Category Archives: Tài liệu

DÉCLARATION DES DROITS DE L’HUMANITÉ

Tiêu chuẩn

 

DÉCLARATION DES DROITS DE L’HUMANITÉ

PRÉAMBULE

Rappelant que l’humanité et la nature sont en péril et qu’en particulier les effets néfastes des changements climatiques, l’accélération de la perte de la biodiversité, la dégradation des terres et des océans, constituent autant de violations des droits fondamentaux des êtres humains et une menace vitale pour les générations présentes et futures,

Constatant que l’extrême gravité de la situation, qui est un sujet de préoccupation pour l’humanité tout entière, impose la reconnaissance de nouveaux principes et de nouveaux droits et devoirs,

Rappelant son attachement aux principes et droits reconnus dans la Déclaration universelle des droits de l’homme, y compris à l’égalité entre les femmes et les hommes, ainsi qu’aux buts et principes de la Charte des Nations Unies,

Rappelant la Déclaration sur l’environnement de Stockholm de 1972, la Charte mondiale de la nature de New York de 1982, la Déclaration sur l’environnement et le développement de Rio de 1992, les résolutions de l’Assemblée générale des Nations Unies « Déclaration du millénaire » de 2000 et « L’avenir que nous voulons » de 2012,

Rappelant que ce même péril est reconnu par les acteurs de la société civile, en particulier les réseaux de personnes, d’organisations, d’institutions, de villes dans la Charte de la Terre de 2000,

Rappelant que l’humanité, qui inclut tous les individus et organisations humaines, comprend à la fois les générations passées, présentes et futures, et que la continuité de l’humanité repose sur ce lien intergénérationnel,

Réaffirmant que la Terre, foyer de l’humanité, constitue un tout marqué par l’interdépendance et que l’existence et l’avenir de l’humanité sont indissociables de son milieu naturel,

Convaincus que les droits fondamentaux des êtres humains et les devoirs de sauvegarder la nature sont intrinsèquement interdépendants, et convaincus de l’importance essentielle de la conservation du bon état de l’environnement et de l’amélioration de sa qualité,

Considérant la responsabilité particulière des générations présentes, en particulier des Etats qui ont la responsabilité première en la matière, mais aussi des peuples, des organisations intergouvernementales, des entreprises, notamment des sociétés multinationales, des organisations non gouvernementales, des autorités locales et des individus,

Considérant que cette responsabilité particulière constitue des devoirs à l’égard de l’humanité, et que ces devoirs, comme ces droits, doivent être mis en œuvre à travers des moyens justes, démocratiques, écologiques et pacifiques,

Considérant que la reconnaissance de la dignité inhérente à l’humanité et à ses membres constitue le fondement de la liberté, de la justice et de la paix dans le monde,

Proclame les principes, les droits et les devoirs qui suivent et adopte la présente déclaration :

LES PRINCIPES

I
Le principe de responsabilité, d’équité et de solidarité, intragénérationnelles et intergénérationnelles, exige de la famille humaine et notamment des Etats d’œuvrer, de manière commune et différenciée, à la sauvegarde et à la préservation de l’humanité et de la terre.

II
Le principe de dignité de l’humanité et de ses membres implique la satisfaction de leurs besoins fondamentaux ainsi que la protection de leurs droits intangibles. Chaque génération garantit le respect de ce principe dans le temps.

III
Le principe de continuité de l’existence de l’humanité garantit la sauvegarde et la préservation de l’humanité et de la terre, à travers des activités humaines prudentes et respectueuses de la nature, notamment du vivant, humain et non humain, mettant tout en œuvre pour prévenir toutes les conséquences transgénérationnelles graves ou irréversibles.

IV
Le principe de non-discrimination à raison de l’appartenance à une génération préserve l’humanité, en particulier les générations futures et exige que les activités ou mesures entreprises par les générations présentes n’aient pas pour effet de provoquer ou de perpétuer une réduction excessive des ressources et des choix pour les générations futures.

LES DROITS DE L’HUMANITÉ

V
L’humanité, comme l’ensemble des espèces vivantes, a droit de vivre dans un environnement sain et écologiquement soutenable.

VI
L’humanité a droit à un développement responsable, équitable, solidaire et durable.

VII
L’humanité a droit à la protection du patrimoine commun et de son patrimoine naturel et culturel, matériel et immatériel.

VIII
L’humanité a droit à la préservation des biens communs, en particulier l’air, l’eau et le sol, et à l’accès universel et effectif aux ressources vitales. Les générations futures ont droit à leur transmission.

IX
L’humanité a droit à la paix, en particulier au règlement pacifique des différends, et à la sécurité humaine, sur les plans environnemental, alimentaire, sanitaire, économique et politique. Ce droit vise, notamment, à préserver les générations successives du fléau de la guerre.

X
L’humanité a droit au libre choix de déterminer son destin. Ce droit s’exerce par la prise en compte du long terme, et notamment des rythmes inhérents à l’humanité et à la nature, dans les choix collectifs.

LES DEVOIRS À L’ÉGARD DE L’HUMANITÉ

XI
Les générations présentes ont le devoir d’assurer le respect des droits de l’humanité, comme celui de l’ensemble des espèces vivantes. Le respect des droits de l’humanité et de l’homme, qui sont indissociables, s’appliquent à l’égard des générations successives.

XII
Les générations présentes, garantes des ressources, des équilibres écologiques, du patrimoine commun et du patrimoine naturel, culturel, matériel et immatériel, ont le devoir de faire en sorte que ce legs soit préservé et qu’il en soit fait usage avec prudence, responsabilité et équité.

XIII
Afin d’assurer la pérennité de la vie sur terre, les générations présentes ont le devoir de tout mettre en œuvre pour préserver l’atmosphère et les équilibres climatiques et de faire en sorte de prévenir autant que possible les déplacements de personnes liés à des facteurs environnementaux et, à défaut, de secourir les personnes concernées et de les protéger.

XIV
Les générations présentes ont le devoir d’orienter le progrès scientifique et technique vers la préservation et la santé de l’espèce humaine et des autres espèces. A cette fin, elles doivent, en particulier, assurer un accès et une utilisation des ressources biologiques et génétiques respectant la dignité humaine, les savoirs traditionnels et le maintien de la biodiversité.

XV
Les Etats et les autres sujets et acteurs publics et privés ont le devoir d’intégrer le long terme et de promouvoir un développement humain et durable. Celui-ci ainsi que les principes, droits et devoirs proclamés par la présente déclaration doivent faire l’objet d’actions d’enseignements, d’éducation et de mise en œuvre.

XVI
Les Etats ont le devoir d’assurer l’effectivité des principes, droits et devoirs proclamés par la présente déclaration, y compris en organisant des mécanismes permettant d’en assurer le respect.

Thư của TS Luật Cù Huy Hà Vũ gửi từ trại tù số 5 Thanh Hóa

Tiêu chuẩn

Thư của TS Luật Cù Huy Hà Vũ gửi từ trại tù số 5 Thanh Hóa

129215-big_a1-cuhuyhavu-02

 

Kính gửi Quý Báo,

 Ngày 1 tháng 6 năm 2013, bị Tổng cục VIII từ chối cho giấy phép vào gặp TS Cù Huy Hà Vũ đang tiếp tục ngày tuyệt thực thứ sáu với tư cách là luật sư, tôi vẫn tìm cách đến Trại giam số 5 – BCA tại Thanh Hóa thăm chồng. Trong cuộc gặp 60 phút, TS Cù Huy Hà Vũ đã tranh thủ đọc lá thư dưới đây cho tôi ghi lại. Đứng xung quanh hai vợ chồng Dương Hà – Hà Vũ là bốn viên cán bộ trại giam giám sát, nghe từng lời đọc, thỉnh thoảng lại dọa dẫm hoặc nói lời chọc tức … mặc dù vậy lá thư vẫn được ghi lại, toàn văn như đính kèm.

 Đề nghị Quý Báo cho đăng để những ai quan tâm được biết.

Trân trọng cảm ơn Quý Báo,

 Nguyễn Thị Dương Hà Read the rest of this entry

BỘ PHIM VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM BỊ GIẤU KÍN

Tiêu chuẩn

 BỘ PHIM VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM BỊ GIẤU KÍN

TL: Nhân quyển sách “Bên thắng cuộc” của Huy Đức ra đời, đón nhận nhiều sự khen chê đa chiều. Cảm hứng nhìn nhận lại lịch sử ở nhiều người Việt Nam như được khích lệ. AnhPhú Hòa, một bạn đọc của TL gửi cho TL những dòng tâm sự như thế này: 
Ảnh internet
“Một thời gian dài sau cuộc chiến đẫm máu ở Việt Nam, nhất là sau khi có điều kiện được tiếp xúc với thế giới, được tiếp xúc với các nguồn thông tin đa chiều thì tôi bắt đầu đặt cho mình một câu hỏi là có cần thiết để xảy ra một cuộc chiến tranh cực kỳ dã man, khốc liệt mà dân tộc Việt Nam đã phải chịu đựng không? Càng ngày tôi càng thiên về câu trả lời là KHÔNG.  Read the rest of this entry

Nhớ Cụ Phan Chu Trinh với 10 điều bi ai của dân tộc Việt Nam

Tiêu chuẩn

Nhớ Cụ Phan Chu Trinh với 10 điều bi ai của dân tộc Việt Nam

Trần Kinh Nghị

 

Pan Chu Trinh (1872-1926)

Phan Chu Trinh (1872-1926)

Sinh ngày 9/9/1872 tại Tây Lộc, Tiên Phước, Tam Kỳ (nay là Tam Lộc, Phú Ninh) tỉnh Quảng Nam, mất ngày 24/3/1926, Cụ Phan Chu Trinh là người Việt Nam đầu tiên (và duy nhất cho đến nay) nhìn thấy trước cảnh “dịch chủ tái nô” (đổi chủ nhưng dân vẫn là nô lệ)…Để tránh điều này, Cụ đã chỉ ra con đường giành độc lập – tự do cho dân tộc là phải bắt đầu từ “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.

Read the rest of this entry

Toàn văn phát biểu của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng khai mạc HNTW 7

Tiêu chuẩn

Toàn văn phát biểu của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng khai mạc HNTW 7

nguyenphutrong_TW6_618
Sáng 2.5, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu khai mạc Hội nghị. Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:
“Thưa các đồng chí Trung ương,
Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị,
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, hôm nay, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI bắt đầu họp Hội nghị lần thứ bảy để xem xét, quyết định, cho ý kiến chỉ đạo đối với các vấn đề: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận; Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng; Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường; và một số vấn đề quan trọng khác.

Thư ngỏ của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn: Năm mới và công cuộc đổi mới

Tiêu chuẩn

Thư ngỏ của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn: Năm mới và công cuộc đổi mới

Xuân Quý Tỵ


Tòa TGM Sài Gòn

THƯ NGỎ
Năm mới và công cuộc đổi mới

Lời mở. Thư ngỏ này góp phần xác lập hướng đi cho công cuộc đổi mới trước những thách đố của xã hội hôm nay. Thư ngỏ này mong gởi đến mọi người thiện tâm cùng những nhà chuyên môn trong nghành giáo dục, luật pháp, quản trị, những gợi ý giúp cho mọi người chu toàn bổn phận chung sức phát triển toàn diện và vững bền con người cùng đất nước hôm nay.

1. Thách đố của xã hội hôm nay. Xã hội loài người theo dòng thời gian, luôn biến chuyển và đổi thay, không ngừng tạo ra những thách đố cho công cuộc đổi mới đời sống con người và xã hội. Trong gần nửa thế kỷ qua, xã hội Việt Nam đã trải qua hai thời kỳ đóng cửa và mở cửa. Thời kỳ đóng cửa tự cô lập, để lại nhiều mất mát, mất của cải vật chất, mất các quyền tự do. Thời kỳ mở cửa đổi mới, du nhập nhiều thứ tự do. Tự do của nền kinh tế thị trường, tự do cạnh tranh loại trừ nhau, tự do chạy theo xu hướng hưởng thụ duy vật chất, tự do ly dị, tự do phá thai, tự do đồng tính… Những tự do đó xem ra có góp phần phát triển kinh tế xã hội, nhưng đồng thời cũng đã làm phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng cùng nhiều tệ nạn xã hội, làm cho đời sống tinh thần ngày càng bị sa mạc hóa, lòng đạo ngày càng khô cằn. Điều đó nói lên rằng những thứ tự do đó mở rộng lòng tham sân si của bản năng tự vệ với thái độ chống đối loại trừ nhau, nhưng lại làm cho lòng nhân, lòng đạo của con người ngày càng bị thu hẹp, khép kín, nghèo nàn.

2. Mục đích đổi mới toàn diện. Công cuộc đổi mới toàn diện bao gồm mọi lãnh vực của đời sống con người, đạo và đời, xã hội và nhân văn, kinh tế và chính trị, cùng mọi lãnh vực của bổn phận làm người, như tu thân, tề gia, trị quốc. Và định hướng của công cuộc đổi mới toàn diện là nhằm đưa đến từng bước phát triển toàn diện và vững bền con người và gia đình, xã hội và đất nước, cùng dần dần đem lại sự an lành cho nhà nhà, và thái bình cho thiên hạ…

3. Phương hướng đổi mới toàn diện. Truyền thống văn hóa từ xa xưa đã đề ra phương hướng đổi mới là thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Như thế, để có thể đạt mục đích phát triển toàn diện và vững bền, công cuộc đổi mới đời sống đạo, đời sống xã hội và nhân văn, kinh tế và chính trị, đổi mới việc tu thân và giáo dục, việc tề gia và chăm lo cho gia đình và tập thể, việc quản lý xã hội và quản trị cộng đoàn, công ty, xí nghiệp, nhất thiết phải mang tính thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Thiên thời là thuận ý trời, thuận theo Lời Chúa dạy, thuận với quy luật thiên nhiên. Địa lợi là phù hợp với truyền thống văn hóa và đạo lý làm người, với luật vị nhân sinh trong xã hội. Nhân hòa là hòa hợp với lòng nhân, lòng đạo của con người.

4. Con đường đổi mới hôm nay. Trong bối cảnh xã hội ngày nay với tự do cạnh tranh và đấu tranh loại trừ nhau, muốn mang lại bình an cho người người, công cuộc đổi mới cần phải theo con đường đối thoại thay vì đối đầu, con đường liên kết hợp tác thay vì độc đoán chuyên quyền khống chế nhau. Đồng thời, để có thể mang lại kết quả tích cực cho công cuộc đổi mới, đối thoại và hợp tác không thỏa hiệp với quyền lực, tài lực, vũ lực, là những thứ làm cho con người lo ngại, nghi sợ, gợi lên thái độ bất mãn, chống đối, song cần được tiến hành trong ánh sáng chân lý, với năng lực của tình yêu thương, đồng cảm, bao dung, chia sẻ, mở đường…

5. Đổi mới đời sống con người và lòng đạo. Truyền thống đời sống đạo trong xã hội Việt Nam, góp phần rất lớn cho đạo tồn tại trong xã hội Việt Nam qua các thời kỳ đổi thay, cả thời kỳ khó khăn nhất. Song trước những thách đố ngày nay, khung nếp truyền thống đó trở nên bất cập và hẹp hòi.

Niềm tin Kitô giáo mời gọi người công giáo ý thức mở rộng lòng đạo, vượt qua lối sống giữ đạo theo thói quen máy móc, và ý thức bước theo Chúa Giêsu trên con đường Ngài đã đi qua. Bước theo Chúa Giêsu trước hết là sống theo Lời Chúa dạy “cởi bỏ con người cũ, và mặc lấy con người mới” (x. Eph 4,22). Con người cũ là con người sống theo bản năng sinh tồn với lòng tham sân si, thiếu xác tín và thừa nghi sợ, dễ rập khuôn theo thói tục chỉ lên tiếng hay xuống đường ủng hộ điều này, chống đối việc kia…Con người mới là con người ý thức, trong mọi hoàn cảnh thuận nghịch, trước hết và trên hết là lắng nghe và thực thi lời Chúa mời gọi sống yêu thương mọi người, cả kẻ thù ghét mình, lấy tình yêu đồng cảm, bao dung, chia sẻ với mọi người, đáp lại tình thương vô biên của Thiên Chúa đối với nhân loại.

Bước theo Chúa Giêsu còn là trung thành bước đi trên đường Ngài đã mở ra, con đường hội nhập, đồng cảm, yêu thương đến cùng, khiêm tốn phục vụ, mở đường cho mọi người chung lòng chung sức cùng nhau thoát khỏi bóng tối mọi sự dữ cùng những sai sót trong cuộc sống, và được tự do bước đi trong ánh sáng chân lý và tình yêu. Nhờ đó con người có một cuộc sống xứng với phẩm vị làm người trong thiên hạ, đồng thời trở nên sứ giả Tin Mừng, như người phụ nữ Xamari sau khi đã gặp gỡ Chúa Giêsu bên bờ giếng Giacóp, và đã tìm thấy nơi Ngài nguồn nước hằng sống, liền trở về chia sẻ niềm vui, niềm tin và hy vọng mới cho dân làng…

6. Đổi mới nền giáo dục. Từ lối giáo dục mang tính thực dụng và phiến diện, xây đắp nền giáo dục nhân bản và toàn diện, một nền giáo dục giúp con người phát triển toàn diện các tiềm năng mang tên 4 chữ H như sau:

  • Head: có cái đầu thông minh, sáng suốt, có tầm nhìn rộng,
  • Health: có sức khỏe thể xác cùng tâm thần và tinh thần lành mạnh,
  • Hand: có hai bàn tay lành nghề cùng các kỹ năng phát triển
  • Heart: có lòng nhân và lòng đạo mở rộng, biết chọn và sống những giá trị chân thật và vững bền hơn là xảo trá gian dối, biết sống yêu thương đồng cảm, bao dung hơn là bạo lực và hận thù, biết quên mình và đặt công ích trước tư lợi, đặt quyền lợi của nhân dân trước lợi ích của phe nhóm.

7. Đổi mới hệ thống luật lệ (Hiến pháp, các bộ luật, Pháp lệnh, Nghị định) Hệ thống luật lệ hiện hành là luật vị luật, chỉ nhằm duy trì trật tự xã hội, chỉ giúp con người sống theo luật và làm theo lệnh. Do đó, hệ thống luật lệ trên vừa mang tính lỗi thời và bất cập, vừa thiếu tính nhân bản và thừa tính chuyên chế bất công, làm cho nhiều người nghi ngờ, sợ sệt, căng thẳng trong thế đối đầu chống trả. Vì thế cần hợp lực từng bước xây đắp một hệ thống luật lệ vị nhân sinh. Luật vị nhân sinh là luật vừa mang tính thiên thời, địa lợi, nhân hòa, vừa tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, vừa quan tâm đến việc phát triển tính nhân bản và nhân đạo trong đời sống con người xã hội, giúp mọi người ý thức sống tự trọng cùng tôn trọng phẩm vị của nhau, ý thức bảo vệ cuộc sống làm người tốt và hữu ích cho gia đình nhân loại.

8. Đổi mới công việc quản trị. Lãnh đạo đất nước, quản lý xã hội, quản trị cộng đoàn, công ty, xí nghiệp, với chủ trương sống và làm theo pháp luật, là điều cần thiết. Nhưng chủ trương đó, trong thực tế vẫn bất cập và luôn để lại nhiều vấn đề. Cần được bổ sung bằng những nỗ lực chung sức xây đắp, gia cố các gian nhà trong ngôi nhà Việt Nam vừa mang tính khoa học, kỹ thuật chuyên môn, vừa mang tính nhân văn, chứa đầy tính người và tình người, chan hòa tình làng nghĩa xóm, và tình huynh đệ bốn biển anh em một nhà. Đồng thời nhất thiết giới hữu trách cần có quyết tâm xử lý và dọn sạch các loại rác làm cho nhiều người có ấn tượng trong ngôi nhà đó chỉ có tiền mới mua được tự do, mới mua được chức quyền, tiền có thể mua cả tiên phật; ấn tượng ngôi nhà đó chứa tính chuyên chế, độc đoán, nhiều hơn là chất của dân, do dân, vì dân.

9. Thay lời kết.

Đổi mới với sức mạnh nào? Công cuộc đổi mới toàn diện đời sống con người và xã hội, đổi mới việc tu thân, tề gia, trị quốc, đổi mới nền giáo dục và hệ thống luật lệ, chắc hẳn không thể nhờ sức mạnh của quyền lực độc đoán chuyên chế, của tài lực hạ thấp phẩm giá con người, của bạo lực làm phát sinh bạo lực. Nhằm giúp cho công cuộc đổi mới trên mang tính thống nhất, liên tục, và có hiệu quả vững bền, sức mạnh tổng hợp và tối cần phải là sức mạnh từ sự liên kết chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường cùng các tổ chức trong xã hội, cũng như từ sự phối hợp hài hòa giữa nhà trí thức và nhà giáo, nhà khoa học và nhà thầy thuốc, nhà chùa và nhà thờ…

Niềm tin Kitô giáo còn chỉ ra cho người công giáo sức mạnh cần thiết cho công cuộc đổi mới lâu dài và toàn diện là tình hiệp thông với Thiên Chúa, với đồng đạo, đồng bào, đồng loại. Một mối tình cần hợp lực kiên trì xây đắp lâu dài.

Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám Mục

Trích : http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20130218/20414

Thư ngỏ của ông Nguyễn Trung gửi Quốc hội, Chính phủ và ĐCSVN về sửa đổi Hiến pháp

Tiêu chuẩn

Thư ngỏ

 Hà Nội, ngày 19-02-2013

Kính gửi

–        Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,

–        Toàn thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt nam,

–        Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Kính thưa,

Tôi là Nguyễn Trung, 78 tuổi, trú tại 10(60A) ngõ 45A, phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Với tư cách là một trong những người tham gia Kiến nghị của 72 nhân sỹ trí thức về việc sửa đổi Hiến pháp [1] (gọi tắt: Kiến nghị 72),  xin được phép trình bầy một số suy nghĩ của tôi liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp đang được lấy ý kiến nhân dân cả nước

 

Một là, tôi nghĩ rằng sau 37 năm độc lập thống nhất, lần đầu tiên đất nước lại đứng trước nhiều nguy cơ lớn. Đó là:

–        Cuộc khủng hoảng toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa hiện nay đất nước đang lâm vào khoảng một thập kỷ nay trầm trọng đến mức đe dọa sự mất còn chế độ chính trị và Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN). Điều này cũng có nghĩa cuộc khủng hoảng này đe dọa nghiêm trọng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải báo cáo tình hình này trước cả nước tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, Bộ Chính trị nhận trách nhiệm về mình và đã xin lỗi trước cả nước và toàn Đảng.

–        Chủ nghĩa thực dân mới siêu cường Đại Hán đang trở thành vấn đề của cả thế giới – đặc biệt là đối với khu vực Biển Đông, uy hiếp trực tiếp các nước tại đây; đồng thời căng thẳng đang leo thang với nguy cơ có thể xảy ra chiến tranh trên Biển Đông. Sự lũng đoạn của Trung Quốc đối với các nước láng giềng – đặc biệt ở Đông Nam Á – đã tới mức nguy hiểm, trong đó có Việt Nam với tính cách là chướng ngại vật tự nhiên đầu tiên mà Trung Quốc nhất thiết phải khuất phục trên đường vươn ra đại dương.    Cần nhìn thẳng vào sự thật là sự lũng đoạn mọi mặt của Trung Quốc hiện nay trên thực tế đã đặt Việt Nam lọt thỏm vào vòng kiềm tỏa nhiều mặt của Trung Quốc. Không ít ý kiến trong nhân dân cho rằng về nhiều mặt Việt Nam trên thực tế đã trở thành một chư hầu kiểu mới của chủ nghĩa thực dân mới siêu cường Đại Hán.

–        Hệ thống chính trị của Việt Nam có quá nhiều bất cập để có thể cùng một lúc giải quyết 3 vấn đề lớn nóng bỏng đang đặt ra cho đất nước: (1)cần ổn định kinh tế để tìm đường đi vào một thời kỳ phát triển mới, nhưng hiện nay vẫn chưa có kế sách khả thi nào, nguy cơ kinh tế rơi xuống đáy sâu hơn nữa vẫn là thường trực; (2)chế độ chính trị tha hóa và quá yếu kém; tình hình đã đến mức vô hiệu hóa nhiều nỗ lực cứu chữa đã bỏ ra, tiếp tục kìm hãm sự phát triển của đất nước; trong khi đó hệ thống chính trị vẫn tiếp tục lún sâu hơn nữa vào độc tài toàn trị, để xảy tay có thể dẫn đến đổ vỡ; (3)đất nước vừa cần một sức mạnh bên trong làm nền tảng cho chính sách đối ngoại, vừa cần một đường lối đối ngoại độc lập tự chủ để đứng vững được trong tình hình căng thẳng và rất nhạy cảm hiện nay – đặc biệt là trên Biển Đông; song hiện nay cả hai đòi hỏi này cho mặt trận đối ngoại đều chưa có.

Có thể nói, những yếu kém của đất nước trong bối cảnh mới của tình hình quốc tế và khu vực – nhất là hiện tượng leo thang gây căng thẳng của Trung Quốc, đặc biệt là trên Biển Đông  – đang uy hiếp nghiêm trọng độc lập chủ quyền và kìm hãm sự phát triển của đất nước ta.

Hai là toàn bộ tình hình nêu trên đã được hàng nghìn ý kiến cảnh báo trong những kỳ chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc lần thứ X và lần thứ XI của ĐCSVN, rất tiếc rằng không được lãnh đạo lắng nghe và tiếp thu.

Trong những ý kiến cảnh báo ấy, ý kiến quan trọng nhất là nhận định cho rằng nguyên nhân cơ bản của tình hình đất nước hiện nay là sự tha hóa và bất cập của toàn bộ hệ thống chính trị, bắt đầu từ Đảng. Nhận định này kết luận: Tình hình đòi hỏi phải thực hiện một cuộc cải cách chính trị triệt để và toàn diện để mở lối ra cho đất nước. Song trong thực tế, đòi hỏi vô cùng quan trọng này chẳng những bị gạt đi, mà toàn bộ hệ thống chính trị của đất nước trong gần một thập kỷ vừa qua ngày càng tiếp tục lún sâu vào bảo thủ, giáo điều, quan liêu; tệ nạn tiêu cực và tham nhũng ngày càng nặng; các quyền tự do dân chủ của nhân dân ngày càng bị xâm phạm. Chính thực trạng này là nguyên nhân gốc làm cho những năm vừa qua là thời kỳ phát triển xấu nhất, nguy hiểm nhất trong suốt 37 năm độc lập đầu tiên của đất nước.

Nói riêng về ĐCSVN, những năm vừa qua cũng là thời kỳ quyền lực Đảng phạm nhiều sai lầm và có nhiều hiện tượng hư hỏng, suy đồi chính trị và đạo đức nhất kể từ khi thành lập.

Ba là, Hội nghị Trung ương 4 khóa XI đã phần nào nhận ra thực trạng nguy hiểm nêu trên của đất nước và của Đảng, nhưng lại bất cập không dám nhìn thẳng vào toàn bộ sự thật, do đó chưa nhìn ra được nguyên nhân gốc là lỗi của hệ thống chính trị và của những quan điểm sai lầm của Đảng trong đường lối chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước.

Với cách nhìn sự thật phiến diện như vậy, Hội nghị Trung ương 4 lấy tự phê bình và phê bình kiểm điểm cá nhân là phương thức giải quyết mọi sai lầm và yếu kém hay là bước đột phá đầu tiên; trong khi đó tiếp tục giữ nguyên và xiết chặt hơn nữa hệ thống chính trị theo hướng tăng cường “đảng hóa”, với mục đích tăng cường khả năng đối phó của Đảng với sự bất bình chính đáng đang ngày càng tăng trong nhân dân về mọi vấn đề của đất nước. Điển hình nhất của tình trạng “xiết” này là những hiện tượng: tăng cường “19 điều cấm trong Đảng”, sự kìm kẹp chưa từng thấy đối với trên 700 báo chí các loại của hệ thống chính trị (được gọi là báo chí “lề phải”), xuất hiện cái gọi là “đội ngũ dư luận viên” chưa hề có ở một quốc gia dân chủ nào, thẳng tay trấn áp đối với những người bất đồng chính kiến và đối với những cuộc biểu tình của nhân dân bảo vệ biển đảo của tổ quốc… v… v…

Cũng với cách nhìn sự thật theo kiểu tránh né nguyên nhân gốc như vậy. Hội nghị Trung ương 5 và 6 sau đó lấy chống tham nhũng là mặt trận chính. Quyết định này sai lầm ở chỗ (a)chủ yếu nhằm vào xử lý vụ việc, chứ không phải nhằm vào sửa lỗi hệ thống là chính, (b)đặt vấn đề chống tham nhũng lên trên mọi vấn đề cấp bách khác quan trọng hơn nhiều, nghĩa là rất cảm tính và thiên lệch – ví dụ như vấn đề ổn định kinh tế vỹ mô, trả lại các quyền tự do dân chủ của dân để thực hiện được chủ quyền của nhân dân cho phát huy sức mạnh nội lực, vấn đề tạo ra sự công khai minh bạch trong đời sống mọi mặt của đất nước, đòi hỏi trả lại vai trò phải có cho nhà nước pháp quyền để cả nước – bao gồm cả Đảng – phải tuân thủ pháp luật… Với 2 sai lầm lớn như vậy trong việc đặt ra vấn đề chống tham nhũng, lại thực hiện trong tình trạng Đảng và toàn bộ hệ thống chính trị có quá nhiều tiêu cực và yếu kém, nên đến nay kết quả thực hiện các nghị quyết của các Hội nghị Trung ương 4, 5, 6 liên quan đến chủ đề này có nhiều biến tướng rất đáng lo ngại, đến nay có thể nói là thất bại. Chính đồng chí Tổng bí thư không dưới một lần gián tiếp nhưng đã phải công khai thừa nhận như vậy.

Hơn nữa, trong khi tập trung mũi nhọn vào chống tham nhũng một cách phiến diện như vậy, đã xảy ra một số sự việc, một số phát ngôn rất thiếu cân nhắc, thiếu trách nhiệm (đôi khi có cả thứ ngôn ngữ mang đặc tính “anh chị”) của một số người có trọng trách… Những hiện tượng này hình như cho thấy câu chuyện đang diễn ra không phải chỉ có việc chống tham nhũng, mà còn là biểu hiện bên trong của những động cơ, những hiện tượng “đánh nhau”, “đối phó với nhau”… không thèm đếm xỉa đến tác động như thế nào đối với  kỷ cương, sự uy nghiêm và mối an/nguy của quốc gia. Những hiện tượng này hoàn toàn không được phép xảy ra với những chính khách chân chính!

Qua các Hội nghi Trung ương 4, 5 và 6, quyền lực của Đảng đang tự mình tiếp tục làm mất thêm uy tín của Đảng và gây thêm nhiều khó khăn nguy hiểm cho đất nước. Đơn giản bởi lẽ “nhóm” nào thắng thì đất nước cũng thua; vì hệ thống chính trị có quá nhiều sai lầm và quyền lực của nó vẫn được bảo toàn nguyên vẹn, thậm chí đang được “xiết” thêm. Trong khi đó trí tuệ và nguồn lực mọi mặt của đất nước không được tập trung vào xử lý những vất đề cấp bách nhất của đất nước; xảy ra quá nhiều hiện tượng “vạch áo cho người xem lưng” làm ảnh hưởng đến an ninh và thể diện quốc gia. Toàn bộ tình hình nhạy cảm này chỉ tăng thêm cơ hội cho sự lũng đoạn của Trung Quốc…

Tình hình mọi mặt hiện nay của đất nước đã đi tới thời điểm không thể trì hoãn cuộc cải cách chính trị toàn diện. Bối cảnh quốc tế vừa đòi hỏi, thách thức, cũng vừa tạo ra những thuận lợi chưa từng có cho một cuộc cải cách chính trị để xây dựng nên một thể chế chính trị dân chủ cho Việt Nam. Đất nước ta hiện nay lại đang đứng trước yêu cầu bức thiết phải sửa đổi Hiến pháp và thực tế đang cho thấy Hiến pháp 1992 dù sửa thế nào cũng không thể đáp ứng những đòi hỏi phát triển mới của đất nước; vì những lẽ này, xây dựng một Hiến pháp mới phù hợp là bước khởi đầu đúng đắn cho tiến hành cải cách chính trị.

Bốn là, tôi xin trình bầy một số điểm chính về cải cách chính trị, với tất cả mong muốn thiết tha ĐCSVN không được trốn tránh – (1)vì lẽ: Đảng nợ nhân dân nhiệm vụ lịch sử sau khi đất nước đã được độc lập thống nhất, đó là xây dựng một thể chế chính trị dân chủ để thực hiện những quyền và hạnh phúc của nhân dân như đã ghi trong Tuyên Ngôn Độc Lập 02-09-1945; và (2)còn vì lẽ: ĐCSVN cần tranh thủ cơ hội cuối cùng này để tự giải phóng chính mình khỏi sự nô lệ của quyền lực, giành lại vai trò lãnh đạo dựa vào tính tiền phong chiến đấu của mình như ĐCSVN đã từng có một thời trong cộng đồng dân tộc suốt giai đoạn kháng chiến cứu nước, để trên cơ sở này phấn đấu trở thành đảng cầm quyền trong hệ thống nhà nước pháp quyền dân chủ.

Dưới đây là một số ý kiến cụ thể:

1. Kết thúc Hội nghị Trung ương 6, Bộ Chính trị đã nhận lỗi trước nhân dân và trước toàn Đảng về trách nhiệm đã để cho đất nước gặp nhiều khó khăn và lâm vào hoàn cảnh bị uy hiếp như hôm nay, đã tự giác tuyên bố sẵn sàng nhận kỷ luật của Đảng. Cá nhân tôi đánh giá cao việc nhận lỗi này. Tuy nhiên, tôi xin đề nghị Bộ Chính trị tự đặt ra cho mình mức kỷ luật là: Toàn thể Bộ Chính trị khóa XI hết nhiệm kỳ này sẽ thôi không tham gia vào bất kỳ cấp ủy nào của Đảng dù ở địa phương hay trung ương.

Toàn thể Bộ Chính trị khóa XI cam kết trước cả nước và toàn Đảng sẽ dẹp hết sang một bên mọi khúc mắc riêng tư với nhau, một lòng cùng nhau trong suốt thời gian còn lại của nhiệm kỳ khóa Đại hội XI này đem tất cả tinh thần và nghị lực với ý thức trách nhiệm cao nhất phát huy trí tuệ cả nước và toàn Đảng để

(a)tháo gỡ những khó khăn cấp bách nhất,

(b)thực hiện thắng lợi giai đọan đầu của cuộc cải cách chính trị;

(c)xây dựng được Hiến pháp mới và thiết lập được thể chế của nhà     nước pháp quyền dân chủ.

2. Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN khóa XI cũng phải cùng chịu trách nhiệm với Bộ Chính trị khóa XI về tình hình đất nước hiện nay, cần nhận lỗi trước toàn dân và toàn Đảng. Với tinh thần này, và đồng thời đáp ứng yêu cầu đem lại cho Đảng sức sống mới, toàn thể các đảng viên đã tham gia 2 khóa là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng sẽ thôi không tham gia vào danh sách bầu cử hay tự ứng cử vào BCHTƯ khóa XII nữa; và từ đây trở đi hình thành nguyên tắc không đảng viên nào được tham gia BCHTƯ quá 2 nhiệm kỳ, xóa bỏ hẳn cái “lệ” sống lâu lên lão làng. Từ đây tạo cơ hội thay đổi hoàn toàn việc tổ chức và xây dựng Đảng cho đúng với đòi hỏi phấn đấu trở thành đảng cầm quyền trong một thể chế chính trị dân chủ của nhà nước pháp quyền.

3. Bộ Chính trị khóa XI huy động trí tuệ cả nước và tận dụng kinh nghiệm các nước đi trước cũng như khai thác mọi thành quả của văn minh nhân loại, phát huy bằng được chủ quyền và quyền năng của nhân dân, dấy lên tinh thần đoàn kết – hòa giải dân tộc, cùng nhau xây dựng thành công Hiến pháp mới cho một nước Việt Nam là tổ quốc muôn vàn yêu quý và là quê hương độc lập – tự do – hạnh phúc của mọi người dân Việt Nam. Nước ta sẽ cùng dấn thân với cả loài người tiến bộ cho hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, tất cả cho con người và vì quyền con người.

Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ căn cứ vào Hiến pháp mới do dân định này, để xây dựng và tổ chức lại đảng mình, để có được khả năng, ảnh hưởng và vai trò lãnh đạo trong xã hội dân sự, để từ đó phấn đấu được nhân dân lựa chọn (qua bầu cử trung thực) làm đảng cầm quyền theo những đòi hỏi và quy định của nhà nước pháp quyền (đặc biệt là những quy định về tự do bầu cử, tự do ứng cử và về sự tuyển chọn công chức của nhà nước pháp quyền).

Hiến pháp mẫu 2013 kèm theo Kiến nghị 72  rất đáng được đưa ra thảo luận rộng rãi trong nhân dân; cần khuyến khích có thêm một vài hiến pháp mẫu như thế và trao đổi công khai mọi ý kiến đóng góp khác nhau cho vấn đề Hiến pháp để nhân dân dễ so sánh, đối chứng.., qua đó tối ưu hóa sự lựa chọn của nhân dân.

Xin lưu ý: Chủ quyền tối cao của quốc gia thuộc về nhân dân, kể cả ĐCSVN cũng phải phục tùng và tuân thủ; vai trò lãnh đạo của ĐCSVN phải được thể hiện ở chỗ tạo mọi điều kiện để nhân dân thực hiện đầy đủ chủ quyền này. Đảng phải coi nội dung lãnh đạo như thế là nhiệm vụ tối cao và thiêng liêng nhất của mình trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

4. Đề nghị Quốc Hội, Bộ Chính trị và Chính phủ giao nhiệm vụ cho trên 700 báo chí của toàn bộ hệ thống chính trị tìm hiểu, nắm vững những kiến thức tiên tiến nhất của văn minh thế giới về hiến pháp, nhằm tổ chức học tập và quảng bá rộng rãi trong cả nước và trong toàn Đảng những kiến thức mới về xây dựng một chế độ chính trị dân chủ dựa trên kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự. Toàn bộ nguồn lực trí tuệ của cả nước cần được huy động cho việc nâng cao dân trí, nâng cao khả năng của nhân dân thực hiện chủ quyền của mình đối với đất nước và đối với chế độ chính trị, cổ vũ nhân dân tham gia xây dựng Hiến pháp mới, coi đây là nhiệm vụ đầu tiên đặt nền móng cho toàn bộ quá trình cải cách chính trị của đất nước.

Đồng thời Quốc hội, Bộ Chính trị và Chính phủ thả hết những người bất đồng chính kiến đang bị tù tội, chỉ thị cho các cấp và các địa phương phải tôn trọng mọi quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và sự công khai minh bạch phải được bảo đảm trong mọi lĩnh vực của đời sống đất nước.

Cải cách chính trị cần được xem là một quá trình thường trực, lâu dài, để luôn luôn đổi mới, và cần được tiến hành song song – vừa là cứu cánh, vừa là tiền đề – với sự nghiệp canh tân đất nước.

5. Đề nghị Quốc hội, Bộ Chính trị và Chính phủ huy động trí tuệ cả nước, đăc biệt là cố sao mời gọi được trí tuệ của các trí thức có tầm nhìn và tâm huyết với đất nước, hình thành một chiến lược tổng thể và thiết kế các bước đi của một cuộc cải cách chính trị triệt để, nhằm thay đổi đất nước toàn diện và sâu sắc, sao cho quá trình cải cách này diễn ra một cách hòa bình, hài hòa, kinh tế ổn định và có hướng phát triển mới, đồng thời tiếp tục nâng cao vị thế đối ngoại của đất nước. Rất đáng tham khảo kinh nghiệm của Myanmar cho cuộc cải cách chính trị này ở nước ta – đặc biệt là những kinh nghiệm về phát huy chất xám của trí thức, kinh nghiệm thiết kế trình tự và tiến độ rất hợp lý các bước đi, sự lồng ghép các bước đi… trong quá trình thực hiện dân chủ, để vừa giữ được ổn định, vừa từng bước tháo gỡ khó khăn và phát triển kinh tế, tiến hành được cải cách hệ thống nhà nước pháp quyền, đồng thời nâng cao vị thế quốc tế để gìn giữ an ninh quốc gia.

Trong cải cách, cũng như trong khắc phục những sai lầm trên mọi phương diện kinh tế và chính trị, cần chú trọng quan tâm đến khắc phuc những lỗi hệ thống và những yếu kém vỹ mô là chủ yếu; cố gắng thực hiện tối đa nguyên tắc khép lại quá khứ, không ngoái lại quá khứ, không hồi tố; đồng thời nỗ lực hết mức thực hiện hòa giải, cố tránh hết sức có thể việc hình sự hóa các vấn đề… Tất cả nhằm giảm xuống mức thấp nhất mọi tổn thất và đổ vỡ mới, phòng ngừa phát sinh những rạn nứt mới có thể xảy ra trong quá trình cải cách, đồng thời nhờ đó có thể tạo ra sự tin cậy nhau và đồng tâm hiệp lực hướng về phía trước, phát huy tối đa mọi khả năng và nguồn lực cho việc mau chóng chuyển đất nước đi vào thời kỳ phát triển mới.

Hòa giải, khép lại quá khứ, không ngoái lại quá khứ, không hồi tố, tránh hết mức có thể việc hình sự hóa – đấy là cách mở lối thoát cho những vấn đề bế tắc hay có thể gây xung đột lớn trong quá trình cải cách, để vĩnh viễn khép lại quá khứ, để giảm xuống mức thấp nhất mọi tổn thất, để bảo tồn và chắt chiu mọi nguồn lực cho nhiệm vụ mở ra một giai đoạn phát triển mới của đất nước. Riêng những vấn đề liên quan đến ruộng đất, cần được giải quyết trên cơ sở ưu tiên lợi ích của nông dân.  

Toàn bộ bộ máy nhà nước và các lực lượng vũ trang cần được giữ nguyên trong quá trình cải cách để bảo đảm sự vận hành liên tục và thông suốt mọi hoạt động của quốc gia, điều duy nhất phải thay đổi là toàn bộ bộ máy nhà nước và các lực lượng vũ trang từ nay chịu sự điều hành của Hiến pháp và các cơ quan hiến định. 

Xây phải được đặt ở vị trí quan trọng hơn chống như trình bầy trên trong cải cách chính trị chính là với ý nghĩa: thỏa hiệp chấp nhận sự (đã) trả giá cho thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản hoang dã vừa qua, để từ đây chấm dứt thời kỳ này, để hòa bình và sớm chuyển nhanh một cách hài hòa sang thể chế mới, thời kỳ phát triển mới[2].

Xin lưu ýChính quyền của tổng thống Myanmar Thein Sein trong vòng 20 tháng đã hoàn thành được cả 3 việc khó tương tự như ở nước ta là: (1)cải cách chính trị, (2)ổn định và phát triển kinh tế, (3)nâng cao vị thế quốc tế của quốc gia. Đáng chú ý là việc chuyển đổi chính quyền quân phiệt độc tài Myanmar sang thể chế chính trị của nhà nước pháp quyền dân chủ, không tốn một phát súng, không mất một nhân mạng. Nguyên nhân thành công chủ yếu là những người nắm quyền lực cao nhất của đất nước này đã thấy được sự cần thiết và đồng lòng nhất trí tiến hành cuộc cải cách có ý nghĩa sống còn này, huy động được chất xám trong lòng dân tộc theo tinh thần hòa giải cho sự thành công của cải cách. Đấy chính là một cuộc cải cách chính trị tử trên xuống và thành công ngoạn mục, mặc dù đấy mới chỉ là những bước đi đầu tiên trên con đường vạn dặm để tiến tới một Myanmar phát triển.

Nhân đây xin cảnh báo: “Đục nước béo cò”, “cướp cờ”, “nguy cơ xuất hiện Lê Chiêu Thống đời mới” (ví dụ nhân danh bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN…) luôn luôn là những thủ đoạn các con buôn cơ hội đủ mọi chủng loại, dù là trong nước hay nước ngoài, thường xử dụng để kiếm lợi trên tổn thất và xương máu của đất nước ta vào lúc đất nước ta thực hiện bước ngoặt đi vào cải cách. Mong trí tuệ cả nước đừng bao giờ mất cảnh giác!

Tôi xin nhấn mạnh, việc sửa đổi/soạn thảo Hiến pháp mới nhất thiết phải được coi là bước mở đầu và là nền tảng cho toàn bộ quá trình tiến hành cải cách chính trị và cải cách ĐCSVN. Không cải cách chế độ chính trị và hệ thống nhà nước hiện hành, không cải cách và tổ chức lại ĐCSVN, Hiến pháp được sửa đổi hay Hiến pháp mới dù được viết hay như thế nào cũng sẽ là vô nghĩa, thậm chí sẽ chỉ càng gây thêm hiểm họa mới cho đất nước.

Kính thưa Quốc hội, Bộ Chính trị và Chính phủ,

Khép lại quá khứ, không ngoái lại quá khứ và vượt lên nỗi sợ, quyết tâm dựa hẳn vào dân, lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay ngồi lại với nhau thì hoàn toàn có thể cùng nhau hội đủ mọi điều kiện trong tay thực hiện thắng lợi một cuộc cải cách chính trị từ trên xuống để đổi đời đất nước và đổi đời chính ĐCSVN trong hòa bình, mở đầu bằng xây dựng một Hiến pháp mới. Chắc chắn cả nước sẽ một lòng sắt đá với tinh thần Diên Hồng đứng đằng sau một quyết định hòa bình đổi đời như thế của lãnh đạo Đảng và Nhà nước! Như thế có gì mà sợ? Chỉ ở Việt Nam mới có tình huống này. Diễn tiến của lịch sử Việt Nam khách quan tạo ra như vậy. Càng để muộn, cơ hội này có nguy cơ lại vuột đi, như ba lần cơ hội lớn đã vuột đi trong gần bốn thập kỷ vừa qua[3].

Xin cứ ngẫm mà xem, trên cả thế giới này, chỉ một mình Việt Nam mới có những điều kiện đặc thù lịch sử dành cho ĐCSVN khả năng thực hiện một kịch bản hòa bình đổi đời như thế, nhất thiết lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay phải có tâm và đủ bản lĩnh nắm lấy! Đó cũng là kịch bản tối ưu duy nhất, đáng mong muốn nhất cho đất nước và kế thừa được truyền thống vinh quang trước đây của ĐCSVN, là trách nhiệm không thể thoái thác của ĐCSVN trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước. Ở các nước khác mà như ta hiện nay sẽ khó có chuyện này, chí ít thì cũng đã phải xảy ra vài ba cuộc “mùa xuân Ả Rập” rồi!.. Tuy nhiên cũng phải nhắc nhở: Sự chịu đựng của nhân dân ta đang ở mức báo động đỏ.

Nếu lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay bạc nhược bỏ lỡ kịch bản hòa bình đổi đời này, một kịch bản sụp đổ như ở Liên Xô vào lúc nào đó, sớm muộn sẽ xảy ra ở nước ta, do chế độ chính trị đang ngày càng mục nát bên trong và không đương đầu nổi những thách thức quyết liệt từ bên ngoài. Khác chăng so với Liên Xô hồi ấy là: Ở Việt Nam sẽ rất hỗn loạn và đẫm máu.

Trong cuộc chiến tranh 17-02-1979, Trung Quốc trong cùng một giờ đã cho khoảng nửa triệu quân ào ạt tấn công toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc nước ta; sự việc này cho thấy: Một khi xảy ra sụp đổ chế độ chính trị như thế ở Việt Nam, không loại trừ xuất hiện tình huống vì bất kể lý do gì, quân đội Trung Quốc lúc nào đó sẽ can thiệp… Đất nước ta sẽ đi về đâu?.. Thế rồi sẽ làm sao tránh khỏi nguy cơ vấn đề Biển Đông là chuyện đã rồi như Hoàng Sa?!.. Vân vân và vân vân…

Sự nghiệp đất nước độc lập thống nhất phải hy sinh chiến đấu nhiều thế hệ mới giành được làm sao có thể bảo toàn nếu cứ kéo dài mãi tình trạng đất nước èo uột, lệ thuộc như hiện nay?! Lấy gì giữ vững sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia trong tình hình mới? Giữ đại cục mà nhiều yếu kém thế này liệu đất nước có được yên? Giữ đại cục đến mức nào thì là sự đầu hàng trá hình?..

Câu chuyện ngày càng rõ: Ngày nay giữ nước phải có toàn dân tộc và cả thế giới, chứ không phải là giữ Đảng như đang là đảng hiện nay! Ngày nay giữ nước, đất nước càng phải mau chóng trở thành một quốc gia phát triển!

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước cần nghiêm túc nghĩ lại tất cả! Dứt khoát cần thông qua cải cách chính trị xốc toàn dân tộc đứng dậy phát triển đất nước bền vững, xây dựng Việt Nam là một thành trì bất khả xâm phạm, cùng với cả thế giới gìn giữ hòa bình.

Bí quyết thành công của Cách mạng Việt Nam là: Tinh thần yêu nước Việt Nam đã từng đủ bản lĩnh giương cao ngọn cờ dân tộc dân chủ làm nên Cách mạng Tháng Tám và hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập thống nhất cho Tổ quốc, tranh thủ được sự hậu thuẫn của cả thế giới cho sự nghiệp vẻ vang này, và đồng thời đã xác lập được cho quốc gia vị trí quan trọng trên trường quốc tế.

Trước những thách thức mới quyết liệt từ bên ngoài, trước những đòi hỏi phát triển của đất nước trong thời kỳ mới, hơn bao giờ hết Việt Nam cần tiếp tục giương cao ngọn cờ dân tộc – dân chủ với trí tuệ mới,  để xây dựng được đất nước độc lập – tự do – hạnh phúc, để có thể dấn thân cùng đi với cả thế giới. Tinh thần này cần trở thành linh hồn cho một Hiến pháp mới của đất nước bây giờ và mãi mãi về sau.

Bốn cuộc chiến tranh trong vòng một đời người, và biết bao nhiêu thương đau đến hôm nay đất nước vẫn đang còn phải chịu đựng, như thế là quá nhiều rồi! Mà đến hôm nay đất nước vẫn chưa ra khỏi cái nghèo và lạc hậu, có nhiều mặt tiếp tục lạc lõng! Tôi không thể chấp nhận nhân dân ta, đất nước ta lúc nào đó lại một lần nữa sẽ phải trầm luân trong một cuộc bể dâu mới đẫm máu.

Vì vậy tôi cho rằng phải thông qua hòa giải dân tộc để thực hiện cải cách toàn diện, nhờ đó thực hiện sự nghiệp canh tân đổi đời đất nước đến nay vẫn bị bỏ lỡ. Tiến bộ của văn minh nhân loại, của khoa học kỹ thuật và công nghệ, toàn cầu hóa ở nấc thang hiện tại.., tất cả vừa tạo cơ hội, vừa thách thức nước ta phải lựa chọn con đường của phát triển, bắt đầu từ thực hiện tự do, dân chủ.

Đúng ra phải nói thật với nhau cải cách chính trị đã để muộn mất 37 năm rồi – ngay sau khi đất nước độc lập thống nhất, chí ít là muộn 23 năm nay rồi – ngay sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và Việt Nam hoàn toàn có thể đứng trên hai chân của mình! Không thể để muộn hơn nữa!

Chính sự chậm trễ này là nguyên nhân gốc làm cho đất nước độc lập mà nhân dân vẫn chưa có tự do, lối ra cho cuộc khủng hoảng đất nước đang lâm vào chưa rõ, mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại vào năm 2020 trở thành ảo tưởng.

Chính sự chậm trễ này khiến cho đất nước đang lâm vào tình trạng bị động chiến lược đầy nguy hiểm: Chưa có một tầm nhìn, một lời giải nào thuyết phục cho những thách thức kinh tế và chính trị, đối nội và đối ngoại đất nước đang phải đối mặt trong bối cảnh siêu cường đang lên Trung Quốc trở thành vấn đề của cả thế giới mà Việt Nam ở vào vị trí địa lý tự nhiên, vị trí địa kinh tế và địa chính trị cực kỳ nhậy cảm.

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước bây giờ đòi hỏi hơn bao giờ hết phải có toàn dân tộc và cả thế giới, sự chậm trễ này chưa giúp chúng ta trả lời làm như thế nào?!

Vì những lẽ trên, cải cách hệ thống chính trị của đất nước trở thành chuyện sống còn. Đòi hỏi xây dựng Hiến pháp mới đang cho đất nước một cơ hội.

Không có một thế lực nào bên trong hoặc bên ngoài có thể cấm nước ta đi vào một cuộc cải cách chính trị triệt để và toàn diện như thế, chỉ có sự tha hóa của hệ thống chính trị và tình trạng kìm hãm không dám thức tỉnh sự giác ngộ của nhân dân đang cản trở đất nước tiến hành nhiệm vụ này. Tự nhận về mình vai trò lãnh đạo, tại sao ĐCSVN không dám đứng lên tiền phong chiến đấu khắc phục hai trở lực này?

Tuy nhiên, mười bạn của tôi hôm nay, thì có đến chín người nói đòi hỏi ở ĐCSVN hiện nay, đòi hỏi chế độ chính trị này tự mình đổi đời bây giờ là điều không thể. Không ít bạn bè chí cốt và người thân trong nhà mắng tôi tư duy cải cách như thế là kẻ ngu trung, quở trách tôi sao không để cho ngôi nhà đã mục nát sụp đổ quách đi cho nhanh, kéo dài sự đau khổ của đất nước làm gì!?..  Vậy chỉ còn cách những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay hạ quyết tâm vượt qua điều không thể này.

Tôi nghĩ lãnh đạo Đảng và Nhà nước đang đứng trước cơ hội và có trách nhiệm ràng buộc khởi xướng cuộc cải cách chính trị hòa bình đổi đời đất nước và đổi đời chính bản thân ĐCSVN, bắt đầu từ xây dựng một Hiến pháp mới. Hoặc là để vuột mất cơ hội này và mắc tội đối với đất nước? Tôi không thay đổi được suy nghĩ của mình.

Kính thư,

Nguyễn Trung, 10 (60A) ngõ 45 A phố Võng Thị, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Hà Nội, Đt. 04 38363036


[1] Xin gọi tắt là Kiến nghị 72, ngày 04-02-2013 đã được trao chính thức cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

[2] Tham khảo thêm: Nguyễn Trung, tiểu thuyết “

http://viet-studies.info/kinhte/kinhte.htm

[3] (1)Cơ hội thực hiện hòa giải và thống nhất dân tộc ngay sau 30-04-1975; (2)Cơ hội độc lập đi với cả thế giới sau khi LXĐÂ sụp đổ; (3)Cơ hội đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập ASEAN và gia nhập WTO.

Tiêu chuẩn

Bản Hiến Pháp thứ Bảy
của Việt Nam
– Dự thảo bởi Nhân dân Việt Nam

Năm Hùng Vương 4888
2009 Tây Lịch

Chúng tôi, Nhân dân Việt Nam,

thành lập và ban hành Bản Hiến pháp Thứ Bảy của Việt Nam, vào
năm Hùng Vương 4888, tức năm 2009 Tây lịch, như sau:

Tổ quốc Việt Nam, được Vua Hùng Vương Thứ Nhất thuộc Triều đại Hồng Bàng
dựng nên vào năm 2879 trước Công nguyên, từ nay trở đi sẽ cung cấp các điều kiện sống
tốt nhất có thể được cho số đông nhất trong dân chúng Việt Nam thông qua việc chia sẻ
quyền hành và trách nhiệm một cách công bằng nhất.
Bản Hiến pháp Thứ Bảy này nhấn mạnh việc bảo vệ nhân phẩm và nhân quyền, điều hành
tự do một cách chuẩn mực, và tạo điều kiện cho các sự tăng trưởng một cách hòa bình
trong mọi lãnh vực đời sống.
Không một bản Hiến pháp nào tự bản chất có thể luôn luôn cung cấp mọi ước vọng cho
mọi người dân. Vì vậy, nhân dân Việt Nam quyết định sẽ cống hiến, xây dựng, gìn giữ, và
đề cao Bản Hiến pháp Thứ Bảy này, cũng như sẽ sửa đổi trong tương lai khi gặp phải
những hoàn cảnh mới lạ chưa từng xảy ra.
Quá trình này sẽ là một sự tăng tiến về văn minh, xã hội có tính lịch sử, một quá trình sẽ
bảo đảm để chúng ta được tự do thụ hưởng các thành quả của công sức, mồ hôi đổ ra, của
di sản văn hóa mà tiền nhân đã để lại cho chúng ta sau nhiều ngàn năm hy sinh cống hiến.
Chúng ta sẽ tiếp tục cống hiến vào tiến trình này một cách dứt khoát. Chúng ta nhận thức
rằng chúng ta có các nghĩa vụ đạo đức, quốc gia, và quốc tế phải làm như vậy.
Trong khi chúng ta viết lên các hàng chữ này của Bản Hiến pháp Thứ Bảy, chúng ta hình
dung trước mắt cả lịch sử quá khứ, hiện tại, và tương lai của Tổ quốc.
Chúng ta thấy trước mắt chúng ta vị Vua Hùng Vương Thứ Nhất kính mến đã thống nhất
nhiều bộ lạc sống rải rác và lập lên nền Văn minh Hồng Bàng khoảng 4888 năm trước.
Trống Đồng Ngọc Lũ của chúng ta, như một phiên bản được in ra trên đây, đã được minh
chứng một cách dứt khoát và khoa học rằng đã có tuổi hơn 4000 năm.
Chúng ta thấy trước mắt chúng ta nhiều thế hệ tiền nhân này theo sau nhiều thế hệ tiền
nhân khác đã ngã xuống trong các trận chiến tranh, trong các sự khắc nghiệt của thiên
nhiên, để chúng ta có thể đứng vững, đứng thẳng và kiêu hùng, như một dân tộc Con Rồng
Cháu Tiên.
Trên nền tảng của Bản Hiến pháp này, chúng ta sẽ dựng nên Tổ quốc theo những phương
cách sẽ làm ông cha chúng ta phải hãnh diện vì chúng ta.
1Chúng ta thấy trước mắt chúng ta tương lai của Việt Nam, một tương lai hòa bình, thịnh
vượng, tự do, và công bằng cho mọi người – nơi chúng ta sẽ vĩnh viễn tự do quyết định
đường hướng cho cuộc sống chúng ta, và sẽ chịu trách nhiệm toàn diện cho các sự chọn
lựa để chúng ta đạt được điều đó.
Chúng ta sẽ sống trong tự do chứ không phải trong sợ hãi. Chúng ta sẽ bầu lên các chính
phủ phục vụ cho chúng ta, chứ không phải các chính phủ đặt chúng ta vào vòng nô lệ.
Vì những điều trên đây, Nhân dân Việt Nam lập nên Bản Hiến pháp này, Bản Hiến pháp
Thứ Bảy của Việt Nam sẽ lấy ước vọng của Nhân dân Việt Nam làm điều luật cao nhất
của quốc gia, hủy bỏ đi tất cả mọi bạo lực và hình sự hóa ra khỏi các cuộc tranh luận chính
trị và khác biệt lý tưởng trong ôn hòa, dựng nên chính phủ của Nhân dân Việt Nam qua
các cuộc Tổng Tuyển cử và Trưng cầu Dân ý, qua Tam quyền Phân lập giữa Tư pháp, Lập
pháp, và Hành pháp trong Chính phủ.
Vì những điều trên đây, Chúng tôi, Nhân dân Việt Nam, đồng ý và công bố các chương,
điều, khoản, như sau:

2TIỀN ĐỀ
ĐIỀU 1: Việt Nam sẽ là một một quốc gia có Nền Cộng hòa Dân chủ, xã hội, không thể
chia cắt, không có quốc giáo. Nền Cộng hòa Dân chủ sẽ bảo đảm quyền bình đẳng của
mọi công dân trước pháp luật bất kể tuổi tác, xuất thân, dân tộc, giới tính hoặc tôn giáo.
Nền Cộng hòa Dân chủ sẽ tổ chức và phân bổ quyền hành xuống địa phương.
ĐIỀU 2: Bản quốc ca sẽ là bài “Việt Nam, Việt Nam”.
ĐIỀU 3: Quốc kỳ sẽ có ba sọc đỏ, trắng, xanh dương theo chiều thẳng đứng, với Trống
Đồng Ngọc Lũ màu đồng tại trung tâm, trên nền sọc trắng. Ba màu sọc từ trái sang phải
tượng trưng cho Tự do, Sự thật, và Bình đẳng. Trống Đồng Ngọc Lũ, đại diện các giá trị
tâm linh của dân tộc ta, nằm tại trung tâm điểm của mọi việc.
ĐIỀU 4: Quốc ngữ sẽ là Việt ngữ và Anh ngữ. Tất cả mọi hoạt động và văn bản chính
thức đều bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh, không thiên vị ngôn ngữ nào.
ĐIỀU 5: Tôn chỉ của Việt Nam sẽ là: Tự do, Bình đẳng, và Sự thật.
ĐIỀU 6: Ba nguyên tắc căn bản nhất của Việt Nam:
Phần 1: Ý muốn của đa số nhân dân, được đại diện bởi Bản Hiến pháp, sẽ là Luật
Tối thượng của quốc gia.
Phần 2: Chính phủ sẽ từ nhân dân, bởi nhân dân, và vì nhân dân.
Phần 3: Các cuộc vận động chính trị sẽ hoàn toàn bất bạo động và không hình sự
hóa các lý tưởng khác biệt.
ĐIỀU 7: Tất cả Tam quyền trong chính phủ đều phải tuân thủ Bản Hiến pháp trong tất cả
mọi nhiệm vụ, không có ngoại lệ.
ĐIỀU 8: Chỉ một đa số trong các vị Thượng Thẩm phán tại Tối cao Pháp viện mới có thể
phán định rằng một điều luật nào đó là không hợp hiến.
ĐIỀU 9: Các đảng chính trị được tự do thành lập miễn được tổ chức theo các quy định
của Bản Hiến pháp Thứ Bảy này.
3ĐIỀU 10: Quyền lực chính trị phải do nhân dân nắm giữ, và nhân dân có thể sử dụng
quyền lực này bằng cách bầu ra các đại diện, và qua các cuộc trưng cầu dân ý.
ĐIỀU 11: Bầu cử sẽ trực tiếp, phổ thông, bình đẳng, và trong sự kín đáo.
ĐIỀU 12: Tất cả mọi công dân Việt Nam trên toàn thế giới, ít nhất 18 tuổi, và có quyền
công dân hợp lệ, đều có quyền bỏ phiếu trong tất cả mọi cuộc bầu cử trong thành phố mà
người đó ghi danh tại Việt Nam.
ĐIỀU 13: Quyền lực chính trị sẽ bao gồm mọi thành phần và đa phương. Không một
đảng chính trị nào có quyền ngăn cấm một đảng chính trị khác tham gia vào tiến trình dân
chủ trong khi đảng chính trị kia tuân thủ luật pháp đầy đủ.
ĐIỀU 14: Việt Nam sẽ tuân thủ Bản Thỏa ước Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc thông
qua, lần hiệu đính gần đây nhất vào năm 1997.
ĐIỀU 15: Mọi hình thức cờ bạc sẽ bị nghiêm cấm. Mọi thỏa thuận và tham gia vào việc
này tại Việt Nam trước khi Bản Hiến pháp này được chấp thuận đều sẽ bị hủy bỏ.
ĐIỀU 16: Không một viên chức chính phủ nào sẽ bị truy tố dưới bất cứ hình thức nào
nếu người đó chẳng qua chỉ thi hành nhiệm vụ chính phủ.
ĐIỀU 17: Mọi viên chức chính phủ được bầu lên đều không thể bị truy tố dân sự khi
đang trong thời hạn nhiệm chức. Mọi quy chế giới hạn thời gian có thể bị truy tố sẽ được
tạm ngưng trong thời gian người này còn nhiệm chức.
ĐIỀU 18: Mọi quy chế giới hạn thời gian có thể bị truy tố và mọi truy tố dân sự trong
Điều 17 kể trên sẽ được tái lập chống lại nhân viên chính phủ được bầu lên, một tháng sau
khi người này thôi chức vụ.
ĐIỀU 19: Không có hồi tố cá nhân, truy thu, hoặc tái phân phối tài sản, bất cứ viên chức
hiện tại hay trước đây của bất cứ mọi chính phủ nào từng hiện hữu trước khi Bản Hiến
pháp này được phê chuẩn.
ĐIỀU 20: Trong 20 năm sau khi Bản Hiến pháp này được phê chuẩn, sẽ không có bất cứ
lời nói hoặc hành động nào có ý nghĩa bất hảo chống lại bất cứ viên chức hiện tại hay
trước đây của bất cứ chính phủ nào từng hiện hữu trước khi Bản Hiến pháp này được phê
chuẩn.

4CHƯƠNG I: BẢN TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN CHO
VIỆT NAM

ĐIỀU 1: TỰ DO NGÔN LUẬN
Phần 1: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ ý kiến riêng họ và
của người khác bằng mọi phương tiện truyền thông, bằng hội họp, bằng biểu tình,
miễn không vi phạm quyền bảo vệ cá nhân của người khác, và không vi phạm các
điều khoản luật lệ khác.
Phần 2: Quốc hội không được cấm bất cứ tôn giáo nào sử dụng quyền tự do ngôn
luận, miễn là các tôn giáo này giới hạn phạm vi hoạt động của họ tại các nơi thờ
phụng được định trước.
Phần 3: Quốc hội phải thông qua các điều luật định nghĩa giới hạn cần thiết của tự
do ngôn luận để bảo vệ, bao gồm nhưng không hạn chế, các vấn đề như an ninh
quốc phòng, văn hóa, trẻ vị thành niên, kỹ thuật đặc quyền.
Phần 4: Hành pháp không được thành lập truyền thông đại chúng của riêng mình,
và tỏ sự thiên vị trong bất cứ ngành nào của nền truyền thông đại chúng từ bất cứ
nguồn gốc nào.
ĐIỀU 2: BẢO VỆ NHÂN PHẨM
Phần 1: Không ai tại Việt Nam được phép kết thúc đời sống của một người khác.
Không có bản án tử hình cho bất cứ trọng tội nào.
Phần 2: Chính phủ phải cung cấp lương thực căn bản và nơi tạm trú cho mọi
người dân nào do bệnh tật hoặc nghèo khó mà không có nơi nương tựa và không
có thực phẩm.
Phần 3: Ít nhất 20% ngân sách quốc gia và thành phố phải được chi dụng vào an
sinh xã hội.
Phần 4: Ít nhất 20% ngân sách quốc gia và thành phố phải được chi dụng vào y tế
và các ngành liên quan.
ĐIỀU 3: QUYỀN TỰ DO VÀ BẦU CỬ
Phần 1: Mọi công dân Việt Nam bằng hoặc trên 18 tuổi có quyền công dân hợp
pháp đều có quyền đi bầu và quyền này phải được tôn trọng toàn vẹn bởi chính phủ
quốc gia và thành phố.
5Phần 2: Mọi người đều có quyền tự do phát triển cá tánh của mình miễn là không
vi phạm các quyền lợi của người khác, không vi hiến, và không vi phạm các tiêu
chuẩn đạo đức.
ĐIỀU 4: BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
Phần 1: Mọi người đều binh đẳng trước pháp luật.
Phần 2: Nam nữ bình quyền.
Phần 3: Không ai có thể bị đối xử xấu hoặc tốt hơn thường lệ vì lý do giới tính,
thành phần gia đình, chủng tộc, sắc tộc, ngôn ngữ, xuất thân từ quốc gia nào, đức
tin, tôn giáo, hoặc tư tưởng chính trị.
ĐIỀU 5: TỰ DO TÍN NGƯỠNG, LƯƠNG TÂM, VÀ TÔN GIÁO
Phần 1: Quyền tự do tín ngưỡng, lương tâm, và tôn giáo đều bất khả xâm phạm.
Phần 2: Không ai từ 18 tuổi trở lên có thể bị ép buộc làm việc gì trái lương tâm
họ.
ĐIỀU 6: TỰ DO HỌC HỎI
Phần 1: Toàn bộ nền giáo dục do chính phủ quốc gia quản trị.
Phần 2: Giáo dục từ mẫu giáo đến lớp 9 hoàn toàn miễn phí và bắt buộc.
Phần 3: Giáo dục về các tín điều tôn giáo và lý tưởng chính trị đều tùy ý học sinh
chọn lựa và không được chi trả bởi ngân sách quốc gia và thành phố.
Phần 4: Không học sinh nào được thiên vị hoặc bị có thành kiến vì đức tin tôn
giáo hoặc khuynh hướng chính trị.
Phần 5: Ít nhất 20% ngân sách quốc gia và thành phố phải được chi dụng vào giáo
dục.
ĐIỀU 7: TỰ DO HỘI HỌP
Phần 1: Tất cả người Việt Nam đều được quyền hội họp riêng tư yên ổn, không
cần xin phép chính phủ quốc gia và thành phố.
6Phần 2: Mọi sự hội họp tôn giáo đều được tự do tổ chức, nhưng chỉ trong các khu
vực thờ phụng.
Phần 3: Các cuộc biểu tình tôn giáo tại nơi công cộng đều bị tuyệt đối nghiêm
cấm.
Phần 4: Các cuộc biểu tình chính trị ôn hòa đều được tự do tổ chức, nhưng phải
xin phép chính quyền địa phương trước 7 ngày, và được cho phép 3 ngày trước khi
xảy ra.
Phần 5: Trong mọi cuộc hội họp, tất cả mọi điều luật, bao gồm nhưng không hạn
định các điều như an ninh công cộng, phòng chống hỏa hoạn, giao thông đường
phố, tiêu chuẩn đạo đức, quyền tự bảo vệ nhân phẩm, đều phải được tôn trọng.
ĐIỀU 8: TỰ DO DI CHUYỂN
Phần 1: Tất cả mọi người Việt Nam đều có quyền thăm viếng và cư ngụ mọi nơi
tại Việt Nam, không cần xin phép chính phủ quốc gia và thành phố.
Phần 2: Quyền di chuyển bị hạn chế chỉ trong trường hợp theo các điều khoản
luật pháp, bao gồm nhưng không hạn định các điều như trong trường hợp có thể có
nguy hiểm trong khu vực do thiên tai, chiến tranh, ôn dịch, tai nạn. Trong mọi
trường hợp, các sự hạn chế sẽ được ban bố cho tất cả mọi người.
ĐIỀU 9: TỰ DO THÀNH LẬP HỘI ĐOÀN
Phần 1: Tất cả mọi người đều được quyền thành lập hội đoàn, xã đoàn, không cần
xin phép chính phủ quốc gia và thành phố.
Phần 2: Tất cả hội đoàn, xã đoàn, đều phải tuân thủ Hiến pháp và các điều luật
được chính phủ quốc gia và thành phố nơi họ hoạt động thông qua.
ĐIỀU 10: TÀI SẢN VÀ BẤT ĐỘNG SẢN CÁ NHÂN ĐỀU BẤT KHẢ
XÂM PHẠM
Phần 1: Tài sản và bất động sản thuộc về cá nhân đều được quyền bất khả xâm
phạm. Trong trường hợp ngoại lệ như khi có chiến tranh hoặc khi có sự tối cần
thiết để phục vụ nhân dân, Quốc hội, chính phủ quốc gia, hoặc chính quyền địa
phương có thể thông qua các điều khoản nhằm quốc hữu hóa tài sản và bất động
sản cá nhân nhưng các tài sản này chỉ được phục vụ cho lợi ích quảng đại quần
chúng mà thôi. Các sự đền bù thích ứng phải được trả cho các chủ tài sản cá nhân
này.
7Phần 2: Các cuộc lục soát chinh thức chỉ có thể được thi hành khi một vị Thẩm
phán cho phép, hoặc trong trường hợp khẩn cấp khi một sự chậm trễ sẽ gây thiệt
hại về tài sản hoặc nhân mạng không thể vãn hồi. Các sự đền bù thích ứng phải
được trả cho các chủ nhân tài sản nếu việc lục soát gây ra thiệt hại tài sản hoặc sức
khỏe cho họ.
ĐIỀU 11: QUYỀN ĐƯỢC KIỆN TỤNG
Phần 1: Tất cả mọi người Việt Nam đều được quyền bất đồng ý kiến và phản đối
công khai bất cứ điều khoản luật lệ nào, hoặc bất cứ công chức nào trong chính
phủ quốc gia và thành phố. Tuy nhiên tất cả mọi người Việt Nam đều phải tuân
thủ các luật lệ này cho đến khi chúng được rút lại qua các phương cách thích hợp,
hoặc phải tuân theo các điều lệnh trong các nghĩa vụ công quyền hợp pháp của các
công chức đó cho đến khi họ bị dời đi khỏi chức vụ bởi một quyền lực hợp pháp.
Phần 2: Tất cả mọi người Việt Nam đều có quyền được kiện tụng để thay đổi các
điều luật, hoặc thay thế bất cứ công chức nào, cho dù người đó có được bầu hay
không, miễn là quá trình kiện tụng phải ôn hòa và qua các cấp chính quyền thích
hợp.
Phần 3: Tất cả mọi người bất đồng ý kiến, phản đối, và kiện tụng trong Phần 1 và
2 của Điều luật này đều được bảo đảm rằng họ sẽ được Bản Hiến pháp bảo vệ khỏi
bất cứ lời nói hoặc hành động trả thù nào bởi tất cả mọi viên chức chính phủ, các tổ
chức, và thường dân khác.
ĐIỀU 12: HẠN ĐỊNH CỦA NHÂN QUYỀN
Phần 1: Một số viên chức nào đó trong chính quyền quốc gia và thành phố có thể
không được hưởng tất cả mọi quyền lực kể ra trong Chương này, chẳng hạn như số
người phục vụ trong quân đội sẽ bị hạn chế trong việc nói lên ý kiến họ về một số
vấn đề an ninh quốc gia. Quốc hội sẽ thông qua các điều khoản luật lệ chi tiết
được kể ra trong Phần 1 này.
Phần 2: Quốc hội sẽ thông qua các điều khoản luật lệ, bao gồm nhưng không hạn
định trong việc bảo vệ quyền được tự vệ, tiêu chuẩn đạo đức, văn hóa, lễ nghi phép
tắc. Các điều khoản luật lệ này sẽ đặt ranh giới xung quanh nhân quyền nhằm đem
lại lợi ích tốt nhất cho số đông người nhất, trong khi không làm thiệt hại bất cứ
nhân quyền nào của số người có ý kiến thiểu số.
Phần 3: Một nhân quyền nào đó có thể được hạn định bởi hoặc tùy theo một điều
luật định, nhưng điều luật này sẽ áp dụng cho mọi người chứ không chỉ cho một số
cá nhân riêng lẻ nào.
8CHƯƠNG II: CÁC THÀNH PHỐ
ĐIỀU 1: Quyền lực tại Việt Nam sẽ được phân bố khắp địa phương, do đó nhân dân
trong khắp 64 thành phố sẽ được quyền tự chọn ra lãnh đạo thành phố, đặt các sắc thuế
riêng của thành phố, thông qua các điều luật riêng miễn là mọi việc đều phải hợp hiến và
theo các điều luật quốc gia.
ĐIỀU 2: Trong mọi thành phố, người dân sẽ được đại diện bởi một chính quyền thành
phố được chọn bởi các cuộc bỏ phiếu phổ thông, trực tiếp, tự do, công bằng, và kín đáo.
ĐIỀU 3: Các thành phố có quyền và trách nhiệm tự điều hành tất cả mọi vấn đề địa
phương trong giới hạn luật pháp. Các hội đoàn địa phương cũng được quyền tự quản trị
theo luật định, trong giới hạn hoạt động cho phép bởi luật pháp.
ĐIỀU 4: Mọi thành phố đều có quyền gởi một Dân biểu cho mỗi 250 ngàn dân, làm tròn
đến số 250 ngàn gần nhất, đến Hội đồng Quốc gia, và tổng cộng 2 Thượng Nghị sĩ đến
Thượng viện.
ĐIỀU 5: Các thành phố không được lập Hiệp ước, Khối Liên minh, với bất cứ thành phố,
lãnh thổ, quốc gia nào bên ngoài Việt Nam.
ĐIỀU 6: Các thành phố không được phép in tiền, bán công khố phiếu, hoặc tự tạo ra bất
cứ loại hình tiền tệ hoặc tín dụng nào.
ĐIỀU 7: Các thành phố không được phép thu thuế trên các mặt hàng hoặc sản phẩm đi
ngang qua vùng đất của họ. Cũng không được đặt ra các loại thuế xuất nhập khẩu.
ĐIỀU 8: Các thành phố không được giữ quân đội, tàu chiến, hoặc có sự đồng thuận hay
tương hỗ nào về mặt quân sự với bất cứ quốc gia nào, hoặc tự tham gia chiến tranh, trừ khi
thật sự đã bị hoặc sắp bị xâm lăng. Trong các trường hợp đó, chính phủ quốc gia phải
được thông báo trong vòng ba giờ đồng hồ sau khi việc đó xảy ra.
ĐIỀU 9: Tất cả chi phí hành chánh kể cả lương bổng của tất cả nhân viên chính
quyền thành phố không được quá 10% ngân sách thành phố.
9CHƯƠNG III: NGÀNH TƯ PHÁP
ĐIỀU 1: Tối cao Pháp viện sẽ có 9 vị Thượng Thẩm phán, với vị Tối Thượng Thẩm phán
là vị được bầu lên bởi một tỉ lệ phiếu bầu cao nhất khi được bầu vào Tối cao Pháp viện, so
với các vị Thượng Thẩm phán khác đang tại chức. Mỗi hai năm một lần, 3 chức vụ
Thượng Thẩm phán được bầu lên. Các vị Thượng Thẩm phán chỉ có thể phục vụ tối đa
hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ sáu năm.
ĐIỀU 2: QUYỀN LỰC CỦA TỐI CAO PHÁP VIỆN
Phần 1: Tối cao Pháp viện xem xét tất cả hoạt động của Văn phòng Tổng thống,
Thượng viện, Hội đồng Quốc gia, và các chính quyền địa phương.
Phần 2: Trong trường hợp xét thấy có bất cứ sự vi phạm Hiến pháp nào từ các bộ
phận đó, các vị Thượng Thẩm phán sẽ trước tiên là cho biết ý kiến, luôn luôn bằng
văn bản, cảnh cáo về sự vi phạm. Nếu sự vi phạm đó tiếp tục, các vị Thượng
Thẩm phán sẽ phải cho tiến hành một cuộc điều tra và việc này có thể dẫn đến sự
Khiển trách, hoặc Yêu cầu Truất nhiệm nhân vật vi phạm.
Phần 3: Tối cao Pháp viện sẽ có quyền lực cao hơn hết tất cả mọi tòa án tại Việt
Nam, trong việc xem xét tất cả các điều luật được thông qua trong cấp quốc gia và
thành phố, cùng với các việc làm của Hành pháp, để quyết định xem các việc này
có tuân thủ Bản Hiến pháp Thứ Bảy của Việt Nam hay không.
Phần 4: Tối cao Pháp viện sẽ có quyền lực giải thích mọi vấn đề xảy ra trước và
sau khi có Bản Hiến pháp Thứ Bảy, về các bộ luật, và hiệp ước của Việt Nam.
Phần 5: Liên quan đến Phần 4 của Điều 2 tại đây, trong trường hợp một đa số
trong Tối cao Pháp viện xét thấy rằng một điều luật hay hiệp ước nào đó được
thông qua trước đây bởi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vi phạm Bản
Hiến pháp Thứ Bảy của Việt Nam, thì Tối cao Pháp viện sẽ đề nghị Quốc hội thay
đổi điều luật này bằng một điều luật khác, hoặc đàm phán ký kết một hiệp ước
khác vì điều luật hoặc hiệp ước cũ không còn hợp hiến nữa và do đó phải bị hủy
bỏ.
Phần 6: Bởi một đa số sáu phiếu, các vị Thượng Thẩm phán có thể truất nhiệm
một vị Thượng Thẩm phán ra khỏi Tối cao Pháp viện nếu vị này bị xét thấy có tội
nặng hoặc có cách hành xử không thích hợp. Tổng thống, khi đó, sẽ có quyền đề
cử một vị Thượng Thẩm phán khác để thay thế và vị này phải được Thượng viện
đồng ý bởi một đa số phiếu. Vị này sẽ nhận nhiệm sở cho đến ngày Tổng Tuyển
cử gần nhất, khi đó chức vụ này sẽ được bầu lại theo một nhiệm kỳ mới hoặc để
chu toàn phần còn lại của nhiệm kỳ vị bị truất nhiệm nếu nhiệm kỳ này còn thêm
vài năm.
10ĐIỀU 3: LƯƠNG BỔNG VÀ ĐẶC QUYỀN CỦA CÁC THƯỢNG THẨM PHÁN
Phần 1: Trong thời gian nhiệm chức, các Thượng Thẩm phán không được có bất
cứ chức vụ dân sự hoặc công quyền nào khác, hoặc nhận bất cứ lương bổng nào
ngay cả cho các sự phục vụ dân sự hoặc công quyền trước khi được bầu vào chức
vụ. Các lương bổng này phải được bỏ vào một quỹ phó thác, và được giao lại cho
các Thượng Thẩm phán mười năm sau khi rời chức vụ. Nếu một vị Thượng Thẩm
phán nào đó rời chức vụ do bị truất nhiệm, số lương bổng này sẽ được sử dụng cho
lợi ích công cộng.
Phần 2: Các Thượng Thẩm phán không được nhận bất cứ chức vụ hoặc bất cứ
lương bổng nào trong lãnh vực dân sự trong vòng mười năm sau khi rời chức vụ.
Trong thời gian mười năm này, các Thượng Thẩm phán sẽ nhận 65% lương bổng
theo trị giá lương nhận được lần cuối trong thời gian nhiệm chức.
Phần 3: Trong thời gian nhiệm chức và trong mười năm sau khi rời nhiệm sở, các
Thượng Thẩm phán không được nhận bất cứ món quà, lương bổng, chức vụ, danh
hiệu, từ bất cứ cá nhân hoặc bất cứ quốc gia nào. Một vài ngoại lệ đặc biệt có thể
được cho phép trong từng trường hợp, và phải do phiếu bầu đa số tại Hội đồng
Quốc gia cho phép.
Phần 4: Không một Thượng Thẩm phán nào, ngoại trừ trường hợp phản quốc
hoặc trọng tội, bị cấm phát biểu ý kiến tại diễn đàn nhiệm sở họ đang phục vụ.
Phần 5: Không một Thượng Thẩm phán nào có thể bị truy tố, điều tra, bắt, giam
giữ hoặc xử tội vì các ý kiến đưa ra hoặc phiếu bầu trong khi thi hành nhiệm vụ.
Phần 6: Trong khi các Thượng Thẩm phán còn trong nhiệm kỳ, tất cả các tố tụng
dân sự chống lại họ đều không được xem xét cho đến khi họ phục vụ xong nhiệm
kỳ. Các giới hạn thời gian tố tụng được ngưng lại trong thời gian họ còn trong
nhiệm kỳ.
Phần 7: Việc đặc miễn được nhắc đến trong Phần 6 trên đây không áp dụng cho
các cuộc tố tụng hình sự, khi đó vị Thượng Thẩm phán có thể được tạm ngưng
chức vụ theo một đa số phiếu bầu tại Hội đồng Quốc gia, ngõ hầu vị này có thể
chống lại cuộc tố tụng. Nếu được trắng án, vị này có thể trở lại làm việc nếu vẫn
còn nhiệm kỳ. Nếu bị xét thấy có tội và bị phạt tù thì vị này phải từ chức.
Phần 8: Các Thượng Thẩm phán phải là công dân Việt Nam, tối thiểu 35 tuổi.
11CHƯƠNG IV: NGÀNH LẬP PHÁP
ĐIỀU 1: QUYỀN HẠN CỦA NGÀNH LẬP PHÁP
Phần 1: Tất cả quyền hành Lập pháp quy thuộc về Quốc hội, bao gồm Thượng
viện và Hội đồng Quốc gia. Quốc hội phải tuân thủ triệt để Bản Hiến pháp trong
nhiệm vụ lập pháp.
Phần 2: Mỗi thành viên Quốc hội sẽ có một phiếu trong mỗi vấn đề được bầu
trong Viện mà vị này đang phục vụ. Các thành viên Quốc hội phải tự bầu trực tiếp,
và phiếu bầu được công bố công khai.
Phần 3: Thượng viện và Hội đồng Quốc gia đều có quyền bắt đầu tiến trình truất
nhiệm Tổng thống bởi một đa số phiếu. Vị Tối Thượng Thẩm phán phải được
thông báo ngay sau khi đa số phiếu truất nhiệm được thông qua. Trong vòng 7
ngày, tiến trình truất nhiệm sẽ bắt đầu hoạt động và sẽ kéo dài không quá 7 ngày.
Phần 4: Lá phiếu truất nhiệm Tổng thống phải được bầu bởi mọi thành viên Quốc
hội. Một đa số từ 2/3 trở lên là cần thiết để thông qua. Nếu không có được đa số
này thì việc truất nhiệm cho cùng một vấn đề sẽ không được bắt đầu lại trong vòng
một năm sau ngày bỏ phiếu truất nhiệm.
Phần 5: Phán quyết trong trường hợp truất nhiệm Tổng thống sẽ không vượt quá
việc buộc rời khỏi chức vụ, và mất quyền phục vụ trong mọi văn phòng có tính
danh dự, trọng tín nghĩa và có lợi nhuận tại Việt Nam. Vị Tổng thống bị truất
nhiệm sẽ không chịu trách nhiệm và không là mục tiêu cho các cuộc tố cáo, định
tội, và trừng phạt khác.
ĐIỀU 2: ĐIỀU LỆ CỦA NGÀNH LẬP PHÁP
Phần 1: Thượng viện, trước khi bắt đầu làm việc, phải chọn trong số các Thượng
Nghị sĩ một vị làm Phát Ngôn Viên Thượng viện, và khi vị này vì lý do
nào đó phải từ chức thì Thượng viện sẽ chọn ra một vị khác làm việc này.
Phần 2: Khi một Thượng Nghị sĩ muốn từ chức, vị này phải thông báo cho Phát
Ngôn Viên Thượng viện biết. Nếu Phát Ngôn Viên Thượng viện muốn từ chức, vị
này phải thông báo cho toàn bộ Thượng viện biết.
Phần 3: Ghế Thượng Nghị sĩ có thể bị bỏ trống nếu một Thượng Nghị sĩ nào đó
vắng mặt 61 lần bỏ phiếu trở lên trong nhiệm kỳ. Trong vòng 30 ngày, thành phố
mà vị đó đại diện phải gởi lên cho Thượng viện một Thượng Nghị sĩ khác, nếu
không ghế này sẽ để trống đến kỳ Tổng Tuyển cử sau.
Phần 4: Thượng viện sẽ tự tổ chức các Ủy ban và bầu ra các Chủ tịch các Ủy ban
này, theo phiếu bầu đa số.
12Phần 5: Hội đồng Quốc gia, trước khi bắt đầu làm việc, phải chọn trong số các
Dân biểu một vị làm Phát Ngôn Viên Hội đồng Quốc gia, và khi vị này vì lý do
nào đó phải từ chức thì Hội đồng Quốc gia sẽ chọn ra một vị khác làm việc này.
Phần 6: Khi một Dân biểu muốn từ chức, vị này phải thông báo cho Phát Ngôn
Viên Hội đồng Quốc gia biết. Nếu Phát Ngôn Viên Hội đồng Quốc gia muốn từ
chức, vị này phải thông báo cho toàn bộ Hội đồng Quốc gia biết.
Phần 7: Ghế Dân biểu có thể bị bỏ trống nếu một Dân biểu nào đó vắng mặt 31
lần bỏ phiếu trở lên trong nhiệm kỳ. Trong vòng 30 ngày, thành phố mà vị đó đại
diện phải gởi lên cho Hội đồng Quốc gia một Dân biểu khác, nếu không ghế này sẽ
để trống đến kỳ Tổng Tuyển cử sau.
Phần 8: Hội đồng Quốc gia sẽ tự tổ chức các Ủy ban và bầu ra các Chủ tịch các
Ủy ban này, theo phiếu bầu đa số.
ĐIỀU 3: LƯƠNG BỔNG VÀ ĐẶC QUYỀN CỦA NGÀNH LẬP PHÁP
Phần 1: Không một Thượng Nghị sĩ hoặc Dân biểu nào trong thời gian nhiệm
chức được quyền giữ thêm bất cứ chức vụ dân sự hoặc công quyền nào khác, hoặc
nhận bất cứ lương bổng nào ngay cả cho các sự phục vụ dân sự hoặc công quyền
trước khi được bầu vào chức vụ. Các lương bổng này phải được bỏ vào một quỹ
phó thác, và được giao lại cho đương sự mười năm sau khi rời chức vụ. Nếu
đương sự rời chức vụ do bị truất nhiệm, số lương bổng này sẽ được sử dụng cho
lợi ích công cộng.
Phần 2: Không một Thượng Nghị sĩ hoặc Dân biểu nào được nhận bất cứ chức vụ
hoặc bất cứ lương bổng nào trong lãnh vực dân sự trong vòng mười năm sau khi
thôi chức vụ tại Quốc hội. Trong thời gian mười năm này, các vị này sẽ nhận 65%
lương bổng theo trị giá lương nhận được lần cuối tại Quốc hội.
Phần 3: Không một Thượng Nghị sĩ hoặc Dân biểu nào trong thời gian nhiệm
chức và trong mười năm sau khi rời nhiệm sở được phép nhận bất cứ món quà,
lương bổng, chức vụ, danh hiệu, từ bất cứ cá nhân hoặc bất cứ quốc gia nào. Một
vài ngoại lệ đặc biệt có thể được cho phép trong từng trường hợp, và phải do phiếu
bầu đa số tại nhiệm sở họ đang phục vụ.
Phần 4: Không một Thượng Nghị sĩ hoặc Dân biểu nào, ngoại trừ trường hợp
phản quốc hoặc trọng tội, bị cấm phát biểu ý kiến tại diễn đàn nhiệm sở họ đang
phục vụ.
Phần 5: Một vị Thượng Nghị sĩ hoặc Dân biểu chỉ có thể bị truất nhiệm bằng một
trong hai cách: (1) bằng 2/3 số phiếu đồng ý truất nhiệm bởi dân chúng trong
thành phố họ, hoặc (2) bởi 2/3 số phiếu đồng ý truất nhiệm bởi các Thượng Nghị sĩ
hoặc Dân biểu nơi họ đang phục vụ.
13Phần 6: Phó Tổng thống sẽ là Chủ tịch Thượng viện, nhưng không được bỏ phiếu
trừ khi có số phiếu Thuận và Chống bằng nhau.
Phần 7: Thủ tướng sẽ là Chủ tịch Hội đồng Quốc gia, nhưng không được bỏ phiếu
trừ khi có số phiếu Thuận và Chống bằng nhau.
Phần 8: Không một nhân vật Quốc hội nào có thể bị truy tố, điều tra, bắt, giam
giữ hoặc xử tội vì các ý kiến đưa ra hoặc phiếu bầu trong khi thi hành nhiệm vụ.
Phần 9: Trong khi các nhân vật Quốc hội còn trong nhiệm kỳ, tất cả các tố tụng
dân sự chống lại họ đều không được xem xét cho đến khi họ phục vụ xong nhiệm
kỳ. Các giới hạn thời gian tố tụng được ngưng lại trong thời gian họ còn trong
nhiệm kỳ.
Phần 10: Việc đặc miễn được nhắc đến trong Phần 9 trên đây không áp dụng cho
các cuộc tố tụng hình sự, khi đó nhân vật Quốc hội có thể được tạm ngưng chức vụ
theo một đa số phiếu bầu trong Viện vị đó đang phục vụ, ngõ hầu vị này có thể
chống lại cuộc tố tụng. Nếu được trắng án, vị này có thể trở lại làm việc nếu vẫn
còn nhiệm kỳ. Nếu bị xét thấy có tội và bị phạt tù thì vị này phải từ chức.
Phần 11: Các Thượng Nghị sĩ và Dân biểu phải là công dân Việt Nam, ít nhất 30
tuổi, và không cần phải từng sống trong thành phố họ đang đại diện.
14CHƯƠNG V: NGÀNH HÀNH PHÁP
ĐIỀU 1: NHIỆM VỤ CỦA TỔNG THỐNG
Phần 1: Nhiệm vụ chính của Tổng thống như là Nhân viên phục vụ hàng đầu của
Việt Nam sẽ là đứng đầu ngành Hành pháp qua việc thực thi các điều luật do Quốc
hội thông qua. Trong tiến trình này, Tổng thống phải bảo đảm tất cả mọi điều luật,
và lệnh hành pháp ông đưa ra, phải tuân theo Hiến pháp. Khi có nảy sinh nghi vấn
về một điều luật nào đó, hay một lệnh hành pháp nào đó có hợp hiến hay không,
Tổng thống phải gởi lời yêu cầu được giải thích qua Tối cao Pháp viện. Trong các
trường hợp như vậy, Tổng thống sẽ phải tuân theo lời giải thích theo ý kiến đa số
tại Tối cao Pháp viện.
Phần 2: Tổng thống phải đứng ra bảo đảm cho nền độc lập quốc gia, toàn vẹn
lãnh thổ, và thực thi các bản hiệp ước.
Phần 3: Trừ khi có điều bất đồng, Tổng thống phải phê chuẩn và thực thi các
Nghị quyết Quốc hội trong vòng 15 ngày sau khi được thông qua.
Phần 4: Liên quan đến Phần 3, Điều 1 trên đây, trước thời hạn 15 ngày sau khi
được Quốc hội thông qua, Tổng thống có quyền yêu cầu Quốc hội tái tranh luận
toàn bộ hoặc một phần bản Nghị quyết. Các lời yêu cầu như vậy phải được Quốc
hội chấp thuận.
Phần 5: Liên quan đến Phần 3, Điều 1 trên đây, Tổng thống không thể thay đổi
bất cứ điểm nào trong Nghị quyết Quốc hội, nhưng có thể phủ quyết toàn bộ.
Trong trường hợp Tổng thống phủ quyết, nếu có số phiếu thuận ít nhất 2/3 tổng số
phiếu, Quốc hội có thể bác bỏ quyền phủ quyết của Tổng thống. Nếu bị bác bỏ
quyền phủ quyết trong Nghị quyết đang tranh cãi, Tổng thống phải ký tên phê
chuẩn bản Nghị quyết để trở thành Luật, và phải ban hành, thực thi điều Luật này
không được chậm trễ.
Phần 6: Tổng thống phải điều đình các hiệp ước quốc tế, bằng cách chủ tọa các
ủy ban đặc biệt. Các ủy ban này có trách nhiệm trông coi các vấn đề thường ngày.
Tổng thống phải tham khảo thường xuyên với các ủy ban thích hợp tại Thượng
viện, ngõ hầu sau khi được thỏa thuận các hiệp ước này sẽ được thông qua mau
chóng tại Thượng viện.
Phần 7: Tổng thống có quyền hành, bởi và với sự tư vấn và đồng ý của Thượng
viện, lập các bản hiệp ước quốc tế, với điều kiện được Thượng viện thông qua với
số phiếu thuận đạt ít nhất 2/3 tổng số phiếu. Ngoài ra Tổng thống cũng, bởi và với
sự tư vấn và đồng ý của Thượng viện, chỉ định đại sứ và lãnh sự đại diện cho Việt
Nam trên khắp thế giới.
Phần 8: Tổng thống là Tổng Tư Lệnh của quân đội. Tổng thống chủ trì các ủy
ban và hội đồng quốc phòng tối cao. Tổng thống có quyền phủ quyết trong việc
15tăng chức, thay thế, hoặc truất nhiệm các tướng lãnh quân đội theo sự đề nghị của
Thủ tướng.
Phần 9: Tổng thống có quyền khởi động can thiệp quân sự chống lại một quốc gia
khác.
Phần 10: Liên quan đến Phần 9, Điều 1 trên đây, Tổng thống phải thông báo cho
Quốc hội về quyết định quân sự trong vòng 3 ngày sau khi việc đó xảy ra. Trong
vòng 7 ngày, một đa số 2/3 trở lên tại cuộc họp khoáng đại Lưỡng viện Quốc hội
sẽ công bố ủng hộ hoặc không ủng hộ quyết định dùng quân sự của Tổng thống.
Phần 11: Liên quan đến Phần 10, Điều 1 trên đây, nếu một quyết định không ủng
hộ được Quốc hội công bố, Tổng thống sẽ có 7 ngày để làm việc với Quốc hội về
các khác biệt quan điểm. Nếu sau 7 ngày vẫn không có được sự đồng thuận, một
cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc sẽ được tổ chức trong vòng 14 ngày xem có nên
tiếp tục chiến tranh hay không. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý sẽ là quyết định cuối
cùng, cả Quốc hội và Tổng thống phải tuân lệnh nhân dân, không được chậm trễ.
Phần 12: Vào bất kỳ thời điểm nào, Tổng thống hoặc một đa số 2/3 trở lên tại
Quốc hội đều có thể quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý xảy ra 30 ngày
sau quyết định đó. Một đa số 2/3 trở lên của cuộc trưng cầu dân ý sẽ là kết quả
cuối cùng của mọi vấn đề quốc gia.
Phần 13: Chỉ Tổng thống mới có quyền thay thế Thủ tướng. Trong vòng 30 ngày
sau khi được bầu lên, Tổng thống vừa được bầu phải chỉ định xong tất cả mọi Bộ
trưởng trong chính phủ. Trước Ngày Đăng Danh tức là ngày thứ Ba lần hai trong
tháng Giêng của năm sau cuộc bầu cử, tất cả các Bộ trưởng sẽ phải hoàn tất việc
nhận nhiệm sở của họ.
Phần 14: Bất cứ khi nào có ghế trống trong chức vụ Phó Tổng thống, Tổng thống
phải đề cử một Phó Tổng thống khác và vị này sẽ phải được đa số phiếu thuận tại
Lưỡng viện Quốc hội thông qua mới có thể nhiệm chức.
ĐIỀU 2: ĐIỀU LỆ CỦA CHỨC VỤ TỔNG THỐNG
Phần 1: Tổng thống, Phó Tổng thống, và Thủ tướng phải cùng chung một liên
danh ứng cử.
Phần 2: Tổng thống chỉ có thể tái ứng cử một lần.
Phần 3: Trong trường hợp Tổng thống rời khỏi chức vụ do bị truất nhiệm, qua
đời, hoặc từ chức, Phó Tổng thống sẽ trở thành Tổng thống.
Phần 4: Bất cứ khi nào Tổng thống viết cho Phát Ngôn viên Thượng viện và Hội
đồng Quốc gia về việc ông không đủ khả năng tiếp tục đảm đương các trọng trách,
Phó Tổng thống sẽ tiếp nhận chức Tổng thống Tạm nhiệm, cho đến khi Lưỡng
16viện Quốc hội bầu chấp thuận hoặc từ chối việc Tổng thống từ chức. Một đa số
2/3 sẽ cần thiết cho một trong hai quyết định này.
Phần 5: Sự truyền nối của chức vụ Tổng thống như sau: Phó Tổng thống, Phát
Ngôn viên Thượng viện, Phát Ngôn viên Hội đồng Quốc gia, Tối Thượng Thẩm
phán, và tám vị Thượng Thẩm phán theo phần trăm từ cao xuống thấp của số phiếu
bầu nhận được khi được bầu vào chức vị.
Phần 6: Liên quan đến Phần 5, Điều 2, trên đây, Tổng thống mới sẽ chỉ định Phó
Tổng thống mới trong cùng một đảng chính trị của Tổng thống được nhân dân bầu
lên, và vị Phó Tổng thống này sẽ phải được đa số phiếu thuận tại Lưỡng viện Quốc
hội thông qua mới có thể nhiệm chức.
Phần 7: Tất cả chi phí hành chánh kể cả lương bổng của tất cả nhân viên chính
phủ quốc gia không được quá 10% ngân sách quốc gia.
ĐIỀU 3: LƯƠNG BỔNG VÀ ĐẶC QUYỀN TỔNG THỐNG
Phần 1: Trong thời gian nhiệm chức, Tổng thống không được có bất cứ chức vụ
dân sự hoặc công quyền nào khác, hoặc nhận bất cứ lương bổng nào ngay cả cho
các sự phục vụ dân sự hoặc công quyền trước khi được bầu vào chức vụ. Các
lương bổng này phải được bỏ vào một quỹ phó thác, và được giao lại cho Tổng
thống mười năm sau khi rời chức vụ. Nếu Tổng thống rời chức vụ do bị truất
nhiệm, số lương bổng này sẽ được sử dụng cho lợi ích công cộng.
Phần 2: Tổng thống không được nhận bất cứ chức vụ hoặc bất cứ lương bổng nào
trong lãnh vực dân sự trong vòng mười năm sau khi rời chức vụ. Trong thời gian
mười năm này, Tổng thống sẽ nhận 65% lương bổng theo trị giá lương nhận được
lần cuối trong thời gian nhiệm chức.
Phần 3: Trong thời gian nhiệm chức và trong mười năm sau khi rời nhiệm sở,
Tổng thống không được nhận bất cứ món quà, lương bổng, chức vụ, danh hiệu, từ
bất cứ cá nhân hoặc bất cứ quốc gia nào. Một vài ngoại lệ đặc biệt có thể được cho
phép trong từng trường hợp, và phải do phiếu bầu đa số tại Hội đồng Quốc gia cho
phép.
Phần 4: Chỉ với một đa số 2/3 tại Lưỡng viện Quốc hội mới có thể truất nhiệm
Tổng thống. Việc này phải được vị Tối Thượng Thẩm phán chủ tọa.
Phần 5: Tổng thống phải là công dân Việt Nam, tối thiểu 35 tuổi.
17CHƯƠNG VI: CHỨC VỤ THỦ TƯỚNG
ĐIỀU 1: NHIỆM VỤ CỦA THỦ TƯỚNG
Phần 1: Thủ tướng, dưới sự giám sát của Tổng thống, điều hành tất cả công việc
nội bộ của Việt Nam.
Phần 2: Thủ tướng là Phó Tổng Tư lệnh quân đội, có nhiệm vụ giám sát Thống
tướng Tư lệnh quân đội.
Phần 3: Thủ tướng bảo đảm việc thi hành luật pháp trong quốc gia.
Phần 4: Thủ tướng có quyền đặt ra quy tắc, điều lệ, căn cứ theo các điều luật đã
được Quốc hội thông qua. Thủ tướng có quyền chỉ định các chức vụ trong chính
phủ và quân đội, bao gồm các Bộ trưởng và Tướng lãnh.
Phần 5: Thủ tướng có quyền đề xướng các bộ luật.
ĐIỀU 2: LƯƠNG BỔNG VÀ ĐẶC QUYỀN THỦ TƯỚNG
Phần 1: Trong thời gian nhiệm chức, Thủ tướng không được có bất cứ chức vụ
dân sự hoặc công quyền nào khác, hoặc nhận bất cứ lương bổng nào ngay cả cho
các sự phục vụ dân sự hoặc công quyền trước khi được bầu vào chức vụ. Các
lương bổng này phải được bỏ vào một quỹ phó thác, và được giao lại cho Thủ
tướng mười năm sau khi rời chức vụ. Nếu Thủ tướng rời chức vụ do bị truất
nhiệm, số lương bổng này sẽ được sử dụng cho lợi ích công cộng.
Phần 2: Thủ tướng không được nhận bất cứ chức vụ hoặc bất cứ lương bổng nào
trong lãnh vực dân sự trong vòng mười năm sau khi rời chức vụ. Trong thời gian
mười năm này, Thủ tướng sẽ nhận 65% lương bổng theo trị giá lương nhận được
lần cuối trong thời gian nhiệm chức.
Phần 3: Trong thời gian nhiệm chức và trong mười năm sau khi rời nhiệm sở,
Thủ tướng không được nhận bất cứ món quà, lương bổng, chức vụ, danh hiệu, từ
bất cứ cá nhân hoặc bất cứ quốc gia nào. Một vài ngoại lệ đặc biệt có thể được cho
phép trong từng trường hợp, và phải do phiếu bầu đa số tại Hội đồng Quốc gia cho
phép.
Phần 4: Chỉ Tổng thống mới có quyền truất nhiệm Thủ tướng.
Phần 5: Thủ tướng phải là công dân Việt Nam, tối thiểu 35 tuổi.
18CHƯƠNG VII: BỘ AN NINH QUỐC GIA
ĐIỀU 1: Bộ An ninh Quốc gia có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, không liên quan đến
chính trị và nhân vật nào đang giữ quyền lực trong quốc gia.
ĐIỀU 2: Bộ An ninh Quốc gia không được có ý kiến đảng phái. Các cấp lãnh đạo không
thuộc dân sự của Bộ An ninh Quốc gia phải chưa từng giữ bất cứ chức vụ đảng phái nào
do các đảng chính trị cấp cho, và không được tranh cử vào bất cứ chức vụ chính trị nào
trong vòng mười năm sau khi rời Bộ An ninh Quốc gia vì bất cứ lý do nào.
ĐIỀU 3: Bộ trưởng và Thứ trưởng của Bộ An ninh Quốc gia, được chọn bởi Tổng thống,
phải thuộc thành phần dân sự, không làm việc tại bất cứ ngành nào thuộc ba ngành của Bộ
An ninh Quốc gia trong vòng mười năm trước khi nhận chức.
ĐIỀU 4: Tổng thống bị nghiêm cấm triệt để trong việc sử dụng Bộ An ninh Quốc gia cho
lợi ích riêng hoặc lợi ích của đảng phái Tổng thống. Nếu vi phạm, việc này sẽ là lý do để
Quốc hội điều tra độc lập và nếu xét thấy có tội, Tổng thống có thể bị truất nhiệm bởi đa
số 2/3 tại Quốc hội.
ĐIỀU 5: Ít nhất 20% ngân sách quốc gia và thành phố phải được chi dụng vào các ngành
bảo vệ an ninh quốc gia.
ĐIỀU 6: BA NGÀNH CỦA BỘ AN NINH QUỐC GIA
Phần 1: Quân đội
* 1.1. Quân đội được chia ra làm năm nhánh: Hải quân, Lục quân, Không
quân, Quân đội Biệt động, và Nội vụ Quân đội.
* 1.2. Mỗi nhánh sẽ có Tư lệnh riêng, là một vị Tướng 4 sao.
* 1.3. Vị Thống tướng Tư lệnh sẽ được Thủ tướng chọn ra. Chỉ có một vị
Thống tướng Tư lệnh 5 sao duy nhất vào bất cứ thời điểm nào, là vị Tướng
cai quản toàn bộ 5 nhánh quân đội và báo cáo trực tiếp lên Thủ tướng.
* 1.4. Quyền lực và giới hạn quyền lực của Quân đội sẽ được Quốc hội
thông qua bằng các điều luật.
Phần 2: Cảnh sát
* 2.1. Lực lượng cảnh sát được chia ra làm 4 nhánh: Cảnh sát Quốc gia,
Cảnh sát Địa phương, Cảnh sát Đặc nhiệm, và Nội vụ Cảnh sát.
19* 2.2. Quyền lực và giới hạn quyền lực của các Lực lượng Cảnh sát sẽ
được Quốc hội thông qua bằng các điều luật.
Phần 3: Lực lượng Phản gián Việt Nam
* 3.1. Lực lượng phản gián Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho Việt
Nam ở mức độ ngầm và bí mật.
* 3.2. Vị Giám đốc cơ quan phản gián Việt Nam phải được chọn bởi Tổng
thống, và báo cáo trực tiếp lên Tổng thống.
* 3.3. Quyền lực và giới hạn quyền lực của Lực lượng Phản gián Việt Nam
sẽ được Quốc hội thông qua bằng các điều luật.
20CHƯƠNG VIII: TỔNG TUYỂN CỬ VÀ TRƯNG CẦU
DÂN Ý
ĐIỀU 1: Ngoại trừ trường hợp có chiến tranh, thiên tai, hoặc quốc gia nguy biến, trong
các trường hợp này Quốc hội sẽ ra điều luật để bầu vào một ngày khác, thông thường ngày
thứ Ba đầu tiên của tháng 10 trong năm chẵn sẽ là ngày Tiền Tổng tuyển cử, và thứ Ba
đầu tiên của tháng 11 tiếp theo sau đó là ngày Tổng tuyển cử.
ĐIỀU 2: Các cuộc bầu cử sẽ theo nguyên tắc tự nguyện, trực tiếp, phổ thông, bình đẳng,
và kín đáo. Không ai có thể biết một cử tri nào đó đã bầu thuận hoặc chống lại ứng cử
viên nào, thuận hoặc chống điều khoản trưng cầu dân ý nào.
ĐIỀU 3: Mọi công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên và đang có quyền công dân đầy đủ,
đều có quyền bầu (a) một phiếu cho mỗi chức vụ công quyền đang được tranh cử và (b)
một phiếu cho mỗi vấn đề đang được trưng cầu dân ý.
ĐIỀU 4: Trong ngày Tiền Tổng tuyển cử, các cử tri sẽ bầu chọn ứng cử viên cho Tối cao
Pháp viện, Thượng viện, Hội đồng Quốc gia, và Tổng thống. Mỗi địa hạt bầu cử chỉ có
thể chọn ứng cử viên trong địa hạt vào Thượng viện và Hội đồng Quốc gia. Ứng cử viên
vào chức Thượng Thẩm phán và Tổng thống là cho toàn quốc. Các cử tri cũng sẽ chọn
điều khoản nào sẽ được đưa vào cuộc trưng cầu dân ý vào ngày Tổng tuyển cử.
ĐIỀU 5: Ngay sau khi Bản Hiến pháp này được phê chuẩn:
Phần 1: Trong cuộc Tiền Tổng tuyển cử lần đầu tiên, các cử tri sẽ chọn ra 18 ứng
viên cho chức Thượng Thẩm phán, 4 ứng viên Dân biểu cho mỗi 250 ngàn dân, 8
ứng viên Thượng Nghị sĩ cho mỗi thành phố, 4 ứng viên cho chức Tổng thống, và
các điều khoản Trưng cầu Dân ý.
Phần 2: Sau kỳ Tổng Tuyển cử, 3 vị Thượng Thẩm phán có số phiếu cao nhất sẽ
nhận nhiệm kỳ 6 năm, 3 vị có số phiếu cao kế tiếp nhận nhiệm kỳ 4 năm, và 3 vị có
số phiếu cao kế tiếp nhận nhiệm kỳ 2 năm. Ứng viên Dân biểu có số phiếu cao
nhất trong 4 ứng viên cho mỗi địa hạt bầu cử sẽ nhận nhiệm kỳ 2 năm. Ứng viên
Thượng Nghị sĩ có số phiếu cao nhất trong 8 ứng viên cho mỗi thành phố sẽ nhận
nhiệm kỳ 4 năm, ứng viên Thượng Nghị sĩ có số phiếu cao kế tiếp nhận nhiệm kỳ
2 năm. Ứng viên Tổng thống có số phiếu cao nhất sẽ nhận chức Tổng thống. Các
điều khoản Trưng cầu Dân ý với phiếu thuận ít nhất 67% trên tổng số phiếu bầu sẽ
trở thành Luật.
ĐIỀU 6: Trong các cuộc Tuyển cử bình thường sau lần đặc biệt đầu tiên:
Phần 1: Trong cuộc Tiền Tổng tuyển cử, mỗi hai năm một lần các cử tri sẽ chọn
ra 6 ứng viên cho chức Thượng Thẩm phán, 4 ứng viên Dân biểu cho mỗi 250
ngàn dân, 4 ứng viên Thượng Nghị sĩ cho mỗi thành phố, các điều khoản Trưng
cầu Dân ý, và mỗi bốn năm một lần 4 ứng viên cho chức Tổng thống,
21Phần 2: Sau kỳ Tổng Tuyển cử, 3 vị Thượng Thẩm phán có số phiếu cao nhất sẽ
nhận nhiệm kỳ 6 năm. Ứng viên Dân biểu có số phiếu cao nhất trong mỗi địa hạt
bầu cử sẽ nhận nhiệm kỳ 2 năm. Ứng viên Thượng Nghị sĩ có số phiếu cao nhất
trong mỗi thành phố sẽ nhận nhiệm kỳ 4 năm. Các điều khoản Trưng cầu Dân ý
với phiếu thuận ít nhất 67% trên tổng số phiếu bầu sẽ trở thành Luật. Nếu có cuộc
bầu Tổng thống, ứng viên Tổng thống có số phiếu cao nhất sẽ nhận chức Tổng
thống.
ĐIỀU 7: Thượng viện sẽ bao gồm Thượng Nghị sĩ từ mỗi thành phố, được chọn trực tiếp
bởi nhân dân thành phố.
ĐIỀU 8: Mỗi thành phố, không liên quan đến diện tích và ảnh hưởng, đều được gởi hai
Thượng Nghị sĩ vào Thượng viện, vị này sau vị kia hai năm, mỗi nhiệm kỳ bốn năm.
ĐIỀU 9: Các Thượng Nghị sĩ không được phục vụ quá hai nhiệm kỳ.
ĐIỀU 10: Hội đồng Quốc gia sẽ bao gồm các Dân biểu từ mỗi khu vực bầu cử, được trực
tiếp bầu lên bởi dân trong khu vực họ đại diện.
ĐIỀU 11: Mỗi thành phố sẽ chọn một Dân biểu cho mỗi 250 ngàn người dân, làm tròn số
250 ngàn gần nhất.
ĐIỀU 12: Các Dân biểu không được phục vụ quá bốn nhiệm kỳ.
ĐIỀU 13: Các bất đồng ý kiến về bầu cử phải được gởi cho Tối cao Pháp viện để được
điều tra.
ĐIỀU 14: Nếu các bất đồng này liên quan đến một hoặc vài vị Thượng Thẩm phán, vị
hoặc các vị này sẽ thối lui khỏi các cuộc điều tra và bỏ phiếu. Các vị Thượng Thẩm phán
còn lại sẽ bỏ phiếu, và nếu kết quả hòa thì Tổng thống sẽ bỏ lá phiếu quyết định. Mọi
quyết định trong tiến trình này đều tối hậu.
ĐIỀU 15: Trước ngày Tổng Tuyển cử, nếu bất cứ ứng cử viên nào qua đời hoặc bị tàn tật
hay tự rút lui khỏi cuộc bầu cử, đảng phái vị đó sẽ chỉ định một ứng cử viên thay thế trong
danh sách cho ngày Tổng Tuyển cử Toàn quốc.
22CHƯƠNG IX: TÌNH TRẠNG HỢP PHÁP CỦA
BẢN HIẾN PHÁP THỨ BẢY
ĐIỀU 1: Nếu được phê chuẩn bởi một đa số 2/3 trên tất cả cử tri Việt Nam tại Việt Nam
và khắp mọi nơi trên thế giới, Bản Hiến pháp Thứ Bảy của Việt Nam sẽ thay thế Bản Hiến
pháp của Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phê chuẩn năm 1992.
ĐIỀU 2: Tất cả mọi điều khoản luật lệ và hiệp ước được phê chuẩn theo Bản Hiến pháp
mới sẽ thay thế các điều luật được phê chuẩn theo Bản Hiến pháp trước đây.
ĐIỀU 3: Mọi người dân có quốc tịch Việt Nam do sinh ra hay do nhập tịch, hoặc là đối
tượng của phạm vi quyền hạn như vậy, đều là công dân Việt Nam và của thành phố nơi họ
đang cư ngụ.
ĐIỀU 4: Mọi món nợ đã được cam kết hoặc ghi nhận tại Việt Nam trước khi Bản Hiến
pháp này được phê chuẩn đều tiếp tục có giá trị tại Việt Nam dưới quyền hạn của Bản
Hiến pháp Thứ Bảy này.
ĐIỀU 5: Các bản Hiệp định Hòa bình, Thỏa ước Thương mại, hiệp định và thỏa ước hiện
hành có liên quan đến các tổ chức quốc tế đã cam kết tài chánh cho các thành phố, các bản
án cho các tù nhân và tù nhân lương tâm, đều sẽ được xem xét lại bởi Quốc hội.
ĐIỀU 6: Việt Nam công nhận quyền hạn của Tòa án Hình sự Quốc tế, theo bản Hiệp ước
được ban hành ngày 18 tháng 7 năm 1998.
ĐIỀU 7: Việt Nam công nhận và sẽ tôn trọng tuyệt đối Bản Thỏa ước Nhân quyền của
Liên Hiệp Quốc, hiệu đính lần gần đây nhất vào năm 1997.
ĐIỀU 8: Các Hiệp định có liên quan trực tiếp đến toàn vẹn lãnh thổ được phê chuẩn dưới
các Bản Hiến pháp trước đây sẽ được tái tra xét bởi Quốc hội. Trừ khi một đa số 2/3 Quốc
hội bỏ phiếu đồng ý, các bản hiệp định này sẽ bị xem như vi hiến và vì vậy sẽ bị hủy bỏ.
ĐIỀU 9: Tất cả Thượng Nghị sĩ và Dân biểu, và mọi nhân viên Hành pháp và Tư pháp,
thuộc chính phủ quốc gia và chính quyền thành phố, đều phải tuyên thệ và cam kết tuân
thủ Bản Hiến pháp Thứ Bảy này.
ĐIỀU 10: Quốc hội có quyền thi hành Bản Hiến pháp bằng cách ban hành các điều luật
thích hợp.
23CHƯƠNG X: TIẾN TRÌNH TU CHÍNH HIẾN PHÁP
ĐIỀU 1: Mọi Tu chính Hiến pháp chỉ có thể được nhân dân Việt Nam phê chuẩn trong
một cuộc Trưng cầu Dân ý toàn quốc, khi một đa số phiếu 2/3 sẽ quyết định thông qua
hoặc không thông qua một Tu chính Hiến pháp.
ĐIỀU 2: Tổng thống, hoặc một đa số 2/3 trong các vị Thượng Thẩm phán hoặc Quốc hội,
đều có thể đề nghị Tu chính Hiến pháp.
ĐIỀU 3: Trong vòng 30 ngày kể từ khi một Tu chính Hiến pháp được nhân dân phê
chuẩn, cả Tam quyền trong chính phủ phải bắt đầu các tu sửa cần thiết để tuân thủ việc Tu
chính này.
24CHƯƠNG XI: VIỆC PHÊ CHUẨN HIẾN PHÁP
ĐIỀU 1: Duy nhất chỉ nhân dân Việt Nam, với đa số 2/3 trên tổng số phiếu bầu, mới có
quyền hành tối thượng trong việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn Bản Hiến pháp Thứ
Bảy của Việt Nam.
25

http://images.vietnamthirdrepublic.multiply.multiplycontent.com/attachment/0/Sn2PQQoKCCoAAA8aczw1/HP7_TiengViet_Times_8_8_09.pdf?nmid=273667183

KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

Tiêu chuẩn

KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (dưới đây gọi tắt là Dự thảo), chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây, xin trình bày với Quốc hội và Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 một số kiến nghị, đồng thời mong mỏi toàn thể đồng bào trong và ngoài nước thẳng thắn nói lên ý kiến để nhân dân ta có một Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Hiến pháp của một quốc gia do dân làm chủ bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân và được hình thành từ sự thỏa thuận giữa các thành phần đa dạng trong xã hội. Dự thảo chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực. Kiểm soát bên trong giữa các nhánh quyền lực nhà nước bằng các cơ chế đối trọng kiềm chế lẫn nhau, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp không thể vượt quá giới hạn được ấn định. Kiểm soát từ bên ngoài đối với công quyền được thực hiện bởi nhân dân với vai trò quan trọng của xã hội dân sự mà tiền đề là các quyền tự do về ngôn luận, báo chí, lập hội, hội họp, biểu tình,…

Hiến pháp phải mang tính chính đáng được đo bằng nhiều tiêu chí. Thứ nhất, hiến pháp phải có mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền, kiến tạo tự do, dân chủ, công bằng, hạnh phúc; đồng thời đoàn kết toàn dân, loại bỏ mọi sự chia rẽ hay áp bức, hướng đến sự phát triển bền vững của dân tộc. Thứ hai, hiến pháp phải thể hiện ý chí chung của nhân dân, thể hiện sự đồng thuận của nhân dân để lập ra các cơ quan nhà nước. Thứ ba, hiến pháp phải được xây dựng theo các nguyên tắc pháp luật phổ biến của thế giới văn minh, phù hợp với các cam kết quốc tế mà ViệtNamđã tham gia.

Theo tinh thần đó, trước mắt chúng tôi kiến nghị 7 điểm như sau.

Kiến nghị thứ nhất về Lời nói đầu và về Chương I

Lời nói đầu của Dự thảo không làm rõ mục tiêu của hiến pháp và chủ thể quy định hiến pháp. Hiến pháp cần xác định mục tiêu trước hết là để bảo đảm sự an toàn, tự do và hạnh phúc của mọi người dân. Một bản hiến pháp tốt phải hạn chế sự lạm quyền của những người cầm quyền, tạo dựng khuôn khổ cho các sinh hoạt chính trị, kinh tế và văn hoá diễn ra một cách an bình và hiệu quả. Hiến pháp cũng phải hướng đến hạnh phúc của các thế hệ tương lai.

Quyền lập hiến (xây dựng, ban hành hay sửa đổi hiến pháp) là quyền sinh ra các quyền khác (lập pháp, hành pháp và tư pháp) phải thuộc về toàn dân, chứ không thể thuộc về bất kỳ một tổ chức hay cơ quan nào, kể cả Quốc hội. Lời nói đầu cần xác định rõ chủ thể quyết định, ban hành hiến pháp là nhân dân.

Lời nói đầu không phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.

Lời nói đầu của Dự thảo không đáp ứng được các yêu cầu trên nên chúng tôi đề nghị bỏ và thay bằng:

Kế tiếp nền văn hiến và truyền thống bất khuất của các thế hệ tiền nhân đã dựng xây và bảo vệ đất nước, đã đấu tranh vì độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân,

vì một xã hội dân chủ, công bằng và pháp quyền, vì tự do và hạnh phúc của các thế hệ hiện tại và tương lai,

chúng tôi, nhân dân Việt Nam, quyết định xây dựng và ban hành bản Hiến pháp này.

Trong Chương I, cần nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền nhân dân đòi hỏi phải tôn trọng ý của dân tộc. Nếu hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì việc định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một tổ chức chính trị hay một tầng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân và ngược với bản chất của một nhà nước pháp quyền.

Chủ thể nào lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân bầu chọn ra trong các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ. Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy. Hiến pháp của Liên Xô năm 1977 quy định ở Điều 6 vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước và xã hội đã không tránh được sự sụp đổ của chế độ Xô-viết khi không còn lòng tin của dân.

Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước.

Ý kiến nêu trên được tiếp thu sẽ tạo cơ hội cho Đảng Cộng sản Việt Nam lấy lại niềm tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị được xã hội chấp nhận.

Kiến nghị thứ hai về quyền con người

Một mục đích của việc thành lập Nhà nước là để bảo vệ các quyền đương nhiên của con người.

Dự thảo đã điều chỉnh thứ tự để đề cao các quyền này so với Hiến pháp hiện hành, nhưng lại có nhiều điểm chưa phù hợp với các quy định và chuẩn mực quốc tế về quyền con người; như các quy định trong Dự thảo về giới hạn quyền (Điều 15), “không lợi dụng quyền con người, quyền công dân” (Điều 16), “quyền không tách rời nghĩa vụ (Điều 20). Dự thảo còn quy định quá nhiều nghĩa vụ một cách tùy tiện (Điều 41, Điều 42, Điều 49,…). Việc nhấn mạnh trong Dự thảo các lý do về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị, việc đưa cụm từ “theo quy định của pháp luật”, … nhằm hạn chế những quyền đó sẽ mở đường cho việc nhân danh hiến pháp để vi phạm quyền con người, đàn áp các công dân thực thi quyền tự do như đã diễn ra trong thực tế những năm qua ở nước ta.

Chúng tôi yêu cầu sửa Dự thảo theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn về Quyền Con người năm 1948 và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Nếu các quyền này được ghi trong Hiến pháp mà không được thực thi nghiêm túc như hiện nay, thì việc quy định các quyền ấy cũng trở nên vô nghĩa. Vì vậy chúng tôi yêu cầu Hiến pháp quy định thành lập một Ủy ban Quốc gia về Quyền Con người hoạt động độc lập.

Kiến nghị thứ ba về sở hữu đất đai

Chế độ sở hữu tư nhân về đất đai đã tồn tại từ lâu trên đất nước ta. Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân kể từ Hiến pháp Việt Nam 1980 là sự sao chép Hiến pháp Liên Xô, một điều hoàn toàn xa lạ với nhân dân Việt Nam và đã gây ra rất nhiều bất ổn xã hội. Điều 57 Dự thảo tiếp tục khẳng định đất đai “thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” là duy trì quy định sai trái, bỏ qua những vấn đề ngày càng trầm trọng do quy định này gây ra mà hàng triệu khiếu nại, khiếu kiện về đất đai trong những năm qua chỉ là phần nổi của tảng băng chìm hết sức nguy hiểm.

Không thừa nhận sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng về đất đai cùng tồn tại với sở hữu nhà nước là tước đoạt một quyền tài sản quan trọng bậc nhất của người dân. Đánh đồng sở hữu nhà nước với sở hữu toàn dân về đất đai là tạo điều kiện cho quan chức các cấp chính quyền tham nhũng, lộng quyền, bắt tay với nhiều tư nhân, doanh nghiệp cùng trục lợi, gây thiệt hại cho nhân dân, đặc biệt là nông dân.

Dự thảo còn “hợp hiến hóa” việc thu hồi đất, trong đó lại mở rộng phạm vi áp dụng cho các dự án phát triển kinh tế – xã hội; đây là một sự thụt lùi so với Hiến pháp 1992 và có thể gây bùng nổ bất ổn xã hội.

Vì thế chúng tôi kiến nghị sửa đổi Điều 57 của Dự thảotrở lại như Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959. Có thể quy định như sau: “Sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng và nhà nước về đất đai được tôn trọng. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và thống nhất quản lý đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và các tài nguyên, nguồn lợi khác ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư.”

Thay thế quy định thu hồi đất bằng trưng mua đất và không áp dụng cho các dự án phát triển kinh tế-xã hội như nêu trong Điều 58 của Dự thảo.

Kiến nghị thứ tư về tổ chức Nhà nước

Tổ chức bộ máy Nhà nước phải phân biệt rạch ròi các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như các cơ quan hiến định khác. Tất cả các cơ quan nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp và luật. Các nhánh quyền lực ràng buộc, chế ước lẫn nhau nhưng không thể bị chi phối bởi bất kỳ một tổ chức hay cá nhân duy nhất nào, nghiêm cấm mọi sự độc quyền quyền lực. Đặc biệt, hệ thống tư pháp phải được bảo đảm trên thực tế quyền xét xử độc lập, chỉ dựa vào Hiến pháp và luật. Tòa án Hiến pháp phải được thành lập, có chức năng phán quyết, chứ không phải là tư vấn, kiến nghị như chức năng của Hội đồng Hiến pháp được quy định trong Dự thảo.

Kiến nghị thứ năm về lực lượng vũ trang

Hiến pháp đặt lợi ích của toàn dân lên trên lợi ích của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản ViệtNam.

Kiến nghị thứ sáu về trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp

Quyền lập hiến là quyền của toàn dân, phải phân biệt với quyền lập pháp của Quốc hội. Vì vậy phải có trưng cầu dân ý để phúc quyết Hiến pháp. Chúng tôi đề xuất quy định trong Hiến pháp: “Bảo đảm quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp, thông qua trưng cầu dân ý được tổ chức thật sự minh bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo giới.

Kiến nghị thứ bảy về thời hạn góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Việc lấy ý kiến đóng góp của toàn dân về sửa đổi Hiến pháp là một việc hệ trọng đến vận mệnh quốc gia, phải được tiến hành một cách nghiêm chỉnh, không thể tắc trách, lấy lệ. Vì vậy, thời hạn lấy ý kiến của nhân dân chỉ trong vòng ba tháng là quá ngắn, dễ dẫn đến tình trạng làm một cách hình thức cho qua chuyện. Vì vậy chúng tôi kiến nghị gia hạn thời gian lấy ý kiến của nhân dân đến hết năm 2013, đồng thời khuyến khích đề xuất các dự thảo khác để Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cùng toàn thể đồng bào tham khảo, so sánh, thảo luận nhằm xây dựng một bản hiến pháp phù hợp nhất cho quốc gia. (*)

Sửa Hiến pháp theo tinh thần của các kiến nghị nêu trên sẽ phát huy dân chủ và hoà hợp dân tộc – những đòi hỏi hết sức bức xúc của nhân dân trong giai đoạn trước mắt, cũng như cho sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước.

Chúng tôi tha thiết mong mỏi đồng bào trong và ngoài nước hưởng ứng bản Kiến nghị này bằng cách đăng ký tham gia ký tên theo địa chỉ thư điện tử:kiennghisuadoihienphap2013@gmail.com

Hà Nội, ngày 19 tháng 1 năm 2013      

 Chú thích: (*)  Theo tinh thần đó, một số chuyên gia luật ở trong nước đã soạn một dự thảo hiến pháp được gửi kèm Kiến nghị này như một tài liệu để tham khảo và thảo luận.

 

DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

  1. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
  2. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu, Hà Nội
  3. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM
  4. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM
  5. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
  6. Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động, TP HCM
  7. Phạm Vĩnh Cư, nhà nghiên cứu, Hà Nội
  8. Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội
  9. Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  10. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
  11. Nguyễn Văn Dũng, nhà văn, võ sư, Huế
  12. Hồ Ngọc Đại, GS TS, nhà giáo, Hà Nội
  13. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM
  14. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
  15. Lê Hiền Đức, Giải thưởng Liêm chính 2007, Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Hà Nội
  16. Phan Hồng Giang, TSKH, Hà Nội
  17. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist), TP HCM
  18. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  19. Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Hà Nội
  20. Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội
  21. Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội
  22. Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  23. Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, TP HCM
  24. Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thừa Thiên – Huế, Chủ tịch Hội Văn nghệ Thừa Thiên – Huế
  25. Nguyễn Văn Hồng (tức Cung Văn), nguyên Tổng Thư ký Ban chấp hành Sinh viên đoàn Đại học Văn khoa Sài Gòn 1964-1965, Đà Nẵng
  26. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
  27. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
  28. Trần Ngọc Kha, nhà báo, Hà Nội
  29. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
  30. Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
  31. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
  32. Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
  33. Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội
  34. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội
  35. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
  36. Huỳnh Công Minh, linh mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
  37. Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội
  38. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
  39. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An
  40. Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
  41. Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  42. Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn, Hà Nội
  43. Phạm Đức Nguyên, PGS TS, giảng viên cao cấp Đại học, Hà Nội
  44. Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM
  45. Nguyễn Hữu Châu Phan, nhà nghiên cứu, Huế
  46. Hoàng Xuân Phú, GS Viện Toán học, Hà Nội
  47. Trần Việt Phương, nguyên trợ lý Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  48. Nguyễn Đăng Quang, nguyên Đại tá Công an, Hà Nội
  49. Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
  50. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
  51. Trần Đình Sử, GS TS, Hà Nội
  52. Nguyễn Trọng Tạo, nhà văn, Hà Nội
  53. Lê Văn Tâm, TS, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản, Nhật Bản
  54. Trần Công Thạch, hưu trí, TP HCM
  55. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
  56. Trần Thị Băng Thanh, PGS TS, Hà Nội
  57. Lê Quốc Thăng, linh mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
  58. Đào Tiến Thi, thạc sĩ, Hà Nội
  59. Nguyễn Minh Thuyết, GS TS, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Hà Nội
  60. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
  61. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
  62. Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  63. Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
  64. Hoàng Tụy, GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội
  65. Lưu Trọng Văn, nhà báo, TP HCM
  66. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
  67. Nguyễn Viện, nhà văn, TP HCM
  68. Nguyễn Hữu Vinh, doanh nhân, Hà Nội
  69. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
  70. Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, Huế
  71. Nguyễn Đông Yên, GS TS, Viện Toán học, Hà Nội
  72. Nguyễn Phú Yên, nhạc sĩ, TP HCM

 

Tài liệu để tham khảo, thảo luận:

DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013

LỜI NÓI ĐẦU

Kế tiếp nền văn hiến và truyền thống bất khuất của các thế hệ tiền nhân đã dựng xây và bảo vệ đất nước, đã đấu tranh vì tự do và độc lập của dân tộc,

vì một xã hội công bằng, dân chủ và tôn trọng pháp quyền, vì mục tiêu hạnh phúc và tự do của các thế hệ hiện tại và tương lai,

chúng tôi, nhân dân Việt Nam, thông qua các đại diện của mình, xây dựng bản Hiến pháp này.

CHƯƠNG I. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Chủ quyền quốc gia

Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Điều 2. Chủ quyền nhân dân

Chủ quyền Việt Nam thuộc về nhân dân và tất cả các quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân. Quyền lập hiến là một quyền không thể bị tước đoạt của nhân dân.

Điều 3. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

  1. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước ViệtNam.
  2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
  3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, có quyền phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.
  4. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, hội nhập vào sự phát triển chung của đất nước.

Điều 4. Công dân

  1. Công dân Việt Nam là người có quốc tịch ViệtNam. Quốc tịch Việt Namđược luật quy định.
  2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam, giao nộp cho nhà nước khác.
  3. Nhà nước bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài.
  4. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận của cộng đồng dân tộc ViệtNam.
  5. Người gốc Việt Nam có quốc tịch nước khác hoặc chưa có quốc tịch nước nào có quyền có quốc tịch Việt Nam.
  6. Địa vị của người nước ngoài được đảm bảo theo quy định của luật pháp quốc tế và điều ước quốc tế.

Điều 5. Các điều ước quốc tế

  1. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thừa nhận, kế thừa và tôn trọng các điều ước quốc tế đã được các chính quyền Việt Nam trước đây ký kết và ban hành không trái với các hiến pháp tương ứng và các quy tắc chung được luật pháp quốc tế công nhận vào thời điểm đó.
  2. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không thừa nhận bất cứ điều ước, thỏa thuận hay tuyên bố nào mà các chính quyền Việt Nam trước đây đã ký kết hoặc đưa ra một cách bí mật, không đúng thẩm quyền hoặc không đúng theo các thủ tục pháp luật vào thời điểm đó.
  3. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không thừa nhận bất cứ điều ước, thỏa thuận hay tuyên bố do bất cứ đảng phái chính trị, tổ chức phi nhà nước hay cá nhân nào đã ký kết hoặc đưa ra, một cách bí mật hay công khai, liên quan đến chủ quyền hay lãnh thổ ViệtNam.

Điều 6. Tôn trọng hòa bình, bảo vệ Tổ quốc và nhân dân

  1. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nỗ lực duy trì hòa bình quốc tế và từ bỏ chiến tranh xâm lược.
  2. Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và giữ gìn an ninh quốc gia là nghĩa vụ thiêng liêng của toàn thể nhân dân ViệtNam.
  3. Các lực lượng vũ trang được trao sứ mệnh thiêng liêng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.
  4. Các lực lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị, đặt lợi ích của nhân dân lên trước bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. 

Điều 7. Tính chất dân sự của lực lượng cảnh sát

Lực lượng cảnh sát có sứ mệnh thực thi luật pháp và giữ gìn trật tự. Cảnh sát thuộc lĩnh vực dân sự, không thuộc về các lực lượng vũ trang.

Điều 8. Trách nhiệm của công chức

  1. Công chức là công bộc của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
  2. Địa vị và tính trung lập chính trị của công chức được đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Đảng phái chính trị

  1. Các đảng phái chính trị được tự do thành lập và hoạt động theo các nguyên tắc dân chủ. Quyền đối lập chính trị được tôn trọng.
  2. Pháp luật bảo đảm sự bình đẳng giữa các đảng phái chính trị.

Điều 10. Nền kinh tế quốc dân

1.   Nền kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dựa trên sự tôn trọng tự do và sáng kiến của các doanh nghiệp và cá nhân trong đời sống kinh tế.

2.   Nhà nước có thể quy định và điều phối các hoạt động kinh tế nhằm duy trì sự tăng trưởng cân bằng, bền vững và ổn định, nhằm phân phối thu nhập, ngăn chặn sự thống lĩnh thị trường và lạm quyền kinh tế.

3.   Nhà nước có nghĩa vụ thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế để có nền kinh tế quốc gia cân đối. Nhà nước thúc đẩy kinh tế bằng việc phát triển khoa học, công nghệ, thông tin, nguồn nhân lực và khuyến khích sáng tạo.

Điều 11. Quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, quốc khánh và thủ đô

  1. Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
  2. Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  3. Quốc ca nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhạc và lời của bài “Tiến quân ca”.
  4. Ngày Quốc khánh là Ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.
  5. Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Hà Nội.

 

CHƯƠNG II. QUYỀN CON NGƯỜI,

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Điều 12. Nguyên tắc tôn trọng các quyền con người

  1. Ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các quyền con người, được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (1948) và các điều ước quốc tế về quyền con người khác mà Việt Nam là thành viên, được tôn trọng và bảo vệ.
  2. Các cơ quan nhà nước, công chức và viên chức có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.

Điều 13. Quyền bình đẳng

  1. Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào dựa vào giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các yếu tố khác.
  2. Các nhóm thiểu số được ưu tiên bảo vệ.

Điều 14. Quyền sống, tự do và an toàn cá nhân

Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân. Quyền sống trong một môi trường trong lành của mọi người phải được tôn trọng và bảo vệ.

Điều  15. Tự do không bị làm nô lệ

Không ai bị bắt làm nô lệ hoặc bị cưỡng bức làm việc như nô lệ. Mọi hình thức nô lệ và buôn bán người đều bị cấm.

Điều 16. Quyền không bị tra tấn và các quyền trong lĩnh vực tư pháp hình sự

  1. Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm.
  2. Không ai bị bắt, giữ hay giam giữ một cách tuỳ tiện. Trong vòng 24 giờ kể từ khi bị bắt, người bị bắt phải được đưa ra trước một tòa án để xem xét phê chuẩn hoặc hủy bỏ việc bắt giữ.
  3. Mọi người, nếu bị cáo buộc về hình sự, đều có quyền được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là phạm tội theo pháp luật, tại một phiên toà xét xử công khai, nơi người đó được bảo đảm những điều kiện cần thiết để bào chữa cho mình.
  4. Không ai bị cáo buộc là phạm tội vì bất cứ hành vi nào không cấu thành một tội phạm hình sự theo pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế vào thời điểm thực hiện hành vi đó. Cũng không ai bị tuyên phạt nặng hơn mức hình phạt được quy định vào thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện.

Điều 17. Quyền được tòa án bảo vệ và quyền được xét xử công bằng

  1. Mọi người đều có quyền được các toà án có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ đã được hiến pháp hay luật pháp quy định.
  2. Mọi người đều bình đẳng về quyền được xét xử công bằng, công khai bởi một toà án độc lập và khách quan để xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như về bất cứ sự buộc tội nào đối với họ.

Điều 18. Bảo vệ danh dự, uy tín và quyền riêng tư

  1. Danh dự và uy tín cá nhân của mọi người được tôn trọng.
  2. Cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở và thư tín của mọi người được tôn trọng.

Điều 19. Quyền tự do đi lại và tự do cư trú

1. Mọi người đều có quyền tự do đi lại và tự do cư trú trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia.

2. Mọi người đều có quyền rời khỏi và quyền trở về ViệtNam.

Điều 20. Quyền kết hôn

1. Mọi người khi đủ tuổi đều có quyền kết hôn và xây dựng gia đình mà không có bất kỳ sự hạn chế nào về chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo hay giới tính.

2. Việc kết hôn chỉ được tiến hành với sự đồng ý hoàn toàn và tự nguyện của cặp vợ chồng tương lai.

Điều 21. Quyền sở hữu

  1. Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản tư nhân hoặc sở hữu chung với người khác.  Không ai bị tước đoạt tài sản một cách tuỳ tiện.
  2. Đất đai có thể thuộc sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu cộng đồng hoặc sở hữu nhà nước.

Điều 22. Tư do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo

Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo.

Điều 23. Tự do ngôn luận, biểu tình, hội họp và lập hội

1. Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến bằng mọi hình thức. Tư nhân có quyền ra báo, xuất bản.

2. Mọi người đều có quyền tự do biểu tình, hội họp một cách ôn hoà.

3. Mọi người đều có quyền tự do lập hội. Không ai bị ép buộc phải tham gia vào bất cứ tổ chức nào.

Điều 24. Quyền tham gia chính trị

Mọi công dân đều có quyền tham gia quản lý đất nước, một cách trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu mà họ tự do lựa chọn trong các cuộc bầu cử.

Điều 25. Quyền hưởng an sinh xã hội

Mọi người đều có quyền được hưởng an sinh xã hội.

Điều 26. Quyền lao động và nghiệp đoàn

1. Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi và được bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp.

2. Mọi người đều có quyền được trả công ngang nhau cho những công việc như nhau mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào.

3. Mọi người lao động đều có quyền được hưởng chế độ thù lao công bằng và hợp lý nhằm bảo đảm sự tồn tại của bản thân và gia đình xứng đáng với nhân phẩm.

4. Mọi người đều có quyền thành lập hoặc gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ các quyền lợi của mình.

5. Quyền đình công của người lao động được bảo đảm bằng luật.

Điều 27. Quyền có mức sống thích đáng

1. Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để đảm bảo sức khoẻ và phúc lợi của bản thân và gia đình, cũng như có quyền được bảo hiểm trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, góa bụa, già hoặc thiếu phương tiện sinh sống do những hoàn cảnh khách quan vượt quá khả năng đối phó của họ.

2. Các bà mẹ và trẻ em có quyền được hưởng sự chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt. Mọi trẻ em, dù sinh ra trong hay ngoài giá thú, đều phải được hưởng sự bảo trợ xã hội như nhau.

Điều 28. Quyền học tập

Mọi người đều có quyền học tập. Giáo dục tiểu học là bắt buộc và miễn phí.

Điều 29. Quyền về văn hóa

1. Mọi người có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, được thưởng thức nghệ thuật và chia sẻ những tiến bộ khoa học cũng như những lợi ích xuất phát từ những tiến bộ khoa học.

2. Mọi người đều có quyền được bảo vệ các quyền lợi vật chất và tinh thần phát sinh từ bất kỳ sáng tạo khoa học, văn học hay nghệ thuật nào mà người đó là tác giả.

Điều 30. Bảo vệ người tiêu dùng

Nhà nước phải có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Điều 31. Nguyên tắc chung của nghĩa vụ

Mọi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng. Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ.

Điều 31. Nghĩa vụ nộp thuế

Mọi công dân có nghĩa vụ nộp thuế theo các điều kiện luật định.

Điều 32. Bảo vệ Tổ quốc và tri ân những người có công

  1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng. Mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
  2. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tôn vinh công lao của tất cả những người đã hy sinh tính mạng để bảo vệ Tổ quốc, ghi nhận và tôn vinh công lao của các thương binh, các cựu chiến binh bất luận họ đã phục vụ trong chính thể nào trong quá khứ và có chính sách hỗ trợ họ trong giáo dục, đào tạo nghề và trong mưu sinh.

Điều 33. Nghĩa vụ quân sự

Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia lực lượng vũ trang dự bị theo luật định.

CHƯƠNG III. LẬP PHÁP

Điều 34. Quốc hội

1.   Quyền lập pháp được nhân dân ủy quyền cho Quốc hội. Quốc hội bao gồm Hạ viện và Thượng viện.

2.   Thành viên của Quốc hội là các nghị sĩ, gồm Hạ nghị sĩ và Thượng nghị sĩ. Hạ nghị sĩ và Thượng nghị sĩ do nhân dân bầu ra thông qua bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

3.   Không ai có thể đồng thời là Hạ nghị sĩ và Thượng nghị sĩ.

4.   Quốc hội có quyền lập pháp, phê chuẩn việc bổ nhiệm lãnh đạo các cơ quan hành pháp, bổ nhiệm các thẩm phán, lãnh đạo các cơ quan hiến định độc lập theo quy định của Hiến pháp và luật. 

Điều 35. Hạ nghị sĩ

1.   Các Hạ nghị sĩ có nhiệm kỳ 3 năm và có thể được bầu lại.

2.   Mỗi đơn vị bầu cử được bầu 1 (một) Hạ nghị sĩ.

3.   Đơn vị bầu cử Hạ nghị sĩ gồm các đơn vị hành chính cơ sở (cấp xã) nằm trong một vùng sao cho các đơn vị có dân số xấp xỉ ngang nhau.

4.   Số đơn vị bầu cử của một đơn vị hành chính cấp tỉnh được tính bằng số nguyên làm tròn của con số được tính bằng dân số của đơn vị cấp tỉnh đó (theo tổng điều tra dân số gần nhất) nhân với 250 rồi chia cho dân số toàn quốc. Một đơn vị hành chính cấp tỉnh có ít nhất một đơn vị bầu cử.

5.   Mọi công dân đủ 25 tuổi trước ngày bầu cử có thể là ứng cử viên Hạ nghị sĩ tại một đơn vị bầu cử nếu:(a) có được chữ ký của 10 ngàn cử tri ủng hộ, hoặc (b) đã từng là Nghị sĩ, hoặc (c) được một đảng chính trị đề cử.

6.   Tuy các Hạ nghị sĩ được bầu theo từng đơn vị bầu cử, họ đại diện không chỉ cho người dân của đơn vị bầu cử ấy mà cho người dân cả nước. 

Điều 36. Thượng nghị sĩ

1.   Các Thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 6 năm và có thể được bầu lại.

2.   Mỗi đơn vị hành chính cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) là một đơn vị bầu cử Thượng nghị sĩ.

3.   Mọi công dân đủ 30 tuổi trước ngày bầu cử có thể là ứng cử viên Thượng nghị sĩ tại một đơn vị bầu cử Thượng nghị sĩ nếu: (a) có được chữ ký của 10 ngàn cử tri ủng hộ, hoặc (b) đã từng là Nghị sĩ, hoặc (c) được một đảng chính trị đề cử.

4.   Số Thượng nghị sĩ mà mỗi đơn vị được bầu cử là 2. Đối với những tỉnh có người dân tộc thiểu số quá 20 % dân số tỉnh đó, thì bắt buộc phải có 1 Thượng nghị sĩ là người dân tộc thiểu số.

5.   Trong lần bầu Thượng nghị sĩ đầu tiên, mỗi đơn vị bầu cử, bằng bốc thăm, chọn ra 1 Thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 3 năm và 1 Thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 6 năm, sao cho cứ 3 năm sẽ tiến hành bầu lại một nửa số Thượng nghị sĩ của Thượng viện.

6.   Tuy các Thượng nghị sĩ được bầu theo từng đơn vị bầu cử, họ đại diện không chỉ cho người dân của đơn vị bầu cử ấy mà cho người dân cả nước.

Điều 37. Bầu cử Thượng viện và Hạ viện

1.   Việc bầu cử toàn bộ các Hạ nghị sĩ và các Thượng nghị sĩ lần đầu tiên theo Hiến Pháp này được tiến hành trong vòng 100 ngày kể từ ngày bản Hiến pháp có hiệu lực.

2.   Nghị sĩ hết nhiệm kỳ vào ngày tính đúng 36 tháng đối với các Hạ nghị sĩ và Thượng nghị sĩ được bầu lần đầu có nhiệm kỳ 3 năm kể từ ngày tuyên thệ nhậm chức; vào ngày tính đúng 72 tháng đối với các Thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 6 năm kể từ ngày tuyên thệ nhậm chức.

3.   Trong vòng 100 ngày trước khi các Nghị sĩ hết nhiệm kỳ, phải tổ chức bầu cử các Nghị sĩ mới cho nhiệm kỳ tiếp theo. Nếu đơn vị bầu cử không hội đủ số người đắc cử theo quy định thì phải tổ chức bầu lại từ các ứng viên thất cử của đợt bầu trước đó trong vòng 15 ngày sau khi cuộc bầu cử trước kết thúc. (Các) đợt bầu cử lại này được tiến hành cho đến khi chọn đủ số người đắc cử theo quy định và trong mọi trường hợp phải kết thúc trước ngày các Nghị sĩ đương nhiệm hết nhiệm kỳ 15 ngày.

4.   Nếu khuyết Nghị sĩ vì bất cứ lý do gì, thì (a) nếu thời gian nhiệm kỳ còn lại dưới 1 năm sẽ không có bầu cử bổ sung; hoặc (b) nếu thời gian nhiệm kỳ còn lại bằng hay trên 1 năm phải tổ chức bầu bổ sung tại đơn vị bầu cử đó cho đủ số bị khuyết trong vòng 60 ngày kể từ khi các Viện xác nhận sự khuyết. Nhiệm kỳ của người được bầu bổ sung sẽ chấm dứt cùng với nhiệm kỳ của các Nghị sĩ đương nhiệm.

5.   Thủ tục ứng cử, tranh cử, bầu cử được quy định chi tiết trong luật bầu cử.

Điều 38.  Sự chuyên trách, tuyên thệ và quyền miễn trừ của Nghị sĩ

1.   Trong khi đương nhiệm các Nghị sĩ không được đồng thời giữ bất kỳ chức vụ nào khác tại bất kỳ cơ quan, tổ chức công hay tư, trong các lực lượng vũ trang hay cảnh sát. Nếu đã giữ các chức vụ như vậy trước khi được bầu làm Nghị sĩ thì phải chính thức từ nhiệm các chức vụ đó trước khi thực hiện nhiệm vụ Nghị sĩ và việc từ chối từ nhiệm sẽ được coi là từ bỏ nhiệm vụ Nghị sĩ.

2.   Các Nghị sĩ được trả lương từ Ngân khố quốc gia.

3.   Các Nghị sĩ, trước khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ, sẽ phải tuyên thệ trước mỗi Viện: “ Tôi long trọng tuyên thệ thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách mẫn cán và tận tâm, để bảo vệ chủ quyền và các lợi ích của nhân dân và đất nước; làm mọi việc trong thẩm quyền của mình vì sự phồn vinh của đất nước và hạnh phúc của nhân dân; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của Việt NamDân chủ Cộng hòa”. Việc từ chối tuyên thệ sẽ được coi là từ bỏ nhiệm vụ Nghị sĩ.

4.   Nghị sĩ sẽ không phải chịu trách nhiệm bên ngoài nghị viện về ý kiến chính thức đã nêu hoặc về việc bỏ phiếu của mình tại Nghị viện.

5.   Không Nghị sĩ nào có thể bị bắt hoặc giam giữ mà không được sự đồng ý của với đa số 2/3 của các Nghị sĩ của Nghị viện mà Nghị sĩ đó là thành viên, ngoại trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Điều 39. Tính liêm chính và tránh xung đột lợi ích của Nghị sĩ

1.   Nghị sĩ có nghĩa vụ duy trì chuẩn mực cao về liêm chính, phải ưu tiên lợi ích quốc gia và thực hiện các nhiệm vụ của mình phù hợp với lương tâm.

2.   Nghị sĩ không được lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình, không được đòi hỏi các lợi ích về tài sản hay địa vị, hoặc giúp người khác thu lợi, thông qua thông đồng hay sự sắp xếp của nhà nước, các tổ chức công quyền hay các ngành công nghiệp.

3.   Nghị sĩ phải khai báo tài sản của mình theo luật định.

4.   Nghị sĩ, vợ hay chồng của Nghị sĩ, cũng như các doanh nghiệp do họ sở hữu hay chiếm quyền chi phối, không thể tham dự các cuộc đấu thầu hay ký hợp đồng với các cơ quan công quyền và các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu hay chiếm quyền chi phối. 

Điều 40. Tổ chức Hạ viện

1.   Mỗi Hạ nghị sĩ có một lá phiếu khi biểu quyết tại Hạ viện.

2.   Mọi quyết định của Hạ viện được coi là được thông qua nếu được đa số phiếu, trừ các quyết định đặc biệt nêu trong Hiến pháp này đòi hỏi đa số 2/3 số phiếu.

3.   Hạ viện bầu ra một Chủ tịch và một Phó Chủ tịch.

4.   Nếu vì bất cứ lý do gì mà Chủ tịch Hạ viện bị khuyết, thì Phó Chủ tịch tạm thời làm quyền Chủ tịch cho đến khi Hạ viện bầu ra Chủ tịch mới trong vòng 60 ngày.

5.   Hạ viện quyết định về tổ chức nội bộ của mình, có thể thể lập ra Văn phòng Hạ viện, các ủy ban thường trực hay lâm thời 

Điều 41. Tổ chức Thượng viện

1.   Mỗi Thượng nghị sĩ có một lá phiếu khi biểu quyết tại Thượng viện.

2.   Mọi quyết định của Thượng viện sẽ coi là được thông qua nếu được đa số phiếu tán thành, trừ các quyết định đặc biệt nêu trong Hiến pháp này đòi hỏi đa số 2/3 số phiếu.

3.   Thượng viện bầu ra một Chủ tịch và một Phó Chủ tịch.

4.   Nếu vì bất cứ lý do gì mà Chủ tịch Thượng viện bị khuyết, thì Phó Chủ tịch tạm thời làm quyền Chủ tịch cho đến khi Thượng viện bầu ra Chủ tịch mới trong vòng 60 ngày.

5.   Thượng viện quyết định về tổ chức nội bộ của mình, có thể thể lập ra Văn phòng Thượng viện, các ủy ban thường trực hay lâm thời. 

Điều 42. Họp Hạ viện, Thượng viện và Quốc hội

1.   Trừ trường hợp Hiến pháp hay luật quy định khác, cuộc họp của Hạ viện (hay Thượng viện) là hợp lệ nếu có mặt của đa số trong tổng số Hạ nghị sĩ (hay Thượng nghị sĩ), quyết định hợp lệ được thông qua với đa số phiếu hiện diện.

2.   Họp Quốc hội là phiên họp chung của Hạ viện và Thượng viện do Chủ tịch Hạ viện chủ tọa hay Chủ tịch Thượng viện chủ tọa khi Chủ tịch Hạ viện vắng mặt. Quốc hội ban hành quy chế về thủ tục, thể thức họp Quốc hội. Các quyết định của Quốc hội là các quyết định được đưa ra tại các phiên họp chung này.

3.   Các cuộc họp của Hạ viện, Thượng viện, Quốc hội được mở công khai cho công chúng, trừ khi đa số thành viên có mặt quyết định, hoặc khi Chủ tịch xét thấy cần thiết vì lợi ích an ninh quốc gia thì công chúng không thể tham dự.

4.   Việc công bố công khai các thủ tục của kỳ họp kín sẽ được luật quy định.

5.   Biên bản cuộc họp phải đầy đủ, chi tiết, ghi rõ ý kiến và số phiếu biểu quyết của từng Nghị sĩ. Có thể đồng thời ghi âm, ghi hình cuộc họp để lưu trữ. Mọi công dân đều có quyền tiếp cận biên bản của các cuộc họp mở công khai, theo thủ tục do luật định. 

Điều 43. Quyền trình dự án luật

1.   Các Nghị sĩ, cơ quan hành pháp có thể đệ trình dự án luật.

2.   Một nhóm ít nhất 30.000 cử tri có quyền trình dự án luật. Thủ tục về việc này do luật quy định.

3.   Dự án luật phải được nộp cho Văn phòng Hạ viện.

4.   Người, hay nhóm công dân bảo trợ dự án luật, khi đệ trình dự án luật cho Hạ viện, có trách nhiệm giải trình rõ các hệ quả về tài chính của việc thực thi dự án luật.

5.   Người, nhóm người hay cơ quan trình dự án luật có thể rút lại dự án luật trong quá trình thẩm định và xem xét thông qua.

Điều 44. Thẩm định, thảo luận, thông qua dự luật

1.   Dự án luật, dự thảo luật đã được đệ trình lên Hạ viện được gọi chung là dự luật. Dự luật phải trải qua các khâu thẩm định theo quy định của luật.

2.   Hạ viện thảo luận, xem xét dự luật và biểu quyết thông qua với đa số phiếu hiện diện hay bác bỏ. Trong mọi trường hợp nghị quyết thông qua hay bác bỏ, trong vòng 3 ngày dự luật cùng hồ sơ bác bỏ hay thông qua đều phải chuyển sang Văn phòng Thượng viện.

3.   Nếu Hạ viện đã thông qua dự luật thì dự luật được Thượng viện xem xét và dự luật được Thượng viện thông qua nếu đạt đa số phiếu hiện diện chấp thuận. Trong trường hợp đó dự luật đã được Quốc hội (cả 2 viện) thông qua.

4.   Nếu Thượng viện bác bỏ thì trong vòng 3 ngày dự luật phải được chuyển lại cho Hạ viện cùng với nghị quyết nêu rõ lý do bác bỏ. Hạ viện sẽ xem xét lại và nếu dự luật được Hạ viện thông qua lần nữa với đa số 2/3 của các Hạ nghị sĩ thì dự luật được coi là đã được Quốc hội thông qua, nếu không đạt đa số 2/3 thì vẫn phải chuyển qua Thượng viện xem xét.

5.   Trong trường hợp đặc biệt, nếu xét thấy cần, Hạ viện có thể yêu cầu Thượng viện xem xét và biểu quyết trước một dự luật, sau đó Hạ viện mới xem xét và biểu quyết. Khi đó vai trò của mỗi Viện thay thế cho nhau trong quy trình nêu trên.

6.   Thời gian xem xét và biểu quyết dự luật tại Thượng viện không được quá một nửa (1/2) thời gian xem xét và biểu quyết tại Hạ viện. Thời gian xem xét và biểu quyết dự luật tại Hạ viện không được quá hai lần thời gian xem xét và biểu quyết tại Thượng viện.

7.   Dự án luật không thể bị loại bỏ vì không được thông qua trong kỳ họp mà nó được trình ra, ngoại trừ trong trường hợp nhiệm kỳ của các Nghị sĩ đã hết. 

Điều 45.  Dự luật trở thành luật

1.   Dự luật đã được Quốc hội thông qua phải được gửi đến Tổng thống trong vòng 7 ngày.

2.   Sau khi nhận được dự luật đã được Quốc hội thông qua, Tổng thống có thể chuyển dự luật cho Tòa án Hiến pháp để xét xem có phù hợp với Hiến pháp hay không. Trong trường hợp Tòa án Hiến Pháp xác minh dự luật phù hợp với Hiến pháp, nó trở thành luật. Trong trường hợp dự luật có các điều khoản cụ thể được Tòa án Hiến pháp cho là không hợp hiến và Tòa án Hiến pháp không xác định các điều khoản đó là không thể tách rời toàn bộ dự luật, thì Tổng Thống có thể loại bỏ các điều khoản được cho là vi hiến đó sau khi đã tham vấn ý kiến của Chủ tịch Hạ viện và dự luật trở thành luật với sự loại bỏ đó.

3.   Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được dự luật từ Quốc hội, nếu Tổng thống chấp thuận thì dự luật trở thành luật.

4.   Nếu Tổng thống phản đối dự luật, thì trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được từ Quốc hội, Tổng thống phải gửi trả lại Quốc hội xem xét lại dự luật với giải thích bằng văn bản sự phản đối, nhưng không được yêu cầu Quốc hội xem xét lại từng phần của dự luật hay đưa ra đề xuất sửa đổi.

5.   Nếu Tổng thống phản đối dự luật, nhưng quá thời hạn 15 ngày kể trên mà Tổng thống không trả lại dự luật cho Quốc hội, thì dự luật tự động trở thành luật.

6.   Trong trường hợp Tổng thống trả dự luật lại cho Quốc hội, Quốc hội phải xem xét lại dự luật, sau đó: (a) sửa đổi theo trình tự thông thường, hoặc (b) thông qua văn bản gốc của dự luật với đa số 2/3 của các đại biểu có mặt, trường hợp này thì dự luật trở thành luật. 

Điều 46. Công bố luật

1.   Khi dự luật đã trở thành luật, Tổng thống phải công bố luật không chậm trễ.

2.   Trong trường hợp dự luật tự động trở thành luật (theo Khoản 5 Điều 45) hay trở thành luật theo (b) Khoản 6 Điều 45, thì Tổng thống cũng phải ký công bố không chậm trễ; nếu Tổng thống vẫn không công bố thì Chủ tịch Hạ viện ký công bố và hành vi này của Tổng thống có thể trở thành căn cứ cho việc luận tội vi phạm Hiến pháp.

3.   Luật được công bố trên Công báo và có hiệu lực vào ngày do luật định hoặc 30 ngày sau ngày ký công bố nếu luật không định rõ ngày có hiệu lực. 

Điều 47. Ngân sách

1.   Không một khoản tiền nào từ ngân sách nhà nước được chi, cho dù Cơ quan Hành pháp có yêu cầu, nếu chưa được Quốc hội thông qua.

2.   Hành pháp sẽ soạn thảo dự luật ngân sách cho mỗi năm tài chính và đệ trình Hạ viện ít nhất 90 ngày trước ngày khởi đầu của năm tài chính mới.

3.   Quốc hội không tăng số tiền của bất kỳ khoản chi nào, không tạo ra bất kỳ mục chi mới nào trong dự luật ngân sách nếu không có sự đồng ý của Cơ quan Hành pháp.

4.   Hạ viện quyết định về dự luật ngân sách trong vòng 45 ngày kể từ ngày dự luật ngân sách được đệ trình và chuyển cho Thượng viện.

5.   Thượng viện quyết định về dự luật ngân sách đã được Hạ viện chuyển qua trong vòng 20 ngày.

6.   Nếu dự luật ngân sách không được thông qua trước khi bắt đầu năm tài chính mới, Cơ quan Hành pháp có thể giải ngân, theo cách phù hợp với ngân sách của năm tài chính trước, cho các mục đích sau đây cho đến khi dự luật ngân sách được Quốc hội thông qua: (a) cho việc duy trì hoạt động của các cơ quan được thành lập theo Hiến pháp hay luật; (b) cho việc thực hiện các khoản chi bắt buộc theo quy định của pháp luật; và (c) cho việc tiếp tục các dự án trước đó đã được phê duyệt trong ngân sách.

7.   Hạ viện và Thượng viện có thể có phiên họp chung để xem xét và quyết định về ngân sách khi thấy cần thiết. 

Điều 48. Kiểm toán thu chi ngân sách

Báo cáo tài chính cuối cùng về thu chi ngân sách quốc gia sẽ được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán hàng năm và trình cho Quốc hội. 

Điều 49. Thuế

Các loại và mức thuế được xác định bằng luật. 

Điều 50. Nợ

Mọi kế hoạch của Cơ quan Hành pháp về phát hành trái phiếu quốc gia và ký kết hợp đồng mà có thể phát sinh nghĩa vụ tài chính ngoài ngân sách của Nhà nước đều phải được Hạ viện phê chuẩn. 

Điều 51. Chất vấn

1.   Hạ nghị sĩ có quyền chất vấn các Bộ trưởng bằng văn bản hoặc bằng các câu hỏi trực tiếp tại các phiên họp của Hạ viện.

2.   Chất vấn bằng văn bản phải được trả lời bằng văn bản trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhận được chất vấn.

3.   Các Bộ trưởng có trách nhiệm trả lời các câu hỏi được nêu ra trong mỗi phiên họp của Hạ viện. 

Điều 52. Điều trần

1.   Để phục vụ cho hoạt động lập pháp, các ủy ban của Hạ viện và Thượng viện có thể tổ chức các cuộc điều trần để nghe những người có liên quan giải thích, làm rõ những vấn đề nhất định nhằm tạo cơ sở cho các quyết định lập pháp và giám sát của Quốc hội.

2.   Những người được mời điều trần trước các ủy ban có thể là các Nghị sĩ, các quan chức chính phủ, lãnh đạo các tổ chức dân sự, công đoàn, các doanh nhân, chuyên gia, học giả, nhà khoa học…

3.   Để chọn ra các quan chức có chất lượng, tất cả các ứng viên tiềm năng vào các chức Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch hay lãnh đạo của các cơ quan hiến định đều phải điều trần trước khi được bổ nhiệm và phê chuẩn

4.   Thủ tục mời và tiến hành điều trần do luật định.

5.   Biên bản các cuộc điều trần được công bố công khai, trừ các cuộc điều trần liên quan đến an ninh quốc gia, và được lưu trữ theo luật định.

Điều 53. Trưng cầu dân ý toàn quốc

1.   Cuộc trưng cầu dân ý cấp quốc gia có thể được tổ chức về những vấn đề đặc biệt quan trọng đối với nhân dân và quốc gia.

2.   Hạ viện có thể quyết định tổ chức trưng cầu dân ý cấp quốc gia. Tổng thống với sự chấp thuận của Thượng viện có quyền quyết định tổ chức trưng cầu dân ý cấp quốc gia. Khi có yêu cầu của trên 500 ngàn cử tri thì phải tổ chức trưng cầu dân ý.

3.   Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý cấp quốc gia có tính bắt buộc nếu có hơn ½ số người có quyền bầu cử tham gia cuộc trưng cầu dân ý.

4.   Các nguyên tắc và thủ tục tổ chức cuộc trưng cầu dân ý do luật định. 

Điều 54.  Giám sát, điều tra và bãi nhiệm

1.   Hạ viện có thể giám sát công việc của nhà nước hoặc điều tra những vấn đề cụ thể của công vụ nhà nước, có quyền yêu cầu đệ trình các tài liệu trực tiếp liên quan đến các vấn đề đó, yêu cầu nhân chứng cung cấp lời khai hoặc báo cáo.

2.   Dựa trên kết quả giám sát, điều tra, chất vấn và điều trần, Quốc hội có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Bộ trưởng.

3.   Các thủ tục và các vấn đề liên quan đến giám sát và điều tra hành chính nhà nước được luật quy định. 

Điều 55. Phế truất Tổng thống

1.   Quyết định truy tố Tổng thống về việc vi phạm Hiến pháp hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng phải được Hạ viện thông qua bằng nghị quyết với ít nhất đa số 2/3 tổng số thành viên Hạ viện, trên cơ sở đề nghị của ít nhất 60 Hạ nghị sĩ.

2.   Quyết định truy tố Tổng thống được xét xử bởi Thượng viện.

3.   Từ ngày có quyết định truy tố, Tổng thống bị tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện tạm thời đảm nhiệm chức vụ quyền Tổng thống. Nếu Thượng viện phán quyết Tổng thống vô tội thì việc tạm đình chỉ nhiệm vụ Tổng thống chấm dứt. Nếu Thượng viện phán quyết Tổng thống có tội thì Tổng thống bị phế truất. 

Điều 56. Phê chuẩn điều ước quốc tế

1.   Quốc hội có quyền đồng ý ký kết và phê chuẩn các điều ước quốc tế liên quan đến an ninh; các điều ước quốc tế liên quan đến các tổ chức quốc tế quan trọng; các điều ước hữu nghị, thương mại và hàng hải; các điều ước quốc tế liên quan đến bất kỳ hạn chế nào về chủ quyền; các điều ước hòa bình; các điều ước quốc tế phát sinh nghĩa vụ tài chính quan trọng đối với Nhà nước hoặc nhân dân; và các điều ước quốc tế liên quan đến lập pháp.

2.   Đại diện có thẩm quyền và được ủy quyền để ký các điều ước quốc tế chỉ được ký điều ước sau khi đã được sự đồng ý của Quốc hội. 3.   Sau khi được Quốc hội phê chuẩn, Tổng thống ký công bố điều ước quốc tế và điều ước có hiệu lực.

Điều 57.  Tuyên bố tình trạng chiến tranh

1.   Quốc hội có quyền nhân danh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố tình trạng chiến tranh và ký kết hiệp ước hòa bình.

2.   Quốc hội chỉ có thể thông qua nghị quyết về tình trạng chiến tranh trong trường hợp có sự xâm lược quân sự đối với lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong thời gian Quốc hội không họp, Tổng thống có thể tuyên bố tình trạng chiến tranh.

CHƯƠNG IV. HÀNH PHÁP

Điều 58. Quyền hành pháp

1.   Quyền hành pháp được nhân dân ủy quyền cho Tổng thống.

2.   Tổng thống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nguyên thủ quốc gia và bảo đảm cho sự liên tục của cơ quan nhà nước.

3.   Tổng thống có trách nhiệm bảo đảm việc tuân thủ Hiến pháp, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia cũng như sự bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

4.   Tổng thống thực hiện nhiệm vụ của mình trong phạm vi và theo các nguyên tắc do Hiến pháp và luật quy định.

Điều 59. Bầu Tổng thống và Phó Tổng thống

1.   Tổng thống và Phó Tổng thống cùng đứng chung một liên danh, do cử tri bầu ra trong cuộc bầu cử phổ thông, bình đẳng và trực tiếp bằng phiếu kín.

2.   Công dân Việt Nam đủ 35 tuổi, tính đến ngày bầu cử, và có quyền bầu cử Quốc hội, có thể là ứng cử viên Tổng thống và ứng cử viên Phó Tổng thống. Ứng cử viên Tổng thống và ứng cử viên Phó Tổng thống, với tư cách một liên danh chung, phải có được chữ ký ủng hộ của ít nhất 100 ngàn công dân có quyền bầu cử Quốc hội.

3.   Liên danh nhận được hơn 1/2 tổng số phiếu bầu hợp lệ sẽ trúng cử chức vụ Tổng thống và Phó Tổng thống.

4.   Nếu không liên danh nào nhận được đa số phiếu, thì sẽ tổ chức lại việc bỏ phiếu giữa 2 liên danh đạt số phiếu cao nhất vào ngày thứ 14 sau ngày bỏ phiếu lần thứ nhất.

5.   Nếu một trong hai liên danh tham gia vòng bầu thứ hai đồng ý rút khỏi danh sách, một trong hai người trong liên danh mất quyền bầu cử hoặc chết, thì liên danh đạt phiếu cao kế tiếp trong lần bầu thứ nhất sẽ thay thế liên danh đó. Trong trường hợp này, ngày bỏ phiếu sẽ được gia hạn thêm 14 ngày.

6.   Liên danh nhận được số phiếu bầu cao hơn trong lần bỏ phiếu lần thứ hai sẽ là những người được bầu làm Tổng thống và Phó Tổng thống.

7.   Các nguyên tắc và thủ tục đề cử ứng cử viên Tổng thống, Phó Tổng thống cách thức tiến hành bầu cử cũng như những yêu cầu về tính hợp lệ của cuộc bầu cử Tổng thống sẽ do luật quy định.

8.   Chủ Tịch Hạ viện ra quyết định tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống không trước 120 ngày và không sau 100 ngày tính đến ngày hết nhiệm kỳ Tổng thống; trong trường hợp khuyết Tổng thống, không muộn hơn 14 ngày kể từ thời điểm bị khuyết. Quyết định tổ chức bầu cử phải quy định rõ ngày bầu cử sẽ là một ngày nghỉ trong khoảng thời gian giữa 60 đến 67 ngày kể từ ngày ra quyết định. 

Điều 60. Tuyên thệ nhậm chức và nhiệm kỳ Tổng thống

1.   Tại lễ nhậm chức trước Quốc hội, Tổng thống sẽ tuyên thệ như sau: “Tôi trịnh trọng tuyên thệ trước nhân dân rằng sẽ trung thành thực thi các nghĩa vụ của Tổng thống bằng việc tuân thủ Hiến pháp, bảo vệ quốc gia, thúc đẩy tự do và thịnh vượng của nhân dân, nỗ lực bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc”.

2.   Tổng thống và Phó Tổng thống có nhiệm kỳ 5 năm tính từ ngày nhậm chức. Một người không thể làm Tổng thống quá hai nhiệm kỳ. 

Điều 61. Tổng thống chấm dứt nhiệm vụ trước thời hạn

1.   Nhiệm vụ của Tổng thống có thể chấm dứt trước kỳ hạn trong những trường hợp sau: (a) Tổng thống chết; (b) Tổng thống từ chức; (c) Tổng thống bị truất quyền; và (d) do bị bệnh tật trầm trọng và kéo dài, Tổng thống không còn năng lực để làm tròn nhiệm vụ. Sự mất năng lực, trong trường hợp (d), phải được Quốc hội xác nhận với đa số 3/4 tổng số Hạ nghị sĩ và Thượng nghị sĩ, sau các cuộc giám định y khoa.

2.   Trong trường hợp Tổng thống chấm dứt nhiệm vụ, Phó Tổng thống sẽ đảm nhận chức Tổng thống trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ.

3.   Trong trường hợp khuyết Phó Tổng thống, Thượng viện bầu Phó Tổng thống mới theo đề nghị của Tổng thống.

4.   Trường hợp đồng thời khuyết cả Tổng thống và Phó Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện tạm thời làm quyền Tổng thống cho đến khi Quốc hội bầu ra Tổng thống và Phó Tổng thống mới, theo phương thức đa số, cho thời gian còn lại của nhiệm kỳ. 

Điều 62. Thẩm quyền của Tổng thống

Tổng thống có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1.   Hoạch định chính sách quốc gia;

2.   Ký ban hành các đạo luật;

3.   Ký các điều ước quốc tế, sau khi được Quốc hội phê chuẩn ký ban hành các điều ước quốc tế;

4.   Bổ nhiệm các đại sứ với sự phê chuẩn của Thượng viện;

5.   Tiếp nhận quốc thư, đón nhận các phái đoàn ngoại giao;

6.   Tổ chức các cơ quan hành pháp theo quy định của luật;

7.   Chỉ đạo hoạt động của các cơ quan hành pháp;

8.   Bổ nhiệm các Bộ trưởng với sự chấp thuận của Quốc hội;

9.   Bãi nhiệm các Bộ Trưởng;

10.  Tổ chức các Hội đồng tư vấn;

11.  Quyết định các vấn đề được luật quy định về đặc xá, giảm án, phục hồi các quyền và đại xá; 12.  Trao các tước vị và danh hiệu theo các điều kiện luật định;

13.  Trao quốc tịch Việt Nam;

14.  Các quyền khác theo luật định. 

Điều 63. Thống lĩnh tối cao các lực lượng vũ trang

1.   Tổng thống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Thống lĩnh tối cao của các lực lượng vũ trang Việt Nam.

2.   Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng thống phong cấp bậc quân hàm quân đội theo quy định của luật.

3.   Thẩm quyền của Tổng thống về quyền thống lĩnh tối cao đối với các lực lượng vũ trang sẽ được quy định cụ thể trong luật.

Điều 64. Thủ tướng và các thành viên Chính phủ

1.   Thủ tướng và các Bộ trưởng là các thành viên Chính phủ, được Tổng thống bổ nhiệm và Quốc hội phê chuẩn.

2.   Thủ tướng có trách nhiệm hỗ trợ Tổng thống và điều hành các Bộ theo chỉ đạo của Tổng thống.

3.   Không ai trong quân đội có thể được bổ nhiệm làm Thủ tướng trừ khi đã giải nhiệm.

4.   Cơ quan công tố thuộc Bộ Tư pháp.

 

CHƯƠNG V. TƯ PHÁP

Điều 65. Hoạt động tư pháp

1.   Quyền lực tư pháp được trao cho các tòa án, gồm các thẩm phán có trình độ chuyên môn theo luật định.

2.   Các tòa án gồm: Tòa án Tối cao, tòa án các cấp khác và Tòa án Hiến pháp.

Điều 66. Tổ chức Tòa án Tối cao

1.   Trong Tòa án Tối cao có Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối cao.

2.   Trong Tòa án Tối cao có thể thành lập các tòa chuyên trách.

3.   Việc tổ chức Tòa án Tối cao, các tòa án chuyên trách và các tòa án khác theo luật định.

Điều 67.  Thẩm phán Toà án Tối cao

1.   Chánh án Tòa án tối cao do Tổng thống bổ nhiệm với sự đồng ý của Quốc hội.

2.   Các Thẩm phán Tòa án Tối cao do Tổng thống bổ nhiệm theo đề xuất của Chánh án Tòa án Tối cao và với sự đồng ý của Quốc hội.

3.   Các thẩm phán khác do Chánh án Tòa án Tối cao bổ nhiệm với sự đồng ý của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối cao.

Điều 68. Nhiệm kỳ thẩm phán Toà án Tối cao

1.   Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án Tối cao là 6 năm và không thể được tái bổ nhiệm.

2.   Nhiệm kỳ của thẩm phán của Tòa án Tối cao là 6 năm và họ có thể được tái bổ nhiệm theo quy định của luật.

3.   Nhiệm kỳ của các thẩm phán ngoài Chánh án và Thẩm phán của Tòa án Tối cao là 10 năm, họ có thể được tái bổ nhiệm theo các điều kiện luật định.

4.   Tuổi về hưu của các thẩm phán được luật quy định.

Điều 69. Tòa án Hiến pháp

Tòa án Hiến pháp có thẩm quyền xét xử đối với các vấn đề sau đây:

1.   Sự phù hợp của luật và điều ước quốc tế với Hiến pháp;

2.   Sự phù hợp của các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành với Hiến pháp;

3.   Sự phù hợp của mục tiêu, hoạt động của các đảng chính trị với Hiến pháp;

4.   Tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với chính quyền địa phương và giữa các chính quyền địa phương;

5.   Khiếu nại của những người cho rằng các quyền hiến định của họ đã bị xâm phạm bởi một đạo luật hay văn bản pháp luật khác trái với Hiến pháp.

Điều 70. Tổ chức Tòa án Hiến pháp

1.   Tòa án Hiến pháp gồm 15 thẩm phán được Quốc hội bầu chọn trong số những người có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật. Thẩm phán Tòa án Hiến pháp có nhiệm kỳ 9 năm và không thể được bầu chọn nhiều hơn một nhiệm kỳ.

2.   Chánh án và Phó Chánh án Tòa án Hiến pháp do Tổng thống bổ nhiệm trong số các ứng cử viên do Hội đồng thẩm phán Tòa án Hiến pháp giới thiệu.

3.   Tổ chức và hoạt động của Tòa án Hiến pháp được quy định trong một đạo luật.

Điều 71. Nguyên tắc độc lập

Thẩm phán các tòa án phải xét xử độc lập theo lương tâm, chỉ tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Thẩm phán không được tham gia các đảng chính trị.

 

CHƯƠNG VI. CÁC CƠ QUAN HIẾN ĐỊNH ĐỘC LẬP

Điều 72. Các cơ quan hiến định độc lập

Các cơ quan hiến định độc lập, không phải là các cơ quan lập pháp, hành pháp hay tư pháp, bao gồm Ngân hàng Trung ương, Kiểm toán Nhà nước, Uỷ ban Bầu cử, Ủy ban Nhân quyền và Hội đồng Hoà giải Dân tộc.

Điều 73. Ngân hàng Trung ương

  1. 1.   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đảm nhiệm vai trò Ngân hàng Trung ương của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  2. 2.   Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định bởi một đạo luật.

Điều 74. Kiểm toán Nhà nước

1.   Kiểm toán Nhà nước hoạt động theo các nguyên tắc nghề nghiệp.

2.   Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các pháp nhân và tổ chức nhà nước về tính hợp pháp, tính kinh tế, hiệu quả và sự mẫn cán.

3.   Kiểm toán Nhà nước trực thuộc Hạ viện và có trách nhiệm trình Hạ viện: các báo cáo phân tích việc thực hiện ngân sách và các mục tiêu của chính sách tiền tệ; ý kiến liên quan đến việc chấp thuận quyết toán ngân sách; thông tin về kết quả kiểm toán, kết luận kiểm toán và kiến nghị theo quy định của luật.

4.   Chủ tịch Kiểm toán Nhà nước không được tham gia đảng chính trị hay bất cứ hoạt động công vụ nào khác không phù hợp với chức trách của mình.

5.   Tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước được quy định bằng một đạo luật.

Điều 75. Ủy ban Bầu cử

1.   Các Ủy ban Bầu cử được thiết lập với mục đích điều hành công bằng các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý toàn quốc, xử lý các vấn đề hành chính liên quan đến các chính đảng.

2.   Ủy ban Bầu cử Trung ương gồm 3 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, 3 thành viên do Quốc hội lựa chọn và 3 thành viên do Chánh án Tòa án Tối cao lựa chọn. Các thành viên của Ủy ban thành viên bầu ra một Chủ tịch.

3.   Nhiệm kỳ của thành viên Ủy ban là 6 năm.

4.   Các thành viên Ủy ban không thể tham gia các đảng chính trị hoặc các hoạt động chính trị.

5.   Các chiến dịch tranh cử được thực hiện dưới sự điều hành của Ủy ban Bầu cử mỗi cấp trong phạm vi luật định với nguyên tắc bảo đảm cơ hội bình đẳng cho các ứng cử viên.

6.   Tổ chức, chức năng và các vấn đề quan trọng khác của Ủy ban Bầu cử Trung ương và Ủy ban Bầu cử các cấp sẽ do luật quy định.

Điều 76. Ủy ban Nhân quyền

1.    Ủy ban Nhân quyền là một cơ quan độc lập, có vai trò thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người được ghi nhận tại Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế 1948 và trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ủy ban Nhân quyền do Hạ viện thành lập với sự đồng thuận của Thượng viện, gồm 9 thành viên, có sự tham gia của đại diện nhiều thành phần xã hội.

2.    Ủy ban Nhân quyền có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a.      Giáo dục và nâng cao nhận thức của công chúng, công chức và viên chức về quyền con người;

b.     Tư vấn cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội về các vấn đề liên quan đến quyền con người;

c.      Nghiên cứu, đề xuất việc gia nhập các điều ước quốc tế về quyền con người;

d.     Nhận các khiếu nại về các vi phạm các quyền được quy định tại tại Hiến pháp này hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3.   Thành viên Ủy ban Nhân quyền không giữ bất kỳ chức vụ nào khác, trừ chức vụ giảng viên đại học, cũng không thực hiện bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào khác. Các thành viên cũng không được tham gia đảng chính trị nào, không thực hiện các nhiệm vụ công không phù hợp với chức trách của mình.

4.   Phương thức tổ chức và hoạt động của Ủy ban Nhân quyền sẽ được quy định bởi một đạo luật.

Điều 77.  Hội đồng Hoà giải Dân tộc

1.   Hội đồng Hoà giải Dân tộc thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hận, hướng đến việc khắc phục các sai lầm trong quá khứ, nhằm mang lại công bằng, đoàn kết dân tộc, phát huy các năng lực của người Việt Nam trên toàn thế giới.

2.   Hội đồng Hoà giải Dân tộc gồm 19 thành viên do Hạ viện bổ nhiệm với sự đồng thuận của Thượng viện. Năm (5) thành viên đến từ mỗi khu vực miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam và bốn (4) thành viên thuộc cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

3.   Hội đồng Hoà giải Dân tộc có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a. Nghiên cứu, xác định lại giá trị pháp lý của các luật, điều ước quốc tế đã được các chính quyền Việt Nam trong quá khứ ban hành, ký kết trái thẩm quyền hoặc gây hại nghiêm trọng cho quốc dân. Đề xuất với Quốc hội các giải pháp khắc phục các sai lầm quá khứ.

b. Tập hợp thông tin, đề nghị trả tự do, tổ chức việc đối thoại, xin lỗi, bồi thường cho những người đã từng bị xử phạt, điều tra, truy tố, xét xử oan, chỉ vì lý do họ đã có những hành động nhằm thúc đẩy dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội, nhằm bảo vệ các quyền con người, hoặc chỉ để thực thi các quyền tự do của mình.

c. Nghiên cứu, trình Quốc hội các chính sách, dự án luật có thể khắc phục những sai lầm khác của các chế độ trong quá khứ nhằm hoà giải và hòa hợp dân tộc.

4. Hội đồng Hoà giải Dân tộc sẽ được Hạ viện giải tán sau khi đã hoàn tất nhiệm vụ.

CHƯƠNG VII. TỰ QUẢN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 78. Chính quyền địa phương

1.   Chính quyền địa phương thực hiện các công vụ địa phương, tức là các công vụ không được quy định trong Hiến pháp và trong các đạo luật về các cơ quan khác của Nhà nước. Các công vụ địa phương do nhân dân của địa phương đó tự đề ra. Chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề hành chính liên quan đến an sinh của dân cư địa phương, quản lý tài sản và có thể đề ra các quy định liên quan đến tự chủ địa phương trong phạm vi luật định.

2.   Chính quyền địa phương ở mỗi cấp có thể có một hội đồng và bộ máy hành chính nhà nước cấp địa phương.

3.   Hội đồng địa phương do dân địa phương bầu và có quyền quy định về các công vụ địa phương.

4.   Trong địa phương mình, bộ máy hành chính thực thi các công vụ được quy định trong Hiến pháp, luật và các công vụ địa phương. Người đứng đầu cơ quan hành chính địa phương do nhân dân địa phương đó trực tiếp bầu ra.

5.   Xã là đơn vị cơ sở của chính quyền địa phương, nơi dân chủ trực tiếp được thực hiện ở mức cao nhất trong các cấp chính quyền.

6.   Chính quyền đô thị được luật quy định.

7.   Các loại chính quyền địa phương do luật định

Điều 79. Tổ chức Chính quyền địa phương

Việc tổ chức và thẩm quyền của chính quyền địa phương, thủ tục bầu các thành viên hội đồng (nếu có) và người đứng đầu chính quyền địa phương và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của chính quyền địa phương sẽ do luật định theo nguyên tắc chính quyền cấp càng thấp thì việc áp dụng dân chủ trực tiếp càng cao.

 

CHƯƠNG VIII. SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Điều 80. Thủ tục sửa đổi Hiến pháp

1.   Một dự luật sửa đổi Hiến pháp có thể được trình bởi các chủ thể sau: ít nhất 1/5 số Hạ nghị sĩ theo luật định, Thượng viện, hoặc Tổng thống.

2.   Nếu Tổng thống trình dự luật sửa đổi Hiến pháp thì dự luật không được thay đổi các điều khoản liên quan đến Tổng thống trong Hiến pháp hiện hành.

3.   Việc sửa đổi Hiến pháp phải được thực hiện bởi một đạo luật được Hạ viện thông qua và sau đó được Thượng viện thông qua với cùng nội dung trong thời hạn 60 ngày.

4.   Dự luật sửa đổi Hiến pháp được Hạ viện thông qua nếu được ít nhất 2/3 số phiếu có mặt của ít nhất 2/3 tổng số Hạ nghị sĩ theo luật định; Dự luật sửa đổi Hiến pháp được Thượng viện thông qua nếu được ít nhất 2/3 số phiếu có mặt của ít nhất 2/3 tổng số Thượng nghị sĩ theo luật định.

5.   Trong vòng 60 ngày kể từ khi Dự luật sửa đổi Hiến pháp đã được Quốc hội thông qua phải tổ chức trưng cầu dân ý để nhân dân phúc quyết.

 

CHƯƠNG IX. ĐIỀU KHOẢN CHUYỂN ĐỔI

Điều 81. Hiệu lực Hiến pháp và quy định chuyển đổi

  1. Hiến pháp này có hiệu lực sau 100 ngày kể từ ngày được nhân dân phúc quyết thông qua.
  2. Trong vòng 100 ngày sau khi Hiến pháp có hiệu lực, Quốc hội hiện hành (đã thông qua Hiến pháp) phải căn cứ vào đó ban hành các luật mới về bầu cử Quốc hội và bầu cử Tổng thống. Các cuộc bầu cử Hạ viện, Thượng viện và Tổng thống đầu tiên được tổ chức theo quy định của các luật đó trong vòng 180 ngày từ khi luật có hiệu lực.
  3. Chính phủ, trong vòng 2 năm sau khi Hiến pháp này có hiệu lực, phải rà soát lại toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành, đệ trình để Quốc hội sửa đổi các quy định trái với Hiến pháp và ban hành các luật mới nhằm thực thi Hiến pháp.
  4. Trong vòng 2 năm sau khi Hiến pháp này có hiệu lực, pháp luật đang có hiệu lực vào thời điểm Hiến pháp được Quốc hội thông qua vẫn còn giá trị. Sau thời hạn 2 năm này, tất cả các quy định trái với Hiến pháp này đều trở nên vô hiệu, các quy định khác vẫn còn giá trị.

Tiền Đồng Việt Nam qua các thời kỳ

Tiêu chuẩn


 100 Đồng (1945):


– 100 Đồng (1947):

– 500 Đồng (1951): 

TIỀN TỆ VIỆT NAM QUA TỪNG GIAI ĐOẠN (1946-1954)tt

Trong thời gian từ năm 1946-1954 ở các vùng Pháp chiếm, ngoài tiền do Ngân Hàng Đông Dương phát hành được sử dụng ở cả 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia còn một loại tiền nữa do Viện Phát Hành chỉ được dùng ở một nước nhất định, hoặc Viêth Nam, hoặc Lào hoặc Campuchia. Loại tiền do Viện Phát Hành này có cả tiền xu lẫn tiền giấy.Ở Việt Nam có các loại sau:

– 10 Xu (1953):

– 20 Xu (1953):

– 50 Xu (1953):

TIỀN TỆ VIỆT NAM QUA TỪNG GIAI ĐOẠN (1950-1964)

Và các loại tiền giấy:– 1 Đồng (1953):


– 1 Đồng (1954):

– 5 Đồng (1953):

– 10 Đồng (1953):

– 100 Đồng (1954):

 200 Đồng (1954):

Friday March 7, 2008 – 10:40pm (PST) Permanent Link | 0 Comments
TIỀN TỆ VIỆT NAM QUA TỪNG GIAI ĐOẠN (1950-1964)tt

Ở đây nói một chút đến lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945-1964, để phân biệt Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, rồi 1946, Pháp quay trở lại dùng quân sự chiếm Đông Dương và vấp phải sự chống trả quyết liệt của Việt Nam, mà lực lượng mạnh nhất là Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo.

Vì vậy ngày ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập Quốc gia Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại. Tuy nhiên, chính quyền Quốc gia Việt Nam non trẻ rất yếu ớt do các quyền quan trọng về quân sự, tài chính và ngoại giao đều do người Pháp nắm giữ và quyền hành cao nhất trên thực tế là Cao ủy Pháp.

Sau thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ, Hiệp ước Genève, 1954 được ký kết. Đây là hiệp ước về khôi phục hòa bình ở Đông Dương với sự tham dự 9 phái đoàn gồm có : Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia.

Theo Hiệp ước Genève:

– Lãnh thổ nước Việt Nam bị tạm chia làm hai vùng kiểm soát, lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự.

– Miền Bắc do lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát.

– Miền Nam do lực lượng Quốc gia Việt Nam và lực lượng Liên hiệp Pháp kiểm soát, sau một thời gian lực lượng Liên hiệp Pháp rút về nước.

– Hiệp ước cũng quy định 300 ngày là thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập trung. Dân chúng được tự do đi lại giữa hai miền.

– Hai năm sau, tức ngày 20 tháng 7 năm 1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất nước Việt Nam.

Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý thắng lợi, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, lên làm Tổng thống đầu tiên của nước Việt Nam Cộng Hòa. Đây là nền Đệ nhất Cộng Hòa. Thủ đô là thành phố Sài Gòn và ngày 26 tháng 10 là ngày Quốc khánh của Đệ nhất Cộng Hòa.

Ngày 1 tháng 11 năm 1963, nền Đệ nhất Cộng hoà bị lật đổ bởi một nhóm quân nhân dưới sự chỉ huy của một số tướng lãnh trong đó có tướng Dương Văn Minh (về sau, ngày này được xem là ngày Quốc khánh của Đệ nhị Cộng hoà). Ông Diệm cùng nhiều người trong gia tộc đã bị giết.

Tuy có phái đoàn đến tham gia hiệp định Genève nhưng chính quyền Quốc gia Việt Nam không ký vào Hiệp định Genève. Cuộc tổng tuyển cử để thống nhất hai miền theo hiệp định dự định sẽ được tổ chức hai năm sau đó. Tuy nhiên vì lo ngại cuộc bầu cử có thể không công bằng ở cả hai miền, nhất là từ nhận định của chính quyền Mỹ rằng ông Hồ Chí Minh có khả năng đắc cử vì được lòng dân chúng, nên chính quyền Miền Nam Việt Nam đã cự tuyệt thực hiện tổng tuyển cử.

Năm 1955, sau khi phế truất Bảo Đại, ông Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống và nước Việt Nam Cộng Hòa ra đời. Vì có chủ trương cự tuyệt tổng tuyển cử vào năm 1957, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa liền phát hành ngay tiền riêng trong khu vực miền Nam (từ sau vĩ tuyến 17) do mình quản lý.

Trong một năm 1955, Việt Nam Cộng Hòa phát hành 2 lần tiền khác nhau.

Serie tiền Việt Nam Cộng Hòa lần thứ nhất:

– 1 Đồng (1955):

– 2 Đồng (1955):

– 5 Đồng (1955):

– 10 Đồng (1962):

– 20 Đồng (1962):

– 50 Đồng (1956):

– 100 Đồng (1955):

– 200 Đồng (1955):

– 500 Đồng (1955):

Friday March 7, 2008 – 10:39pm (PST) Permanent Link | 0 Comments
TIỀN TỆ VIỆT NAM QUA TỪNG GIAI ĐOẠN (1955)
Serie tiền giấy lần thứ 2 của Việt Nam Cộng Hòa trong năm 1955. Tiền lần này khác với serie lần thứ nhất là được đảm bảo an toàn bằng các dấu nước (watermark):– 1 Đồng (1955):


Watermark: Con Hổ

– 5 Đồng (1955):


Watermark: Con Hổ

– 10 Đồng (1955):


Watermark: Con hổ

– 20 Đồng (1955):


Watermark: Con hổ

– 100 Đồng (1962):


Watermark: Cây Tre

– 200 Đồng (1958): (tờ này không có dấu watermark)

– 500 Đồng (1962):


Watermark: Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Friday March 7, 2008 – 10:36pm (PST) Permanent Link | 0 Comments

TIỀN TỆ VIỆT NAM QUA TỪNG GIAI ĐOẠN (1955) tt

Trong khi miền Nam đã phát hành tiền mới vào năm 1955 dùng cho nhà nước Việt Nam Cộng Hòa, ở miền Bắc lại phải tập trung cho cải cách ruộng đất và vẫn chờ cuộc Tổng tuyển cử vào năm 1957 theo như Hiệp Định Genève.Mãi đến năm 1958, Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) mới phát hành tiền mới để thay cho loại tiền của năm 1951. Lần phát hành này, mệnh giá cao nhất là 10 đồng, và thấp nhất là 1 xu, phù hợp với cuộc sống và đồng lương của người dân lúc bấy giờ.

Các loại tiền xu:

– 1 Xu (1958):

– 2 Xu (1958):

– 5 Xu (1958):

Friday March 7, 2008 – 10:34pm (PST) Permanent Link | 0 Comments

TIỀN TỆ VIỆT NAM QUA TỪNG GIAI ĐOẠN (1958)

Tiền tệ việt nam trong giai đọan quá độ lên xã hội chủ nghĩa ( dĩ nhiên giai đọan này chỉ có bố mẹ mình biết thôi) nhưng dù sao cũng là 1 sự sưu tầm để nhìn lại giá trị hiện thực của đồng tiền vào hoàn cảnh lúc bấy giờ .

Các loại tiền giấy của Nhà Nước Niệt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ năm 1958:

– 1 Hào (1958): (còn được gọi là tờ Xe Lửa)

– 2 Hào (1958):

– 5 Hào (1958):

– 1 Đồng (1958): (còn gọi là tờ Cột Cờ)

– 2 Đồng (1958):

– 5 Đồng (1958):

– 10 Đồng (1958): (Còn gọi là tờ Cụ Hồ)


TIỀN TỆ VIỆT NAM QUA TỪNG GIAI ĐOẠN (1945)tt

Năm 1946, Pháp quay trở lại Đông Dương, đầu tiên chiếm Việt Nam rồi Lào và Camphuhcia.Vừa quay trở lại, Pháp đã cho lưu hành tiền do Ngân Hàng Đông Dương phát hành để sử dụng trong vùng Pháp chiếm ở cả 3 nước Việt Nam, Lào và Camphuchia gồm cả tiền xu và tiền giấy.

Như vậy trong thời kỳ từ năm 1946-1954, tại Việt Nam lưu hành đồng thời 3 loại tiền gồm có:

– Tiền của Ngân Hàng Trung Ương của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
– Tiền của một số địa phương miền Trung và miền Nam Việt Nam thuộc vùng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
– Tiền của Ngân Hàng Đông Dương trong vùng Pháp chiếm.

Tiền xu của Pháp thuộc Ngân Hàng Đông Dương lưu hành tại Việt Nam, Lào và Camphuchia:

– 5 cent (1945):

– 10 cent (1945):

– 20 Cent (1945):

– 50 Cent (1946):

– 1 Piastre (1947):

TIỀN TỆ VIỆT NAM QUA TỪNG GIAI ĐOẠN (g/đ chiến tranh Đông Dương)

Các mệnh giá tiền giấy do Ngân Hàng Đông Dương phát hành sau năm 1946:

– 1 Đồng (1946):

– 1 Đồng (1951):

– 5 Đồng (1946):

– 10 Đồng (1947): Tờ mệnh giá 10 đồng này lại do Anh phát hành (mặc dù vẫn thuộc Ngân Hàng Đông Dương) và in tại nhà in Tomas De La Rue (London)

– 20 Đồng (1949):

Tất cả các loại tiền Việt Nam từ trước đến nay !

Tiền giấy lưu hành ở miền Nam Việt Nam năm 1964

 

Deze afbeelding is verkleind. Klik op deze balk om de volledige afbeelding te bekijken. De originele afbeelding is 800×424.

 

Deze afbeelding is verkleind. Klik op deze balk om de volledige afbeelding te bekijken. De originele afbeelding is 800×426.

Tiền giấy lưu hành ở miền Nam Việt Nam năm 1970

Tiền giấy lưu hành ở Việt Nam năm 1972 

 

Deze afbeelding is verkleind. Klik op deze balk om de volledige afbeelding te bekijken. De originele afbeelding is 800×391.

 

Deze afbeelding is verkleind. Klik op deze balk om de volledige afbeelding te bekijken. De originele afbeelding is 800×389.

Tiền giấy lưu hành ở Việt Nam năm 1975 

 

Deze afbeelding is verkleind. Klik op deze balk om de volledige afbeelding te bekijken. De originele afbeelding is 713×381.

 

Deze afbeelding is verkleind. Klik op deze balk om de volledige afbeelding te bekijken. De originele afbeelding is 713×379.

 

Deze afbeelding is verkleind. Klik op deze balk om de volledige afbeelding te bekijken. De originele afbeelding is 713×379.

Những tờ bạc năm 1956

 

Deze afbeelding is verkleind. Klik op deze balk om de volledige afbeelding te bekijken. De originele afbeelding is 762×490.

 

Deze afbeelding is verkleind. Klik op deze balk om de volledige afbeelding te bekijken. De originele afbeelding is 768×496.