Tag Archives: Biển Đông

Trung Quốc thực sự muốn đàm phán về COC ?

Tiêu chuẩn

Trung Quốc thực sự muốn đàm phán về COC ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (REUTERS /Jason Lee)

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (REUTERS /Jason Lee)

Đầu tháng Năm, trong chuyến công du một số nước Đông Nam Á, tân Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố là Bắc Kinh đồng ý khởi động các cuộc đàm phán với ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có tính ràng buộc về mặt pháp lý và thành lập một Nhóm Nhân sĩ (EPG) để bổ sung cho các cuộc đàm phán ở cấp chính phủ. Nhân dịp này, trong một tài liệu, dưới dạng hỏi-đáp gửi các cơ quan truyền thông, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia Đông Nam Á, cho biết một số nhận định của ông về vấn đề này. Read the rest of this entry

Ba bài học từ một sự cố ở Biển Đông

Tiêu chuẩn

Ba bài học từ một sự cố ở Biển Đông

TT – Ngày 9-5, lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đã nổ súng vào một tàu cá Đài Loan tại khu vực biển tranh chấp làm chết một ngư dân Đài Loan. Sự cố này đang dấy lên mối quan tâm của khu vực về một cuộc xung đột ở biển Đông.

Sau sự cố ngày 9-5, Đài Loan phô trương sức mạnh quân sự trên biển với khí tài hiện đại trên tàu khu trục – Ảnh: Reuters

Năm 2006 từng xảy ra một vụ tương tự dẫn đến cái chết của một thuyền trưởng tàu cá Đài Loan.

 

Thế nhưng lần này phản ứng của chính quyền Đài Bắc khác hẳn. Sau khi phản đối lời xin lỗi từ phía Philippines, Đài Loan tiến hành tập trận như đã cảnh báo trước đó.

Ngày 16-5, tàu khu trục Makung cùng hai tàu hộ vệ và một tàu hải giám đã tập trận trên biển tại khu vực tranh chấp với Philippines.

Trên không là các máy bay tiêm kích khuấy động vùng biển. Chuẩn đô đốc Lý Đông Phương khẳng định đây là hành động nhằm “thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển của Đài Loan”. Read the rest of this entry

Đòi thêm quyền lực, TQ gây nguy cơ chiến tranh

Tiêu chuẩn

Thời gian gần đây, các lực lượng của Bắc Kinh ngày càng tích cực tiến hành những hành vi xâm lấn đối với Nhật Bản, Ấn Độ và Biển Đông để bảo vệ cái mà họ gọi là “lợi ích cốt lõi” của mình.

Mải mê theo đuổi tham vọng lãnh thổ của mình, Trung Quốc đang có những cách ứng xử ngày càng hiếu chiến dễ dẫn đến chiến tranh đối với các nước láng giềng.

Trong mấy ngày qua, nhiều lực lượng thuộc Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tích cực xâm nhập vào lãnh thổ của Nhật Bản và Ấn Độ.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng không ngừng lớn giọng với Việt Nam và Philippine khi hai nước có những nỗ lực khẳng định chủ quyền đối với phần biển đảo của mình trên Biển Đông.

Trong số 3 điểm nóng trên, cho tới nay, mối đe dọa lớn nhất là cuộc chơi hung hăng của “con gà chọi” quân đội Bắc Kinh đang tham gia ở trên không phận và xung quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc Hoa Đông.

Hôm 23/4, máy bay quân sự Trung Quốc, chủ yếu là máy bay chiến đấu, đã bay áp sát nhóm 5 hòn đảo hoang này, buộc Nhật Bản phải tức tốc điều một số máy bay chiến đấu F15 từ căn cứ không quân trên đảo Okinawa để cảnh báo.

Cùng thời điểm, 8 tàu khảo sát biển của Trung Quốc cũng tiến vào khu vực 12 hải lý quanh nhóm đảo thuộc vùng lãnh hải của Nhật Bản.

Báo chí Nhật dẫn lời một quan chức chính quyền Tokyo miêu tả hành động của các lực lượng Trung Quốc là “mối đe dọa chưa từng có. Nếu sự phô trương sức mạnh như vậy tiếp tục diễn ra, nhiều người lo ngại nó sẽ dẫn tới tình huống mà lực lượng phòng không Nhật Bản khó có thể xử lý kịp”.

Một trong những hành động hung hăng nhất là vào ngày 30/1 khi một tàu khu trục Trung Quốc chĩa thẳng ra đa kiểm soát tên lửa của mình vào một tàu hải quân và sau đó là cả máy bay Nhật Bản.

Chỉnh hướng ra đa vào mục tiêu chính là bước cuối cùng trước khi bắn tên lửa, là hành động để cảnh báo đối thủ rằng, việc tấn công sẽ diễn ra chỉ trong vòng vài giây.

Trong một tình huống như vậy, những đánh giá sai lầm sẽ rất dễ xảy ra và dẫn tới xung đột.

Nhưng Trung Quốc có vẻ đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó để đòi yêu sách chủ quyền đối với Điếu Ngư/Senkaku.

Trung Quốc, châu Á, gia tăng quyền lực, nguy cơ chiến tranh
Ảnh: AP

Hôm 26/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu trước báo giới, Điếu Ngư là một trong những “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, một cụm từ thường được nước này dành cho các vấn đề mà Bắc Kinh coi là miễn đàm phán và sẵn sàng đi tới chiến tranh vì nó.

Cụm từ “lợi ích cốt lõi” cũng được Bắc Kinh sử dụng đối với vấn đề Đài Loan, và gần như toàn bộ Biển Đông trải rộng xuống phía Nam.

Tranh chấp biên giới kéo dài của Bắc Kinh với Ấn Độ ở Himalaya, nơi từng diễn ra cuộc chiến chớp nhoáng nhưng căng thẳng 1962, bắt đầu sau khi Trung Quốc tấn công vào khu vực biên giới phía bắc giáp Ấn Độ, Tây Tạng.

Những năm gần đây, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tăng cường hiện diện quân sự ở vùng biên giới này, và mặc dù đã có nhiều cơ chế giảm thiểu xung đột, nhưng những vụ đụng độ nhỏ vẫn diễn ra khá thường xuyên.

Ngày 15/4, Trung Quốc di chuyển một trung đội đi sâu 20km vào vùng lãnh thổ đang thuộc kiểm soát của Ấn Độ và thậm chí đóng trại tại đây.

Trại này đóng tại Ladakh, gần khu vực đèo Karakoram chiến lược.

Ấn Độ kêu gọi Trung Quốc rút quân, nhưng sau vài cuộc trao đổi giữa chỉ huy quân đội địa phương với các nhà ngoại giao, tranh cãi vẫn không thể được giải quyết.

Việc Trung Quốc đưa quân qua bên kia biên giới bị người dân Ấn Độ phản đối dữ dội, khi nhiều nhà bình luận cáo buộc Bắc Kinh đã lợi dụng thời điểm khó khăn của chính phủ Thủ tướng Manmohan Singh, người nhiều khả năng sẽ nghỉ hưu trước khi diễn cuộc bầu cử diễn ra vào năm tới.

Thậm chí có người còn lên tiếng yêu cầu chính phủ sử dụng sức mạnh vũ trang nếu cần thiết để buộc Trung Quốc rút quân, bằng không, Bắc Kinh sẽ càng được nước lấn tới, càng hung hăng trong việc thay đổi nguyên trạng.

Nguyên trạng cũng đang bị thay đổi nhanh chóng trên Biển Đông, nơi Trung Quốc có những động thái mạnh mẽ nhằm thiết lập sự hiện diện và sau đó khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam….

Trung Quốc đang hành động với sự hung hăng hiếu chiến để bảo vệ một “lợi ích cốt lõi” vô căn cứ khi liên tiếp đối đầu với tàu cảnh sát biển của Philippine và phá hoại tàu khảo sát Việt Nam ở các vùng biển tranh chấp.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đe dọa tiến hành chiến tranh đối với Việt Nam và Philippine, và hôm 26/4, Bắc Kinh cũng lên án việc Chính quyền Malina đưa tranh chấp ra Liên hợp quốc….

Trâm Anh lược dịch (theo Vancouversun)

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/119620/doi-them-quyen-luc–tq-gay-nguy-co-chien-tranh.html

Cải cách chính trị để giữ chủ quyền

Tiêu chuẩn

Cải cách chính trị để giữ chủ quyền

 

Bình : Đảng cộng sản Việt Nam đang có đoàn đại biểu viếng thăm Trung Quốc, và Trung Quốc lại căn dặn phải “giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng” … Như thế Trung Quốc vừa có thể sai khiến Việt Nam vừa có thể dễ dàng xâm chiếm Việt Nam bằng chính nội gián là đảng cộng sản Việt Nam. Chỉ khi nào đảng cộng sản dám trút bỏ Trung Quốc, trở về với dân tộc, mới có thể giữ vững được chủ quyền và được cả thế giới tự do ủng hộ, ví dụ như Myanmar và Philippines. Nhưng tiếp tục thì chỉ có nước là mất biển, mất đảo, mất người …

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/04/130429_sovereignty_vs_political_reforms.shtml

 

Hội thảo ở Quảng Ngãi

Hội thảo Quốc tế ‘Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – khía cạnh lịch sử và pháp lý’ vừa được tổ chức tại Quảng Ngãi hôm 27/4.

Hội thảo này có sự tham gia của khoảng 50 học giả, nhà nghiên cứu quốc tế, trong đó có những tên tuổi như Giáo sư Carlyle Thayer, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Giáo sư Renato Cruz DeCastro, Tiến sỹ Vũ Quang Việt…

Tiến sỹ Jonathan London từ trường City University of Hong Kong, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, cũng mang đến hội thảo một tham luận mà ông cùng soạn thảo với Tiến sỹ Vũ Quang Việt trong đó hai ông đề cập tới nhu cầu cải cách chính trị để hễ trợ vấn đề chủ quyền.

BBC đã hỏi chuyện Tiến sỹ London về hội thảo.

Tiến sỹ Jonathan London: Tôi đánh giá cao kết quả của hội thảo này. Trong hội thảo các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều bằng chứng rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa và đã thảo luận rất cụ thể về các đòi hỏi phi pháp và bất chính đáng của Trung Quốc đối với Biển Đông.

Sự vắng mặt của các học giả Trung Quốc tại đây, theo tôi thì có cả mặt lợi và không có lợi, vì chúng ta không được nghe và thảo luận về các bằng chứng của TQ nhưng cũng tránh được các cãi cọ nảy sinh do lý luận tuyên truyền của các học giả của nước này.

Tôi đã nêu rõ trong hội thảo ba vấn đề: nhu cầu cần làm rõ các bằng chứng và lý luận về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo ở Biển Đông.

Thứ hai là quảng bá các bằng chứng đó cho thế giới thấy.

“Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để chọn con đường cải cách, đẩy mạnh cải cách chính trị để thu hút hậu thuẫn cho chủ quyền của mình ở Biển Đông.”

Tiến sỹ Jonathan London

Thế nhưng thứ ba, cũng cần thấy rằng Trung Quốc là nước mạnh, có trong tay vũ khí hùng hậu và hung hăng trong tư cách một đế quốc. Nó dẫn tới câu hỏi Việt Nam phải làm gì.

Trung Quốc, như đã nói là một quốc gia lớn, mạnh, quan trọng… và cũng rất tự hào dân tộc. Người Trung Quốc không dễ gì chịu ‘mất mặt’ trước thế giới. Việt Nam do vậy phải tìm ra phương cách làm sao để vừa có cơ sở pháp lý vừa được Trung Quốc chấp nhận.

Một số nhà nghiên cứu, như bản thân tôi, cho rằng Việt Nam cần duy trì quan hệ hai bên cùng có lợi với Trung Quốc [ngay cả trong quá trình đấu tranh về chủ quyền].

BBC: Một phần tham luận được biết là gây tranh luận của ông có nhắc tới khuyến cáo chính trị trong vấn đề chủ quyền?

Tiến sỹ Jonathan London: Bài tham luận của tôi và Tiến sỹ Vũ Quang Việt có phần cuối cùng tập trung vào giải pháp trong vấn đề chủ quyền: làm gì và làm thế nào.

Tôi có nhắc lại tại hội thảo một câu nói của ai đó không rõ, rằng “theo Mỹ thì mất chế độ còn theo Trung Quốc thì mất nước”.

Ngoài hai phương án trên, phương án thứ ba là thế nào? Quan điểm của chúng tôi là nếu Việt Nam muốn giành được sự ủng hộ của quốc tế thì nên đẩy mạnh cách cải cách về chính trị và nhân quyền.

Chừng nào Việt Nam còn bắt giữ, đàn áp, hạn chế tự do ngôn luận thì ít quốc gia nào trên thế giới ủng hộ Việt Nam. Nếu Việt Nam thay đổi theo chiều hướng cởi mở như vậy thì Việt Nam sẽ giành được sự ủng hộ của quốc tế, có thế mạnh trong vẫn đề chủ quyền.

BBC: Sau khi trình bày tham luận thì phản ứng của cử tọa như thế nào, thưa ông?

Tiến sỹ Jonathan London: Có ba phản ứng. Một số học giả nước ngoài biết nhiều về Việt Nam thì cảnh báo: “Có muốn về Việt Nam nữa không?”. Một số thuộc ban tổ chức thì nói rằng không nên tham luận như vậy và không nên đề cập vấn đề ngoài lề như vậy.

Ông London trên Truyền hình Việt NamTiến sỹ Jonathan London giảng dạy tại City University of Hong Kong

Nhưng cũng có người tới gặp tôi và cảm ơn vì đây là chủ đề quan trọng cần được nói tới.

Cả tôi và ông Vũ Quang Việt đều không thể hoàn toàn chắc chắn tất cả những điều chúng tôi đưa ra đều đúng 100% nhưng đóng góp của chúng tôi là để góp phần giúp Việt Nam giải quyết vấn đề chủ quyền.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để chọn con đường cải cách, đẩy mạnh cải cách chính trị để thu hút hậu thuẫn cho chủ quyền của mình ở Biển Đông.

Tôi còn đề cập tới Kiến nghị 72 của các trí thức nhân sỹ về sửa đổi Hiến pháp trong phần trình bày của mình, đề nghị Nhà nước Việt Nam cân nhắc các đề xuất của Nhóm 72 để làm sao có một hệ thống hiệu quả, minh bạch hơn và có trách nhiệm hơn với các công dân của mình.

Tôi nghiên cứu về Việt Nam đã 20 năm nay. Sau 20 năm nghiên cứu sâu về Việt Nam, tôi thấy tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông thực ra có liên quan tới nền kinh tế-chính trị của Việt Nam.