Tag Archives: Hồ Chí Minh

Một Nghiên Cứu Khoa Học về Hồ Chí Minh

Tiêu chuẩn

Một Nghiên Cứu Khoa Học về  Hồ Chí Minh
Tap The Bac Si VN <ttbsvn@gmail.com>


   (Chú ý : Phần chữ màu xanh là trích dẫn từ các tài liệu của Đảng. Phần chữ màu đen là trình bày của nhóm tác giả.)

   Phần Một: Phía Sau Lăng Bác

   Có  một sự thật nằm phía sau LĂNG BÁC, sau  40 năm, nay được đưa ra ánh sáng, sự thật này sẽ giải thoát dân tộc Việt Nam, đó chính là: Bác đã chết như thế nào?

   Bài viết dựa theo lời kể của các nhân chứng và  các tài liệu mà đảng CSVN đã công bố: 

   – Ông Vũ Kì thư kí riêng của Bác
   – Giáo sư, Viện sĩ IU.M.Lô-pu-khin, nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Mát-xcơ-va số 2
   – Trần Viết Hoàn nguyên cảnh vệ của Bác
   – Hai nữ y tá chăm sóc Bác những ngày cuối đời là Ngô Thị Oanh và Trần Thị Quý.
   – Các nhà quay fim đã quay những giờ phút cuối của Bác. 

   Qua lăng kính của các bác sĩ Việt Nam, sự thật nay được sáng tỏ. Read the rest of this entry

‘Phải có Hiến pháp dân chủ’

Tiêu chuẩn

‘Phải có Hiến pháp dân chủ’

Trở lại bản Hiến pháp đầu tiên 1946 càng thấy những chỉ dẫn quan trọng của Bác Hồ đối với việc soạn thảo nội dung cốt lõi của hiến pháp.

Hiện nay chúng ta đang lấy ý kiến nhân dân đóng góp cho Bản Dự thảo Hiến pháp 1992. Có thể nói đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để mọi công dân thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển của đất nước.

Trở lại bản Hiến pháp đầu tiên 1946 càng thấy những chỉ dẫn quan trọng của Bác Hồ đối với việc soạn thảo nội dung cốt lõi của hiến pháp. Read the rest of this entry

Vài nét chấm phá, một chân dung

Tiêu chuẩn
Vài nét chấm phá, một chân dung

15.05.2013

Nhớ lại ngày xưa ở trong nước, cứ đến tháng 5 sau ngày lễ Lao động 1/5, sau ngày lễ Chiến thắng phát xít 8/5/1945 là đến ngày 19/5 lễ sinh nhật ông Hồ Chí Minh, một ngày kỷ niệm rất ồn ào, náo động.

Báo đài ra rả kể lể chuyện xưa, chuyện nay về «Cụ Hồ», về «Bác Hồ», về «Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại», họp chi bộ, họp chi đoàn, họp khu phố, kể đi kể lại cho nhau nghe những mẩu chuyện được coi là hay ho nhất, xúc động nhất về tài năng xuất chúng, về đạo đức tận cùng nhân bản của «Bác».

Đến nay với đà suy thoái thê thảm của đảng Cộng sản, hình ảnh «Cụ Hồ» trong trí não của ngay các nhà lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản cũng đã mờ nhạt dần, thay thế bằng hình ảnh đồng đô la xanh và những lá vàng óng ánh do Ngân hàng Nhà nước vừa bán ra ồ ạt, kiếm lời hơn 2 ngàn tỷ đồng để chia nhau.

Với nhân dân, qua «đổi mới», «mở cửa», qua thời đại « công dân mạng», đồng bào ta đã điều chỉnh rất nhiều hình ảnh của «Ông Hồ», «Bác Hồ», «Cụ Hồ» trong nhận thức của mình, để gần với sự thật hơn, vượt qua những tung hô, thêu dệt, cường điệu của bộ máy loa phường mà bà con gọi vui là «loa mẹ Đốp» ra rả từ mờ sáng thời xưa.

Bởi vì việc đánh giá cho thật chuẩn xác nhân vật then chốt này của lịch sử cận đại Việt Nam có ý nghĩa quyết định đối với hiện tại và tương lai nước ta đang cựa mình, nhằm rũ bỏ những gì là sai đường lạc lối, u mê mụ mị của quá khứ để vươn lên phía trước.

Một loạt ấn phẩm quốc tế đã có vai trò điều chỉnh và tác dụng thức tỉnh. Đó là cuốn sách đồ sộ của nhà sử học Mỹ William J. Duiker có nhan đề Hồ Chí Minh, a Life (Hồ Chí Minh – một cuộc đời)dày hơn 700 trang; đó là những cuốn sách tiếng Anh, tiếng Pháp của Gabriel Kolko, Sophie Quinn-Judge, Pierre Brocheux, hay của tác giả Trung Quốc như Hoàng Tranh…

Ở trong nước, có một người với một bài viết bằng tiếng Việt rất ngắn gọn và công phu, chưa đến 2 ngàn từ, gói gọn trong 2 trang nhỏ mà khắc họa được cả cuộc đời và sự nghiệp của ông Hồ, kín đáo mà rõ ràng, không nêu tên mà ai nấy đều vỡ lẽ, ám chỉ mà không lẫn vào đâu, ẩn dụ mà sống động, như một họa sỹ thiên tài, vung tay đưa vài nét cọ chấm phá mà phác họa được nhân vật với tất cả thần sắc hiển hiện.

Đó là nhà văn Trần Huy Quang, biên tập viên chuyên nghiệp của tuần báo Văn Nghệ, tác giả truyện ngắn «Linh Nghiệm» trên số báo ngày 4 tháng 7 năm 1992.

Chữ mở đầu bài báo là tên một con người, cũng là chủ đề bao trùm của toàn bài. Rất kín, khó đoán lúc đầu, mà lại rất hở, khi đã vén màn bí mật lên. Đó là chữ «H», rồi 3 chấm, rồi «inh». Như thế này: «H… inh là con trai thứ ba trong một gia đình nông dân không nghèo mà cũng chẳng giàu có gì lắm». Vì kín, nên bài báo lọt qua được 5 lớp duyệt của phó phòng văn nghệ, trưởng phòng văn nghệ, phó tổng biên tập thường trực, trưởng phòng thư ký tòa soạn, rồi họa sỹ trình bày minh họa báo và một loạt cán bộ cùng 2 công nhân nhà in. Xin nhớ vào thời vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm, công nhân xếp chữ của nhà in cũng được huy động để cảnh giác, canh gác nghiêm mật cho đảng, để không cho lọt lưới những «bài báo xấu chống đảng».
Vì «H… inh» chính là tên Hồ Chí Minh cô lại một cách kín đáo, bất ngờ, thú vị. Và Hồ Chí Minh chẳng sinh ra ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An, là con thứ 3, có anh là Nguyễn Tất Khiêm và chị là Nguyễn Thị Thanh là gì?

«Cha anh ta có đỗ đạt, từng làm quan nhưng tính khí thất thường, đã bỏ quan, khi đi dạy học, khi ngồi bốc thuốc», rõ ràng là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, từng là tri huyện Bình Khê, rồi bị giáng chức, về nhà gõ đầu trẻ và bốc thuốc Bắc, chứ chẳng còn ai khác.
«Hinh thừa hưởng ở dòng họ và khí chất vùng chôn rau cắt rốn tính đa mưu túc kế, lòng dạ thật không bao giờ lộ ra mặt», khắc họa đúng phóc về «Cụ Hồ», một người chủ trương «lạt mềm buộc chặt», được tình báo đệ tam Quốc tế Cộng sản đào luyện, biết khóc, cười đúng lúc…

«Hinh chán học, chỉ nhăm nhăm một dạ xuất ngọại», thì đó chính là tâm lý anh thanh niên Nguyễn Tất Thành chỉ mới học hết tiểu học đã muốn rời nước đi xa.

Rồi anh thanh niên ấy nuôi một cuồng vọng mơ hồ thần bí muốn «tìm kiếm một phép thần thông, mong đợi một dấu vết của cõi Thiên, hoặc hơi hướng của miền Cực lạc để đưa về cho chúng sinh», và rồi «lòng khao khát làm trai hải hồ, khắc khoải được quỳ gối dưới chân bậc Chí Thành», được «Linh nghiệm». Anh được lên chín tầng Thánh địa để được gặp đấng Chí Linh. Để được nhận tấm Đạo thư. Đó là ám chỉ sự kiện một đêm anh thanh niên Nguyễn Tất Thành vớ được luận cượn ng Cộng sản của đấng Chí Linh – Lenin – rồi la toáng lên rằng ánh sáng đây rồi, chân lý đây rồi, và Đạo thư chính là nói về cái chủ nghĩa Mác – Lê đầy mê hoặc một thời.

Thế rồi anh thanh niên đi về phương Nam, mang theo cẩm nang đi tìm của quý trong vườn hoa mang tên Mùa Xuân, thu hút quanh mình đông đảo đồng bào. Anh bí hiểm lập lờ, thầm thì với mọi người tò mò hý hửng theo anh: «đi tìm cái này», cứ thế thu hút quần chúng nghèo khổ đủ loại vô sản rồng rắn đi theo, với hy vọng mơ hồ «cái này» sẽ đổi đời cho họ, sẽ có một chút no ấm», cứ thế, sáng, trưa rồi chiều, tối, và đến nay hơn nửa thế kỷ, vẫn còn đám đông xúm xít trong vườn hoa mang tên Mùa Xuân.

Bài viết chấm hết. Gọn gàng, sâu sắc, lại hóm hỉnh, chua chát, cũng lại tinh tế nữa. Một chân dung chấm phá mà hoàn hảo.

Thì các nhà lý luận Cộng sản chẳng luôn mồm nói chủ nghĩa Cộng sản là Mùa Xuân Nhân Loại là gì, rằng chủ nghĩa Cộng sản là Thiên đường dưới trần thế là gì!

Tháng 5 năm nay khi trong nước vẫn còn phát động học theo đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh, việc các bạn trẻ tìm đọc lại bài «Linh Nghiệm» trên đây là một việc làm rất lý thú, lại bổ ích. Các bạn cứ bấm google Trần Huy Quang hay «Linh Nghiệm» sẽ đọc được toàn bài.

Tôi nhớ khi bài «Linh Nghiệm» xuất hiện, sau 3 ngày cả Ban Tuyên giáo Trung ương đảng giật mình, Bộ Chính trị nổi giận, ông Đào Duy Tùng nguyên là trùm tư tưởng, lúc ấy là uỷ viên thường trực Ban Bí thư, nổi cơn tam bành. Tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ là Hữu Thỉnh vừa thay Nguyên Ngọc tuy đi vắng cũng bị khiển trách. Lệnh thu hồi triệt để số báo không thực hiện nổi vì ai cũng lưu giữ thành của quý.

Riêng Trần Huy Quang bị kỷ luật treo bút 3 năm. Năm anh bị nạn là năm «hạn», 49 tuổi, sau đó không báo lề phải nào dám đăng bài của anh, cho đến khi anh phải về hưu sớm năm 1996. Năm nay anh vừa tròn 70 tuổi. Anh là nhà văn có tâm, lại có tài, nhưng trên hết là tấm lòng với dân tộc, với kẻ nghèo khổ. Anh nổi tiếng về bút ký «Lời khai của bị can» nói về thân phận của nhà kinh doanh làm ra lốp xe Nguyễn Văn Chẩn, còn có biệt danh là «Vua Lốp». Một nhà văn có tâm và có tầm không cần có tác phẩm hàng ngàn trang, cũng không cần phải có đến hàng chục tác phẩm để lại cho đời, vẫn để lại tiếng vang lớn trong xã hội, trong lòng bạn đọc.

Trần Huy Quang là thế. Một truyện ngắn 2 trang, chưa đến 2 ngàn từ, chấm phá nên chân dung một nhân vật lịch sử, với thái độ phê phán sâu sắc, không có từ nào thô kệch, lại ngay thật theo công tâm lương thiện.

«Linh Nghiệm» có thể là một mẫu mực về tả chân dung trong nền văn học và nền báo chí nước ta. Giữa không khí sùng bái cá nhân lãnh tụ mà viết phê phán kiểu ẩn dụ như thế, thật tuyệt !

Xin chúc nhà văn Trần Huy Quang tiếp tục phát huy sức sáng tạo khi vừa bước qua tuổi 70. Tình hình xã hội ta đang cần những cây bút tinh anh, sắc sảo, lại cô đọng, hóm hỉnh, khi cần thì kín đáo, dùng chiến thuật du kích tinh khôn, vượt qua các tầng lớp kiểm duyệt hiểm nghèo của một chế độ độc đoán toàn trị, mà vẫn phơi bày được cốt cách của nhân vật định mô tả.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

TRUYỆN : Linh Nghiệm

Trần Huy Quang, Hà Nội 1992

LTS. Nhân Ngày Lễ Mẹ, trong khi khắp thế giới vinh danh hình ảnh phụ nữ với vai trò người mẹ, nhiều nhà nghiên cứu bùi ngùi vì thấy tội nghiệp cho các phụ nữ bị Ông Hồ vùi dập, bỏ rơi, như quý bà Nguyễn Thị Minh Khai, Tăng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Xuân, Irene… Truyện ngắn “Linh Nghiệm” của nhà văn Trần Huy Quang đã được lưu hành trên các trang web trong dịp Lễ Mẹ này. Truyện viết về ông Hồ Chí Minh, gọi tắt là HINH, đã từng đăng nhiều năm trứơc trên báo quốc nội và tức khắc, cả báo và nhà văn cùng bị kỷ luật. Truyện cho mùa Lễ Mẹ này như một bản tiểu sử HCM cực ngắn mà rất đầy đủ như sau.

Linh Nghiệm

(H … inh) Hinh là con trai thứ ba trong một gia đình nông dân, không nghèo nhưng cũng chẳng giàu có gì lắm. Cha anh ta có đỗ đạt, đã từng làm quan nhưng tính khí thất thường, lòng đầy ham hố nên quan trên không mặn mà gì nên đã bỏ quan, khi đi dạy học ở chốn kinh kỳ, khi ngồi bốc thuốc ở vùng sơn cước. Hinh thừa hưởng ở dòng họ và khí chất của vùng chôn rau cắt rốn cái nết cơ bản cần cho kẻ có hoài bão tham chính là tính đa mưu túc kế, lòng dạ thật không bao giờ lộ ra mặt, bạn bè cùng lứa không ai dám kết làm bằng hữu. Hinh sáng dạ, lại có chí, học đâu biết đó, hai mươi tuổi làm thơ chữ Hán, đọc Rút-xô, Mông-tét-ski-ơ…bằng nguyên bản, nhưng Hinh chán học, chỉ nhăm nhăm một dạ xuất ngoại. Đạo học không có đường tắt, mà lập thân bằng con đường học vấn thì mù mịt, xa vời quá. Bằng văn chương thì chỉ khi thế cùng lực tận, bất đắc dĩ mà thôi.

Hằng ngày Hinh sống như người nuốt phải quả chuỳ gai vào bụng, buốt nhói, nhăn nhó, bồn chồn, vừa ngồi đã đứng lên, mới ngủ đã vùng dậy, trán nhăn tối, mắt xa xăm. Như đang phải lòng một tiểu thư khuê các. Nhưng Hinh đâu phải là người dại dột, không bao giờ để phí chí khí, sức lực vào chuyện đàn bà. Vớ vẩn ! Chiếm mười trái tim đàn bà đâu có khó nhưng một trái tim nhân loại thì phải vượt trùng dương. Hinh ngước cái đầu mong đợi lên bầu trời, hoài vọng bóng dáng một con tàu, tìm kiếm một phép thần thông, mong đợi một dấu vết của cõi Thiên hoặc hơi hướng của miền Cực lạc để đưa về cho chúng sinh.

Tháng ngày như sợi chỉ căng mà lòng khao khát làm trai hải hồ, khắc khoải mong một phút được quỳ dưới chân bậc Chí Thánh và nói :”Ơn người. Người là nguồn ánh sáng dẫn dắt chúng con…Lũ chúng sinh con khao khát được gặp Người…”

Thế rồi, như sự linh nghiệm của lời nguyện cầu, một đêm giông tố bão bùng đất trời như trong cơn đau sinh nở, Hinh đã lên chín tầng Thánh địa để được gặp đấng Chí linh.

Bắt đầu là một ngọn nến, ánh lửa dịu ấm, toả một quầng sáng hình nón. Vầng sáng ấy toả hào quang, tia hào quang không thẳng mà có hình gấp khúc. Cuối cùng ở trung tâm vầng sáng ấy hiện ra khuôn mặt kiều diễm của một cô gái tóc vàng.

– Kính thưa…Hinh bàng hoàng thốt lên.

– Không phải ! – cô gái mỉm cười độ lượng – Tôi chỉ là sứ giả của đấng Lập đạo. Anh có lời thỉnh cầu gì gấp lắm không ? Người đang bận, việc hành đạo chỉ ở bước khởi đầu.

– Kính thưa, tôi là người của xứ Nhọc nhằn tăm tối…

– Thôi, anh không cần phải nói, chàng trai ạ, người xứ Nhọc nhằn có khát khao ánh sáng thì việc hành đạo mới càng được dễ dàng. Đây anh cầm lấy, theo Đạo thư này, anh sẽ tìm được chân lý.

Vị sứ giả trao cho Hinh Đạo thư quý giá ấy rồi nhỏ dần, nhỏ dần cho đến khi chỉ còn như một cái chấm chính giữa vầng hào quang rồi biến mất giữa bao la. Hai tay đỡ cuốn sách trước trán, Hinh vẫn quỳ và thành kính đặt lên đó một cái hôn, rồi anh run run dở ra đọc :

“Hãy đi về phía Nam theo con đường một bên là cây và một bên là nước, cuối con đường có quán bia hơi và thịt chó ; đừng nhìn vào chốn đam mê ấy và đi thật chậm. Dọc đường sẽ có người hỏi :”Có đi không ?” thì đừng đi. Đó cũng là người cần lao chứ không phải ma quỷ cám dỗ, nhưng phải đành từ chối. Đi tiếp, sẽ gặp một ki-ốt sách báo nên rẽ trái, trước mặt đã là vườn hoa nhỏ. Bây giờ anh phải khom người xuống, đi chậm bước từng bước một, mắt nhìn xuống mặt đất để “tìm cái này”. Cứ thế…chỉ cần một lúc sau,anh sẽ có được thiên hạ.”

Hinh ấp cuốn Đạo thư vào ngực tức tưởi : “Trời ơi,bảo bối, bảo bối…”. Hinh sung sướng hét toáng lên. Tiếng anh vang rất to trong đêm và lúc ấy Hinh mới biết mình vừa qua một giấc mơ. Nhưng trời ơi, tại sao những điều anh nung nấu trong tâm can bấy lâu nay lại được giải đáp trong mơ. Anh sung sướng và cảm động đến mức nước mắt giàn giụa. “Ôi chúng sinh nhọc nhằn và tăm tối của ta, bảo bối này sẽ soi sáng đường chúng ta đi…”

Sáng hôm sau, Hinh thành kính chuẩn bị lên đường. Quần áo tươm tất ,mũ miện đàng hoàng. Trước nhà anh có một đại lộ chính Nam, có lẽ đúng là con đường này nên anh dấn bước ra đi. Một bên cây và một bên nước, hay một bên rừng một bên biển. Anh cứ đi, qua vài đoạn phố nữa thì anh thấy mình đi đúng con đường men theo cái hồ. Và giữa phố có hàng bia hơi thịt chó mà vài lần anh cũng đã bị cuốn vào đó. Ôi sự linh nghiệm không sai một dấu phẩy. Đường phố trong veo, lui cui mấy chiếc xe đạp chở kẹo bánh, than tổ ong đi bỏ mối cho các hàng nước vỉa hè, lọc cọc đôi chiếc xích-lô cà tàng đi tìm khách. Vài cô gái điếm vật vờ.

– Có đi không ?

Một cô gái điếm rủ rê. Hinh nhớ đến giấc mơ mà thấy lạnh xương sống ; trong mơ cũng ba chữ ấy. Đến cuối phố, Hinh thấy một ki-ốt sách báo thật ; chủ quán vừa mở cửa. Tại sao có sự kỳ diệu thế này, khi tỉnh anh nào có biết chỗ này có một quán sách ? Đi tiếp gặp một ki-ốt sách báo nên rẽ trái, trước mặt là vườn hoa nhỏ. Hinh liền rẽ trái, đi một đoạn qua các cửa hàng bách hoá đã thấy vườn hoa Mùa Xuân.

Kẻ hành đạo không chần chừ đắn đo, đi tới giữa vườn hoa, lòng ngây ngất hơi men, một nửa muốn bay lên, một nửa trì xuống. Mắt Hinh hoa lên, đâu Thiên Thần, đâu Địa Thánh, không biết con đang đứng giữa Địa đàng hay mặt đất. Rồi anh chợt tỉnh lại…”Tìm cái này” là tìm cái gì , anh không hiểu nhưng không dám nghi ngờ lời vàng ngọc của đấng Tiên tri. Vườn hoa nằm cạnh đại lộ, lúc này đang vắng hoa, chỉ có mấy ông già tập thể dục muộn, dăm chàng thanh niên đá bóng và một tốp học sinh cấp ba đi học sắp qua. Bây giờ anh phải khom người xuống, đi chậm từng bước một, mắt nhìn xuống mặt đất… Hinh vừa cúi lom khom chăm chú tìm kiếm vừa lẩm nhẩm đọc. Anh như bị thôi miên, không biết mình đang tìm cái gì, nhưng anh cứ trung thành với lời chỉ gíáo, người cúi lom khom, mắt dán xuống đất và bước từng bước một chậm rãi.

Những người đang qua đường lấy làm lạ. Bắt đầu là nhóm học sinh cấp ba, mấy đứa con trai vốn hiếu kỳ đi đến và tự hỏi, không biết ông kia tìm cái gì nhỉ ? Chúng không thể tự giải đáp được.

– Anh ơi, anh tìm cái gì đấy ?

Hinh mải mê không hề nhìn lên, chỉ buột miệng trả lời :

– Tìm cái này.

Đối với chúng, câu trả lời ấy, làm ngứa ngáy chân tay. Nhất định cha này mất nhẫn, dây chuyền hay hạt xoàn gì đó thôi, chúng mình mà vớ được thì hay lắm.

Thế là cả bọn, cặp sách dồn lại một đống, nhảy vào cuộc tìm kiếm. Khi cả một đám người bò ra sục sạo tìm kiếm thì sự lạ càng tăng lên hàng chục lần. Người đi qua vườn hoa không bao giờ hết, dân lang thang thất nghiệp, dân nhà quê bỏ ra thành phố kiếm cơm…đang đói rách hy vọng vớ được một chút may mắn, những người này đi đến và không thể không hỏi:

– Tìm cái gì đấy ?

Lần này thì tụi trẻ con đã mau miệng trả lời :

– Tìm cái này !

Câu này đối với người lớn làm ngứa ngáy đầu óc. Thế là họ bỏ cả gồng gánh, xe cộ, nhảy vào quảng trường.

Rồi tiếp đến… Bây giờ là dân xích-lô, ba gác, dân ăn xin, trẻ mồ côi bán báo, dăm cô điếm, đám bụi đời móc túi nghe tin cũng tìm đến.

– Tìm cái gì đấy ?

– Tìm cái này.

Mả mẹ chúng nó, giấu như mèo giấu cứt. Nhất định là hạt xoàn, ru-bi, có lẽ tối qua tụi đào đá đỏ qua đây đánh nhau đổ ra một bị đá đỏ không chừng. Mẹ chúng nó, ông mà biết trước, ông rào lại, ông đuổi tất. Ông kia được một viên rồi hả , bắt nộp phạt, chúng mày !

Cứ thế…

Và số người hy vọng có một chút no ấm bò lê trên vườn hoa để tìm vật báu, đến lúc này đã đông như đàn kiến.

Hinh chợt nhận ra tiếng ồn của đám đông và anh ngạc nhiên đứng nhìn họ. Hoá ra thiên hạ đang bu lại xung quanh mình. Một lúc sau anh sẽ có được thiên hạ. Hinh sung sướng đến rơm rớm nước mắt và mãn nguyện ra về.

Cái đám đông ấy cứ như dòng nước trong lòng sông, trôi đi chứ không cạn. Người đến trước thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau. “Tìm cái này” là cái gì thì không ai biết, nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn lắm, để họ trở thành một dòng nước.

Trưa.

Rồi chiều.

Và… vẫn còn đám đông xúm xít giữa vườn hoa Mùa Xuân. v

Trần Huy Quang

(Truyện ngắn này được đăng trên tuần báo Văn Nghệ, số 27 ra ngày 04.7.1992. Bị thu hồi và có lệnh hủy sau khi phát hành 4 ngày, nhưng càng được tìm đọc. Tác giả Trần Huy Quang bị treo bút 3 năm. Tổng biên tập lúc ấy là Hữu Thỉnh, tuy đi vắng, vẫn bị nghiêm khắc khiển trách. Tác giả cho biết phải suy nghĩ hơn 10 năm mới viết được truyện ngắn cô đọng này ; anh phải suy nghĩ chọn từng câu, từng chữ, từng ý, từng hình ảnh…)                

http://toquocvietnam.org/LinhNghiem.htm

HCM (1) HCM-cong-du-7

Đâu rồi lời dạy của Bác?

Tiêu chuẩn

Đâu rồi lời dạy của Bác?

Nguyễn Trung Thành

bacho1

Chỉ còn ít giờ nữa là bước sang ngày 19-5 thiêng liêng, kỷ niệm 123năm Ngày sinh của Bác.  Cháu năm nay chưa đến 30 tuổi, mẹ cháu đã mất vì một căn bệnh hiểm nghèo, bố cháu đã 79 tuổi, xin Bác tha tội, vừa bằng tuổi khi Bác mất. Mấy hôm nay cháu trằn trọc nhiều đêm không tài nào chợp mặt.

Theo dõi trên Đài cháu rất băn khoăn, tại sao những người yêu nướcnồng nàn như bạn Phương Uyên và bạn Nguyên Kha vừa bị Tòa án của ta kết án 6 năm và 8 năm tù về “tội” chống phá Nhà nước. Khi đọcthông tin về nội dung “phạm tội” của các bạn nói trên, cháu chỉ thấy nổi lên là “tội” dám chống Trung Quốc, mà bạn Phương Uyên lấy máu mình viết áp phích kiên quyết chống bon”Tàu khựa”  Phương Uyên, căm thù Tàu, chống Tàu, nhưng tại sao lại gọi là “Tàu Khưa”? Cháu nghĩ đây chỉ là một cách gọi cũng giống như nhiều thời ở Trung Quốc đã gọi dân tộc ta là “bon An Nam” tỏ ý khinh miệt mà. Cháu nghĩ, trong quan hệ xã hội,người để được người ta yêu, người ta kính thì lúc nào người ta cũng tôn kính, gọi bằng danh xưng tôn trọng, còn người ta ghét thì gọi là “thằng” là “con” thậm chí gọi là “lũ chó”. Đây cũng là điều diễn ra trong cuộc sống bình thường hằng ngày. Nếu chỉ vì “cách gọi” mà bỏ tùngười ta thì cháu thấy nó tội nghiệp, thậm chí nó bất công ghê gớm. Read the rest of this entry

Tư tưởng Quyền Con Người trong Tuyên Ngôn Độc Lập của Bác Hồ

Tiêu chuẩn

Nhân sự kiện buổi dã ngoại tìm hiểu về Quyền Con Người của các Công Dân Tự Do ngày Chủ nhật 5/5 vừa kết thúc, Dân Luận xin giới thiệu tới độc giả một bài viết đánh giá quan điểm của Hồ Chí Minh về Quyền Con Người để thấy rằng chính quyền và Đảng CSVN hiện nay có phải thực sự học theo tư tưởng Hồ Chí Minh hay không.

Trong tư tưởng cách mạng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, vấn đề quyền con người đã chiếm vị trí quan trọng đặc biệt. Trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng Việt Nam về quyền con người, Bác Hồ là người đã tiếp cận một cách khoa học nhất, đầy đủ nhất và nhân văn nhất. Nó bắt đầu bằng Bản yêu sách của nhân dân An Nam năm 1919 và phát triển đến đỉnh cao xán lạn là Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9.1945.

Trong Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội nghị Versailles vào đầu năm 1919, sau cuộc thế chiến lần thứ nhất, do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, gồm 8 điểm mà điểm thứ hai là yêu cầu “cải cách nền công lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu”, bảo đảm “tự do báo chí và tự do ngôn luận; tự do lập hội và hội họp; tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương; tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ”. Nội dung đấu tranh đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc là đòi hỏi thực dân Pháp cải cách nền công lý nhằm bảo đảm các quyền con người. Read the rest of this entry

Hậu duệ Bác Hồ học Bác mãi vẫn không thuộc bài, càng học càng suy thoái

Tiêu chuẩn

Hậu duệ Bác Hồ học Bác mãi vẫn không thuộc bài, càng học càng suy thoái

Đoàn Vương Thanh

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Ở nước ta, như nhiều tài liệu tổng kết của Đảng và Nhà nước, thì cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 thắng lợi vang dội, chủ yếu là thời cơ.

Thời cơ kết thúc đại chiến thế giới lần thứ hai, cũng là kết thúc chủ nghĩa phát xít, làm lung lay đến tận gốc chủ nghĩa đế quốc, đồng thời cũng là bài học của chủ nghĩa tư bản, để từ đó có thể rút ra những định lý, những nguyên tắc cải tổ, bảo đảm chủ nghĩa tư bản thoát khỏi nguy cơ “rẫy chết” như một số người cộng sản mong muốn, ngược lại, sau đại chiến thế giới lần thứ hai, chủ nghĩa tư bản được giai cấp tư sản thế giới và hệ thống chính trị của nó thực hiện nhiều cải tiến, cải tổ cả về chính trị, tư tưởng lẫn kinh tế.

Về một góc độ nào đó, 50 năm qua, nghĩa là từ sau kết thúc chiến tranh thế giới lần hai, chủ nghĩa tư bản thể giới được phát triển tự thân và phù hợp với xu thế thế giới, trong khi chủ nghĩa xã hội, hay gọi là phe xã hội chủ nghĩa bắt đầu có những rạn nứt không thể tránh khỏi. Từ năm 1956, bắt đầu bằng vụ “chính biến ở Hung-ga-ri” sau đó liên tiếp có những vụ xảy ra trong lòng cách nước “xã hội chủ nghĩa” Nhân dân lao động thế giới bắt đầu nhận rõ những “cộng sản độc tài”, “toàn trị” mà cái họ ủng hộ, hi sinh bảo vệ trước đó, đã bị phản bội.

Kết thúc đại chiến thứ hai vào năm 1945 cũng là thời cơ gần như có một không hai, chính Bác Hồ và một số đồng chí tiền bối của Đảng cộng sản đã “cướp” lấy thời cơ, khai thác sâu vào mâu thuẫn giữa một nước phong kiến nửa thuộc địa với đế quốc, chủ yếu là đế quốc Pháp, tập hợp nhanh chóng đội ngũ cách mạng, vừa xây dựng lực lượng vừa tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang, tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền vè tay nhân dân.

Sau khi tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ của Cụ thực hiện ngay một nền dân chủ rộng rãi, thành lập và đi vào hoạt động thực chất của Mặt trân Liên Việt, thu hút nhiều nhân sĩ, trí thức từ nước ngoài về cộng tác và phục vụ cách mạng. Cụ và Chính phủ của Cụ rất đúng đắn khi trọng dụng nhân tài, tức là sử dụng tài tình các nhân sĩ trí thức mà sau đó nhiều người đã trở thành Anh hùng, góp phần làm vẻ vang cho dân tộc và đất nước. Thậm chí trong Chính phủ Liên hiệp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, còn có mắt cả những người đối lập như Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh. Một số người của Quốc dân đảng (của Nguyễn Thái Học), của một số đảng phái khác đã được thu nạp bố trí là thành viên Chính phủ hoặc phụ trách các ngành quan trọng. Đó là Chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội, Bác sĩ Trần Duy Hưng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên…

Chính Cụ Hồ đã ký quyết định cho ra đời hai Đảng chính trị trong Mặt trận là Đảng Dân chủ do ông Dương Đức Hiền làm Tổng thư ký và Đảng Xã hội do ông Nguyễn Xiển làm Tổng thư ký. Hai đảng chính trị này đều có tôn chỉ mục đích, chính cương điều lệ của họ không hoàn toàn giống như chính cương điều lệ của Đảng Lao động (tức Cộng sản). Và nó cũng đã thu hút được các tầng lớp trung gian, trí thức, tiểu tư sản, thậm chí tư sản dân tộc chung lưng góp sức kháng chiến, sau này  là cuộc chống Mỹ, cứu nước vĩ đại, đi đến giải phóng toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc. Thời kỳ đó, chúng ta vừa có độc lập, vừa có dân chủ tự do, bình đẳng, vừa có Mặt trận làm nhiệm vụ đoàn kết toàn dân, đồng thời cũng là thời kỳ “đa đảng”. Thời kỳ ấy được ghi vào lịch sử một sự đúng đắn về đường lối cách mạng của Đảng cộng sản. (Nhưng tiếc thay là cụ Hồ thật chết mất ở Trung Quốc và thay vào đó bằng Hồ giả, nên mới đánh nhau với Pháp khi bị Pháp phát hiện Hồ giả, và rồi “tiến lên chủ nghĩa xã hội” với hiến pháp 1959 kể từ hiệp định Genève, và hiến pháp 1946 thì chưa bao giờ được đem ra sử dụng ở Miền Bắc, cho dù kể từ ngày có được hiệp định Genève) http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=890

Đảng cộng sản không cần có một điều nào ghi vào Hiến pháp mà vẫn được nhân dân và các đảng phái khác công nhận. Còn ngày nay, sau hơn nửa thế kỷ từ sau cách mạng tháng Tám 1945 và sau gần 40 năm thống nhất nước nhà, chúng ta đã mắc một số sai lầm, gạt hai đảng chính trị khỏi Mặt trận, duy trì “độc đảng” và quyết sách nhiều vấn đề thuộc chủ trương đường lối của Đảng không còn phù hợp thời đại và lòng dân, nên chính Đảng đã làm mất lòng tin của dân chúng, những người đã hi sinh cả tính mệnh của cải của mình bảo vệ Đảng trong những lúc cam go nhất.

Nhân dân Việt Nam bây giờ, có người mạnh dạn nói, Đảng Cộng sản đã quên ơn nhân dân, đã đi theo con đường “tư bản đỏ” đã xa rời nhân dân, thậm chí có một số chính sách đẩy nhân dân về phía thù địch. Nghĩa là hầu như không còn dân chủ và tự do nữa. Nếu có còn dân chủ thì chỉ là “dân chủ hình thức” “dân chủ giả vờ” thực chất là tập trung quyền hành vào tay Đảng. Nhìn vào hệ thống chính quyền bốn cấp, nhân dân thấy rõ “nền dân chủ cộng sản Việt Nam chỉ là cái vỏ, thực chất là sự tập trung quyền lực vào một số người, gần đây là vào tay, những “nhóm lợi ích” không đại diện cho Đảng cũng không đại diện cho nhân dân.

Ví dụ, tại cơ sở xã, phường thị trấn, người lãnh đạo chủ chốt (có vài ba người) đều là “cánh hẩu” được “đảng cử và bắt dân bầu cho hợp lệ”. Mọi quyết sách tiếng là đưa ra HĐND hoặc Đảng bộ, nhưng thực chất là quyết định của Bí thư và chủ tịch cả. Lên đến cấp huyện, cấp tỉnh, và cấp trung ương cũng thế thôi. Quốc hội có đến 500 đại biểu (nay chắc còn 498) nhưng quyền hành nếu có của Quốc hội chỉ nằm trong tay UBTVQH, hay chỉ trong tay Chủ tịch Quốc hội mà thôi. Nhưng cơ quan quyền lực tối cao ấy lại phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến, quyết sách của Bộ Chính trị trung ương Đảng, nhiều khi Bộ chính trị cũng chỉ là danh nghĩa, còn tập trung vào ông Tổng Bí thư và chung quanh ông là cả một tập thể thư ký không chức vụ rõ ràng nhưng quyền hành thì vô tận.

 Cụ Hồ đã dạy “có độc lập mà không có dân chủ tự do thì độc lập ấy không có ý nghĩa gì” Thực tế trong cuộc sống hiện nay, trên bất kỳ lĩnh vực nào của đất nước và xã hội đều bị coi nhẹ hoặc mất hẳn dân chủ, dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện đều không có. Người dân không được “mở miệng”, không có tự do hội họp lập đoàn thể, không có “tự do ngôn luận”, tất cả báo chí phát thanh truyền hình hằng năm ngốn Ngân sách không biết bao nhiêu mà kể chỉ là để nói một chiều. Theo tôi nói một chiều cũng là một dạng của chính sách ngu dân, mà hồi đầu cách mạng tháng Tám ta lên án rất mạnh chính sách ngu dân của đế quốc đô hộ. Các nhà lãnh đạo hiện nay hãy bình tĩnh, sáng suốt suy nghĩ và có sự thay đổi phương thức một cách cần thiết trước hết là vì các vị, chứ chưa phải là vì dân đâu, cái “vì dân” là cái có sau.

 Tôi có nhận xét rằng, chúng ta chỉ hô hào học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, làm theo tấm gương đạo đức của Người, nhưng vì sao càng học càng không vào, càng học thì càng suy thoái ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả đảng viên ở cấp cao. Càng hô hào dân chủ thì càng “độc quyền”, càng xây dựng đạo đức xã hội chủ nghĩa thì càng băng hoại đạo đức, càng chống tiêu cực, chống tham nhũng, chống tội phạm thì các loại này càng phát triển tinh vi không thể tưởng tượngnổi.

Lòng dân bây giờ không yên, mà nếu có yên thì chỉ là bề mặt chứ thực chất họ đang mong muốn có thay đổi về cơ bản. Đối với dân chúng, thì ai lãnh đạo họ mà đem lại đời sống tự do, dân chủ, giữ được đất nước hòa bình, đời sống ngày càng được cải thiện, có đủ cơm ăn, áomặc, nhà ở, con cái họ được học hành tử tế, nên người, có nhiều người giầu có chính đáng, là họ ủng hộ và tin tưởng.

Điều này đơn gian thôi. Đơn giản nhưng rất khó thực hiện. Vì các nhà lãnh đạo phải hết sức công tâm, vừa có tài vừa có đức, coi trọng dân, lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm mục tiêu phấn đấu cả đời./.

 Tác giả gửi Quê Choa

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

…………………………………………………………..
Đoàn Vương Thanh, tức Nguyễn Thanh Hà, 79 tuổi, cựu phóng viên TTXVN,
ĐT 0166 83 83 020 và 0321 6295 440. Email: nguyenthanhhahy@gmail.com

Bùi Tín – Tôi thưa Bác Hồ

Tiêu chuẩn

Bùi Tín – Tôi thưa Bác Hồ

Bùi Tín

Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập trên quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945

Cuốn sách đồ sộ của nhà báo Huy Đức dài hàng nghìn trang Bên Thắng Cuộc đang được bàn luận sôi nổi. Người khen cũng nhiều, người chê cũng lắm. Điều bổ ích là nó giúp cho xã hội nhìn lại cuộc chiến. Có thiếu sót là tác giả không đề cập đến nhân vật Hồ Chí Minh, một nhân vật trung tâm của cuộc chiến.

Nhân dịp này, tôi muốn chia sẻ vài ý kiến riêng do nghiên cứu thời gian qua.

Rất cần nhận định, đánh giá, không định kiến, không theo đường mòn nhân vật lịch sử này, cũng không chửi rủa thô tục, phủ định sạch trơn cho hả giận. Hai năm trước tôi đã có bài trả lời lập luận của giáo sư Nhật Bản Tsuboi Yoshiharu khi ông khẳng định về bản chất Hồ Chí Minh là “một người dân chủ theo chế độ cộng hòa“, chứ không phải là người Cộng sản.

Khi tôi còn trong nước. tệ sùng bái ông Hồ lên đến cực điểm. Ông là nhà chính trị kiệt xuất, nhà ngoại giao xuất chúng, nhà báo tuyệt vời, nhà thơ thượng thặng, nhà đạo đức khuôn mẫu, nhà trí thức siêu đẳng, nhà dự đoán tài ba, nhà ngôn ngữ uyên bác, gỉ gì gi nữa… Hồ Chí Minh là số một hết. Hai mươi năm nay, trong tôi những giá trị nặng về ảo ấy lần lượt rơi rụng lả tả. Chỉ cần khách quan, tỉnh táo, công bằng.

Tôi lấy làm lạ có một nhân vật sống ở miền Nam, trong quân ngũ VN Cộng hòa, sỹ quan, trí thức có học hàm, lại ca ngợi tâng bốc ông Hồ đến mức sùng bái, vái lạy “cha già dân tộc”, rồi tự hào cho thế mới là thái độ trí thức dám tìm ra và nói lên sự thật. Đó là ông “tiến sỹ” Trần Chung Ngọc, thường viết trên mạng Giao Điểm. Ông sùng bái ông Hồ hơn ai hết, với những luận văn dài, toàn trích dẫn các học giả phương Tây. Sự kiện kỳ lạ này thúc đẩy tôi tìm hiểu sâu thêm.

Tất cả tài liệu Mỹ, Pháp, Anh, Tàu… ông Ngọc trưng ra, trich dẫn tôi chăm chú đọc. Tôi còn gặp trao đổi lâu với ông William Duiker, bà Sophie Quinn-Judge ở Mỹ, các bạn tôi Pierre Brocheux, Jean Lacouture, Olivier Todd, Alain Russio… ở Pháp về nhân vật HCM. Nhiều lần tôi sang Texas, Hoa Kỳ, ghé xuống Lubbock nơi có Trung tâm tài liệu về chiến tranh VN cực kỳ phong phú, cũng như ở Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, là thư viện đầy đủ nhất thế giới, cũng để nghiên cứu tiếp về HCM. Tôi xem 6 lá thư ông Hồ gửi cho Tổng thống Harry Truman, những nhận định sắc sảo, tỉnh táo, cụ thể về ông Hồ của CIA, các cựu ngoại trưởng Mỹ James Byrnes, George Marshall và John Foster Dulles, đối chiếu với những nhận định của Phòng Nhì tình báo Pháp, của những Georges Bidault, Charles de Gaulle, Georges Catroux, Georges Thierry d’Argenlieu, Maurice Thorez, Jean Duclos… về ông Hồ.

Tôi tóm tắt kết quả tìm tòi, đối chiếu của tôi hơn 12 năm qua là: ông Hồ khi nhỏ học chữ nho ở quê có tiếp thu môi trường chống Pháp của sỹ phu yêu nước vùng Nghệ Tĩnh, do đó khi học trường Quốc học Huế có tham gia phong trào chống thuế. Khi cha ông bị án phạm tội giết người, bị mất chức tri huyện, loại khỏi ngạch quan lại, vì sỹ diện và sinh kế, 2 cha con phiêu dạt vào Nam, cha làm thầy thuốc vùng Sa đéc, con xin dạy môn phụ ở trường Dục Thanh, Phan Thiết. Khi xuất dương anh Thành chưa có ý thức cứu nước rõ rệt. Cho đến khi sang Pháp, anh mới có ý thức làm chính trị từ khoảng 1918 đến 1922 hoạt động trong Đảng Xã hội (sau đổi tên là Đảng Cộng sản Pháp). Có thể nói lúc đó anh có lập trường yêu nước, chống thực dân Pháp, tinh thần dân tộc. Với báo Paria anh có tinh thần đoàn kết quốc tế với các dân tộc thuộc địa. Nhưng từ khi sang Nga năm 1923, 1924, anh bắt đầu gắn bó với Đệ tam Quốc tế Cộng sản, học và nhận việc ở Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản, về sau nhận công việc trợ lý cho Michael Borodin một chuyên gia CS lão luyện. Cả thời gian ấy là thời hoàng kim của Stalin, triệt hạ mọi kẻ đối lập bằng bàn tay sắt. Ảnh hưởng thời gian này khá sâu đậm khi anh Thành đã đủ chin chắn, trên 34 tuổi, để sau này anh chửi rủa “bọn Menchevik” phản bội, gọi những người trốt-kít là chó săn cho đế quốc , gọi Quốc dân đảng, Đại Việt là Việt gian. Trong Hồ Chí Minh đã sớm định hình một nếp nghĩ kiểu Stalin là không là ta ắt là kẻ thù, là việt gian, phải trừ khử không chút thương tiếc. Anh được rèn, đúc, tôi luyện trong khuôn Stalin và Béria.

Ông Hồ thông minh thật, nhưng với nghĩa khôn ngoan, mưu mẹo chứ không mưu lược, không phải là nhà tư tưởng, nhà lý luận. Văn ông giản dị, bình dân, đến độ tầm thường. Ông không lập luận được dài, sâu. Tinh khôn theo nghĩa tinh ranh, mưu kế, khôn vặt thì không thiếu. Ông Hồ khi về nước hiểu rất rõ chủ nghĩa Cộng sản (CNCS) không được hầu như toàn thế giới chấp nhận, còn bị xa lánh, ghê tởm, e sợ, nên ông cố che dấu kỹ bản chất Cộng sản; ông cũng biết ở VN Cộng sản bị ngay dân Nghệ Tĩnh kinh sợ qua Xô Viết Nghệ Tĩnh với chủ trương tả khuynh diệt trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ. Đưa ra Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh), với các Hội thanh niên, phụ nữ, nông dân, công nhân, học sinh Cứu quốc, rồi Đảng Lao động VN, Mặt trận Liên Việt… đều là hỏa mù, bình phong che dấu thật kỹ bản chất Cộng sản đậm đặc trong con người ông. Ông có cái mặc cảm tự cho là ở phía xấu, nhưng không có bản lĩnh thoát ra. Tôi đã trao đổi với William Colby, giám đốc CIA, về HCM nhân cuộc họp năm 2007 ở Chicago; ông Colby cho biết Stalin cũng bị ám ảnh bởi cái mặc cảm Cộng sản là xấu xa bị dân chúng ghét bỏ, nên đã cùng Djanov và Dimitrov bày trò giả vờ giải thể Đệ tam Quốc tế, lập ra Comintern – Cục thông tin quốc tế. Sau này ông Hồ cũng bày trò “giải thể Đảng Cộng sản Đông Dương” tháng 11/1945. Stalin và Djanov còn nghĩ ra cái tên chế độ “Dân chủ nhân dân”chung cho mọi nước Cộng sản, cũng là màn khói che thương hiệu CNCS rất khó bán mà thôi.

Người ta hay viện ra Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 với trích dẫn ngay từ đầu Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và Tuyên ngôn Nhân quyền của Pháp để biện minh cho tư tưởng dân chủ của ông Hồ. Tôi đã trao đổi lý thú với ông Archimed Patti của OSS tháng 9/1990 ở Hà Nội nhân dịp kỷ niệm thứ 100 ngày sinh của ông Hồ. Ông Patti từng giúp ông Hồ trích dẫn chính xác Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ. Nếu chân thành là nhà dân chủ thứ thiệt, làm chủ tịch nước 24 năm, sao ông không cho dân được hưởng chút tự do báo chí, tự do kinh doanh nào? Sao ông đóng cửa trường luật? Sao ông dửng dưng trước thân phận bà Năm, ông Huỳnh, ông Việt Phương, ông Đang…? Sao ông chịu để Tàu chia cắt nước ta? Sao lại lấy tên Trần Dân Tiên Tự để tự vỗ ngực?

Người cộng hòa, người dân chủ không bao giờ cư xử như thế.

Những tài liệu ở Lubbock và Thư viện Quốc hội Mỹ cho tôi thấy tại hội nghị Yalta (2/45) và Postdam (7/45) đã manh nha cuộc đối đầu cực kỳ quyết liệt giữa Dân chủ và Cộng sản tranh dành từng vùng, ừng nước, từng nửa nước một. Suýt nữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ bị Stalin lấy. Theo dõi chặt chẽ tình hình qua một cái đài nhỏ nhưng mạnh của ông Patti cho, ông Hồ hiểu rõ rằng nước VN độc lập non trẻ mà bị coi là đối tượng của Mặt trận Dân chủ thì sẽ khốn nạn, cả châu Á chưa có nước CS nào, Liên Xô thì quá xa. Ve vãn Pháp, Mỹ bằng mọi thủ đoạn để tránh bị bóp chết, nhưng không đủ bản lĩnh để từ bỏ CNCS là bi kịch lớn nhất trong tư duy chính trị của ông Hồ, cũng là thảm kịch ông gây ra cho dân ta. Nếu như ông Hồ trở về chủ nghĩa dân tộc như Gandhi, Nehru, Sukarno, U nu… thì may cho dân ta biết bao. Có thể thoát chiến tranh, vẫn có độc lập, dân chủ, phát triển, nhân dân hạnh phúc. Nói trắng ra HCM là một nhân vật tiêu cực là chính, tích cực không nhiều, xét về toàn cục và về lịch sử của đất nước, lợi ích của nhân dân.

Thế là ông Hồ dùng bộ mặt nạ giả dân chủ làm chiến thuật, làm chiếc khiên đỡ bên tay trái, phòng thủ chặt để tự bảo vệ mình, nhằm thực thi chiến lược CS, lập trường CS, sứ mạng CS như một thanh bảo kiếm trong tay phải tấn công dũng mãnh diệt mọi kẻ thù theo chỉ thị của quốc tế CS. Từ năm 1924 ông Hồ là đại diện đảng CS Đông Dương, rồi 1945 là lãnh tụ CS cao nhất, ông tự tin tự hào mang sứ mạng thiêng liêng nhuộm đỏ toàn liên bang Đông Dương, cả Đông Nam Á và toàn thế giới. Đó là thực chất HCM.

Hoàn toàn rõ ràng là tình báo Pháp, Anh, Đức, CIA Hoa Kỳ, các hội đồng an ninh quốc gia Mỹ và Pháp không bị lừa, vì họ theo dõi kỹ tung tích, hồ sơ, hoạt động và đánh giá rất rành mạch nhân vật này.

Rất nhiều người khuyên tôi đừng có dại mà đụng đến ông Hồ. Vì ông còn được đông đảo nhân dân ngưỡng mộ. Cả dân tộc mình có được một vị “anh hùng” được thế giới ngưỡng mộ, sao lại đi phủ định.

Tôi nghĩ khác. Không có gì cao hơn sự thật. Không có gì thấp hơn sự dối trá. Nếu nói tôi vô lễ hỗn xược với bác Hồ mà tôi từng khâm phục, ngợi ca, hãy cho tôi thắp một thẻ hương và thưa với Bác rằng :

Thưa Bác, theo nghiên cứu kỹ lưỡng công bằng thì Bác đã sai lầm, dẫn dân tộc đi sai đường lạc lối rõ ràng về chính trị, con đường Cộng sản Mác – Lênin chuyên chính vô sản độc đảng đã bế tắc hoàn toàn. Nếu quả Bác có tinh thần tự phê bình, Bác đã dễ dàng nhận ra điều đáng tiếc ấy. Bác hãy phù hộ cho nhóm lãnh đạo CS hiện nay thành khẩn nhận ra sai lầm, cùng toàn dân chuyển sang Kỷ nguyên Dân chủ đa nguyên đa đảng trong trật tự và luật pháp, cùng toàn dân xây dựng Hiến pháp dân chủ 2013 , bước vào thời kỳ phát triển mới mà thành quả toàn dân sẽ được chung hưởng.