn hỏi anh, nhưng thư đã quá dài, tôi đang cố gắng chốt lại cho gọn gọn một chút, anh gắng xem (hoặc nghe, đọc) nốt nhé . Tôi muốn biết khi phê phán gay gắt những ý kiến của các trang web, blog cá nhân, thực tình anh có trực tiếp đọc hay không? Hay chỉ giao cho các trợ lý đọc rồi ‘tổng hợp báo cáo’?Tôi tin, nếu anh tự mình đọc, chắc anh sẽ chắt lọc được những ý kiến rất đúng mức, đầy đủ tính xây dựng, rất bổ ích đấy, anh cứ thử đọc mà xem, đừng thành kiến. (Ấy chết, xin lỗi, tôi lại cố thuyết phục anh rồi!)
             Tôi xin hỏi: Anh có đọc báo Nhân Dân (giấy) số ra ngày 16-1-2013 không? Trong tờ báo đó, Chủ tịch Trương Tấn Sang có nêu rằng hiện nay đang có  “một số thế lực bên ngoài vẫn luôn tìm cách  gây mất ổn định chính trị – xã hội và đe dọa chủ quyền lãnh thổ ”. Theo anh, các thế lực mà Chủ tịch Sang nói đó là ai? Thời điểm này ai đang đe dọa chủ quyền lãnh thổ của VN thì cả thế giới đều biết, huống chi là người VN! Chẳng lẽ anh lại không biết rằng đại đa số nhân dân VN cũng đang cảnh giác cao độ với kẻ địch đó? Chính kẻ thù đó đang đưa đất nước ta vào tình cảnh nguy hiểm, thậm chí là ngàn cân treo sợi tóc đấy. Một câu hỏi lớn đặt ra là: Nếu hiện giờ Đảng và nhân dân đều đã xác định có chung một thế lực thù địch thì sao Đảng lại sợ nhân dân tin theo bọn địch đó? Sao Đảng không giành lấy quyền lãnh đạo nhân dân làm một cuộc ‘diễn biến hòa bình’ vì lợi ích chung của Dân tộc ta ? Tại sao Đảng lại luôn hô hào chống diễn biến hòa bình? Chẳng lẽ Đảng có lợi ích nào khác với nhân dân chăng? Chẳng lẽ Đảng muốn có một cuộc diễn biến không hòa bình? Tôi lại xin hỏi: Anh nghĩ sao về tình hình đất nước Mianmar ngày nay? Anh đã đọc bao nhiêu tài liệu phản ánh quá trình thoát Hán của Mianmar?
      Thưa anh, giờ chỉ còn một câu hỏi cho việc riêng tư thôi, cho phép tôi hỏi nốt. Số là, hai năm trước đây, một số thày cô của cả tôi và anh đã nói chỉ mong Phú Trọng đừng làm gì khiến thày cô phải xấu hổ.Hai năm qua,các thày cô nghĩ sao về ngôn hành của anh, tôi chưa dám hỏi.Tôi chỉ xin hỏi : anh đã có kế hoạch bố trí ngày nào đó để thăm và hỏi ý kiến thày cô chưa?
     Đến đây tôi thực sự xin dừng lời. Chúc anh mạnh!
                                                                        Nguyễn Nguyên Bình

(Một người đồng môn)
———————
(Tác giả gửi đến BVB
chiều 10/3))

DẤU ẤN TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Tiêu chuẩn

DẤU ẤN TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG

 
TBT Nguyễn Phú Trọng
tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ
* BÙI VĂN BỒNG
            Vậy là đã hơn 2 năm, ông Nguyễn Phú Trọng giữ cương vị Tổng Bí thư. Vào thời điểm ông trúng cử Tổng Bí thư tại Đại hội XI, phần nhiều đảng viên và nhân dân cả nước, cũng như Việt kiều ở nước ngaoì đều “phấp phỏng” chờ đợi xem lần này sẽ có quyết sách gì mới, có thay đổi gì lớn ích nước lợi dân, có gì đem lợi cho ‘quốc kế dân sinh’, xem vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới, biển-đảo của đất nước có những hiệu quả thực tế gì? Và nhất là xem việc quan tâm và quyết tâm chính đồn Đảng của tân TBT sẽ làm đến đâu?
                 Ai cũng biết, gọi là Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, đưa ra quan điểm và quyết tâm đổi mới đất nước tại Đại hội VI từ năm 1986 đến nay, đã 5 kỳ Đại hội Đảng (tính đến 3-2013 là hơn 28 năm), nhưng chỉ là “đổi mới cách gọi”, chưa thấy thực sự “đổi mới cách làm”, hiệu quả đổi mới đất nước thực sự chưa thấy bao nhiêu, vẫn chỉ là “sáng ngời” trong các trang nghị quyết.
             Ông Nguyễn Văn Linh có sự ủng hộ quan điểm từ ông Trường Chinh và những lãnh đạo cấp tiến thời kỳ đó, nhất quyết xóa bỏ chế độ quan liêu, bao cấp, trì trệ, bảo thủ, để đưa đất nước bước vào sự nghiệp đổi mới. Nhưng, khi gần hết nhiệm kỳ, với Hội nghị Thành Đô mà ông Đỗ Mười thông đồng với Trung Quốc, ông Nguyễn Văn Linh đang hăng hái đổi mới như vậy bỗng như bị ‘bùa mê thuốc lú’ của Tàu Cộng, cuối nhiệm kỳ quay phắt 180 độ trở lại với cái cũ, cái đã kiên quyết xóa bỏ, cái đang có đà chuyển đổi trong Nghị quyết Đại hội 6. Nói như nhà thơ Việt Phương, cửa mới mỏ hé ra, đã bị ông khép lại. Ông không muốn kinh tế thị trường, nhất là với phương Tây nữa, mà “Ta về ta tắm ao ta / Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Hiện nay, riêng Biển Đông đã bị Trung Quốc coi là “ao nhà” của họ và liên tục quấy cho sôi sục, đục ngầu! Cái mô hình “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” nay thấy tắc tị như bài toán còn đầy ẩn số X,Y,Z, không tìm ra đâu là cơ sở lý luận lẫn thực tiễn.
              Ông Đỗ Mười, nhà ‘hùng hổ học’, chuyên gia ‘hô hét đập bàn’, mỗi lần lên diễn đàn cứ thấy như đánh vật, dư luận nói là hầu như được dịp hỗ trợ, dàn xếp của Trung Quốc liền nhảy ra làm Tổng Bí thư Đại hội VII, điều mà ông mong ước, thậm chí đã nhiều thủ đoạn, nhiều vận động vậy là đã đạt được. Nhà thân Tàu từ trong máu, bài bác tư bản và phương Tây quyết liệt đã uống say luận thuyết “diễn biến hòa bình” do Trung Quốc pha chế, bắt sử dụng, nhà cải tạo công thương quyết liệt không cần tính toán, thậm chí thẳng tay độc ác phá tanh bành, nhà ‘hùng’ mà không thể ‘biện’ lại dẫn dắt đất nước đi quặt trở lại theo cái đuôi dài ngoằng của bảo thủ, giáo điều, quan liêu, rập khuôn đến mức trì trệ. Biểu hiện bảo thủ, độc đoán chuyên quyền là thế, vậy mà ông Đỗ Mười làm trọn TBT khóa VII, lại còn tái đắc cử khóa VIII.
              Sự nghiệp đổi mới bị rơi vào thực trạng nửa vời. Tình huống đến mức cần “thay ngựa giữa dòng”, ông Lê Khả Phiêu thay ông Đỗ Mười làm nửa nhiệm kỳ cuối Khóa VIII, muốn ra tay lên hương khởi sắc bằng chí quyết người lính. Ông Lê Khả Phiêu lên thay đã làm mọi người thở phào, cũng đặt kỳ vọng. Có một số đổi thay, trong đó ra được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (2) kiên quyết chống tham nhũng. Nhưng rồi, thời bĩ của đất nước lại chưa được vận may, ông Nông Đức Mạnh lên thay, làm TBT hai nhiệm kỳ khóa IX và X. Ông Mạnh lờ tịt, bỏ Nghị quyết Trung ương 6 (2) vào sọt rác, thả cho tham nhũng loang nhanh thoải mái trên diện rộng, nguy hại hơn. Đảm cháy suốt hai nhiệm kỳ do ông Mạnh gây ra làm thiêu trụi hết uy tín Đảng lãnh đạo. Trong hai nhiệm kỳ Đại hội IX và X ông Mạnh còn vô trách nhiệm, đi chơi và hô khẩu hiệu là chủ yếu, làm suy giảm vai trò lãnh đạo và mất uy tín Đảng nhanh, mạnh và liều hơn ông Đỗ Mười! Hai nhiệm kỳ đầy bất mãn cho toàn dân ấy, Đảng, Nhà nước, Quốc hội đều rất mờ nhạt, mọi việc lớn nhỏ như là “khoán trắng” cho Chính phủ, hình thành quyền bính tập trung quá nhiều vào Chính phủ, sinh ra các biểu hiện độc đoán, chuyên quyền.

          Ông Nguyễn Phú Trọng lên thay ông Mạnh, 9h30 sáng 19/1/2011, gần 1.400 đại biểu đã vỗ tay chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng (67 tuổi, Chủ tịch Quốc hội) trúng cử Tổng bí thư khóa XI. Danh sách 14 Ủy viên Bộ Chính trị cũng được xác định với 5 người mới, bên cạnh 9 vị tái cử.
Dấu ẩn hơn 2 năm qua của ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã được toàn đảng, toàn dân ghi nhận là hô hào mạnh, nêu vấn đề nguy cơ tồn vong của dảng, của đất nước và chế độ đã rất cấp bách, nhưng ông là con người điềm tĩnh, thận trọng, nên khi làm rất nhẩn nha, từ từ, đến đâu hay đến đó.
Dư luận đánh giá ông là thiếu bản lĩnh, kém chí quyết, nhu nhược, có những biểu hiện yếu hèn, lại nhát gan, chần chừ, chậm chạp, lý luận cũ rích khô cứng, lại thường phát ngôn nhiều câu trái tai “để đời”…
Nhưng mà, xem xét, nhận định, đánh giá một TBT như ông phải khách quan, biện chứng. Ông là người trung thực, nghĩ sao vậy. Đầu năm 2012, nói chuyện với cán bộ và nhân dân trong chuyến thăm các tình Nam Trung bộ, ông để lại dấu ấn một câu nói rất thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật: “Thấy đảng viên nhan nhản, cộng sản được mấy người!”. Một Tổng Bí thư dám nói ra những điều ấy quả là cùng hiếm có, dù sao cũng không che đậy, khen một chiều, né tránh như cụ Nông, cụ Đõ và nhiều cụ khác.
         Tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ và quận Ba Đình (Hà Nội), ông để lại dấu ấn khó phai nhạt là dám nêu bật thực trạng bi đát, lại thể hiện là nhà lý luận Mác-Lê-nin xuất sắc: “Tiêu cực, tham nhũng, nhìn ở đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có, nhưng phải xem xét khách quan, biện chứng”. Và thể hiện tự phê khi mình nói trước dây chưa trúng lắm, mấy tháng sau, cũng ở quận Tây Hồ, ông lại nói: “Chỉ có điều bộ phận không nhỏ là bao nhiêu thì khó quá, trừu tượng lắm. Mà tách bạch ra hoàn toàn người này thuộc bộ phận không nhỏ, người kia thuộc bộ phận nhỏ cũng khó lắm, sợ không biện chứng”.
Viếng lăng Bác sau Hội nghị TW 6
“thành công tốt đẹp!”
     Dấu ấn sâu sắc nhất là khi nói về những tồn tại trong đảng và cảm động khi Ban chấp hành Trung ương tại Hội nghị TW 6 không kỷ luật Bộ Chính trị và đồng chí X. Ông tỏ rõ xúc động, mếu máo, phát khóc, thấy đau cho đời, đau cho đảng, tâm trạng đầy nỗi niềm và bấn loạn.  Rồi ông thể hiện tình đồng chí trong Đảng rất sâu sắc, đối xử với đồng chí nhân hậu, rằng: “Kỷ luật nhiều đâu phải tốt…Kỷ luật lại sinh ra hằn thù…”. Rằng: “phải trong tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ; …chỉ để cánh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe”, là đạt yêu cầu NQTW 4…Đó là dấu ấn làm tăng thêm chất lý luận khách quan, biện chứng của ông, lấy “thực tiễn làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt” để có sự điều chỉnh thái độ, có phương pháp cách mạng khoa học dựa trên nền tảng các quy luật và phạm trù triết học Mác-xít. Ông không những là nhà lý luận có tài, mà cũng là nhà khoa học có kiến thức chuyên sâu về “nhóm lửa”, cơ sở từ vật lý học và hóa học trên tầm đại cương. Ông nói: “quan trọng nhất là bước đầu phải nhóm được cái lò lên, tạo thành hơi ấm thì khi đó củi khô, củi tươi đưa vào cũng phải cháy hết. Sâu xa là như thế. Phải đồng lòng, nhất trí hết, nhóm lò lên”…
     Đi thăm Cu Ba 4-2012, ông đã chỉ ra rằng: Có người phụ họa với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Có phải như vậy không? Có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không?”. Phát biểu của TBT có những câu nói về chủ nghĩa tư bản, sao lại na ná như “một bộ phận không nhỏ” ở nước XHCN Việt Nam đã được đánh giá, kết luận trong NQTƯ 4. Ví dụ: Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át”…  Và nữa: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội”. Đúng! Chúng ta cần vậy, nhưng trong thực tế “xã hội ưu việt” của Đất Việt ta đã có được bao nhiêu phần trăm đạt được những quý giá ấy?
Thế thì những vị đang khoác áo cộng sản giữ trọng trách  “có chức có quyền” (theo NQTW 4)  hiện nay là “tư sản Đỏ” rõ quá còn gì? Thế sao họ lại ngả theo tư bản dế dàng và rất ngang nhiên thế nhỉ? Liệu rồi vì quyền lợi của quốc gia, dân tộc và nhân dân, vì CNXH, họ có thực sự biết sám hối hay không?.
          Chưa hết nửa nhiệm kỳ, mới ở cương vị Tổng bí thư 2 năm 01 tháng, 13 ngày mà ông để lại biết bao dấu ấn khó nhạt phai. Vậy mà ông rất khiêm tốn, ngay hôm trúng cử Tổng Bí thư 19/1/2011, trả lời phỏng vấn của báo mạng VnExpress, ông nói là “Tôi không chủ trương để lại dấu ấn!”.
           Nhân đây, trang BVB xin trích dẫn TBT Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của báo chí hơn 2 năm trước:
‘Tôi không chủ trương
làm để tạo dấu ấn’ (*)
VnExpressThứ tư, 19/1/2011, 09:08 GMT+7 :
“Thực sự tôi không nghĩ rằng, mình làm điều gì với mục đích tạo dấu ấn, để đánh bóng mình’, tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong cuộc họp báo ra mắt sáng nay.
Trong 30 phút, hơn 10 câu hỏi của 6 nhà báo trong nước và quốc tế được đặt ra cho tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không có văn bản chuẩn bị sẵn, tân Tổng bí thư: “sẵn sàng trả lời trực tiếp mọi câu hỏi”. Cùng tham gia trả lời với người đứng đầu Đảng có đại diện của Ngoại Giao, Ban tổ chức, Văn phòng TƯ Đảng.. .
… – Tổng bí thư quan tâm tạo dấu ấn của mình trong lĩnh vực nào?
– Thực sự, tôi làm cái gì không nghĩ với mục đích để tạo dấu ấn, không phải để đánh bóng mình. Trách nhiệm của người đảng viên, cán bộ là thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Đảng, cứ làm cho tốt nghị quyết của Đảng là đã tốt rồi.
            – Mời bạn đọc trở lại tham khảo qua LINK sau đây:

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/dai-hoi-dang-xi/2011/01/3ba258d1/
————/
* Tư liệu liên quan:
…” Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”…
(Nguyễn Phú Trọng – bài Diễn thuyết tại trường Đảng Cao cấp Nico Lopez Cu Ba – 9/4/2012).
LINK: 
http://vov.vn/Chinh-tri/Bai-noi-chuyen-ve-Chu-nghia-Xa-hoi-cua-Tong-Bi-thu-tai-Cuba/205986.vov

Tâm thư gửi bác Nguyễn Phú Trọng

Tiêu chuẩn

Tâm thư gửi bác Nguyễn Phú Trọng

Hiếu Dân-Viet-studies

 

  tmlgg07

 

Hà Nội, ngày 2 tháng 3, 2013

 Thưa bác,

 Cháu tuy đã hơn 40 tuổi rồi, nhưng cháu vẫn xin phép gọi bác là bác và xưng cháu để tỏ lòng kính trọng, không chỉ là vì tuổi tác mà còn vì bác là niềm hy vọng của nhiều người trong hoàn cảnhnhiều đảng viên cộng sản và đặc biệt là những đảng viên giữ cương vị cao cấp trong đảng, nhà nước và chính phủ có sự sa sút nghiêm trọng và có hệ thống về đạo đức, tư cách, gây phẫn uất trong nhân dân, làm suy đồi chế độ và làm hủy hoại đất nước.

 Thưa bác,

 Trước đây rất nhiều người, trong đó có cháu đặt rất nhiều hy vọng vào bác, một lãnh tụ trong sạch của đảng cầm quyền. Phải nói đây là một hiện tượng cá biệt trong đội ngũ lãnh đạo đã bị hoen ố ở nhiều mức độ khác nhau trong nhiều năm qua. Cháu đã nghe người ta nói về sự trong sạch của bác từ ngày bác còn làm ở ban tuyên huấn của đảng, sau đó về làm bí thư Hà Nội, rồi quốc hội, và hiện nay là Tổng bí thư. Cùng với sự trong sạch, bác cũng là một người nổi tiếng gương mẫu, không kéo bè kéo cánh, không cục bộ địa phương. Khi bác được bầu làm tổng bí thư, nhiều ý kiến cho rằng vì bác là người như vậy và rất tiếc như vậy là đồng nghĩa với hình ảnh là người không có vây có cánh, và cũng không muốn hoặc không có khả năng tạo vây cánh sức mạnh cho mình trên vị trí bác là “vua” tại Việt Nam này (xin lỗi bác cho phép cháu dùng những hình ảnh nôm na để diễn tả ý tứ cho ngắn gọn).

 Nói cụ thể hơn là ít nhất bác là người “vô hại” đối với những kẻ xấu trong đảng. Theo họ, bác đang và sẽ không có quyền lực thực sự vì không có vây cánh, không có các nhóm lợi ích ủng hộ. Tóm lại bác là vị vua vừa không có “tiền”, lại vừa không có “súng”. Mọi người còn nhận định thêm rằng bác được bầu vào vị trí này vì các nhóm lợi ích trong đảng không ai chịu ai và hơn thế nữa bác còn làm cho hình ảnh bên ngoài của đảng bớt đi sự nhơ nhớp để những kẻ xấu lại tiếp tục âm thầm đục khoét làm mọt rỗng chế độ, làm mọt rỗng nền kinh tế của đất nước. Thú thực, cháu không tin nhiều vào những nhận định này vì cháu hy vọng là quá khứ của bác như ông “bụt”, hay những người tếu táo gọi bác là “lú” chỉ vì bác ở trong tình thế “thế thời phải thế”. Khi bác đã ở vị trí vua rồi thì bác sẽ phải khác! Và nghị quyết 4, 5 của ban chấp hành TW ra đời đã củng cố thêm niềm hy vọng này của cháu và mọi người. Có ý kiến còn cho rằng bác sẽ thực sự là lãnh tụ xứng đáng không những của đảng mà còn của dân tộc vì bác không chỉ là người lãnh đạo của đảng mà còn của dân tộc vì bác sẽ lãnh đạo đảng và nhân dân quét sạch được hiện tượng tham nhũng đang tràn lan trong đảng, một căn bệnh đang hủy hoại nhanh chóng đất nước! Ngay cả khi bác có bài phát biểu với nội dung thật sự là “giáo điều” tại Cuba, thì nhiều người cũng biện hộ là bác dùng sách lược này nhằm tranh thủ tối đa nhiều người cao tuổi mà tư tưởng giáo điều đã thấm sâu vào máu thịt để hỗ trợ bác trong cuộc chiến làm trong sạch đảng mà bác đã công khai khởi động thông qua nghị quyết 4. Ngay cả đến hội nghị TW 6 kết thức với một kết quả làm bàng hoang niềm hy vọng vào bác (cháu xin phép không nhắc lại những phản ứng của dư luận mà chắc là bác đã nghe đủ), nhưng vẫn còn một số ý kiến còn vớt vát lấy niềm tin và hy vọng vào bác là “hãy thông cảm cho TBT vì ông ta vốn nằm trong một ốc đảo, nay phải đứng mũi chịu sào nên đã không đủ kinh nghiệm để lường trước các tình huống khi mà tham nhũng đã trở thành một thể chế bất thành văn của bộ máy cầm quyền”!. Rằng nếu TBT mà làm mạnh tay hơn nữa trong hội nghị TW 6 thì bộ máy cầm quyền sẽ tan vỡ, đất nước sẽ hỗn loạn và Việt Nam có thể phải rơi vào hoàn cảnh giống nước Nga vào những năm cuối của thế kỷ 20 đã qua! Khi đã làm khó tránh khỏi mắc sai lầm, nhưng khi đã sai lầm rồi phải biết tỉnh táo và dũng cảm tìm phương án tối ưu để hạn chế tối đa tác hại. Đây là những lời biện hộ của những người đã đặt nhiều hy vọng vào bác. Mọi người cho rằng chắc chắn bác sẽ thấy một khi “đảng đang có vấn đề”, “ban chấp hành trung ương đang có vấn đề” thì bác sẽ dựa vào toàn đảng và đặc biệt là toàn dân để tạo sức mạnh cho công việc vô cùng phức tạp và cam go mà bác đang giương cao ngọn cờ! Song thực tế phũ phàng đã dập tắt mọi hy vọng của một số người còn có niềm tin với bác. Cụ thể liên tiếp trong thời gian gần đây, kể từ sau hội nghị TW 6, bác có các bài nói chuyện với nhiều nội dung được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, thì dư luận đều thấy cái giáo điều trong lời nói của bác đã vào “xương tủy của bác rồi”, bằng chứng là bác đưa ra những nhận định, lời kêu gọi mà cháu xin nói thẳng là rất khó có thể biện minh rằng đó không phải là những lời giả dối, ngụy biện, luẩn quẩn về tư duy, và rất vô ý thức với lòng dân!

 Thưa bác,

 Cháu cũng là một đảng viên đảng cộng sản, cũng có trình độ cao cấp về chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng nhìn vào lịch sử đảng cộng sản quốc tế và của nhiều nước trên thế giới, thì phải đau xót mà thưa rằng “Chủ nghĩa Mác Lênin đã bị bóp méo và làm sai lệch ngay từ sau khi Lênin qua đời! Các vị lãnh tụ cộng sản thế giới thực chất đã phản bội lại chủ nghĩa Mác Lênin từ rất lâu. Họ đã sử dụng chủ nghĩa Mác-Lênin để phục vụ cho tham vọng độc tài của họ. Họ đã không tuân theo nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Họ đã sẵn sàng xuống tay giết hàng triệu đồng đội, đồng bào của họ chỉ vì những đồng đội, đồng chí này không hoàn toàn nghe theo họ, thậm chí có “khả năng” không nghe theo họ! Thực ra cháu hiểu cụ Hồ của chúng ta cũng là một trong những nạn nhân của họ, xong cháu hiểu cụ Hồ trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ đã phải lựa chọn “chấp nhận cái xấu ít để tránh cái xấu nhiều”, tức là phải dựa vào Liên Xô và Trung Quốc để giành độc lập và thống nhất tổ quốc. Cái giá phải trả cho việc này là rất nhiều, đài báo đã đưa ra công khai từ việc cải cách ruộng đất đến việc chỉnh huấn chỉnh quân, hay việc để bị thụ động trong hiệp định Geneve đến 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không, rồi Polpot, rồi chiến tranh biên giới…

 Thưa bác,

 Cháu cũng sinh ra trong một gia đình cách mạng yêu nước, gia đình cháu cũng có nhiều người đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, và cũng có nhiều người “di tản bất hợp pháp, hiện đang sống ở nước ngoài”. Cháu được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của cách mạng (một thuật ngữ hay được sử dụng). Cháu ý thức được rất nhiều rằng dân tộc ta, trong đó có một thời nhiều người cộng sản làm đầu tàu đã xả thân vì dân vì nước. Hàng nhiều triệu con người đã hy sinh cho độc lập dân tộc và thống nhất đất nước dưới lá cờ của đảng. Cháu cũng rất tự hào là một công dân của một dân tộc anh hùng. Cháu luôn nhớ tới 5 điều bác Hồ dạy thiếu niên “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào … Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Càng tự hào, càng ý thức được những điều tốt đẹp mà đất nước và dân tộc đã mang lại cho mình, thì cháu càng phải dũng cảm, phải không bác! Cháu hiện nay cũng ở cương vị “có chức, có quyền”! Cháu và nhiều người khác đang sẵn sàng xả thân vì đất nước, vì dân tộc! Vậy bác có nghĩ rằng một khi đảng ta, mà bác là người đứng đầu, không tự sửa chữa được căn bệnh của đảng hiện nay (cháu không muốn dùng chữ khuyết điểm) thì người dân mà trong đó có cháu và nhiều đảng viên khác cũng sẽ phải vùng lên để làm việc đó. Lúc đó sẽ là đầu rơi, máu chảy vì súng ống và quyền lực đang nằm trong tay rất nhiều kẻ xấu. Kết quả là dù muốn hay không thì chính những đảng viên có chức có quyền và bệnh hoạn hiện nay, dù ít hay nhiều, sẽ bị lịch sử đưa vào danh sách là những kẻ phản quốc, hại dân, và chính họ là kẻ đứng ra chôn những người đồng đội của mình, những người cha, người anh của mình một lần nữa! Lúc đó, dân tộc sẽ phán xét đảng cộng sản mà bác đang là người đứng đầu như thế nào đây! Cháu phải kêu lên một lần nữa rằng, bác, với tư cách là Tổng bí thư, hãy đừng để điều đó xảy ra! Hãy đừng để lực lượng xấu trong đảng thách thức thêm lòng tự hào và tự tôn dân tộc của người Việt Nam. Bác hãy đừng để cho những lực lượng xấu, tư tưởng hủ bại biến đảng ta (cháu không muốn dùng chữ đảng cộng sản vì cái tên này chỉ mới xuất hiện sau cuộc kháng chiến chống đế quốc thực dân và thông nhất đất nước mà thôi), thành một đảng thoái hóa hủ bại, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, tổ quốc, bằng sự sắp đặt, cưỡng chế, thậm chí đàn áp bạo lực. Bác đừng nên mơ hồ về ý chí quật cường của dân tộc ta, họ sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh của hàng triệu con người đã hy sinh cho tổ quốc làm cái ngụy trang, che đậy cho sự hủ bại về đạo đức và tư tưởng nhằm duy trì sự thống trị của họ bằng các biên pháp chuyên chế, giáo điều, độc tài tàn bạo vô liêm sỉ.

 Kính thư,

 Hiếu Dân

Người dân nghĩ gì về phát biểu của Tổng bí thư?

Tiêu chuẩn
image_preview-305

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Photo courtesy of nguyenphutrong.net

Nghe bài này

Tải xuống – download

Trong một cuộc tiếp xúc với các tỉnh ủy và đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc hôm 25/2 vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập đến vấn đề đang được dư luận quan tâm hiện nay, đó là góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992, và ông cho rằng bên cạnh những ý kiến tâm huyết của nhân dân, thì cũng có một số ý kiến mà theo ông là biểu hiện của suy thoái về nhận thức tư tưởng.

Quay lưng lại với nhân dân

Việc TBT Nguyễn Phú Trọng lên tiếng kêu gọi các đảng bộ nên quan tâm lãnh đạo và xử lý nghiêm việc có những luồng tư tưởng, ý kiến có thể quy vào là “suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức” khi ông nhắc đến việc ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến Pháp 1992, lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do, bà Bùi Thị Minh Hằng, một nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam, cho rằng lời phát biểu này gây một làn sóng bất bình. Bà cho rằng Đảng đã đối đầu với Dân Tộc và Nhân Dân. Bà nói:

“Khi mà ông tổng bí thư của Đảng CSVN phát biểu như thế thì có nghĩa rằng như thế này là đã đến lúc cái người mà lãnh đạo đất nước họ đã tuyên bố quyết tâm giữ lấy sự độc tài, độc đảng của họ, thì cái điều đó nó gây một làn sóng rất là bất bình. Và như Minh Hằng đã nói rằng nói với những người mà người ta không biết chấp nhận phải trái – đúng sai và lòng dân thì thực sự nó chỉ như “nói với đầu gối” thôi.

Và như thế có nghĩa rằng hiện nay với tuyên bố này (của TBT Nguyễn Phú Trọng) thì Đảng CSVN cương quyết giữ lấy quyền độc tôn lãnh đạo của đảng họ, và như vậy là nó thể hiện một điều rằng là Đảng đã đối đầu với Dân Tộc và Nhân Dân, là bởi vì những việc họ làm đối với đất nước và dân tộc là hoàn toàn đi ngược lại quyền lợi của người dân. Tổng Bí Thư là người cao nhất trong Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay ông đã tuyên chiến với Người Dân Việt Nam, với Dân Tộc Việt Nam, và như thế ông không phải là đại diện cho dân tộc này và đất nước này, và chúng ta có quyền suy nghĩ rằng chúng ta phải theo đuổi cái lý tưởng của chúng ta, bởi vì cái lý tưởng (dân chủ tự do), cái đã được khẳng định là chân lý đúng, có nghĩa là một cái lý tưởng đã được mọi người xác nhận đấy là một chính nghĩa chân chính mà có được sự ủng hộ của cả loài người tiến bộ và dư luận thế giới.”

Tôi cho đấy là một thứ vô lương tâm, mù quáng, không còn nhìn thấy thực tế nào cả, chỉ nhìn thấy mình, bưng tai bịt mắt không còn thấy đâu là ý kiến của nhân dân.

GS Nguyễn Thanh Giang

Giáo sư Nguyễn Thanh Giang, cựu chủ tịch Hội Địa Vật Lý Việt Nam, cũng cho rằng ông Tổng Bí Thư đã quay lưng lại với đất nước và dân tộc, và lời phát biểu của ông Tổng Bí Thư là một sự đàn áp về tư tưởng và không còn nhìn thấy thực tế mà chỉ còn nhìn thấy mình:

“Đây không chỉ là dọa nạt, mà đây là một sự đàn áp về tư tưởng, mạt sát mọi người, mạt sát cả những người cha chú, những người tiền bối của Nguyễn Phú Trọng, mà họ đã nói lên nguyện ước của nhân dân nhưng bây giờ Nguyễn Phú Trọng lại quy kết và tỏ ra khinh miệt, sẵn sàng quy chụp và đàn áp. Tôi cho đấy là một thứ vô lương tâm, mù quáng, không còn nhìn thấy thực tế nào cả, chỉ nhìn thấy mình, bưng tai bịt mắt không còn thấy đâu là ý kiến của nhân dân. Tôi cho đấy là một điều hết sức thất vọng và tôi hoàn toàn phản đối cách ăn nói như vậy của ông Nguyễn Phú Trọng.”

Lực cản cho công cuộc đổi mới

tdngonluan.com-250.jpg
Nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn. Photo courtesy of tdngonluan.com

Nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn cũng lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do. Ông cho rằng lời phát biểu này như một lời tuyên bố chính thức của Bộ Chính Trị – Đảng CSVN, không còn riêng rẽ của bản thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và cho rằng chính Đảng mới là lực lượng suy thoái. Ông nói:

“Đây có thể là tuyên bố chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam, của Bộ Chính Trị, và của cá nhân Tổng Bí Thư. Qua phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng thì người dân trong nước cũng như nhân sĩ trí thức có lương tâm thì đều thấy rằng không ai khác mà chính Đảng CSVN hiện nay là lực lượng suy thoái. Họ suy thoái về chính trị, tư tưởng, về lối sống, về mọi mặt, bởi vì họ đang đứng ở vị trí cai trị toàn bộ nước nhà nhưng mà họ đang có những tư duy, có những nhận thức rất lệch lạc, đi sau quần chúng, sau xã hội, tụt hậu rất xa đối với nhận thức tiến bộ của toàn bộ nhân sĩ trí thức cũng như nhân dân ở trong nước. Họ đang là một cản trở rất lớn cho công cuộc đổi mới thật sư, toàn diện của đất nước này. Họ đang đi ngược lại khát vọng đòi tự do dân chủ của nhân dân, và đi ngược lại trào lưu dân chủ của thời đại.”

Qua phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng thì người dân trong nước cũng như nhân sĩ trí thức có lương tâm thì đều thấy rằng không ai khác mà chính Đảng CSVN hiện nay là lực lượng suy thoái.

Bà Bùi Thị Minh Hằng cũng cùng quan điểm, cho rằng dân tộc Việt Nam sẽ buộc lòng phải suy thoái cùng với Đảng để thay đổi. Bà bày tỏ:

Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn

“Có lẽ rằng sau phát biểu này của ông Nguyễn Phú Trọng và cộng với tất cả những hành xử trong thời gian vừa qua đối với nhân dân Việt Nam nó sẽ dần dần đẩy lên thành làn sóng bức xúc và phản ứng, thì Minh Hằng tin rằng với những gì mà càng ngày nhà cầm quyền Việt Nam càng lộ diện rõ là một nhà cầm quyền độc tài đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, của dân tộc, thì Minh Hằng tin rằng nó cũng như cái bản chất quật cường từ nghìn đời nay của người Việt Nam, và cũng như xu hướng chung của xã hội và dư luận tiến bộ thế giới, thì dứt khoát sẽ có những phản ứng rất là rõ ràng.

Những điều đó trước đây ở xã hội Việt Nam là rất hiếm hoi, ví dụ những người lên tiếng đấu tranh để vạch trần những điều đó ra thì rất là hiếm, và người ta cho rằng những người đó là “liều”. Ông Nguyễn Phú Trọng gọi thành phần tiến bộ đó là “suy thoái về tư tưởng” thế nhưng thực sự thì chính những việc làm suy thoái của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như bộ máy lãnh đạo nhà cầm quyền Việt Nam sẽ thúc đẩy người dân Việt Nam tỉnh ngộ. Và nếu như ông ấy kết luận đấy là những thành phần suy thoái thì ông sẽ thấy một điều là dân tộc Việt Nam này sẽ buộc lòng suy thoái để mà thay đổi.”

“CĂN BỆNH” NÓI TRƯỚC QUÊN SAU ?

Tiêu chuẩn

“CĂN BỆNH” NÓI TRƯỚC QUÊN SAU ?

http://bvbong.blogspot.fr/2013/02/can-benh-noi-truoc-quen-sau.html

* MINH DIỆN
             Ngày 14-2-2013, tức mùng 5 tết Qúy Tỵ, khi về Thạch Thất, Hà Nội trồng cây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng  kể cho cán bộ nhân dân huyện nhà nghe chuyến  thăm Italia  và một vài nước  Bắc Âu, rồi  nói: “Mình có thế nào thì người ta mới mời  chứ!?”.
               Lẽ ra một nhà giáo như ông không nên tự đắc như vậy. Một người đã lớn tuổi, lại đang là nguyên thủ quốc gia, càng không  nên. Vậy mà ông buột miệng nói ra, khiến thiên hạ  mất công đàm tiếu về trí tuệ nhân cách của ông?
            Hãy đặt câu hỏi ngược lại: “Thế thì mình phải làm sao người ta mới không mời?” .
           Theo logic ấy, Nguyễn Phú Trọng giải thích sao đây về việc  bà Tổng thống Dima Rouseff, từ chối tiếp ông cùng một phái đoàn gồm rất nhiều nhân vật quan trọng của đảng, nhà nước và các tướng lĩnh quân đội, công an Việt Nam, khi cuộc viếng thăm Brazil  đã cận kề?
          Chuyên ấy xảy ra  cũng vào ngày 14, cách đây vừa tròn 10 tháng, phải chăng  ông  Nguyễn Phú Trọng đã quên?
          Khi tiếp xúc với cử tri T.p Hà Nội sau Hội nghị Trung ương Đảng cộng sàn Việt Nam lần thứ 4, và Trung ương 5, khóa XI, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Tiêu cực, tham nhũng nhìn đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có”. Ông  khẳng định: “Một bộ phận không nhỏ trong đó có những đàng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả cán bộ cao cấp thoái hóa hư hỏng, đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ!”.
          Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ thái độ dứt khoát: “Yêu cầu phài nhìn thẳng vào sự thật, không giấu giếm loanh quanh, vạch mặt chỉ tên, không phân biệt bất kỳ ai!?  Và:  Phải  loại bỏ những cán bộ đảng viên hư hỏng ra khỏi đội ngũ!”.
           Đúng 10 tháng sau, không chỉ ra được người nào trong cái bộ phận không nhỏ ấy, nói như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, không bắt được một con sâu nào trong cả một bầy sâu ăn hết phần dân!
            Tổng kết Hội nghị Trung ương đảng lần 6, Nguyễn Phú Trọng mếu máo: “Bộ chính trị thống nhất 100%, xin được nhận một hình thức kỷ luật, và xin kỷ luật một đồng chí trong Bộ Chính trị, nhưng 100 % Ủy viên Ban chấp hành trung ương bỏ phiếu không kỷ luật Bộ Chính trị và một đồng chí…”.
           Những ngày sau đó ông Nguyễn Phú Trọng  vẫn  nói Nghị quyết Trung ương 4 đã thành công tốt đẹp. Ông giải thích lý do không kỷ luật ai như sau: “Không phải cứ xử lý kỷ luật là tốt. Kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rồi, mai kia sinh ân oán, thù hằn, đối phó thành phe phái rối nội bộ. Phải khoan dung, đó là phần nhân văn đặc thù của Việt Nam!”.
            Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không  loại bỏ được những cán bộ đảng viên hư hỏng ra khỏi đội ngũ, thay váo đó là “triết lý nhóm lửa”,  xấu, tốt  đều xí xóa “trong tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ”, mục đích Trung ương 4 đã đạt được là “cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe”, rằng phải hòa đồng, giữ đoàn kết nội bộ, như trộn hổ lốn củi khô củi tươi vào một lò. Ông đã quên những lời đanh thép buộc tội tham nhũng,  lấy dĩ hòa vi quý thay đấu tranh quyết liệt làm trong sạch đảng, như nghị quyết trung ương 4 đề ra?
            Ngày 28-12-2012, thay mặt  Bộ chính trị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký chỉ thị 22 CT/TW về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Chỉ thị nêu rõ: “Đây là một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong toàn đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân và cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùa dân, do dân, vì dân”.
            Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã ra nghị quyết số 38/2012  về việc lấy ý kiến nhân dân đóng góp sửa đổi Hiến pháp từ ngày 2-1-2013 đến ngày 31-3-2013. Kế đó, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 136/QĐ-TTg , về việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp một cách khoa học, dân chủ, trung thực trong mọi tầng lớp nhân dân.
             Những chỉ thị nghị quyết ấy nói lên việc tập hợp ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân là cực kỳ quan trọng.
             Gần 2 tháng qua chưa phải đã dài, lại trừ đi những ngày nghỉ tết dương lịch, âm lịch, nhưng với tinh thần làm chủ đất nước, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước đã nhiệt tình đóng góp những ý kiến tâm huyết vào việc sửa đổi bản Hiến pháp năm 1992. Đáng lưu ý nhất là bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp của 72 nhà khoa học tên tuổi, cùng các nhà cách mạng lão thành, nhân sỹ trí thức trong cả nước (Kiến nghị 72). Nội dung đóng góp toàn diện theo Nghị quyết của Chính phủ, nhưng có  một điềm  nhạy cảm nhất  là Điều 4 về xác lập quyền quản lý Nhà nước.
             Bản Hiến pháp 1992, Điều 4 như sau: “Đảng  cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai câp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hổ Chí Minh là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội Việt Nam”.
             Ngoài bản kiến nghị của 72 nhà khoa học tên tuổi, cùng các nhà cách mạng lão thành và nhân sĩ trí thứ, một bản kiến nghị khác với hơn 10 ngàn chữ ký của những người có tên tuổi, và hàng vạn ý kiến trên các trang mạng xã hội,  đều đề nghị  bỏ điều 4, giao quyền tự quyết cho nhân dân, nhân  dân làm chủ đất nước theo hệ thống tam quyền phân lập, mà bản Hiến pháp đầu tiên ra đời từ năm 1946 đã xác lập.  Trong số người kiến nghị bỏ Điều 4 Hiến pháp 1992, có  nhiều  GS.TS, đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, cựu chiến binh, và hầu hết là những người yêu nước, có đủ tư cách công dân.
               Ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phát biểu trên VTV  xác nhận: “Rất nhiểu người kiến nghị sừa Điều 4 Hiến pháp ! ”.
              Hàng ngàn con người năng nổ nhiệt huyết ấy đã như bị một gáo nước lạnh sối lên đầu, khi nghe bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày  25-2-2013,  tại Vĩnh Phúc.  Ông nói: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”…
              Thế là một khái niệm đã bị đảo ngược!
              Tại Hội nghị trung ương 4, khái niệm suy thoái  thuộc phạm trù đạo  đức, lối sống, nó làm tha hóa, biến chất một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên,  biểu hiện ở những hành vi tham tham nhũng, hối lộ, cửa quyền  ức hiếp nhân dân. Sự tha hóa không còn cá biệt mà đã trở thành phổ biến, không  đơn lẻ mà liên kết với nhau thành  nhóm lợi ích, không chì trong nước mà với nước ngoài,  làm kiệt quệ nền kinh tế, làm  băng hoại văn hóa xã hội,  làm mất niềm tin của nhân dân,đe dọa  ự tồn vong của chế độ.
               Nguyên nhân  phát sinh và tồn tại của suy thoái từ lỗ hổng của cơ chế quyền lực. Cơ chế  quyền lực đẻ ra cơ chế kinh tế và các cơ chế khác. Quyển lực của đảng bao trùm lên tất cả,  không ai có thể giám sát được , từ đó phát sinh đặc quyền đặc lợi,từ cá nhân đến phe nhóm lộng quyền, lộng hành. Nghị quyết TW4 đã nêu rõ bản chất của những kẻ suy thoái và chỉ ra nơi ẩn náu của nó.
            Bây giờ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng  quy kết những người kiến nghị sửa đổi Điều 4 Hiến pháp là suy thoái chính trị, tư tưởng , đạo đức.  Ông  quên cái  khái niệm về suy thoái mà ông khẳng định từ hội nghị trung ương 4, hay ông trở cờ đánh tráo khái niệm, gây hàm oan cho những người  tin đảng, góp ý sửa đổi Hiến pháp một cách trung thực?
             Không ngờ một người trầm tĩnh, với thái độ mềm mỏng như ông mà một sớm một chiều lật ngược trắng đen như vậy! Với cương vị một Tổng bí thư đảng cầm quyền, ông có trách nhiệm bảo vệ đảng, nhưng không vì thế mà thiếu trung thực ngay cả với chính mình.
             Khi rao giảng ở Trường đảng cao cấp Nico Lopez, Cu Ba, Nguyễn Phú Trọng nói: “Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận cơ bản và sáng tạo của Đảng cộng sản Việt Nam, là thành quả lý luận quan trọng qua hơn 25 năm thực hiện đường lới đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiêm của thế giới!?
             Thực tiễn Việt Nam mấy năm đầu đổi mới, thoát khỏi nền kinh tế kế hoạch, quan liêu bao cấp, có những bước phát triển tốt đẹp. Nhưng chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị, vẫn tư duy định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, duy trì bộ máy khổng lồ, quan liêu, nên chững lại và lâm vào suy thoái sâu, lạm phát cao, tăng trưởng thụt lùi mấy năm liền, hàng trăm ngàn công ty phá sản, đời sống nhân dân khốn khổ cả vật chất lẫn tinh thần, hệ thống doanh nghiệp nhà nước lời giả lỗ thật, nợ xấu đã lên tới hơn 1. 200 triệu tỷ đồng, là một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất, tham nhũng, hối  lộ. Thực tế đó sinh ra , tồn tại và phát triển từ sự độc quyền lãnh đạo của đảng,  mà Điều 4 Hiến pháp mặc định.
             Mong ước của những người kiến nghị thay đổi Điều 4 là xóa bỏ thực trạng  đó, đưa đất nước vượt qua thử thách tiến lên, quyết không phải là những người thoái  hóa chính trị, tư tưởng, đạo đức như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng  “quy vào” một cách oan ức!
              Nguyễn Phú Trọng nói: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử!”.
              Nếu  đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với xu thế của lịch sử thì sao hầu hết các nước Đông Âu lại đoạn tuyệt với chủ nghĩa xã hội?  Nếu chủ nghĩa xã hội thực sự là khát vọng của nhân dân sao hơn 200 triệu nhân dân Liên Xô không ra tay cứu  chủ nghĩa xã hội?
            Hiện nay trên thế giới chỉ còn vẻn vẹn 5 nước theo chủ nghĩa xã hội, nhưng Trung Quốc có “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” thực tế  là một thứ chủ nghĩa tư bản mang đẫm màu sắc dân tộc. Trung Quốc cũng sớm nhận diện và không đưa một từ đảng cộng sản nào vào Hiến pháp từ năm 1982. Mười năm sau, Đảng CS Việt Nam lại đưa vào Điều 4 Hiến pháp!? Có lẽ chỉ còn Việt Nam, Cu Ba và Triều Tiên trung thành với chủ nghĩa xã hội?
             Đã bao giờ Tổng bí thư Nguyễn PhúTrọng nói riêng, Đảng cộng sản Việt Nam nói chung hỏi ý kiến nhân dân Việt Nam chưa, mà nói chủ nghĩa xả hội là khát vọng của nhân dân?
              Chưa bao giờ nhân dân được bày tỏ chính kiến của minh. Lần sửa đổi Hiến pháp này, người dân hy vọng sẽ được bày tỏ chính kiến của mình, nhưng  vừa mới mỏ lời đã bị chặn lại.
               Chị thỉ của đảng, Nghị  quyết của Quốc hôi, và Nghị định của Chính phủ, đều khuyến khích nhân dân đóng góp trí tuệ sửa đổi Hiến pháp, không có bất kỳ sự cấm kỵ nào, sao Tổng bí Nguyễn Phú Trọng lại vội vã ngăn cản, thậm chí kết tội những ý kiến trái chiều như vậy? Ông quên những điều ông nói về tôn trọng quyền tự do dân chủ, về nhân văn, về việc xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân hay đó chỉ là những lời giả dối, thậm chí các văn bản, chỉ thị mình ký cũng đánh lừa dân hay sao?
           Đúc kết mới trong một năm qua mà cả chục lần thấy Tổng Bí thư phát biểu với những nội dung, ngôn từ “lợi bất cập hại”, sơ hở nhiều quá, mà rõ nhất là “một lời là một vận vào” trực tiếp hại đến uy tín lãnh đạo của ông. Sao mà ông cứ lặp đi lặp lại “căn bệnh” thường buột miệng (lính ta thường gọi là cướp cò mồm), và nói trước quên sau hoài? Thuốc nào chữa được đây?
           Vừa qua Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có một câu nói thật lòng: “Cái yếu nhất của chúng ta là không dám nói sự thật!”.
           Không nói sự thật có nghĩa là nói dối! Một chính thể không thể tồn tại trên nền tảng giả dối!

M.D

Là thực thi quyền hiến định ông Trọng ạ!

Tiêu chuẩn

Là thực thi quyền hiến định ông Trọng ạ!

Hoàng Xuân Phú

phu-2005Aug-a

Chương trình thời sự buổi 19h ngày 25/02/2013 của VTV1 đã tường thuật buổi làm việc của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng B­­­­í thư Đảng Cộng sản Việt Nam – với Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Tại đó, ông Trọng đã nói rằng:

“Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chứ gì nữa? Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”

 Đã có nhiều bài viết và ý kiến phản đối phát biểu kể trên của ông Trọng. Bản thân tôi đã trao đổi một số ý trong bài Hai tử huyệt của chế độ, nên ở đây không muốn bàn thêm về “Điều 4 Hiến pháp” và các vấn đề liên quan, mà chỉ đề cập đến một ý… mới mẻ đến không ngờ. Vâng, nó nằm trong câu:

“Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì?”

Câu hỏi “thì nó là cái gì?” mang vẻ miệt thị. Đặc biệt, chữ “gì…ì” được ông Trọng dằn giọng kéo dài, như thể đay nghiến. Không hiểu, điều đó biểu lộ sự khó chịu, hay thể hiện rằng ông ấy thực sự không hiểu “khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … là cái gì?” Bất luận vì lý do nào, thì việc người đứng đầu đảng cầm quyền đặt ra một câu hỏi như vậy cũng là một điều trầm trọng. Vì sao?

Trước hết, “biểu tình” là một quyền hiến định, ông Trọng ạ! Nếu ông không tin, thì cứ tìm trong Hiến pháp 1992, ắt sẽ thấy. Hiến pháp hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một chương về “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, trong đó Điều 69 viết rằng:

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”

Như đã trao đổi trong bài “Quyền biểu tình của công dân”, do Quốc hội không (hoặc chưa) ban hành luật nào liên quan tới hoạt động biểu tình, nên mệnh đề “theo quy định của pháp luật” không (hoặc chưa) có tác dụng hạn chế quyền biểu tình. Nghĩa là, theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành, thì công dân luôn luôn có quyền biểu tình ôn hòa, và quyền ấy không bị hạn chế bởi pháp luật.

Chính quyền thường viện dẫn Nghị định Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng số 38/2005/NĐ-CP vàThông tư số 09/2005/TT-BCA để ngăn cản và đàn áp biểu tình. Nhưng bài Lực cản Nhà nước pháp quyền đã chỉ ra rằng: 

–       Nghị định số 38/2005/NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

–       Hiến pháp 1992 không trao cho Chính phủ quyền ban hành nghị định để hạn chế quyền công dân. 

–       Dù bỏ qua hai khía cạnh vừa kể, thì lời văn của hai văn bản ấy cũng không cho phép áp dụng chúng để cản trở biểu tình yêu nước, như những cuộc biểu tình ôn hòa đã diễn ra ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm 2011 và 2012. 

Hơn nữa, như đã trao đổi trong bài Teo dần quyền con người trong Hiến pháp, việc công dân biểu tình khi chưa có luật về biểu tình còn chính đáng và hợp pháp hơn so với việc Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động khi chưa có luật quy định về khuôn khổ hoạt động của đảng. Bởi vì

“Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.” (Trích Điều 4, Hiến pháp 1992)

Và trong một nhà nước pháp quyền, nhà cầm quyền (kể cả đảng và các cơ quan Nhà nước) “chỉ được làm những điều pháp luật cho phép, còn Nhân dân được làm tất cả những điều pháp luật không cấm”.

Như vậy, ông Trọng không thể tìm được cơ sở pháp lý nào để có thể phủ định quyền biểu tình của công dân. 

Còn việc “khiếu kiện” thì sao? Đó là chính là “quyền khiếu nại, quyền tố cáo” của công dân, ông Trọng ạ! Nó được hiến định tại Điều 74 của Hiến pháp 1992:

“Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.” 

Hiến pháp và pháp luật hiện hành hoàn toàn không cấm “tham  gia đi khiếu kiện” và “ký đơn tập thể”. Ngược lại, Điều 78 của Luật khiếu nại, tố cáo số 09/1998/QH10 (được Quốc hội khóa 10 thông qua ngày 2/12/1998) viết rõ:

“Cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân trong trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung.”

Nếu không “cùng kiện”, không “cùng ký đơn”, thì làm sao có thể “cử đại diện để trình bày”? Nghĩa là: Luật số 09/1998/QH10 chấp nhận đích danh việc khiếu kiện có đông người tham gia và việc “ký đơn tập thể”.(1)  

Ấy vậy mà Chính phủ lại ngăn cản quyền chính đáng ấy bằng việc ban hành Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, trong đó quy định tại Điều 6 rằng:

“… trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng…”

Và Thanh tra Chính phủ còn khẳng định thêm trong Thông tư số 04/2010/TT-TTCP (tại Điều 8) rằng:

Đơn khiếu nại có họ, tên, chữ ký của nhiều người thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan chuyển trả đơn…”

Rõ ràng là: Nghị định số 136/2006/NĐ-CP và Thông tư số 04/2010/TT-TTCP đã vi phạm Luật số 09/1998/QH10, và với việc ban hành hai văn bản ấy, Chính phủ đã vượt quá quyền hạn được quy định tại Điều 112 của Hiến pháp 1992.(2)  Vì vậy, chúng không có giá trị pháp lý để ngăn cấm việc “tham  gia đi khiếu kiện” và “ký đơn tập thể”. 

Tóm lại: Biểu tình và khiếu kiện, dù với tư cách cá nhân hay tham gia ký đơn tập thể, thì cũng đều là thực thi quyền hiến định, trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, ông Trọng ạ! Nhân dân có quyền sử dụng các quyền hiến định đó, kể cả trong trường hợp ông hay ai đó cho rằng Hiến pháp chỉ để trang trí. Vì vậy, ông không thể “quy” việc họ “tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể” là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, rồi yêu cầu “các đồng chí quan tâm xử lý” được. 

Ông đã từng 5 năm làm Chủ tịch Quốc hội, “là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” (Điều 83, Hiến pháp 1992). Giờ đây ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng ra điều khiển Quốc hội sửa đổi Hiến pháp. Những tưởng, phải có kiến thức tối thiểu về Hiến pháp và pháp luật, thì mới có thể đảm nhận hai trọng trách ấy. Ai dè, ông lại hỏi mấy quyền hiến định “nó là cái gì”, với ngụ ý quy tội “suy thoái” và đòi “xử lý”… Điều đó khiến mọi người, kể cả trong lẫn ngoài đảng, phải nghẹn ngào tủi hổ, vừa thương xót bản thân, vừa thấy tội nghiệp cho đồng bào mình quá, ông Trọng ạ!

 H.X.P.

26/02/2013

Theo blog HXP

……………………………………………………………………….

Ghi chú

(1)  Điều 78 của Luật số 9/1998/QH10 vẫn còn hiệu lực, vì nó không bị sửa đổi trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo số 26/2004/QH11 (thông qua ngày 15/6/2004) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo số 58/2005/QH11 (thông qua ngày 29/11/2005).

(2)  Điều 18 của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11 quy định rằng:

“Ủy ban thường vụ Quốc hội… đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất.”

Căn cứ vào điều luật này, trong bài Lực cản Nhà nước pháp quyền, tôi đã đặt câu hỏi:

“Đã bao giờ Ủy ban thường vụ Quốc hội  thực hiện nhiệm vụ kể trên hay chưa? Đợi đến bao giờ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội mới xem xét và xử lý Nghị định số 38/2005/NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA, cũng như Nghị định số 136/2006/NĐ-CP và Thông tư số 04/2010/TT-TTCP?”

Phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng ngày 25/02/2013 tại Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã cho thấy, tại sao dưới thời ông làm Chủ tịch Quốc hội, không những không dẹp bỏ được các văn bản vi phạm Hiến pháp và pháp luật đã có từ trước, như Nghị định số 38/2005/NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA, mà còn để sinh thêm những văn bản sai trái mới, như Nghị định số 136/2006/NĐ-CP và Thông tư số 04/2010/TT-TTCP.