Tag Archives: Phật Giáo

Nude để thiền!

Tiêu chuẩn

Sau vụ em gái Ngọc Quyên nude để bảo vệ môi trường bị “ném đá” tơi bời, lại thêm mấy em gái thích “nổi” nude tiếp, với đủ lý do, kể cả không nhân dịp gì…

 

Tưởng đâu mấy vụ nude sắp chìm vào dĩ vãng thì bà con lại được dịp “thưởng ngoạn” một vài bức trong bộ 12 ảnh nude sắp được “thầy” Huệ Phong tung ra triển lãm tại Không gian Thoát art (TP.Vũng Tàu), trong dự án “Thoát” (mà năm ngoái đáng ra làm triển lãm tháng 12 thì bị “tuýt còi” vì chưa xin phép). Lần này là nude 100% với cảnh cô gái đang uốn éo tìm cách dụ dỗ ông thầy chùa đang ngồi thiền. Ý tưởng nhiếp ảnh “ý niệm” này của “thầy” Huệ Phong – thực ra là một cư sĩ có đọc sách, “nghiên cứu” Phật giáo – nằm trong một dự án “Thoát” nghe có vẻ hoành tráng: “Trong các thứ ái dục, không gì đáng ngại bằng sắc dục…”.

Diễn viên là em T.N.V, nghe “thầy” Huệ Phong giới thiệu là trước khi chụp ảnh để “ngấm” thiền đã vào chùa thực tập, rồi nghe ông giảng pháp. Chắc là “ngấm” quá nên cô gái trẻ măng sinh năm 1988 tại Sóc Trăng này sẵn sàng “hy sinh” vì cái sự “thoát” này như thế. Nhưng hỏi bác Google, té ra em T.N.V này trước đó đã nổi danh trên mạng bằng mấy bộ ảnh sexy “khủng” luôn trong áo yếm.

Ui zời! Đúng là “win win” – hai bên cùng thắng. “Thầy” Huệ Phong được dịp quảng cáo dự án nghe qua tưởng đậm chất thiền, mà nhìn ảnh toàn thấy màu trần tục này. Còn em nó được thêm một dịp khoe “body” chính đáng với lý do “sang” hơn hẳn bảo vệ môi trường nhé. Nude vì thiền.

Nhưng ai đó lại bảo cả hai đều thua. Bởi em kia thì tự “tố cáo” mình là “đầu ngắn chân dài”, “dũng cảm” làm mọi cách để nổi. Còn ông “thầy” kia xem ra dù khoe đọc nhiều, nghiên cứu này nọ, nhưng vẫn “chưa ngấm tương dưa”. Không tin à? Thì bạn cứ xem thử tấm ảnh này xem và bình luận nhé!

Đoạn phim về thầy bói Huệ Phong. Phật giáo biến tướng đây mà. Mỵ dân, lừa gạt, làm bôi nhọ phật giáo.

Lý do gây thù hận tôn giáo ở Miến Điện

Tiêu chuẩn

Lý do gây thù hận tôn giáo ở Miến Điện

Alan Strathern

Đại học Oxford

Trong tất cả những giáo huấn đạo đức đạo Phật được thấm nhuần trong các nhà sư, thì việc tránh sát sinh được nhắc tới đầu tiên, và nguyên tắc bất bạo động được cho là nằm ở vị trí trung tâm, quan trọng hơn nhiều đối với đạo Phật so với bất kỳ tôn giáo lớn nào khác.

Vậy tại sạo các vị sư lại có những bài diễn thuyết đầy thù hận chống lại người Hồi giáo và cùng hòa vào những đám đông giận dữ vốn đã khiến hàng chục người thiệt mạng?

Đây là điều đang diễn ra tại hai quốc gia nằm cách nhau cả ngàn dặm trên Ấn Độ Dương – Miến Điện và Sri Lanka.

Vấn đề là cả hai nước này đều đang không hề phải đối diện với mối đe dọa từ các tay súng Hồi giáo cực đoan.

Người Hồi giáo ở cả hai nơi đều là những cộng đồng nhỏ, sống hiền hòa.

Tại Sri Lanka, giết mổ gia súc theo nghi thức Hồi giáo (halal) là một vấn đề. Được các nhà sư dẫn đầu, các thành viên Bodu Bala Sena, Lữ đoàn Phật tử, đã có các cuộc tuần hành kêu gọi có hành động trực tiếp, tẩy chay các cơ sở kinh doanh của người Hồi giáo, và đặt các rào chặn bao quanh các gia đình Hồi giáo.

Ở Sri Lanka, không có người Hồi giáo nào bị giết chết. Nhưng tình hình tại Miến Điện nghiêm trọng hơn nhiều.

Tại đây, sự thù hận được lan ra từ nhóm 969, là nhóm do một nhà sư dẫn đầu. Sư Ashin Wirathu đã từng bị tù hồi năm 2003 với tội danh kích động hận thù tôn giáo.

Được thả năm 2012, ông tự gọi mình một cách kỳ cục là “Bin Laden Miến Điện”.

Hồi tháng Ba, đã xảy ra làn sóng bạo lực trực tiếp nhắm vào cộng đồng người Hồi giáo ở thị trấn Meiktila thuộc miền trung Miến Điện, khiến ít nhất 40 người chết.

Các ngôi làng của người Hồi giáo ở Meiktila đã bị thiêu trụi hồi tháng Ba

Nguồn cơn bắt đầu từ một cửa hàng vàng. Các phong trào ở cả hai nước đều khai thác tâm trạng bất mãn về kinh tế, một nhóm tôn giáo thiểu số bị dùng làm vật thế mạng cho sự bực tức của nhóm người đa số.

Hôm thứ Ba, các Phật tử hung hăng đã tấn công các thánh đường Hồi giáo và phóng hỏa đốt hơn 70 ngôi nhà ở Oakkan, nằm phía bắc Rangoon, sau khi một cô gái Hồi giáo đi xe đạp đâm phải một nhà sư.

Một người thiệt mạng và chín người bị thương.

Nhưng phải chăng các nhà sư Phật giáo không phải là những người tốt có đức tin?

Tất cả những ai theo đạo Phật đều được dạy rằng cách suy nghĩ hung hãn là chuyện xấu.

Phật giáo thậm chí còn được dạy cách thức cụ thể để hóa giải tâm trạng này. Nhờ thiền, sự khác biệt giữa cảm giác của mình và của những người khác sẽ được xoa dịu, trong lúc bạn sẽ mong muốn cho vạn vật đều được sinh sôi nảy nở.

Tất nhiên, Thiên chúa giáo cũng có lời răn dạy yêu thương. “Hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi con,” là lời dạy của Chúa Jesus.

Nhưng bất kể mỗi tôn giáo được khởi đầu ra sao, thì sớm muộn nó cũng đi vào một liên minh với quyền lực nhà nước.

Các nhà sư Phật giáo trông chờ vào sự ủng hộ, ban phước và quyền lực mà chỉ các vị vua mới có thể đem lại. Các vị vua thì trông vào các nhà sư nhằm lấy được sự chính danh mà chỉ những người đức cao vọng trọng mới có thể đưa ra.

Những người tham gia thập tự chinh (ban đầu là những cuộc hành hương về Giê-ru-sa-lem, nơi bị quân Hồi Giáo đánh chiếm vào thế kỷ thứ 8 được quân đội bảo vệ, sau đó bị lạm dụng và chính Giáo Hoàng Urban là một người được các vua chúa dựng nên chứ không phải qua bầu chọn như ngày nay. Tất nhiên nó bị lên án mạnh mẽ vì dùng bạo lực trộn với tôn giáo, và các Giáo Hoàng sau này phải lên tiếng xin lỗi), các tay súng Hồi giáo cực đoan, hay các lãnh đạo của “các quốc gia yêu tự do”, đều biện hộ cho việc cần có hành vi bạo lực bằng việc nhân danh một lý do cao cả hơn.

Các nhà cầm quyền theo Phật giáo và các nhà sư cũng không nằm ngoài ngoại lệ này.

Xét về mặt lịch sử mà nói, thì Phật giáo cũng không phải là một tôn giáo hiền hòa hơn Thiên chúa giáo.

Một trong những vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử Sri Lanka là Dutugamanu, người đã thống nhất hòn đảo hồi thế kỷ thứ hai trước Công nguyên.

Ông được cho là đã đặt một thánh tích Phật giáo vào trong chiếc thương của mình và đưa 500 vị sư đi cùng trong cuộc chiến chống lại một vị vua không theo Phật giáo.

Ông đã hủy diệt đối phương. Sau cuộc tắm máu, một số người đã tán dương ông: “Giết chúng như giết thú vật; Ngài sẽ khiến đức tin Phật giáo tỏa sáng.”

Những người cầm quyền Miến Điện biện hộ cho các cuộc chiến nhân danh điều mà họ gọi là học thuyết Phật giáo thực sự.

Tại Nhật Bản, nhiều võ sĩ đạo samurai là những người theo Thiền của đạo Phật và đưa ra nhiều lý lẽ biện hộ. Chẳng hạn, giết một kẻ phạm tội khủng khiếp chính là một hành động trắc ẩn.

Lý lẽ này cũng được nhắc lại khi Nhật Bản huy động sức mạnh để tham gia Đại chiến Thế giới thứ hai.

Đạo Phật đã giữ vai trò dẫn dắt các phong trào theo chủ nghĩa dân tộc trong lúc Miến Điện và Sri Lanka muốn lật đổ sự thống trị của Đế chế Anh.

Đôi lúc đã nổ ra tình trạng bạo lực. Hồi thập niên 1930, ở Rangoon các nhà sư đã dùng dao đâm chết bốn người châu Âu.

Quan trọng hơn, nhiều người cảm thấy đạo Phật chính là một phần trong tính cách dân tộc của mình, và việc có những nhóm người nhỏ khác trong quốc gia vừa mới giành được độc lập này là điều khiến họ khó chịu.

Năm 1983, căng thẳng sắc tộc ở Sri Lanka đã bùng nổ thành cuộc nội chiến. Theo sau các cuộc tàn sát bài người Tamil, các nhóm Tamil đòi ly khai ở miền bắc và miền đông hòn đảo này đã tìm cách tách khỏi chính phủ của người Sinhale chiếm đa số.

Làn sóng bạo lực mới đây khiến nhiều người Hồi giáo ở Miến Điện bị mất nhà cửa

Trong cuộc chiến, cuộc bạo động tồi tệ nhất chống lại người Hồi giáo ở Sri Lanka đã xảy ra do các phiến quân Tamil. Nhưng sau khi cuộc giao tranh chấm dứt một cách đẫm máu với sự thất bại của các phiến quân hồi 2009, dường như sự giận dữ của cộng đồng chiếm đa số đã tìm được mục tiêu mới, cộng đồng Hồi giáo thiểu số.

Ở Miến Điện, các vị sư nắm giữ sức mạnh tinh thần trong việc thách thức chính quyền quân sự nhằm đòi dân chủ trong cuộc cách mạng 2007. Các cuộc biểu tình hòa bình là vũ khí chính khi đó, và các nhà sư đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

Nay một số nhà sư đang dùng sức mạnh tinh thần của mình để phục vụ cho một cái đích hoàn toàn khác.

Chỉ là một nhóm nhỏ, nhưng với 500 ngàn người nếu tính cả những đứa trẻ được gửi vào các tu viện nhằm trốn cảnh đói nghèo hay mồ côi, thì các nhà sư rõ ràng chiếm một lượng đáng kể trong số giới trẻ giận dữ.

Hiện người ta vẫn chưa nắm được bản chất thực sự của mối quan hệ giữa những đối tượng Phật giáo cực đoan và các đảng cầm quyền ở cả hai quốc gia.

Bộ trưởng Quốc phòng đầy quyền lực của Sri Lanka, Gotabhaya Rajapaksa, là khách danh dự trong lễ khai trương trường huấn luyện Lữ đoàn Phật tử, và ông đã nhắc tới các nhà sư như là những người “bảo vệ đất nước, tôn giáo và chủng tộc của chúng ta”.

Nhưng thông điệp bài Hồi giáo dường như đã chạm được vào các bộ phận dân chúng.

Tuy không chiếm đa số ở cả hai quốc gia, nhưng nhiều người theo đạo Phật chia sẻ rằng đất nước họ phải được thống nhất, và rằng tôn giáo của họ đang bị đe dọa.

Người ta tin rằng Hồi giáo cực đoan là tâm điểm của nhiều cuộc xung đột bạo lực nhất trên thế giới. Họ cảm thấy rằng họ đang họ đang bị đấy tới hướng phải cải đạo bởi những niềm tin tôn giáo cực đoan hơn. Và họ cảm thấy rằng nếu như các tôn giáo khác đang ngày càng trở nên cứng rắn hơn, thì họ cũng phải nên như vậy.

Alan Strathern là một nhà nghiên cứu về lịch sử tại trường Brasenose College, thuộc Đại học Oxford và là tác giả cuốn sách “Kingship and Conversion in Sixteenth-Century Sri Lanka: Portuguese Imperialism in a Buddhist Land” (tạm dịch “Vương triều và Cải đạo trong Thế kỷ 16 tại Sri Lanka: Chủ nghĩa Đế quốc Bồ Đào Nha ở miền đất Phật giáo”).

Ở Việt Nam thì thế nào ? 117 thánh tử đạo công giáo và hàng ngàn người công giáo khác bị giết hại vì ai ? Chính Phật Giáo cũng đã giết chết cố tổng thống Ngô Đình Diệm một cách dã man thay vì xử án, tại sao vậy ?

Hòn đá cộng sản

Tiêu chuẩn

Hòn đá cộng sản

daBây giờ mới biết hòn đá lạ ở đền Hùng lả của phù thủy ta phá thế yểm của đạo sĩ Nguyên Mông ( tại đây): năm 2009, người ta phát hiện một viên gạch lạ có in chữ Hán. “Văn bản trả lời của ông Nguyễn Minh Thông (đề ngày 20/3/2013) mới đây lên tỉnh Phú Thọ, cho biết viên gạch nọ được Phú Thọ nhờ Trung tâm của ông Thông nghiên cứu, xem xét. Một số nhà khoa học, chuyên gia ngoại cảm đã vào cuộc hội thảo nhiều lần, khẳng định viên gạch này có từ cuối thời Trần, do đạo sỹ của quân Nguyên Mông mang đến đặt. Thời đó phía Nguyên Mông bị thua trận vì bị nhà Trần ta đánh tan ba lần, đã cử đạo sỹ được cải trang sang nước Nam ta, dùng thủ đoạn yểm bùa gạch này tại Đền Thượng, trên viên gạch được ghi “Đánh đổ đức sáng Vua Hùng (hiện còn lưu giữ tại bảo tàng Đền Hùng).”

Đoạn trích trên đăng ở báo Tiền Phong chỉ thấy duy nhất một thông tin là đáng tin , ấy là viên gạch có từ thời Trần, còn thì rất tù mù. Làm sao có thể biết quân Nguyên Mông cử đạo sĩ cải trang lẻn vào đến Đền vua Hùng đặt viên gạch kia? Tại sao đạo sĩ Nguyên Mông lại viết chữ Hán và gọi vua Hùng bằng vua? Trong suốt lịch sử Việt chưa thấy “giặc phương Bắc” nào gọi vua Việt là vua cả. Và tại sao đạo sĩ Nguyên Mông lại tìm đến Đền vua Hùng để yểm đảo, trong khi đáng ra phải yểm đảo nơi thờ đức thánh tổ nhà Trần? Chỉ chừng đó cũng ngửi thấy cái mùi tạo tác của mấy ông” khoa học, chuyên gia ngoại cảm” rồi.

Giả sử hòn gạch kia là có thật thì phá thế yểm có phải là một hòn đá mà, như Đào Tuấn mô tả, trên đó đầy “những dấu, những triện, dòng chữ Phạn, chữ Hán, những câu thần chú, Mật tông, những “Bách giải tiêu tai phù”, những tinh tú, những bát trận đồ, những bát quái, quẻ càn…” ? Và có phải như ông Thông khẳng định: “phải có linh khí của Phật thì mới cùng với linh khí của Đức Thánh Trần kết hợp thì mới hóa giải được bùa phép nguy hiểm đã bị yểm đảo của giặc phương Bắc“, trong khi Đức Thánh Trần cũng là nhà Phật?

Vô cùng tù mù!

tgiong001

Hòn đá này là đá trấn yểm hay hòn đá mê tín dị đoan? Phải gọi cho đúng tên chứ không thể gọi là hòn đá lạ được. Cũng như năm 2010, người ta tổ chức nghi lễ đúc tim tượng cho tượng đài Thánh Giống, có người nói tim đó là tim lạ. Người khác cãi, nói tim do người cộng sản tạo ra thì gọi đó là tim cộng sản. Chỉ có người cộng sản mới nghĩ ra chiêu độc đúc tim cho tượng, ngoài ra không có ai nghĩ ra được cái chiêu đó.

A, phải rồi. Sự tích hòn đá bắt đầu từ chủ trương của ” lãnh đạo Phú Thọ” cụ thể là ông Nguyễn Hữu Điền (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ) chắc chắn  là một người cộng sản, đến ông thấy bùa yểm là đại tá quân đội Nguyễn Minh Thông, ông này không đảng viên sẽ không có quân hàm đại tá, tóm lại thầy phá thế yểm Nguyễn Minh Thông đích thị là một người cộng sản.  Hòn đá sinh ra trong thời cộng sản được chế tạo bởi những người cộng sản. Thế thì hòn đá này cũng được gọi là hòn đá cộng sản chứ còn gì nữa.

Nếu ngại, không muốn gọi đó là hòn đá cộng sản vì cộng sản vô thần, thì nên gọi đó là hòn đá bịp bợm.

Rứa đo rứa đo.

NQL

http://quechoa.vn/2013/04/17/hon-da-cong-san/

Việt Nam: chùa chiền và tiền bạc

Tiêu chuẩn

Việt Nam: chùa chiền và tiền bạc

Chùa "Trầm Bê"Chuyên gia cảnh báo vụ lợi làm cho tôn giáo, tín ngưỡng trở nên tha hóa

Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam có nguy cơ bị tha hóa và lũng đoạn mạnh vì tính vụ lợi trong số người giàu, quan chức, được tiếp tay bởi một số tu sỹ và cơ sở tôn giáo tín ngưỡng.

Đó là nhận định của một số nhà nghiên cứu tôn giáo và xã hội học nhân sự kiện một số ‘đại gia’ tài trợ cho các cơ sở tôn giáo, thậm chí xây chùa đứng tên mình gây ồn ào.

Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 15/4/2013 từ Hà Nội giữa lúc báo chí nêu nhiều về chuyện ‘chùa Trầm Bê’, Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho rằng các hiện tượng này đang gây xáo trộn, làm rối loạn đời sống, tín ngưỡng truyền thống của người dân Việt Nam.

Ông bày tỏ sự quan ngại khi phải ghi nhận một bộ phận mà ông cho là “không nhỏ” các quan chức, trong đó có cả các nhà quản lý, cũng tham gia vào việc tiếp tay cho một số cá nhân, tổ chức buôn thần, bán thánh qua việc cầu lộc, cầu tài và lạm dụng kinh tài qua trao nhận cúng dường, công đức.

Đặc biệt nhà nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng dân gian này khẳng định cũng có một bộ phận không nhỏ các tổ chức, cá nhân hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có các nhà đền, nhà chùa, một số tăng ni, sư sãi cũng vụ lợi.

“Có những cơ sở tôn giáo tín ngưỡng kiếm đến hàng bốn, năm chục tỷ đồng mỗi năm,” ông nói.

“Và vấn đề là các cơ quan quản lý nhà nước không thể biết nổi họ kiếm được bao nhiêu, chứ chưa nói tới đánh thuế.”

Giáo sư Thịnh cũng phản ánh hiện tượng nhiều đảng viên, quan chức chính quyền công khai tới các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo để cầu lộc cầu tài, một số còn để cho tên tuổi của họ được một số đền chùa loan báo danh tính, mà theo ông là để tăng uy danh cho các cơ sở cung cấp dịch vụ cầu an, giải hạn đó.

Ông nhắc tới một số ngôi chùa như Chùa Phúc Khánh ở ngay thủ đô Hà Nội, hay Lễ hội đền Trần ở Nam Định là những địa điểm mà nhiều quan chức tới cầu chức, cầu tài và địa vị.

“Đền Trần trở thành nơi cầu lộc cầu tài của quan chức, chứ không phải là nơi dành cho dân thường nữa,” ông nói.

“Có những cơ sở tôn giáo tín ngưỡng kiếm đến hàng bốn, năm chục tỷ đồng mỗi năm. Và vấn đề là các cơ quan quản lý nhà nước không thể biết nổi họ kiếm được bao nhiêu, chứ chưa nói tới đánh thuế”

Giáo sư Ngô Đức Thịnh

“Những việc làm này của quan chức chỉ gây tác động xấu cho cộng đồng và cho người dân…”

“Thăng quan tiến chức phải do chính từ năng lực bản thân chứ không phải là do việc cầu tài, cầu lộc, xin âm phù, dương trợ như vậy…”

Ông cho rằng những hành vi cầu xin này chỉ phản anh sự thiếu tự tin vào bản thân, cũng như vào chính chế độ mà các đảng viên, quan chức này đang làm việc, chấp chính.

‘Xa lạ’

Cũng về chủ đề này, hôm thứ Hai, Tiến sỹ xã hội học BấmNguyễn Đức Truyến khẳng định các đại gia, quan chức ở Việt Nam hiện nay đang có nhu cầu mạnh về cầu tài, cầu lộc, cầu an, cũng như cầu quyền lực ở góc độ nhu cầu và tâm linh nhằm vụ lợi cá nhân, một hiện tượng mà ông cho là phổ biến.

Ngược lại, nhiều cơ sở tôn giáo, gồm không ít chùa chiền và sư sãi cũng đang rời xa nguồn gốc của tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống lâu nay của dân tộc để đi tới lựa chọn vừa thích tu vừa thích hưởng thụ.

Ông Truyến cho rằng khi tôn giáo trở thành một thứ dịch vụ xã hội, thì tính chất tôn giáo của nó đã biến đổi và không còn thuần khiết nữa.

Ngay cả cách thức tu hành và hưởng thụ của nhiều bậc tu sỹ, trong đó có nhiều sư sãi, thầy đền, thầy chùa cũng đang đặt ra vấn đề.

“Chùa ngày là để cứu với sinh linh, cho nên đem cái khổ của mình ra để xoa dịu cái khổ của nhân loại, cho nên họ muối một vại dưa, vại cà ăn hàng một hai năm, nhà chùa toàn mặc áo thô, đi chân đất thôi, chứ không diện, sang trọng hay sa hoa như bây giờ,” ông nói.

Nhưng nay theo ông nhiều vị tu sỹ vừa được hưởng thanh bình sau không gian chùa, chiền, đền, đài, miếu mạo, vừa có vẻ hài lòng, tỏ ra có nhu cầu rõ ràng và thích nhận các khoản cúng dường không nhỏ của các giới tín đồ, phật tử, trong đó có những quan chức, đại gia.

Ông cũng nói nhiều bậc tu hành hiện nay không còn đạm bạc trong sinh hoạt ăn uống như xưa, mà họ ăn uống, dinh dưỡng, dù là chay, nhưng phong phú, chất lượng, dinh dưỡng tốt hơn rất nhiều, lại có phương tiện sinh hoạt ăn ở, đi lại rất thuận lợi.

“Bây giờ các sư sãi sống cũng tốt hơn ngày xưa, điều kiện đi lại cũng dễ hơn, ngay cả trong chùa cũng có điều hòa nhiệt độ.

“Ăn uống tiêu chuẩn cũng cao hơn. Mặc dù ăn chay những cũng rất là sang trọng, rất là đảm bảo về mặt dinh dưỡng, về mặt an toàn thực phẩm,

“Cách sống rất là thanh cảnh như vậy mà lại vẫn đầy đủ như vậy.”

Nhà xã hội học cho rằng do có những thay đổi theo hướng này, mà một số tín đồ, phật tử cảm thấy có thể “xa lạ với” với cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.

Ông nói: “Vì thế nên tôi nghĩ người nghèo nói chung bây giờ cũng cảm thấy xa lạ với nhà chùa, có thể những chùa gần gũi thì người ta đến, còn những chùa sang trọng quá, người ta cũng không dám đến.”

Tiến sỹ Truyến cũng so sánh sự khác biệt của tôn giáo xưa và nay được thể hiện ra ngoài hình thức kiến trúc, bài trí của các cơ sở, tôn giáo. Ông nói:

“Chùa ngày là để cứu với sinh linh, cho nên đem cái khổ của mình ra để xoa dịu cái khổ của nhân loại, cho nên họ muối một vại dưa, vại cà ăn hàng một hai năm, nhà chùa toàn mặc áo thô, đi chân đất thôi, chứ không diện, sang trọng hay sa hoa như bây giờ”

Tiến sỹ Nguyễn Đức Truyến

“Các ngôi chùa Việt Nam ngày xưa gắn với kiến trúc, khung cảnh Việt Nam, nó ẩn khuất, nó chan hòa không chỉ với cộng đồng mà với cả thiên nhiên nữa.

“Các ngôi đình, hay ngôi chùa nó cũng thấp thôi, nó không cao như bây giờ, hay nó cũng không phải là chót vót trên đỉnh đồi, để lôi kéo mọi người thập phương đến như kiểu nhà thờ thời Trung Cổ, nó gần gũi với con người.

“Nhưng bây giờ tôi thấy nó như một cái gì đó đồ sộ như là thành quách, như cung đình, nó mang tính chất biểu trương sức mạnh của tiền bạc nhiều quá…

Ông nói thêm: “Tôi thấy nó không gần gũi với tâm hồn đạo Phật, chùa chiền thời nguyên thủy, thí dụ ai cũng có thể đến được, nhất là người nghèo càng có thể đến được, chứ bây giờ đến chùa trông khang trang quá, người ta cũng sợ…”

Tiến sỹ Truyến, người có nhiều công trình nghiên cứu với Viện xã hội học về tôn giáo cho rằng khi tôn giáo, tín ngưỡng xuất hiện từ góc độ cá nhân là chính, đặc biệt là đề cao tiền bạc, vụ lợi thì chúng đã mất đi rất nhiều ý nghĩa của mình.

“Tôn giáo nguyên thủy lành mạnh hơn,” ông nói với BBC.

Được biết ở một số quốc gia, ngoài việc có luật pháp quy định rõ ràng, các nguồn thu nhập cá nhân hay tổ chức của các cơ sở hoạt động tôn giáo bị đặt dưới sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ của chính quyền.

Một số nơi còn coi hành nghề tôn giáo tạo thu nhập là một nghề nghiệp và là đối tượng điều chỉnh của các luật thuế, một trong các lý do được biết là để tạo đảm bảo công bằng trong xã hội, đặc biệt giữa các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh từ hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, so với các lĩnh vực thương mại, dịch vụ thông thường khác.

Luật pháp các nước này thậm chí cũng coi các hoạt động quảng cáo, PR vụ lợi thông qua các hoạt động, kinh doanh tôn giáo tín ngưỡng là đối tượng chịu các loại thuế hay lệ phí nhất định.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/04/130415_vn_religious_profits.shtml

Phật giáo, nhục dục và sự ngụy biện …

Tiêu chuẩn

Truy tìm nguồn gốc tượng Phật ‘sắc dục’

 

Bài viết của ông HungThe <hungthe42@att.net>, đồng hóa Phật giáo và nhục dục.

Một tượng Phật bị “ném đá” trên mạng vì tạo hình được cho là quá sắc dục. Tuy nhiên, theo giới nghiên cứu, tượng không những không phạm sắc giới mà còn vô giá nếu quả thực là tượng cổ VN.

Hình bức tượng bị cư dân mạng cư xử bất công.
Một người nữ khỏa thân ngồi trong lòng, choàng tay ôm lấy vị Phật. Ngay lập tức bức tượng này khiến nhiều người cảm thấy đạo Phật bị xúc phạm.
Theo tờ Bangkok Post, tấm ảnh lấy từ trang cá nhân này được cho là chụp tại VN đã khiến phật tử Thái Lan vô cùng giận dữ. Không chỉ có thế, nhiều cư dân mạng VN cũng chia sẻ nỗi bất bình vì hình ảnh này. Mặc dù vậy, phản ứng của Tiến sĩ Nguyễn Minh Ngọc, người nghiên cứu Phật giáo tại Viện Tôn giáo – Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN, lại khác hẳn. “Đây là một bức tượng Mật tông”, TS Ngọc nói.
Bà Ngọc không “nói chơi” mà minh chứng điều đó bằng cuốn sách Đồ giải Tây Tạng Mật tông, của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thiểm Tây. Đây là cuốn sách bà Ngọc mua tại Hong Kong, nơi những cuốn sách có hình ảnh tương tự như bức tượng “sexy” trên không khó kiếm.
Ý nghĩa triết học
“Nếu coi đây là bức tượng mô tả Phật đang quan hệ tình dục với một người nữ thì hoàn toàn không đúng. Cái không đúng này bắt nguồn từ việc chúng ta đang nhìn bức tượng rồi áp đặt cho nó cách suy nghĩ hiện đại, trong khi nguồn gốc văn hóa của nó – vốn là triết học phương Đông – lại rất khác”, bà Ngọc nói.
Theo bà, gốc văn hóa của tượng chính là quan điểm triết học trong âm có dương, trong dương có âm. Trong từng con người cũng chứa đủ cả âm lẫn dương. Bức tượng “lạ” cũng nói lên triết lý âm dương như vậy. Do đó, nó không hề bậy bạ như nhiều người suy nghĩ.
Trong cuốn Đồ giải Tây Tạng Mật tông nói trên có rất nhiều hình vẽ các tượng Phật tương tự bức tượng đã làm nhiều phật tử Thái Lan lẫn VN bức xúc. Bức Phổ hiền phật mẫu (tượng âm khởi, có tượng chính là nữ) mang ý nghĩa Trí tuệ. Bức Phổ hiền phật phụ (tượng dương khởi, có tượng chính là nam) mang ý nghĩa Từ bi. “Rõ ràng, biểu đạt của nó không phải quan hệ nam nữ như nhiều người nhìn nhận. Nếu suy luận từ hai bức này, bức tượng bị ném đá sẽ có nghĩa là Từ bi”, bà Ngọc nói.
Bà Ngọc còn cho biết, quan hệ tình dục như hiện nay chúng ta hiểu chỉ là một phần trong triết học phương Đông cổ là sự hòa hợp âm dương. Khi hợp nhất âm dương, chúng ta đạt đến tình trạng sáng suốt, sức khỏe, minh mẫn. Chính vì thế, triết học phương Đông có thể coi là khởi nguồn của nghệ thuật tính dục. Những cuốn sách về tình dục hiện đại tại Mỹ giờ đây cũng quay trở về với những nguyên lý triết học phương Đông này.
Lấp khoảng trống lịch sử Mật tông
Việc không được mắt thấy tay sờ, lại chỉ được nhìn từ một góc khiến các nhà khoa học rất khó đưa ra nhận định kỹ lưỡng về tượng. Màu sắc của ảnh chụp (trên mạng) cho thấy đây nhiều khả năng là tượng sơn son thếp vàng. Nếu đúng vậy, nhiều khả năng đây là tượng VN. Tuy nhiên ngay cả màu sắc tượng cũng phụ thuộc nhiều vào người chụp, sửa ảnh.
“Nếu được tiếp xúc, chúng ta mới có thể so sánh với các tượng Phật khác, để tìm ra thời kỳ qua các yếu tố như chất liệu, cách thức tiếu tượng (tạc tượng). Nếu nó ở trong chùa, có thể nghiên cứu tương quan vị trí đặt tượng”, TS Ngọc nói.
Tuy nhiên, nhìn vào bức ảnh, với hậu cảnh của tượng, nhiều khả năng tượng không còn ở trong chùa mà đang thuộc một bộ sưu tập.
“Tôi từng thấy một số bức tượng tương tự trong một triển lãm của nhà sưu tập Dương Phú Hiến, từng được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật VN. Tượng có kích cỡ rất nhỏ. Theo tôi đó không phải tượng VN”, nhà nghiên cứu mỹ thuật Phạm Trung, Viện Mỹ thuật nói. Cũng theo ông Trung, hiện có người mua loại tượng này về bộ sưu tập và coi như một tác phẩm nghệ thuật, không phải như đồ thờ tự.
Về việc sưu tập loại tượng này, PV đã liên hệ song nhà sưu tập Dương Phú Hiến cho biết hiện đang đi công tác và sẽ có cuộc gặp sau khi trở về.
“Những tượng như thế này có thể thấy nhiều ở một số nước có Phật giáo Mật tông, chẳng hạn như Nepal. Gần đây cũng nhiều người ra nước ngoài rồi mang tượng Mật tông về. Có thể đây là một trong những bức tượng được mang về như thế. Tôi chưa từng nhìn thấy một bức tượng thế này của VN”, PGS-TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Tôn giáo, cho biết.
Trong trường hợp như nhiều người nói ở trên: được mang từ nước ngoài về, tượng cũng có ý nghĩa. Nó chỉ báo sự thịnh hành của Phật giáo Mật tông trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. “Theo đó, các chùa Mật tông đang nổi lên, thu hút được nhiều phật tử. Chẳng hạn chúng ta có chùa Quang Ân ở Hà Nội, chùa Tây Thiên ở Vĩnh Phúc”, bà Ngọc nói.
Tuy nhiên, nếu đây là một bức tượng cổ của người Việt, điều này lại rất có ý nghĩa với việc viết lịch sử phát triển Mật tông tại VN. Theo nghiên cứu của TS Ngọc, Phật giáo VN là sự hòa nhập của ba dòng phái Thiền – Tịnh – Mật, nhưng hiện không xác định được chính xác thời điểm du nhập của Mật tông vào VN cũng như dòng phái Mật tông nào từng tồn tại ở VN.
Chứng cứ lịch sử cho thấy vào thời Lý, Mật tông đã có mặt tại VN. Nó thể hiện ở các nhân vật có liên quan tới Mật tông, với phép thần thông (một chỉ báo của Mật tông) như Từ Đạo Hạnh, Minh Không.
“Có điều hiện chưa hề tìm thấy tượng Mật tông tại VN. Chúng ta mới chỉ thấy một vài yếu tố Mật tông – chẳng hạn các ấn chuẩn đề (thế tay của tượng) để định vị Mật tông mà thôi”, bà Ngọc cho biết.
Bản thân sử sách trong nước cũng chưa thấy ghi chép, vẽ về một loại tượng tương tự. Chính vì thế, nếu quả thực đây là một bức tượng cổ của VN thì nó sẽ là một phát hiện lớn đối với khảo cổ học, mỹ thuật và tôn giáo. “Nó viết thêm vào những trang sử Mật tông hiện còn đang trắng tư liệu, đang còn phải tìm kiếm của nước ta”, TS Ngọc nói.
Về phản ứng của phật tử Thái Lan trước bức tượng, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể do Thái Lan là đất nước của Phật giáo tiểu thừa, một dòng tu khác, nên tạo hình này rất dễ gây sốc. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, cũng phải nói thêm từ TK8-TK12, Phật giáo Mật tông có ảnh hưởng lớn ở Đông Nam Á.
Phản ứng khác nhau tại Thái Lan
Bangkok Post dẫn lời một cư dân mạng gọi người đúc tượng là “quỷ dữ”, muốn làm ô uế thanh danh của Đức Phật. Một người sử dụng mạng xã hội Facebook còn kêu gọi giới chức Thái Lan can thiệp bằng đường ngoại giao để phá hủy bức tượng. Tuy nhiên, thực tế thì bức ảnh này chỉ được lan truyền giữa các công dân mạng ở Thái Lan và chẳng rõ do ai chụp, được đưa lên Internet khi nào. Thậm chí không ai biết nó được chụp ở đâu. Thế nhưng, tờ Bangkok Post vẫn đăng lại trên trang web của mình hồi cuối tháng 2.
Trong khi đó, có người lại xem bức tượng là bình thường. Một công dân mạng ở Thái Lan gọi đó là bức tượng nghệ thuật, không có gì gọi là ô uế, dâm dục. “Các bạn không nên nhìn bức tượng với cái nhìn trần tục, vật chất”, người này viết. Một số công dân mạng hiểu biết thì bình luận khá điềm tĩnh. Họ bảo đã từng thấy bức tượng trong tư thế tương tự, tức Đức Phật ngồi trên đài sen với các cô gái ngồi trong lòng ở các ngôi đền ở Tây Tạng. Một công dân mạng ở Thái Lan nói rằng bức tượng nói trên ở Campuchia, chứ không phải ở VN. Nhiều người chia sẻ rằng đây là phần của đạo Phật đại thừa của người Tây Tạng. Người theo đạo Phật ở Tây Tạng và cả ở Ấn Độ, Nepal, Butan thường tạc tượng theo tư thế Yab – Yum (bố – mẹ) phối ngẫu. Đây là biểu tượng của tính dục, được các phật tử thờ cả ngàn năm nay.

Loạt ảnh phơi bày sự thật về tượng Phật ‘sắc dục’

Bức tượng Phật khiến nhiều người Việt Nam “đỏ mặt” có nguồn gốc từ… dãy núi Himalaya.

Hình ảnh cô gái khỏa thân trong bức tượng Phật “nhạy cảm” đã gây nên những cuộc tranh cãi nảy lửa trong cộng đồng mạng VN. Nghi vấn về nhân vật này đã có câu trả lời.
“Cô gái” đó chính là Shakti – tên tiếng Phạn của một lực lượng siêu nhiên đại diện cho năng lượng vũ trụ sơ khai, khởi nguồn của sáng tạo, sự sinh sản và mang bản chất nữ tính.
Shakti có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo, đôi khi còn được hiểu như “Mẹ thần vĩ đại” trong thế giới quan của Ấn Độ giáo.
Thuật ngữ Shakti được du nhập vào Phật giáo Mật Tông sau khi tông phái này ra đời.

Nepal và Tây Tạng, những vùng đất nằm trên dãy Himalaya là nơi Mật Tông phổ biến nhất. Tại đây, hình tượng Shakti ôm Phật được gọi là Hoan Lạc Phật.
Trong Ấn Độ giáo cũng có một hình ảnh tương tự Hoan Lạc Phật, đó là thần Shiva – tượng trưng cho sự hủy diệt – kết hợp với Shakti – sự sáng tạo (như trong ảnh).
Khi được đưa vào Phật giáo, Shakti không còn mang ý nghĩa nguyên bản là sự sáng tạo và sinh sản. Thay vào đó, Shakti trở thành biểu tượng của trí tuệ.
Sự “âu yếm”, “ôm ấp” giữa Đức Phật và Shakti chính là sự kết hợp viên mãn giữa thể xác và trí tuệ, trong đó thể xác tìm kiếm sự giải thoát thông qua trí tuệ.
Sự “hoan lạc” trong Hoan Lạc Phật là sự hoan lạc của một con người đã khai mở trí tuệ chứ không phải sự hoan lạc dục tính giữa nam và nữ.
Có thể ví von, nếu thành tựu cao nhất trong mối quan hệ nam nữ phàm tục là “lên đỉnh”, thì thành tựu của mối quan hệ giữa Đức Phật và Shakti chính là cõi Niết Bàn.
Bên cạnh cách giải thích như trên, còn có nhiều quan niệm khác về ý nghĩa của hình tượng Hoan Lạc Phật.
Một quan điểm cho rằng người phụ nữ không mảnh vải che thân với những động tác gợi tình tượng trưng cho sự quyến rũ trần tục.
Trong khi đó sự bình thản của Đức Phật là minh chứng cho cái tâm đã được giải thoát khỏi bụi trần.
Chính sự giải thoát này là niềm hoan lạc vĩ đại nhất mà một con người có thể đạt được trong kiếp sống của mình.
Một thuyết khác coi người phụ nữ khỏa thân là tượng trưng cho tín đồ dị giáo. Thái độ của người phụ nữ này chính là biểu hiện sự hàng phục giáo lý nhà Phật.

Trở lại với bức tượng “gái khỏa thân ôm Phật” làm xôn xao dân mạng Việt Nam. Dù không thể xác định bức ảnh được chụp ở đâu, nhưng chắc chắn những bức tượng như vậy có thể được tìm thấy dễ dàng tại Tây Tạng, Nepal và một số vùng khác ở Nam Á, nơi có Phật giáo Mật Tông.
Việc dư luận Việt Nam đưa ra những suy diễn “không lành mạnh” về bức tượng Hoan Lạc Phật mà không tìm hiểu về ý nghĩa cao quý của bức tượng này thực sự là một điều đáng tiếc.

Phật giáo và mê tín dị đoan …

Tiêu chuẩn

Hình ảnh chướng mắt ở lễ hội đầu năm

Chen lấn cáp treo, xẻ thịt thú rừng chùa Hương; giành giật cành lộc, giẫm đạp xin ấn đền Trần; trèo tường, chui cửa chùa Bái Đính; hay ăn xin, rải tiền, cướp chiếu, xin nước thánh… đang khiến nhiều lễ hội mất dần ý nghĩa.

Giẫm đạp lên nhau mua ấn đền Trần

Năm nào cũng vậy, đầu năm mới, hàng chục nghìn người lại đổ về chùa Hương lễ phật khiến đường lên tắc nghẽn.

Đầu năm, hàng chục nghìn người đổ về chùa Hương lễ phật khiến cả đường bộ lẫn cáp treo đều tắc nghẽn. Nhiều người phải hành xác suốt nhiều giờ mới lên được Hương Tích trong tiết trời mưa, lạnh. (Xem ảnh)

Dù có lệnh cấm nhưng các nhà hàng, quán ăn ở chùa Hương vẫn bày bán đủ các loại thịt động vật, trong đó có cả nai, nhím, hoẵng...

Dù có lệnh cấm nhưng các nhà hàng, quán ăn ở chùa Hương vẫn bày bán đủ các loại thịt động vật, trong đó có cả nai, nhím, hoẵng… cho khách hành hương về đất phật. (Xem ảnh)

Tương tự, hàng nghìn người đổ về xin lộc bà Chúa Kho ngày đầu năm khiến di tích này quá tải.

Tương tự, hàng nghìn người đổ về xin lộc bà Chúa Kho ngày đầu năm khiến di tích này quá tải. Đâu đâu cũng thấy những mâm lễ đầy ắp tiền, vàng mã ghi đầy đủ tên tuổi, địa chỉ, sao chiếu mạng của chủ nhân. Cảnh khấn thuê, cò mồi đốt vàng hương, lấy tiền công đức… vẫn diễn ra. (Xem ảnh)

Dọc đường dẫn vào đền bà Chúa Kho, người già, trẻ em, người khuyết tật nằm bất động hay lê lết xin tiền du khách.

Dọc đường dẫn vào đền bà Chúa Kho, người già, trẻ em, người khuyết tật nằm bất động hay lê lết xin tiền du khách. Nhiều trẻ em bị ép buộc, lạm dụng để kiếm tiền, trước sự bất lực của Ban quản lý di tích. (Xem ảnh)

Trong đêm khai ấn đền Trần (Nam Định), cả nghìn người chen nhau chui vào điện

Trong đêm khai ấn đền Trần (Nam Định), không chỉ đua nhau ném tiền vào kiệu rước, cả nghìn người dân còn chen nhau chui vào đền, giành giật hoa và cành lộc trên ban thờ mang ra ngoài khiến buổi lễ trở nên hỗn loạn. (Xem ảnh)

Sáng hôm sau, lễ phát ấn đền Trần diễn ra, hàng nghìn người lại xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để giành giật cơ hội mua được lá ấn nhằm thăng quan tiến chức.

Sáng hôm sau, lễ phát ấn đền Trần diễn ra, hàng nghìn người lại xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để giành giật cơ hội mua bằng được lá ấn nhằm thăng quan tiến chức. Nhiều người bị xô ngã, mất trộm, rạch túi trong khi bổng lộc, may mắn chưa thấy đâu. (Xem ảnh)

Tình trạng lộn xộn, ý thức kém còn diễn ra ngay tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Tình trạng lộn xộn, ý thức kém còn diễn ra ngay tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội). Mặc dù Ban quản lý di tích đã căng hàng rào không cho khách tham quan sờ đầu rùa đội bia đá nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn cố tình bế con qua hàng rào để vào sờ đầu rùa mong học giỏi.

Tình trạng lộn xộn còn diễn ra ngay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khách tham quan còn bắt chước, đua nhau ném tiền lẻ vào khu vực bia đá. Thậm chí, nhiều người còn gấp nhỏ tiền nhét vào miệng rùa đá cầu may.
Để tiết kiệm thời gian, tránh phải đi vòng xa nên nhiều khách đi lễ chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á - đã chui qua cửa, trèo tường để ra ngoài.
Để tiết kiệm thời gian, tránh phải đi vòng xa nên nhiều khách đi lễ chùa Bái Đính – ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á – đã chui qua cửa, trèo tường để ra ngoài. Dịch vụ cho thuê thang nhờ đó cũng phất lên. (Xem ảnh)

Hay như đầu năm, người dân ùn ùn đổ về Phủ Na (Thanh Hóa)

Hay như đầu năm, người dân ùn ùn đổ về Phủ Na (Thanh Hóa) hứng “nước thánh” chảy ra từ vách núi đá để tắm rửa đầu năm nhằm “gột rửa bụi trần”. (Xem ảnh)

Với mong muốn sinh con trai, hàng nghìn thanh niên đã đổ về huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) để cướp chiếu trong lễ "đúc Bụt". Nhiều người cướp được một sợi chiếu cói cũng cảm thấy may mắn.

Với mong muốn sinh con trai, hàng nghìn thanh niên đã đổ về huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) để cướp chiếu trong lễ “đúc Bụt”. Nhiều người cướp được một sợi chiếu cói cũng cảm thấy may mắn. (Xem ảnh)

Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại lễ cướp Phết (Lập Thạch, Vĩnh Phúc)

Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại lễ cướp Phết (Lập Thạch, Vĩnh Phúc). Sau lễ hội, cả chục xe máy bị đám đông giẫm bẹp trong lúc tranh phết. (Xem ảnh)

Nhóm phóng viên

Chen lấn, khấn thuê xin lộc bà Chúa Kho

Hàng nghìn người với những mâm lễ đầy ắp tiền, vàng mã cùng chen lấn, xin lộc tại đền bà Chúa Kho (Bắc Ninh), tạo nên cảnh tượng xô bồ. Cảnh khấn thuê, cò mồi đốt vàng hương, lấy tiền công đức… vẫn diễn ra.
Vắng người ‘trả nợ’ bà Chúa Kho cuối năm

Sáng 21/2 (12 tháng Giêng) hàng nghìn người dân chen chúc đổ về đền Bà Chúa kho (Bắc Ninh) để dự lễ hội và cầu tài cầu lộc. Khuôn viên sân đền luôn chật kín người và đầy ắp những mâm lộc.
Khắp nơi, đâu đâu cũng thấy những mâm lễ với đầy tiền, vàng mã được ghi đầy đủ tên tuổi, địa chỉ, sao chiếu mạng của chủ nhân.
Những giá đặt lễ không còn một chỗ trống, nhiều người phải chờ đợi, thậm chí phải trèo lên để tìm chỗ.
Trong điện, cảnh chen lấn xô đẩy cũng diễn ra. Nhiều người phải mất nửa tiếng mới có được chỗ đứng trước điện Bà chúa khấn vái, xin lộc.
Các điện khác, dòng người cũng nối đuôi nhau, xếp hàng khấn vái.
Năm nay, dù Ban quản lý liên tục phát loa cấm cúng, khấn thuê, nhưng trong điện chính và ngoài sân vẫn luôn có cả chục người cầm đĩa và đồng âm dương mời chào khách khấn thuê. Nhiều gia đình thuê người khấn cả tiếng đồng hồ khiến những khách khác không còn chỗ đặt lễ.
Khu nhà kho phát lộc luôn đông đúc nhộn nhịp.
Nhà kho ngập tiền vàng mã.
Một nhóm phụ nữ trung tuổi mang theo chiếc thùng nhựa màu đỏ, trên đặt khay sắt in chữ đền Bà Chúa kho, mỗi khi thấy khách đi qua những người này liền mời chào khách bỏ tiền lên khay. Khi thấy bị chụp ảnh, những người này vội đổ tiền vào trong thùng nhựa và để gọn vào một góc.
Lò hóa vàng hai bên đền luôn có cả chục thanh niên tụ tập, hễ thấy người bê mâm vàng hương tới liền chạy ra xin được hóa vàng hộ rồi đòi khách 20.000 đồng.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Bùi Quang Trung (Ban quản lý đền Bà Chúa kho) cho biết, tại đền hàng năm chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội nên từ ngày mùng 1 Tết, đền đã phục vụ du khách thập phương. Tuy lượng khách về đông dần nhưng chỉ đạt khoảng 70% so với năm 2012.

Theo ông Trung, đền luôn có trên 20 nhân viên, an ninh, trật tự, phối hợp cùng công an phường, cảnh sát 113 có mặt khắp nơi để đảm bảo an ninh nên tình hình trật tự, móc túi và các tệ nạn trong đền không còn diễn ra phổ biến. Tình trạng khấn thuê, cò mồi đốt vàng mã, ăn xin… vẫn còn diễn ra nhưng đều do tự phát, rất khó xử lý vì lực lượng an ninh còn quá mỏng”, ông Trung cho biết thêm.

Bá Đô

Thịt động vật bán tràn lan tại chùa Hương

Cầy hương, nai, hoẵng, nhím… được xẻ thịt sẵn và treo bán tràn ngập dọc lối từ bến đò lên chùa Thiên Trù trong ngày khai hội chùa Hương 15/2.
Chùa Hương tắc nghẽn ngày khai hội

Dọc lối lên Thiên Trù từ bến đò suối Yến, một loạt con thú bị xẻ thịt treo bán tại các nhà hàng ăn uống.

Theo các chủ cửa hàng, ở đây bày bán chủ yếu là thịt nai, hoẵng, nhím.

Mỗi kg thịt thú rừng này được bán với giá 300.000 – 500.000 đồng.

Nhiều con vật bị xẻ hết thịt, chỉ còn trơ xương.

Nhiều du khách cho rằng, việc xẻ thịt thú rừng treo lủng lẳng tại ngay lối vào chùa trông rất phản cảm và mất vệ sinh.

Trong ngày khai mạc lễ hội chùa Hương, các loài động vật hoang dã này vẫn liên tiếp được người dân chuyển về.

Một con nhím trong lồng đang chuẩn bị được gia chủ làm thịt. Trong khi đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản chỉ đạo về việc không tiêu thụ các sản phẩm động vật hoang dã vào dịp Tết Nguyên đán. Còn Thứ trưởng Văn hóa – Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái cũng đã yêu cầu cấm treo thịt động vật gắn mác thú rừng tại khu vực lễ hội chùa Hương.

Hoàng Hà

Ăn xin tràn ngập ở đền bà Chúa Kho

Người già, trẻ em, người khuyết tật nằm bất động, hay lê lết trên đường để xin tiền… Hình ảnh này xuất hiện phố biến ở đền bà Chúa Kho (Bắc Ninh) ngày đầu năm.
>Chen lấn, khấn thuê xin lộc bà Chúa Kho

Sáng 20/2, tức ngày 12 tháng giêng âm lịch, ngày chính hội của đền bà Chúa Kho, xung quanh đền có hàng chục người ăn xin ngồi la liệt, hễ thấy người đi qua là kêu la, kể nghèo khổ để xin tiền.
Nhiều người lành lặn, khỏe mạnh mang theo em nhỏ để lấy lòng thương hại của mọi người.
Hai mẹ con đều khỏe mạnh, ăn vận lịch sự trải manh áo mưa xuống đoạn cống nước bẩn để xin tiền.
Nhiều người khuyết tật cũng được cho lên xe kéo tới khu vực đền để ăn xin.
Người đàn ông bị cụt một chân mắt nhắm nghiền, tay luôn giữ lấy xô tiền, lê lết trên dọc đường cạnh cổng đền.
Đi cùng với những em bé luôn có một người khỏe mạnh, chốc chốc người đàn ông lại bốc những nắm tiền lẻ cho vào túi. Theo ông Bùi Quang Trung, Hội trưởng Hội người cao tuổi, thuộc Ban quản lý đền, lực lượng an ninh thường xuyên đuổi, nhưng họ hay quay trở lại hoặc di chuyển sang khu vực khác nên rất khó xử lý.
Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, và Nghị định số 71, nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi. Hành vi bắt trẻ em, tập hợp, chứa chấp trẻ em, cho thuê, cho mượn trẻ em để đi lang thang kiếm sống, ăn xin hoặc thực hiện các hoạt động khác nhằm mục đích trục lợi là một trong những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Cụ thể sẽ phạt tiền 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi tổ chức, bắt trẻ em đi xin ăn; cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.

Phương Sơn

Hỗn loạn đêm khai ấn đền Trần

Mặc dù hàng trăm công an, cảnh sát cơ động… được huy động giữ trật tự nhưng cả nghìn người dân vẫn chen lấn, giẫm đạp, thả tiền, cướp cành lộc tại lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) đêm 23/2 khiến nhiều người bị ngã, ngất xỉu.
Đền Trần đông nghẹt trước giờ khai ấn

Theo thông báo của Ban tổ chức phải đến 0h sáng 24/2 mới làm lễ khai ấn nhưng từ 19h tối 23/2 nhiều người đã vạ vật các góc đường để đợi chờ được vào trong.

Cả nghìn người dân đứng ngoài hàng rào, chỉ những đại biểu có giấy mời mới được vào trong đền dự lễ khai ấn.

Ban đầu, các đại biểu có giấy mời xếp hàng để qua ba cửa kiểm soát vào trong dự lễ.

Nhưng lực lượng anh ninh hàng trăm người gồm công an thành phố, huyện, xã, cảnh sát cơ động, dân phòng… không thể đảm bảo được sự mất trật tự chen lấn xô đẩy của các đại biểu ở vòng kiểm soát cuối cùng nơi cửa đền. Nhiều người lo không có được một vị trí tiếp cận tốt ở bên trong đã sốt ruột chen ngang.

Các vị khách mời đứng sau hai lớp hàng rào bảo vệ nghiêm ngặt. Nhiều người đứng trên cao để có thể nhìn vào trong.

Nghi lễ rước ấn quan trọng nhất trong đêm rất khó khăn để đi một vòng quanh hồ trước sân đền và tiến vào trong bởi có rất nhiều người bủa vây. Bất chấp loa phóng thanh kêu gọi các đại biểu, quan khách không nên ném tiền lẻ vào kiệu nhưng những trận mưa tiền giấy vẫn được ‘phóng’ rào rào (Xem video).

Buổi lễ có sự tham dự của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và một số lãnh đạo Trung ương, địa phương.

Kết thúc lễ khai ấn, dòng người ùn ùn kéo vào đền gây nên cảnh hỗn loạn.

Mọi người thi nhau thả tiền lẻ lên ban thờ và nhiều nơi khác.

Nhiều người cướp các cành lộc trên ban thờ mang ra ngoài.

Cửa ra vào vốn nhỏ, người ngoài đòi vào, người bên trong lấy được lộc tìm cách mang ra khiến nhiều người bị giẫm đạp lên vai, lên người nhau.

Nhiều người đã bị ngã trong cảnh hỗn loạn này.

* Clip: Ném tiền, xô đẩy trong giờ khai ấn

Hoàng Hà – Anh Tuấn

Giẫm đạp lên nhau mua ấn đền Trần

Sáng nay, do lượng người đổ về quá đông nên đền Trần (Nam Định) phát ấn sớm hơn dự kiến. Nhiều người không chịu xếp hàng đã giẫm đạp lên người khác xông vào chìa cả triệu đồng mua ấn, không ít người đã bị rạch túi, trộm đồ.
Hỗn loạn đêm khai ấn / Ném tiền, xô đẩy trong giờ khai ấn

6h sáng nay, đền Trần bắt đầu phát ấn. Nhưng để có được một lá ấn, người dân phải trả ít nhất 15.000 đồng và theo quy định mỗi người chỉ được mua 1 – 2 lá.

Rất đông người xếp hàng trật tự chờ đến lượt.

Tuy nhiên, những người vô tổ chức cũng nhiều không kém. Cả ba khu vực phát ấn là Giải Vũ, Thiên Trường và Bố Trạch đều có hiện tượng trèo qua đầu người khác để xông vào đòi mua ấn trước.

Nhiều người chui vào mua tuồn ra cho lực lượng bên ngoài rồi lại chui vào mua tiếp.

Theo quy định, mỗi người mua 2 lá ấn nhưng có người đưa 2 tờ 500.000 đồng để mua hàng chục chiếc. Có nơi bán thoải mái đến 30 ấn một người, nơi khác lại chỉ bán tối đa 4 lá. Từ đó, tình trạng lộn xộn liên tiếp diễn ra bởi trong số này có nhiều người vào lấy ấn với mục đích ra cửa bán lại cho người ngại xếp hàng.

Cảnh chen lấn, giẫm đạp kéo dài cho đến khi có sự xuất hiện của lực lượng cảnh sát cơ động. Nhiều người vứt cả áo khoác, túi lên mái nhà và đứng chờ đợi.

Chẳng ai chịu nhường ai, nhiều người bị đẩy ngã dúi dụi.

Sau khi lấy được ấn, nhiều người cầm trên tay mang ra vái vọng.

Thanh niên đứng bên phải đang bán lại một số ấn cậu vừa mua được.

Thời gian càng về trưa, du khách càng đổ về đông gây tắc nghẽn cả khu đền Trần.

Một trong nhiều người mua được cả xấp ấn mang ra đếm.

Ông Trung cùng vợ từ TP HCM ra đây xin ấn. Vợ ông bị rạch túi trong đám đông và may mắn không bị mất tiền, chỉ mất cuộn ấn mới xin được.

Hoàng Hà – Anh Tuấn

Du khách trèo tường, chui cổng ở chùa Bái Đính

Mệt mỏi vì phải đi bộ quá nhiều, phần vì muốn tiết kiệm thời gian nên nhiều du khách đến dự lễ khai hội chùa Bái Đính (Ninh Bình) đã trèo tường, chui cửa ra ngoài. Dịch vụ cho thuê thang trèo tường hút khách.

Chiều ngày 15-2 (tức ngày mồng 6 Tết), chùa Bái Đính tổ chức Lễ khai hội đầu năm thu hút hàng nghìn người từ khắp nơi về đây tham quan. Tuy nhiên, do quá mệt mỏi cộng với ý thức kém, một số du khách trên đường ra về đã bất chấp quy định ở nơi đây, trèo tường, chui cổng làm mất mỹ quan nơi cửa phật.

Chiều 15/2 (mùng 6 Tết), do không thể trèo tường nên cậu bé này được mẹ cho chui qua khe cổng.

Người này nhìn người kia, du khách đua nhau cho con "chơi trò vượt rào".

Người này nhìn người kia, du khách đua nhau cho con “chơi trò vượt rào”.

Không chỉ trẻ em mà các mẹ, các chị cũng "hăng hái" luồn người chui cổng.

Không chỉ trẻ em mà các mẹ, các chị cũng hăng hái luồn người chui cổng. Người chui chân qua trước…

... người lại luồn đầu trước tiên.

… người lại luồn đầu trước tiên.

Dịch vụ cho thuê thang, vượt tường khá ăn khách. Một thang chưa đủ, người cho thuê thang phải điều động thêm một chiếc khác.

Dịch vụ cho thuê thang vượt tường khá ăn khách. Một thang chưa đủ, người cho thuê thang phải lấy thêm một chiếc khác. Mỗi người phải trả phí 10.000 đồng.

Cụ già được con đưa ra ngoài bằng cách trèo tường. Phí mỗi người phải trả là 10.000 đồng.

Cụ già được dìu lên thang để trèo tường.

Trẻ em được người lớn cõng.

Trẻ em được người lớn cõng.

Nhóm thanh niên cũng cố vượt tường ra ngoài, thay vì đi cổng chính nằm cách đó không xa.

Nhóm thanh niên cũng cố vượt tường ra ngoài, thay vì đi cổng chính nằm cách đó không xa.

Mạnh ai nấy vượt, bằng nhiều cách khác nhau.

Mạnh ai nấy vượt, bằng nhiều cách khác nhau.

Cô gái này sau khi trèo lên tường lại tỏ ra lo lắng, sợ hãi khi phải nhảy xuống dưới đất.

Cô gái này trèo lên tường xong lại tỏ ra sợ hãi khi phải nhảy xuống đất.

Theo Dân Việt

Chen chân hứng ‘nước thánh’ đầu năm

Tương truyền, nước suối Phủ Na (Thanh Hóa) rất linh thiêng, tắm rửa bằng nước này như được gột rửa bụi trần và khoác lên mình vạn điều may mắn, nên đầu năm nhiều người đã chen chân xin ‘nước thánh’.

Sáng 20/2, dù trời rét đậm và mưa nặng hạt nhưng hàng nghìn du khách vẫn đổ về Phủ Na (còn gọi là Na Sơn Động Phủ) ở huyện Như Thanh, Thanh Hóa. Khu di tích lịch sử Phủ Na được xây đầu thế kỉ 19, theo lối kiến trúc thời Nguyễn, thờ Mẫu Liễu Hạnh.
Sau khi làm lễ…
… du khách thường mang chai, can đi lấy nước lộc, nước thánh.
Theo các cụ cao niên trong vùng, dòng suối này rất linh thiêng, nguồn nước chưa bao giờ cạn dù hạn hán kéo dài. Do đó, nếu ai từng một lần được tắm rửa từ nguồn nước thiêng ở đây thì như được gột rửa bụi trần và khoác lên mình vạn điều may mắn trong năm mới.
Dù ban tổ chức làm sẵn một chiếc vòi để hứng nước nhưng do quá đông nên nhiều người vượt rào vào sát vách đá hứng nước tạo nên cảnh chen lấn xô đẩy hỗn loạn ngay sát đền thờ Đức thánh Tản Viên.
Dịch vụ bán can, chai lọ mọc lên. Một người dân cho biết, mỗi ngày chị bán được hàng trăm chiếc can.
Nhiều hoạt động mê tín như bói thẻ, bói bài… cũng được dịp hoạt động tại Phủ Na.
Hai bên đường, người ăn xin ngồi la liệt, chèo kéo du khách.

Lê Hoàng

Giẫm đạp cướp chiếu ở lễ ‘đúc Bụt’

Tin rằng gia đình nào cướp được chiếu sẽ sinh con trai nên hàng trăm người đã xông vào giằng co, giẫm đạp lên nhau để cướp bằng được manh chiếu cói trong lễ hội ‘đúc Bụt’ đầu xuân ở Vĩnh Phúc.
Hàng loạt xe máy bị giẫm bẹp trong hội cướp phết

Mùng 7 đến mùng 9 tháng Giêng, người dân thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh (Tam Dương, Vĩnh Phúc) mở hội “đúc Bụt” tại miếu Bà thờ công chúa Ngọc Kinh. Chính hội được tổ chức vào ngày mùng 8 với các trò diễn liên quan đến Đức Bà , trong đó, tích trò “đúc Bụt” được đặc biệt quan tâm và không thể thiếu thu hút nhiều du khách thập phương trong và ngoài tỉnh.

Mùng 7 – 9 tháng Giêng, người dân thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh (Tam Dương, Vĩnh Phúc) mở hội “đúc Bụt” tại miếu Bà thờ công chúa Ngọc Kinh. Ngày chính hội (mùng 8), sau lễ tế kéo dài hơn một giờ, tích trò “đúc Bụt” được bắt đầu.

Thu hút và gây ấn tượng trong hội “đúc Bụt” là trò “cướp chiếu”. Tương truyền rằng, người nào cướp được chiếu gia đình đó sẽ sinh con trai. Trong ảnh những chiếc chiếc được để ngay ngắn chuẩn bị cho lễ hội.

Thu hút và gây ấn tượng trong hội “đúc Bụt” là trò cướp chiếu. Tương truyền, người nào cướp được chiếu gia đình đó sẽ sinh con trai.

Sau khi làm lễ những “ Bụt sống” sẽ được người dân đưa đi tắm ở giếng làng

Ba thanh niên được tuyển chọn vào vai bụt là những chàng trai khỏe mạnh, chưa có vợ, sống lành mạnh. Sau khi làm lễ, các “Bụt sống” được người dân đưa đi tắm ở giếng làng.

Được tắm rửa sạch sẽ 3 chàng thanh niên tiếp tục được đưa ra ngoài đồng đề trát bùn khắp người bắt đầu hóa thân thành bụt.

Tắm rửa sạch sẽ, 3 thanh niên được đưa ra đồng để trát bùn khắp người, bắt đầu hóa thân thành bụt.

Trát bùn xong “Bụt sống” được quấn trong chiếu và đưa về miếu, sau hiệu lệnh của cụ Từ ba chàng trai vào vai Bụt sẽ thoát khỏi chiếu để người dân cướp chiếu.

“Bụt sống” được quấn trong chiếu và đưa về miếu. Sau hiệu lệnh của cụ Từ, 3 người vào vai Bụt sẽ thoát ra ngoài để người dân cướp chiếu.

trên đầu của “chiếu giữa” được quấn thêm những cây mạ non thể hiện ước mơ về 1 năm mưa thuận gió hòa, khát khao sinh sôi, nảy nở.

Trên đầu của “chiếu giữa” được quấn thêm bó mạ non thể hiện ước mơ về một năm mưa thuận gió hòa, khát khao sinh sôi, nảy nở.

Gia đình nào cũng khát khao sinh được con trai nên ai cũng ra sức cướp chiếu. Họ cho rằng dù cướp được 1 sợi chiếu đã là rất may mắn.

Gia đình nào khao khát sinh con trai đều cử người xông vào cướp chiếu. Họ cho rằng dù chỉ cướp được một sợi chiếu đã là rất may mắn.

Nhiều người trèo lên nhau để cướp chiếu

Thậm chí, không ít người đã giẫm đạp, giằng co để mang bằng được chiếu về nhà.

Kết thúc trò cướp chiếu gia đình nhà Tám Quyết trong làng từng sinh được 3 người con giá đã cướp được “chiếu giữa”. Trong ảnh gia đình đang làm lễ thắp hương tổ tiên.

Cuối buổi, gia đình nhà Tám Quyết từng sinh 3 người con gái đã cướp được “chiếu giữa”. Gia đình ông đặt chiếc chiếu bị xé rách tả tơi trước ban thờ tổ tiên.

Gia đình nào cướp được chiếu đều ra miếu làm lễ tạ với hai chiếc chiếu mới, sau đó, gia đình mở tiệc ăn mừng.

Gia đình nào cướp được chiếu đều ra miếu làm lễ tạ cùng với đôi chiếu mới rồi về nhà mở tiệc ăn mừng.

Chu Hiền

Hàng loạt xe máy bị giẫm bẹp trong hội cướp phết

Mùng 7 Tết, hàng nghìn người đổ về Bàn Giản (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) xem hội đả cầu cướp phết thể hiện tinh thần thượng võ. Tuy nhiên, cuối buổi lễ, rất nhiều xe máy bị hư hỏng do người dân giẫm đạp khi tranh phết.

Trước khi bắt đầu lễ hội, bô lão đốt sớ, cúng tế.
Cho rằng sẽ gặp nhiều may mắn khi sờ hoặc giành được quả phết nên ai cũng mong muốn được một lần được chạm vào phết
Sau khi rước thành hoàng làng du xuân, 15h bắt đầu tục cướp phết và buổi lễ chỉ kết thúc khi có người mang được phết về đình làng. Sau ba hồi trống, phết được tung lên để trai tráng khắp nơi đổ về cướp.
Nhiều người ra sức cướp phết lấy lộc đầu năm.
Thanh niên trai tráng giẫm đạp lên nhau để sờ vào phết.
Chàng thanh niên cởi trần hồ hởi kể lại cho bạn khi may mắn được sờ vào phết.
Một thanh niên khác buồn rầu sau bao nỗ lực mà không được chạm vào phết.
Năm nay, lượng du khách đổ về lễ hội đông hơn mọi năm nên công an được tăng cường để đảm bảo an ninh.
Tuy nhiên, sau lễ hội, nhiều xe máy đổ đè lên nhau, có xe bị vỡ yếm và hư hỏng nặng do người dân giẫm đạp phải.

Chu Hiền

Nhìn lễ hội, tôi chán ghét cảnh đi chùa ngày nay

Tiêu chuẩn

Bình luận : Đức Phật không phải là Thần Linh mà cũng không phải là Thánh. Ngài chỉ là con người bình thường như bao con người. Vì những môn đồ của ngài tôn ngài lên làm Phật (đấng giác ngộ sự đau khổ và chỉ cách cho người ta thực tập thể thoát khổ) rồi đến cả biến ngài làm Thần Linh, kiểu như các vị thần Hy Lạp, có quyền ban phát … Tội nghiệp Phật giáo ngày nay gặp phải cái nạn buôn Phật bán Phật này (thay vì nói là buôn thần bán thánh) … Phật giáo có phải là tâm điểm của mê tín dị đoan ?

http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/110224/nhin-le-hoi–toi-chan-ghet-canh-di-chua-ngay-nay.html

Đầu năm đưa gia đình đi du xuân, dù rất muốn nhưng tôi luôn hạn chế đi chùa, đi lễ hội. Đặc biệt với các con nhỏ của mình mình, tôi cố gắng hết sức để chúng không nhìn thấy, học theo những điều vô văn hóa ở nơi đáng lẽ phải vô cùng linh thiêng, tốn kính.

Đã từ lâu, tôi không thể gạt được nỗi ác cảm với đền chùa dù mẹ và vợ hết lời khuyên bảo. Làm sao hết ác cảm cho được, khi đập vào mắt mình là những chen lấn, xô đẩy, ồn ào nhêch nhác, và vô số trò lố lăng như “diễn” lại sự đời?

Nếu đi chùa, tôi thường cất công chọn viếng thăm các chùa nghèo, chùa nhỏ. Lâu rồi tôi không lui tới những đền, chùa nổi tiếng ở Hà Nội. Phủ Tây Hồ, Thăng Long Tứ Trấn. Bởi tôi muốn giữ lại cho mình những ấn tượng tốt đẹp xưa cũ chứ không phải là hình ảnh người chen người lễ bái, khói hương xì xụp, tiền vàng tung hê nơi cửa Phật. Nếu phải “tháp tùng” vợ hay mẹ đi chùa, tôi thường chỉ nán lại ở bên ngoài, lặng lẽ nhìn mà ngán ngẩm cho những mất mát về văn hóa truyền thống.

Thần Phật nếu có nhìn thấu nhân gian, có lẽ cũng phải ngao ngán trước dòng người nườm nượp khấn vái chăm chăm cầu tiền tài, quan lộc. Thế thời, thời thế – “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” nên chúng sinh cũng hăng hái lên chùa “rải” tiền chăng? Các bà, các chị, các anh, các ông, cả 10 người thì đến 9 người mới bước vào cổng chùa đã hối hả “công đức”: Nhét tiền vào tay, tai, chân… thiếu điều nhét cả vào miệng Phật. Rồi từ trong ra ngoài đền chùa, cứ chỗ nào có điện thờ, hòm công đức, có nghê đá, sư tử, thậm chí cây xanh.. là họ nhét. May chăng còn thùng rác nơi cửa Phật không dùng để đựng tiền công đức.

Có ngôi chùa sau mùa lễ hội lên Ngân hàng gửi hàng tỉ đồng tiền lẻ. Ai nói dân ta nghèo?

Nhìn cảnh phản cảm ấy, rồi nghĩ đến cảnh phật tử theo đạo phật ở các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, thậm chí, gần hơn là phật tử ở miền Trung, Miền Nam… mà xấu hổ thay. Đặc biệt ở Hà Nội, nếu ba tháng xuân, hay các ngày Rằm, mùng Một, ngày lễ mà lên chùa, chắc chẳng thể nào kiếm được một khoảnh khắc thanh tịnh. Thanh tịnh đâu ra khi đủ các dịch vụ mọc lên từ viết sớ, bốc quẻ đến bán đồ lễ nhang, hoa đèn cũng chen chân tràn vào cổng, vào sân chùa.

Người không am hiểu về đạo Phật như tôi nhiều lúc tự hỏi: Sao lại lắm ban, điện thờ “mọc” lên trong chùa chiến của người Việt đến thế, để đến nỗi hòm công đức có cớ mọc ra, các dịch vụ vàng có “cơ” nở rộ? Tại sao những vị sư thầy, những người có chức trách không lên tiếng chỉ bảo cho chúng sinh, cho khách thập phương dừng lại. Hay chính họ cũng im lặng để thu về tư lợi?

Và còn trăm thứ ăn theo khiến hội hè, đền chùa thành chốn kiếm tiền, câu kéo khách thập phương dốc túi như cờ bạc trá hình, ăn xin giả dắt díu nhau ra “dàn trận”. Người ta rủ nhau lên chùa, rồi như một phản xạ, cũng bảo nhau phải “cẩn thận” trước đủ tệ nạn móc túi, cướp giật, chặt chém… Mà rồi, cẩn thận đến thế nào cũng có vô số du khách bị đưa vào tròng.

Lẫn trong dòng người đổ lên chùa, mỉa mai thay là không ít những đoàn xe công mà năm nào báo chí cũng phản ánh. Bao nhiêu trong số đó là những vị tai to mặt lớn xúng xính đi lễ, đi cầu cúng “giải hạn” giữ cho ghế cao, bổng lộc “thăng”; bao nhiêu trong số đó là những quan gian, khấn trời Phật cho được yên chức, tiếp tục vơ vét cho đầy túi tham?

Buồn nhất là lắm kẻ lên chùa nhưng chẳng có Phật trong tâm. Vào chốn thiêng liêng mà váy áo hở trên hở dưới, sỗ sàng nói năng, thậm chí là văng tục hay cự cãi lớn tiếng với người xung quanh. Phải chăng với họ, cứ cúng lễ to, tiền nhiều là mua được hết, kể cả Thần Thánh?

Trước thói tạp nham, lố lăng nhan nhản chốn đình chùa, tôi tự hỏi, nguyên do là vì cuộc sống quá gấp gáp hay vì đồng tiền đã làm méo mó hết những giá trị văn hóa truyền thống, kể cả những điều cốt lõi thuộc về tâm linh, nguồn cội?

Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Mọi ý kiến xin gửi theo mẫu phản hồi dưới đây hoặc email: doisong@vietnamnet.vn. Trân trọng cảm ơn!

Độc giả Duy Thanh