Category Archives: Uncategorized

Điểm mặt ô tô lăn bánh tại Sài Gòn trước năm 1975

Tiêu chuẩn

Điểm mặt ô tô lăn bánh tại Sài Gòn trước năm 1975

Những thương hiệu xe hơi Pháp như Peogeot, Citroen, Renault… rất được người dân ưa chuộng và sử dụng tại Sài Gòn trước 1975.

xe ô tô, siêu xe, xe sang
Được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông” trong thập niên 60-70, thời điểm đó khiến nhiều người bất ngờ bởi sự phong phú xe hơi taị Sài Gòn. Những phẩm chất đó được toát lên không chỉ từ các toà nhà cao tầng, các công trình kiến trúc khang trang hay những con phố rực rỡ ánh đèn, mà còn từ dòng phương tiện hiện đại đi lại trên phố.
xe ô tô, siêu xe, xe sang
Ngay từ khoảng thời gian này, đường phố Sài Gòn đã không chỉ xuất hiện những chiếc xe máy như Lambretta, Vespa, Honda 67, Dame mà còn có rất nhiều xe hơi với độ đa dạng về chủng loại, thương hiệu. Trong ảnh là một chiếc xe khách dịch vụ của hãng hàng không Air France ở Sài Gòn.
xe ô tô, siêu xe, xe sang
Đa số những chiếc xe hơi thời kỳ này được người Mỹ đưa vào để sử dụng tại Việt Nam, ngoài ra còn có những mẫu xe cũ của Pháp đưa sang trước đây. Một chiếc xe buýt ở Sài Gòn khoảng năm 1951, nó được thiết kế khá nhỏ nhưng hiện đại và mang đậm dấu ấn Châu Âu.
xe ô tô, siêu xe, xe sang
Ngoài xe Pháp ra, còn một số những chiếc xe với nguồn gốc từ châu Âu và thậm chí là do người Việt sản xuất như LaDalat. Tuy nhiên xe Pháp vẫn hiện hữu nhiều nhất, trong ảnh là loạt xe dòng Peugeot 203 của quân đội Pháp ở cảng Sài Gòn năm 1951.
xe ô tô, siêu xe, xe sang
Vào thời điểm những năm 70, ngay cả “đặc sản kẹt xe” cũng có mặt rất sớm tại Sài Gòn khi những chiếc ôtô bị cả dòng xe đạp, xe máy nối đuôi nhau thành cả một hàng dài chen lấn từng khoảng trống trên đường phố.
xe ô tô, siêu xe, xe sang
Trên các con phố, những dòng xe ôtô qua lại đã trở thành một cảnh tượng bình thường với người dân Sài Gòn vào thời điểm đó. Một chiếc Fiat trưng băng-rôn quảng cáo độc đáo cho dòng xe của mình ở Sài Gòn.
xe ô tô, siêu xe, xe sang
Sự đa dạng về chủng loại xe có thể được thấy rõ qua bức ảnh này. Vào thời điểm đó, những chiếc xe sang Mercedes đã xuất hiện tại Dinh Độc Lập.
xe ô tô, siêu xe, xe sang
Một chiếc xe sang mang thuong hiệu Citroen bóng lộn đến mức có thể… soi gương trên đường phố Sài Gòn cuối năm 1968.
xe ô tô, siêu xe, xe sang
Trong ảnh là một chiếc Citroen được sản xuất vào thập niên 1960 đang lăn bánh tại Sài Gòn.
xe ô tô, siêu xe, xe sang
Renault 4CV, taxi “con cóc” trứ danh Sài Gòn trước 1975. Hiện nay tại Việt Nam, nó được xem là hàng hiếm và chỉ dành cho những người yêu xe hơi sưu tầm và thưởng thức những dấu ấn xưa cũ một “huyền thoại”.
xe ô tô, siêu xe, xe sang
Một chiếc Ford Vedette, Sài Gòn năm 1967.
xe ô tô, siêu xe, xe sang
Lính Sài Gòn trên một chiếc xe mui trần duyên dáng 1968, bên cạnh đó là dàn xe máy với những chiếc Honda 67, 68 của người dân sánh đôi.

(Theo Kiến Thức)

http://vietnamnet.vn/vn/chuyen-trang/oto-xemay/diem-mat-o-to-lan-banh-tai-sai-gon-truoc-nam-1975-370378.html

Read the rest of this entry

Học tiếng Anh qua bài phát biểu của Tổng thống Obama

Tiêu chuẩn
Thứ tư, 25/5/2016 | 17:55 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|
Trưa 24/5, Tổng thống Mỹ Obama có bài phát biểu 30 phút trước 2.000 trí thức và doanh nhân Việt Nam. Ông đã trích dẫn nhiều câu văn, thơ nổi tiếng của Lý Thường Kiệt, Nguyễn Du, Văn Cao…

Read the rest of this entry

Tượng khủng, tháp khủng và cơn giận của người Hà Nội

Tiêu chuẩn

Xã hội nào, đô thị nào cũng phải dựa vào dân mới có thể vững mạnh. Cả hai vụ việc, dựng tượng đài và chặt cây xanh, dường như chẳng cần hiểu dân nghĩ gì, mong muốn gì. Mới hiểu vì sao lòng dân nổi giận

Nếu ai có hỏi đặc điểm tâm lý người Việt thời hiện đại này là gì, người viết bài xin trả lời ngay, không đắn đo, bằng thứ ngôn ngữ dân dã, của tuổi teen- đó là tâm lý “ngáo” cái… nhất. Đến mức có thể trở thành hội chứng.

Nổi tiếng và tai tiếng

Thật ra, đã là người, ai chẳng muốn mình được nổi tiếng. Đã là một quốc gia, quốc gia nào chẳng muốn trở thành “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”? Nước Việt thời chiến tranh, đã từng làm nên tên tuổi bởi khí phách hào hùng, dấn thân trước họa xâm lăng, bảo vệ chủ quyền độc lập tự do dân tộc.

Thế nhưng sự khẳng định tài năng, trở thành nổi tiếng, cũng đòi hỏi rất nhiều điều kiện lẫn phẩm cách: Tư duy, năng lực hành động, sự khôn ngoan, khôn khéo trong tầm nhìn về những giá trị đích thực và hiểu biết thực tiễn của đời sống XH.

Nếu không rất có thể sẽ trở thành… tai tiếng, lố bịch. Bởi ở chính những khao khát tưởng chính đáng đó, sớm muộn gì cũng bộc lộ rất hồn nhiên sự háo danh, sự phô trương của văn hóa tiểu nông. Còn theo một nhà tâm lý XH, sự phô phang quá mức chính lại là để che đậy một tâm lý mặc cảm, tự ti, hoảng sợ trước cái mạnh, cái giỏi của thiên hạ, nhưng đầy tính sĩ diện.

Sự “nổi tiếng” kiểu tai tiếng trong thực tế, đã không thiếu. Dư luận XH vẫn chưa quên sự kiện chấn động, cách đây đã vài năm: Bánh chưng mốc, bánh dày khủng độn xốp trong ngày giỗ Tổ.

Sự thành tâm của hậu thế vô tình biến thành sự hỗn hào với các bậc liệt tổ liệt tông khiến cả XH nổi giận.

Cứ tưởng bánh chưng mốc, bánh dày khủng độn xốp đã là gương tày liếp, cảnh báo tính háo danh của người Việt. Vậy mà cách đây ít lâu, người Việt vẫn tiếp tục kiểu ngựa quen đường cũ, với kỷ lục tô phở khủng. Rút cục, bánh trương đằng bánh, thịt ôi đằng thịt. Và người Việt đi đằng… đàm tiếu của cộng đồng.

Còn trong thời hiện đại, thì  dường như những cái nhất kinh dị lại có vẻ “ngáo” người Việt hơn cả. Đó là:

Giá bất động sản thuộc hàng cao nhất thế giới. Giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động. Giá nhà ở lớn hơn gấp 05 lần so với các nước phát triển, gấp 10 lần so với nước chậm phát triển.

Tỷ lệ trẻ em chết đuối cao nhất khu vực Đông Nam Á. Cứ mỗi ngày lại có 10 trẻ em tử vong vì chết đuối, độ tuổi từ 7- 15.

Tai nạn giao thông được coi là cao nhất thế giới. Mỗi ngày trung bình có 31 người chết vì tai nạn.

Tỷ lệ nam giới hút thuốc thuộc hàng cao nhất thế giới với 47,8%. Hơn 40.000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá.

Đứng top 10 không khí bẩn nhất thế giới. (VietNamNet, ngày 13/4/2012) v..v…

Ấn tượng trong tuần, chặt cây, 6.700 cây, văn hóa, Kỳ Duyên, Hà Nội, tượng đài
Ảnh: Dân Trí

Góp sức vào những đặc tính “ngáo” nhất đó, có khi còn có cả truyền thông nước Việt. Đó là khi báo chí, truyền thông liên tục đưa những thông tin dịch thuật, ít có sự phân tích để làm rõ các thông số theo những tiêu chí nào, khiến đọc cái title cũng đã thấy xa lạ. Nào là VN đứng thứ 02 trong top các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Nào là VN lọt vào top 20 quốc gia đáng sống nhất thế giới…. Mà quên đi một điều, người Việt còn đang đứng trong top yếu kém, đóng góp ít nhất cho sự phát triển toàn cầu.

Đặt trong bối cảnh tâm lý đặc thù mê cái nhất đến độ đó, sẽ không khó hiểu về hai công trìnhkhủng, một vừa hoàn thành, một mới sắp khởi công, mà dư luận XH đang ồn ào. Đó là vụ việc tượng đài đặt tại Quảng Nam vừa được hoàn thành trên một khuôn viên rộng 15 hecta, với chiều cao 18m, và chiều dài hình cánh cung 120m, được tạc bằng 3000 m3 đá hoa cương. Và tháp truyền hình cao nhất châu Á, tới 636m, nay mai sẽ khởi công.

Bức tượng khi mới phác thảo, đã phải chịu không ít điều tiếng. Và cho đến giờ, chuẩn bị khánh thành, điều tiếng dường như vẫn theo em anh thì về, theo em anh thì về….

Nếu không xây tượng, biết đâu mỗi bà Mẹ VNAH có thể sẽ có một nhà tình nghĩa (nhà tình thương). Thì giữa việc được ngắm tượng, với việc được sống bình yên trong ngôi nhà “tình thương” đúng nghĩa, hẳn các mẹ sẽ cảm nhận sự tôn vinh nào mới là thứ các mẹ cần.

Và giá như kinh tế không quá khó khăn, những kẻ tham nhũng, rút tiền qua các dự án không nhẫn tâm đào hầm, thì bức tượng đâu đến nỗi vô tình phải chịu bia miệng vẫn còn trơ trơ như vậy?

Còn nay mai nữa, tháp truyền hình cao nhất châu Á, tới 636 m, sẽ được khởi công, trong xu thế thời đại công nghệ cao, chả mấy quốc gia đeo đuổi để xây dựng loại tháp truyền hình này. Cho dù có là dấu ấn cao ngất của truyền hình nước Việt, cao nhất châu Á, thì cái sự nhập cuộc một cách lỗi thời này, hẳn sẽ chẳng khiến cho ai tự hào, kiêu hãnh.

Những cái nhất, hóa ra lại đo được từng… cm tư duy, trí tuệ của người Việt.

Chặt cây cũng cần có… văn hóa

Câu chuyện đàn dê thông minh đi lạc nhà quan huyện, chuyện hơn 1200 con gà cũng thông minh không kém khi đi lạc vào nhà quan xã, chưa kịp lắng xuống, dư luận XH bỗng ồn ào về chuyện con người hơi… thiếu thông minh khi viết SGK, mà lại để cho Thánh Gióng, người anh hùng làng Phù Đổng nhảy xuống hồ Tây tắm như một người thường, trước khi bay về trời.

Ấn tượng trong tuần, chặt cây, 6.700 cây, văn hóa, Kỳ Duyên, Hà Nội, tượng đài

Nhưng thiếu minh bạch lại là chuyện Thủ đô HN bất ngờ cùng lúc, chặt đốn và thay thế 6700 cây xanh, trong khi vị đại diện HN lại phát ngôn thẳng thừng đến mức lạ lùng: “Chặt cây xanhHN không phải hỏi dân” (VietNamNet, ngày 17/3)

Khỏi phải nói sức nóng truyền đi trên các trang báo, trang mạng XH những ngày này như thế nào. Đến mức có cảm giác bóng mát của cây xanh HN còn lại cũng không thể làm dịu nổi.

Read the rest of this entry

Những hình ảnh về giáo dục miền Nam trước 1975

Tiêu chuẩn

Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/151893/nhung-hinh-anh-ve-giao-duc-mien-nam-truoc-1975.html

Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học và ĐH, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Sách giáo khoa cho học sinh.

Mô hình giáo dục ở Miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 có khuynh hướng chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn. Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng Hòa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục.

Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách Quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách Quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục).

Nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng Quốc gia…

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Một buổi lễ ở Trường Petrus Ký (Trường THPT Lê Hồng Phong ngày nay)

Triết lý giáo dục dựa trên 3 nguyên tắc “nhân bản”, “dân tộc” và “khai phóng”, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967).

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần Quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Người dân miền Nam biểu tình phản đối Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, năm 1974.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời Đệ Nhất Cộng Hòa gọi là lớp Năm đến lớp Nhất). Theo quy định của hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc).

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Thẻ căn cước học sinh Trường Võ Trường Toản

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Hệ thống giáo dục trung học gồm: trung học đệ nhất cấp

Trong ảnh: Trường Trung học Cộng đồng Quận 8 năm 1972- 1973

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Trường trung học Đệ nhị. Trong ảnh: Các nam sinh Trường Võ Trường Toàn
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Hệ thống trường trung học còn có: Trung học tổng hợp, Trung học kĩ thuật 

Trong ảnh: Trường Quốc-Gia Nông-Lâm-Mục B’Lao.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

 Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học. Trong ảnh: Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập của Trường Lasan Taberd 17/2/1974.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Học sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong các viện ĐH, trường ĐH, và học viện trong nước. Vì số chỗ trong một số trường có giới hạn nên học sinh phải dự kỳ thi tuyển có tính chọn lọc rất cao.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Viện đại học Đà Lạt.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Viện Pasteur Nha Trang.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Trường Kỹ Sư Công Nghệ, Trường Hàng Hải thuộc Trung tâm Quốc gia Kỹ Thuật.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Các giáo sư Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ đồng tấu: Trần Thanh Tâm (đờn kìm), Phan Văn Nghị (đờn cò), Trương Văn Đệ (đờn tam), Vũ Văn Hòa (sáo) và Nguyễn Vĩnh Bảo (đờn tranh)

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Buổi học hình họa tại lớp dự bị của trường Quốc gia Mỹ thuật Sài Gòn đầu thập niên 60

Thời điểm này, một số sinh viên bậc ĐH được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là Pháp (1.522) và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xã hội và kỹ sư.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Năm 1958, chính phủ Đệ nhất Cộng hòa cho lập Ban Tu thư thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để soạn, dịch, và in sách giáo khoa cho hệ thống giáo dục toàn quốc. Tính đến năm 1962, Bộ Quốc gia Giáo dục đã ấn hành xong 39 đầu sách tiểu học, 83 sách trung học, và 9 sách đại học.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Vào thời điểm năm 1974, cả nước có 16 cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học với chương trình hai năm còn gọi là chương trình sư phạm cấp tốc. Chương trình này nhận những ai đã đậu được bằng Trung học Đệ nhất cấp. Hằng năm chương trình này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học. Giáo viên trung học thì phải theo học chương trình của trường đại học sư phạm (2 hoặc 4 năm).Sinh viên các trường sư phạm được cấp học bổng nếu ký hợp đồng 10 năm làm việc cho nhà nước ở các trường công lập sau khi tốt nghiệp.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470. Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời Đệ nhất Cộng hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người giúp việc trong nhà. Sang thời Đệ nhị Cộng hòa, đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy vậy, lúc nào các nhà giáo cũng giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Đề thi trắc nghiệm đã được sử dụng cho môn Công dân, Sử, Địa trong các kỳ thi Tú tài I và Tú tài II từ niên khóa 1965-1966. Đến năm 1974, toàn bộ các môn thi trong kỳ thi tú tài gồm toàn những câu trắc nghiệm. Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1.800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời của học sinh để tính độ khó của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu hỏi trắc nghiệm cho thích hợp.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí của Bộ Quốc gia Giáo dục đã ký hợp đồng với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển… đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230.

  •  Phong Đăng(tổng hợp)

Cảm ơn Phương Uyên, Nguyên Khang

Tiêu chuẩn

Cảm ơn Phương Uyên, Nguyên Khang

Hồ Ngọc Nhuận-NLG

 

ông Hồ Ngọc Nhuận

Ông Hồ Ngọc Nhuận

Tòa án của chế độ ngày 16/5/2013 đã đưa 2 sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha ra xử.Trong phiên tòa một ngày, tại Long An . Sau khi giam giữ 2 bị cáo hơn nửa năm. Thuật ngữ dùng cho các cuộc xử , cả bình thường cả bất bình thường, gọi đó là kiểu “làm gọn”, có khi chỉ cần “một cái rụp”… là xong. Kiểu “xử gọn” như vậy có đáng gọi là một việc làm đàng hoàng không ? Và ai làm một việc không đàng hoàng có phải là nhục không ? Read the rest of this entry

30/4 lại đến rồi!

Tiêu chuẩn

30/4 lại đến rồi!

Viết theo lời thương của hai vợ chồng bà má Nam Bộ

Đặng Huy Văn

209000_338116992929912_25277236_nLời Tác Giả: Nhân mừng thọ tuổi 70 của tôi lại vào dịp nghỉ 30/4, các con tôi đã quyết định cho bố một chuyến đi dối già vào Sài Gòn và Miền Tây Nam Bộ. Tình cờ, tại vùng sông nước cuối cùng của Tổ Quốc, tôi đã được đến thăm nhà má Năm ngay gần bờ sông. Rồi má đã kể cho chúng tôi nghe những tháng năm trước 30/4/1975, ba má đã cưu mang cán bộ và bộ đội như thế nào. Má còn kể về một đứa con nuôi của má nay đang “làm vua” ở Hà Nội, đứa mà ngày xưa má đã suýt chết vì che dấu nó dưới hầm bí mật ra sao. Trời ơi, má Năm nay đã ngoài 90 mà vẫn còn minh mẫn lắm. Má cười, ba má chỉ tội nghèo nhưng nhờ sống thoải mái nên giữ được sức khỏe. Câu chuyện về đứa con nuôi “làm vua” của má nghe thật lạ! Má vừa kể vừa lau nước mắt hình như sau 38 năm biền biệt xa đứa con mà nay má vẫn thương yêu và lo cho tính mạng của nó như hồi còn trong Bưng vậy. Má nói, tình hình này thể nào cũng sẽ có một cuộc 30/4 nữa! Má sợ lúc đó ba má sẽ không còn đủ sức để cưu mang được nó. Rồi bỗng má thở dài: “Ôi sao nó không về trước đi! Cứ dại dột ngồi mãi đó lại như cái ông “Ca” gì đó ở bên Li-bi thì khổ!” Tôi chưa kịp hỏi họ tên đứa con nuôi “làm vua” của má là gì thì đã phải lên ca nô để đi sang vùng khác. Bài viết này chỉ ghi lại những lời thương của má để nhắn nhủ đứa con nuôi một thời ba má đã yêu thương như con ruột, xin được trân trọng sẻ chia cùng quí vị.

Từ ngày 30/4/1975 con chào ba má về thành phố

Ba mươi tám năm trôi qua ba vẫn sống kiếp cơ hàn

Các em con lớn lên nay vẫn chưa có việc làm ổn định

Má che chở con ngày xưa giờ vẫn sống lầm than!

 

Hồi trong Cứ con thưa, rồi má ba sẽ thay đời đổi kiếp

Độc lập rồi dân sẽ ấm no hơn, cuộc sống sẽ dễ dàng hơn!

Vậy mà nay các đồng chí của con đang làm dân chết khiếp

Khắp nơi nơi đâu cũng thấy người dân đang phỉ nhổ căm hờn!

 

Ngày còn ở trong Bưng má thấy con hiền lành như thế

Mỗi lần về làng gặp du kích con thỏ thẻ với má ba

“Con đi chiến đấu quên thân để cứu dân cứu nước

“Đưa lại Độc Lập, Tự Do cho tổ quốc, quê nhà!”

 

Nay Độc Lập có rồi nhưng Tự Do đâu chưa thấy

Chỉ thấy ai nói hơi trái ý con là con bắt nhốt tù rồi

Người dân muốn nói thật để cho đất nước mau tiến tới

Vì họ đã từng đổ máu xương để giờ con hưởng đó con ơi!

 

Má biết con đã sớm phải vô Bưng nên học hành lởm khởm

Lẽ ra nay làm vua, con phải biết khiêm tốn lắng nghe dân

Dân thật thà góp ý giúp con thì con kêu “bầy phản động”

Còn mấy đứa nịnh hót tâng bốc thì con lại chơi thân

 

Sao dưới triều đại con, người có tài thì con không trọng dụng?

Chỉ bổ nhiệm một lũ cúi luồn bằng cấp có, kiến thức không

Làm đất nước lộn tùng phèo người mù lại đi dắt người sáng

Người tâm huyết tài năng lại phải về cày ruộng nuôi tôm!

 

Mà nuôi tôm, các đồng chí của con cũng không cho yên sống

Anh em Đoàn Văn Vươn hai mươi năm trời đã lấn biển quai đê

Xây đầm nuôi tôm bằng chính sức mình làm giàu cho đất nước[1]

Các bạn con lại dùng bộ đội công an định cưỡng cướp mang về!

 

Má ba chưa thấy lịch sử nước nhà có thời đại nào như thế

Mồm “lấy dân làm gốc” tay lại cướp bóc và đàn áp dân lành

Chuyện ba ngàn công an đánh một ngàn nông dân năm ngoái[2]

Cướp đất Văn Giang xây “thiên đường” là một “trang sử liệt oanh”

 

Dân đóng thuế được bao nhiêu thì bọn nịnh thần vơ vét hết

Rồi cố tình đẻ thêm ra chước quỷ mưu ma để trấn lột tiền dân

Hết bày đặt nào thuế xăng xe, thuế đường bộ, thuế ô tô xe máy…

Bệnh viện nằm bốn người một giường cũng phải nộp thuế thân!

 

Ba má muốn gặp tận mặt con để nói cho con nghe sự thật

Nhưng từ ngày con làm quan rồi làm vua đâu ló mặt về thôn

Má ba đã ngoại cửu tuần rồi không thể ra thăm con được nữa

Sợ ít nữa dân phẫn uất lên, má ba không còn cơ hội để cứu con!

 

Ba ruột con danh tính là gì và ở đâu má ba không được biết

Chỉ thấy má đẻ con một mình lam lũ nuôi con nên má ba thương

Có phải “ông ấy” nhận ra con không mà nâng con lên nhanh thế?

Làm vua mà không được học hành sao con có thể đảm đương?

 

Ba má đã sống hơn nửa đời người trước 30 tháng Tư nên hiểu

Thời trước người ta biết trọng nhân tài nên xã hội văn minh

Người giàu biết thương yêu người nghèo, tạo việc làm cho họ

Chứ không như bọn tư bản đỏ bây giờ làm dân ghét, dân kinh

 

Thời trước Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa là của ta tất cả

Ngư dân ta đánh cá ngoài khơi có ai dám trấn giết cướp tàu

Thời nay ngày nào Hán tặc cũng bắn giết ngư dân trên biển

Mà ba má đã bao giờ được nghe con lên tiếng cứu dân đâu?

 

Má ba cùng đồng bào đã 20 năm cưu mang con trong lửa đạn

Hôm con chui xuống hầm cạnh bồn cầu, má cứ phải “ngồi” coi

Nếu không có nhân dân hi sinh thì 30/4 các con sao thắng được

Mà nay các đồng chí của con đối xử với dân tàn ác thế con ơi!

 Sài Gòn, 28/4/1013

Tác giả gửi Quê Choa

……………………………………..

 [1]- Ngày 5/1/2012, chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã dùng hơn 100 công an và bộ đội có trang bị vũ khí đến đập phá nhà và định cướp trắng đầm tôm của gia đình anh em ông Đoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang, Tiên Lãng một cách trái pháp luật.

 [2]- Ngày 24/4/2012, hơn ba ngàn công an và đầu gấu được UBND huyện Văn Giang, Hưng Yên thuê để đàn áp cuộc biểu tình của hơn một ngàn nông dân tại xã Xuân Quan, Văn Giang để giữ ruộng đất và mồ mả tổ tiên của bà con đang bị giải tỏa mặt bằng để xây dựng “Thiên đường Ecopark”của một chủ đầu tư giấu mặt. Cuộc biểu tình của bà con Văn Giang đã bị đàn áp dã man trong đó có rất nhiều người dân và hai phóng viên VOV đã bị đánh trọng thương.

 

Hội thảo sửa đổi Hiến pháp tại Câu lạc bộ Kháng chiến

Tiêu chuẩn
hnhp3613-305.jpg

Một buổi hội thảo bàn về sửa đổi Hiến pháp năm 92 do Câu Lạc Bộ Kháng chiến tổ chức đã nổ ra những tranh luận sôi nổi về các câu hỏi mà nhân sĩ trí thức trong buổi hội thảo đưa ra.

Tranh luận gay gắt

Trong buổi hội thảo góp ý sửa đổi Hiến Pháp do Câu Lạc bộ Truyền thống Kháng chiến khối sinh viên của thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại nhà Bảo tàng Cách mạng thành phố đã có mặt của nhiều nhân sĩ trí thức, lão thành cách mạng cũng như những Đảng viên vẫn đang sinh hoạt đảng và làm việc trong guồng máy chính quyền.

Theo luật sự Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội có mặt tại buổi hội thảo nhận xét thì không khí tranh luận giữa hai phía, một bên nhất quyết giữ vai trò của Đảng trong Hiến pháp còn một bên thì dứt khoát phải bỏ điều 4 vì nó đi ngược lại lợi ích của đất nước, nhân dân, có lúc diễn ra khá gay gắt. Luật sư Thuận cho biết:

“Không khí của cuộc hổi thảo của Câu lạc bộ kháng chiến khối sinh viên  thì những phát biểu của các diễn giả phải nói rằng có nhiều ý kiến có thể nói dùng chữ gay gắt thì cũng không sai, từ những ý kiến ủng hộ Đảng lẫn những ý kiến ủng hộ bản dự thảo thì họ nói rất gay gắt nhất là 4 vấn đề mà họ quan tâm. Chương một, điều hai, điều 4, rồi chương đất đai điều 58, rồi chương 70 nói về dự thảo và chương về Hội đồng Hiến Pháp… nói chung sôi nổi và gay gắt tập trung vào những việc này.”

Khi anh đặt điều 4 thì nó chống lại những điều khác. Nó chống lại quyền con người, quyền ăn nói, quyền lập hội vì khi Đảng đã lên trên rồi thì các quyền kia không còn nữa.
Hồ Hiếu

Tuy nhiên theo một số người cho biết ý kiến của ông Nguyễn Văn Thuyền, nguyên Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kháng chiến do lớn tuổi không thể tham dự cuộc hội thảo đã gửi bài phát biểu vào và có những câu chữ khiến nhiều người cho rằng gay gắt, đặc biệt với câu hỏi: “Ai là kẻ mưu toan dẹp bỏ điều 4 Hiến pháp?”

Giải thích điều này luật sư Trần Quốc Thuận cho biết:

“Bài phát biểu của ông Nguyễn Văn Thuyền, thì tôi cho rằng hồi trước tới giờ cũng không có gì gay gắt. Tôi vẫn gọi ổng là chú, chú Ba Tôn. Ông này đúng là cả cuộc đời tham gia cách mạng bây giờ thì tuổi cũng xấp xỉ 100 rồi cho nên tình cảm của ông ấy tha thiết gắn bó với cách mạng, gắn bó với Đảng đối với ổng thì nó sâu sắc nó dài. Tôi cho rằng đó là một bài tâm sự hơn là một bài phát biểu cho nên ổng cho rằng chuyện duy trì sửa đổi Đảng thì trong đó có ổng. Những người phát biểu bảo vệ điều 4 hay điều này điều kia thì họ phát biểu giọng gay gắt. Còn chú Ba Tôn ổng phát biểu tôi cho như vậy là không có gì gay gắt. Liều lượng như thế thì không có vấn đề gì. Tụi tôi ở đây nghe cái giọng văn ấy cũng quen rồi, nó cũng bình thường.”

Vai trò thật sự của Hiến pháp

 

HP19929999-200.jpg
Bìa sách Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992. Photo courtesy of chinhphu.vn

 

Ông Lê Công Giàu nguyên Phó bí thư Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh cho rằng những ý kiến phản biện hiện nay do những người trong Đảng đưa ra trên truyền thông đại chúng rõ ràng là không thuyết phục và thiếu cơ sở khoa học. Người của Đảng hay cánh tay nối dài của Đảng không thể phản biện lại với ý kiến của người dân. Khi được hỏi về những tranh luận liên quan đến điều 4 và vai trò của Đảng ông Lê Công Giàu cho biết:

“Về cái điều 4 người ta không phải đòi hủy bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng nhưng ý người ta phát biểu rất rõ. Thứ nhất Đảng phải chấp nhận sự cạnh tranh chứ còn như hiện nay thì người ta thấy rằng không thể kiểm soát được quyền lực và không thể có được sự chấp nhận rộng rãi của quần chúng nhân dân. Điều quan trọng là Đảng phải được sự tín nhiệm, sự chấp nhận và ủy nhiệm của nhân dân, đó là một vần đề. Nếu không có cái đó mà có ghi vào Hiến pháp thế nào đi chăng nữa thì tính chính danh rất là khó có.

Điều thứ hai người ta quan tâm nếu ghi Đảng là lực lượng lãnh đạo thì như vậy khi Đảng lãnh đạo Đảng sẽ phải có trách nhiệm đối với sự thành công hay thất bại. Hiện nay cái cơ chế này chưa có. Kỳ này có ghi bổ xung là Đảng sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân nhưng mà cơ chế nào để mà chịu trách nhiệm? Nếu Đảng làm sai thì xử lý ra sao cũng chưa rõ. Theo tôi đó là trách nhiệm của những đồng chí lãnh đạo, của Bộ chính trị của Ban chấp hành Trung ương phải thể chế hóa cái này một cách cụ thể và những thể chế đó nó phải thực thi được trong thực tế.”

Trong buổi hội thảo xuất hiện một nhân vật quan trọng đối với tiền thân của Câu Lạc Bộ Kháng chiến, đó là ông Hồ Hiếu, nguyên Chánh văn phòng ban Dân vận Mặt trận TPHCM người tham gia đầu tiên thành lập Câu lạc bộ này và cũng chính vì nó đã dẫn ông vào con đường ngục tù trong nhiều năm trời. Nhận xét về điều 4 Hiến pháp ông Hồ Hiếu cho biết:

Đảng phải chấp nhận sự cạnh tranh chứ còn như hiện nay thì người ta thấy rằng không thể kiểm soát được quyền lực và không thể có được sự chấp nhận rộng rãi.
Lê Công Giàu

“Đối với điều 4 tôi đề nghị dứt khoát là phải bỏ. Có nghĩa là không nên để cho Đảng độc quyền tự tung tự tác với bốn lý do. Lý do thứ nhất Đảng đã nói theo chủ nghĩa Marx Lenin chấp nhận biện chứng nhưng mà thủ tiêu đối lập. Như vậy sẽ không có đấu tranh thì làm sao phát triển? Những nước Xã hội chủ nghĩa có nước nào phát triển đâu? Lý do thứ hai: Ai cho anh cái quyền đó? Trong lúc chưa trưng cầu ý dân anh tự đặt cái quyền đó và đưa vào Hiến pháp, như vậy là lạm quyền. Thứ ba, khi anh đặt điều 4 thì nó chống lại những điều khác. Nó chống lại quyền con người, quyền ăn nói, quyền lập hội vì khi Đảng đã lên trên rồi thì các quyền kia không còn nữa. Thứ tư cho đến bây giờ cái gọi là xã hội chủ nghĩa thì thực tế là nội dung không rõ ràng. Nó là một sự thí điểm trên toàn xã hội. Một sự thí điểm không phải với một con chuột bạch nhưng đã lấy dân tộc ra làm thì điểm.”

Trong buổi hội thảo còn có các ông luật sư Nguyễn Đăng Liêm, ông Kha Lương Ngãi Phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng. Đặc biệt ông Võ Văn Thôn, nguyên chủ tịch UBND Quận 3, giám đốc sở Tư Pháp thành phố đã mạnh mẽ lên tiếng rằng Đảng không nên lên án, đả kích những góp ý trái chiều.

Phát biểu của ông Võ Văn Thôn đã dấy lên một sự đồng tình lớn trong buổi hội thảo và cho thấy rằng vẫn còn rất nhiều nhân sĩ trí thức quan tâm đến việc sửa đổi Hiến pháp lần này. Họ đang cố hết sức mỉnh để đánh động cho xã hội biết những manh nha muốn dùng Hiến pháp như một thanh gươm để bảo vệ quyền bính hơn là bảo vệ pháp luật đúng như vai trò thật sự của một bản Hiến pháp.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/draft-constitution-seminar-ml-03282013074328.html

Bàn về chữ “dũng” của một bậc quân tử

Tiêu chuẩn

Bàn về chữ “dũng” của một bậc quân tử

Hai Lúa- Blog HL

110Khổng Tử dạy rằng, người quân tử là người có ba đức tính lớn: nhân, trí, dũng. Thế nhưng sau này, Mạnh Tử- một nhà nho mang nặng tư tưởng của tôn giáo và sự ảnh hưởng của những lê giáo phong kiến- sợ rằng có nếu quá ca ngợi cái “dũng”, kẻ dưới, kẻ yếu có thể dám chống lại cả bề trên, khi nhận thấy bề trên là kẻ vô đạo. Vì vậy, để phục vụ cho tự tưởng “Quân, Sư, Phụ” mà Mạnh Tử chỉ nêu những đức tính mà người quân tử cần có bao gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Đức tính “dũng” đã bị xem nhẹ vì sự áp đặt và quyền lợi của giai cấp phong kiến muốn thống trị người dân bằng đặc quyền lâu dài.

Có lẽ sẽ là rất buồn cười nếu có bác nào đó nói với tôi rằng, phụ nữ biết gì mà bàn về quân tử? Thời phong kiến, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Tôi xin mở một dấu ngoặc cho bài viết này của mình là “bây giờ là thế kỷ 21 rồi”, bao nhiêu nước đang rơi vào tình trạng “dương thịnh, âm suy”; và trong tương lai gần Việt Nam cũng trở nên khan hiếm phụ nữ. Chẳng có một bằng chứng nào về di truyền học, về giải phẫu học, về nhân chủng học nói rằng phụ nữ kém cỏi hơn nam giới về trí tuệ, về sự nhanh nhẹn sắc sảo trong việc ra quyết định về cái uy dũng, thần thái của một người quân tử cả. Vì vậy, khái niệm này tôi xin bàn đến chung cho cả hai giới, nam cũng như nữ.

Như thế, khái niệm người quân tử cũng không phải là đặc quyền chỉ tồn tại ở nam giới mà thôi.

Khái niệm của Khổng Tử về ba đức tính cơ bản của con người, “Nhân thì không lo, Trí thì không nghi ngờ, Dũng thì không sợ” (Quân tử đạo hữu tam: nhân giả bất ưu, trí giả bất hoặc, dũng giả bất cụ).

“Nhân” là lòng thương yêu giúp đỡ người; có “nhân”

“Trí” là hiểu biết, phân biệt rõ đúng, sai, hay, dở; có trí sẽ không bị nhầm lẫn, không đi sai đường khiến lầm lẫn cuộc đời.

“Dũng” là gan dạ, dám vượt mọi khó khăn, gian nguy; có dũng sẽ không biết sợ: không sợ gian lao, không sợ cường quyền, bạo lực cho dù phải hi sinh cả tính mạng cũng vẫn ngang nhiên và kiên trì đi theo con đường mà mình lựa chọn.

Thế nhưng trong ba phạm trù trên, cái nào quan trọng hơn và cần thiết hơn hay có giá trị tương đương? Ở đây rõ ràng, thiếu một trong ba đặc tính Nhân, Trí, Dũng chúng ta đều phải thừa nhận rằng đó không phải là một người quân tử. Cả ba đặc tính đó là điều kiện cần và đủ của một một đấng trượng phu đúng cách.

Nhân- nếu đòi hỏi triệt để phải có trí, sự có mặt cả hai đặc tính này giúp người đó tìm ra được cách giúp đỡ người khác một cách hữu hiệu, thiết thực nhất. Nếu có thêm có dũng (gan dạ, kiên trì thực hiện ý định giúp người) thì họ sẽ giúp người đó đến cùng. Nếu chỉ có Nhân thì thường con người dễ bị ủy mị, bị tình cảm chi phối mà thiếu sự phán xét của lý trí.

Nếu một cá nhân nào có chỉ có Dũng, gần như mọi thứ cao đẹp đều bị dẹp bỏ. Dũng khi đó trở thành thứ tính cách ngang tàng, liều mạng, đôi khi là một kẻ gàn bướng, cố chấp, nó trái ngược hoàn toàn với phong thái của người nho nhã, trượng phu. Nói không ngoa, Dũng chỉ có giá trị đạo đức khi phục tùng Trí và Nhân. Dũng là cái nền để Nhân và Trí được bộc lộ, là điểm tựa cho Nhân và Trí toả sáng.

Tuy nhiên, nếu có cả hai phẩm chất Nhân và Trí mà không có Dũng thì sao? Chỉ có Nhân mà không có Dũng là kẻ nhu nhược yếu hèn, ủy mị, chỉ có Trí mà không Dũng là kẻ khôn lỏi, lọc lừa, dùng trí khôn và kiến thức của mình chỉ nhằm mục đích vụ lợi, luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên hết, kẻ chỉ có trí mà vô dũng giống như một loại tắc lè hoa, a dua theo kẻ mạnh, dù biết kẻ mạnh sai trái; khiếp sợ, bạc nhược trước cường quyền bạo lực, dễ đánh mất mình. Nếu kẻ đó lại thiếu thêm chữ Nhân thì đây thực sự là mối nguy hiểm, là thảm họa cho nhiều người.


Sẽ có nhiều người nghĩ rằng, đàn ông thường có lợi thế hơn hẳn phụ nữ ở hình thể, hay có võ nghệ nên họ mới cam đảm, mới có Dũng. Nghĩ vậy là lầm! Cơ bắp hay võ nghệ chỉ yểm trợ phần nào cho sự can đảm mà không thể sánh với lòng can đảm, với cái Dũng được. Biết bao người sức trói gà không chặt mà thừa lòng can đảm, đến nỗi những kẻ đầy võ nghệ, đầy uy quyền cũng vẫn bị khuất phục.

Một tích xưa kể rằng Tần Thủy Hoàng muốn chiếm Anh Lăng nhưng không muốn đánh mà dùng kế, sai người đến bảo An Lăng quân:


- Vua ta muốn đem 500 dặm đất để đổi lấy đất An Lăng là 50 dặm, mong ngài hãy bằng lòng.


An Lăng quân không chịu và nói:

– Cảm ơn nhà vua đã gia ân. Đất tôi dù có 50 dặm nhưng vẫn là đất của tổ tiên để lại, không thể vâng mệnh.


Vua Tần nổi giận, sửa soạn cất quân đi đánh. Bấy giờ có một người áo vải già nua tên là Đường Thư vào xin An Lăng quân để đi sứ sang thuyết vua Tần. Vua Tần nói:


- An Lăng quân khinh ta chăng mà không chịu đổi 50 dặm để lấy mảnh đất rộng gấp mười? Cỡ như Hàn, Ngụy ta còn diệt huống gì đất An Lăng? 

Đường Thư nói:


- Không phải! An Lăng quân nhận đất của Tiên vương nên phải giữ, dẫu nhà vua đem ngàn dặm cũng không đổi chứ đừng nói 500 dặm.


Vua Tần nổi giận trợn mắt hỏi Đường Thư:


- Tên già ngu ngốc kia, ngươi có biết thiên tử giận thì sao không?


- Thì sao?


- Thiên tử mà giận một cái thì thây phơi trăm vạn, máu loang ngàn dặm.


Đường Thư ôn hòa hỏi lại:


- Đại vương có biết hạng áo vải nổi giận thì sao không?

Vua Tần lồng lộn lên đáp:


- Tụi áo vải mà giận thì chỉ lột mão, cởi dép, dập đầu mà lạy!


Đường Thư nhếch mép cười:


- Cũng có thật! Nhưng đó chỉ là bọn thất phu. Chứ kẻ sĩ giận thì khác. Lúc Chuyên Chư đâm Vương Liễu thì sao chổi lấn át mặt trăng; lúc Nhiếp Chính đâm Hiệp Lũy thì cầu vồng trắng vắt ngang qua mặt trời; lúc Yếu Ly đâm Khánh Kỵ thì chim ưng xanh đá nhau trên điện. Ba vị đó đều kẻ sĩ áo vải, lòng nén uất nên trời mới hiện lộ những điềm như vậy. Nay sắp có thêm tôi nữa là bốn. Kẻ sĩ mà nổi giận thì thây nằm hai cái, máu loang năm bước, thiên hạ để tang, tức như hôm nay.


Nói rồi tuốt gươm đứng lên. Vua Tần sợ quá nhũn người quỳ xuống tạ lỗi:


- Thôi, thôi! Mời tiên sinh ngồi! Làm gì đến nỗi như vậy! Quả nhân hiểu rồi. Hàn, Ngụy bị diệt mà An Lăng quân chỉ có 50 dặm đất mà vẫn giữ được chính là nhờ có tiên sinh đó!

Hôm qua, xem ti vi, nhìn thấy cái cách cười, cái thần thái, cái uy dũng của bác cựu bộ trưởng bộ tư pháp nhà ta, Ts. Nguyễn Đình Lộc, một trong 72 vị trí thức khởi xướng “kiến nghị 72” mà tôi chạnh lòng. Tự hỏi, thế lực nào khiến ông, một người ngồi ở chức phẩm tương đương hàng Thượng Thư ở triều đình phong kiến, thừa tri thức để phán đoán việc đúng việc sai, thừa kinh nghiệm để hiểu được hành động trả đũa của đối phương nếu có, thừa tuổi tác để hiểu được câu danh ngôn “ngựa chết để da, người chết để tiếng” lại co dúm tội nghiệp đến thế, cười cười nói nói ngập ngừng

“…nhưng thật ra thì đến đấy mới được lên trưởng đoàn, đến lúc trao thì mới được lên trưởng đoàn. Còn trước đó thì thật ra những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không tham gia“.

một cách khiên cưỡng? điều gì đã khiến ông rụt rè, khiếp nhược chỉ trong một thời gian quá ngắn mới có 2 tháng 4 ngày khi thời hạn góp ý vẫn chưa kết thúc?

Ngẫm ra, cái “Dũng” của một cô Phạm Thanh Nghiên yếu đuối, của một Lê Thị Công Nhân nhỏ nhắn, của một Nguyễn Thị Minh Hạnh mỏng manh,….nó mới quý giá và cao đẹp làm sao? Cái Dũng đó hóa ra chẳng phải là “đặc sản” chỉ gắn cho những người mang danh là nam nhi chi chí, trí tuệ hơn người, quyền cao chức trọng, bằng cấp tột bực, quyền uy lẫy lừng. Phải chăng ông Lộc thiếu nó vì chữ “Nhân- tình yêu thương đồng bào mình” của ông vẫn còn chưa đủ lớn?