Tag Archives: Ngô Minh

Đi theo Tàu là mất nước, mất đảng

Tiêu chuẩn

Đi theo Tàu là mất nước, mất đảng

Ngô Minh

tho-ngo-minh_240x180

 

Mấy hôm nay tôi vô cùng bức xúc với việc, ngày 13-5, 32 tàu cá Trung Quốc đã kéo đến vùng biển phía tây nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đoàn tàu “đánh cá” của bọn Đại Hán này hoàn toàn nằm trong thềm lục địa của Việt Nam. Ấy thế mà Việt Nam không một lời lên tiếng*. Nghĩa là Trung ương đã để mặc lãnh hải cho bọn Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Uất quá, buộc phải lên tiếng.

Trong lịch sử Việt Nam, nước ta bị giặc Tàu đô hộngàn năm, nhưng từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn , không có triều đại nào đi theo Tàu, bán đất nước cho Tàu. Nhiều triều đại còn xưng “ĐẾ” ngang với Thiên Triều. Nam quốc sơn hà Nam đế cư/Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư“Đế”, con trời do Sách Trời định , ngang hàng với Đế Tàu, chứ không phải vua do Tàu phong…. Hay như Nguyễn Huệ tự xưng là Hoàng đế Quang Trung. Read the rest of this entry

38 năm- Nhà nước của một nửa

Tiêu chuẩn

38 năm- Nhà nước của một nửa

Ngô Minh

544353_147668422072585_1248067284_nNhiều đêm tôi không tài nào ngủ được. Cứ nghĩ đến đất nước từ sau năm 1975 đến nay, đã 38 năm gọi là “thống nhất” nhưng thực tế lòng người chưa về một mối. Thực tế vẫn tồn tại hai loại người: Người phe của cách mạng và người thuộc phe “ngụy quân ngụy quyền”. Hai “loại người” cùng sống trong một làng, ấp, xã này khác biệt nhau từ ý thức hệ đến những chế độ chính sách cụ thể hàng ngày. Những phân biệt đối xử như vậy khiến người dân liên quan đến “ngụy quân ngụy quyền” cứ nghĩ: Nhà nước này là nhà nước của những người cách mạng, không phải nhà nước của mình. Nghĩa là NHÀ NƯỚC CỦA MỘT NỬA. Cụ thể như thế nào ?

1.Từ sau năm 1975 đến nay, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau đó là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã thi hành chính sách bắt những người có chức vụ trong chính quyền Sài Gòn và sĩ quan quân lực Sài Gòn, sĩ quan anh ninh, tâm lý chiến đi cải tại các trại tập trung. Thực chất là đi tù. Cải tạo lâu đến nỗi nhiều người vợ ở nhà lấy chồng khác. Khi ra khỏi trại thành kẻ lạc loài. Rồi chính sách cải tạo công thương nghiệp làm cho nhiều người điêu đứng phải vượt biên.. Rồi trấn áp, bắt bớ người vượt biên. Một số địa phương ven biển còn lợi dụng “bắt vượt biên” để trấn vàng, trấn của. v.v..Nhà nước lúc đó không hề có một chính sách nào hướng dẫn, giúp đỡ những người gọi là “ngụy quân ngụy quyền và con em của họ” ổn định đời sống tinh thần và vật chất. Giả sử có một chính sách nhân đạo, hòa giải từ đầu thì đã không có chuyện hành trăm ngàn người vượt biên bỏ xác trên đại đương, gây nên một mối hận lớn trong xã hội, vì thế Nhà nước không phải của họ, mà nhà nước là của những người cách mạng.

2. Trên TuầnViệt NamNet có in bài báo kể chuyện một anh lính Sài Gòn .”Anh tên Ngô Công Vò, quê xã Thủy Phù, Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế, đi lính cho chế độ Sài Gòn năm 1970. Anh bị thương trong ngày cuối cùng của chiến tranh. Bây giờ dù tàn tật vẫn phải lao động vất vả để nuôi con vừa phải đối mặt chiến tranh khi chiến tranh đã đi qua, và về tình người. Anh kể :”So với nhiều anh em lính chế độ cũ, tôi còn may mắn hơn nhiều. Nhưng cuộc sống vẫn vất vả lắm. Anh em thương binh phía Bắc còn có chế độ, chứ chúng tôi chẳng có gì, làm việc quần quật mà chẳng đủ nuôi vợ con“. Đáng lẽ Nhà nước XHCN phải có một giải pháp nào đó đối với những người “thương binh của quân đội Sài gòn”, bằng những trợ cấp dưới góc độ nào đó, hoặc đàm phán với Chính phủ Mỹ để giải trợ cấp cho họ, để họ có đường sống. Nghe nói Chính phủ Mỹ đề nghị được trợ cấp cho thương phế binh quân đội Sài Gòn (cũ), nhưng Nhà nước Việt Nam không thống nhất (?). Ở Huế tôi thấy rất nhiều trí thức học hành tử tế, kiến thức về văn hóa xã hội uyên bác, là viên chức, giáo viên khoa học xã hội và nhân văn thời chính quyền Sài Gòn cũ, nhưng sau năm 1975 , bị ném ra đường, thành NHỮNG NGƯỜI ĐẠP XE THỒ, ĐI RÀ SẮT VỤN kiếm sống. Đối với anh em trí thức này, mặc cảm xã hội của họ là rất lớn. Phân biệt đối xử tới mức cho đén tận hôm nay, vẫn có nhiều người trong qhính quyền , khi nhắc tới con em những người làm việc dưới chế độ cũ là :”Con em bọn ngụy quân ngụy quyền”. Nhiều nhà văn, nhà thơ, đạo diễn điện ảnh đã cố gắng , bằng sáng tác của mình để rút ngắn sự cách biệt này, như bộ phim “Sống trong sợ hãi“, là bộ phim truyện nhựa đầu tay của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Phim kể về cuộc sống của một cựu chiến binh Việt Nam cộng hòa phải sống cuộc đời vất vả mạo hiểm là đào bom mìn còn sót lại từ thời kỳ chiến tranh đem bán; và cuộc sống căng thẳng của ông với hai người vợ, trong đó có một người là em gái một sĩ quan Bắc Việt Nam. Bộ phim cảm động làm cho mọi người Việt hiểu thêm rằng dù ‘bên này’ hay ‘bên kia’, nỗi đau đều giống nhau. Nhưng những cố gắng đó đều bị chính sách phân biệt đối xử của NHÀ NƯỚC CỦA MỘT NỬA làm cho tiêu tan.

3. Ngay trong chính sách tuyển dụng, biên chế, chính sách xét tuyển đại học, chính sách trợ cấp xã hội ở nông thôn.vv.v.. Nhà nước XHCN cũng phân biệt đối xử rất ngặt nghèo. Chính sách ban hành chỉ dành cho một nửa, tức là “con em những người cách mạng”. Còn những người dính líu đến “bên kia chiến tuyến” thì lúc nào cũng nằm ngoài sự quan tâm đó. Ví dụ có ông giáo ( thời cũ) sống rất nhân văn, lại có trình độ để xử lý công việc nhanh nhạy, chính xác, nhưng khi bầu “Tổ trưởng dân phố” liền bị trên gạt đi vì “ngụy quyền cũ”. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc với dân thì chỉ tiếp xúc với “thành phần cốt cán” được chọn trước. Lãnh đạo đảng, nhà nước về thăm thì chỉ thăm Bà me VN anh hùng, thăm gia đình cách mạng, không bao giờ ngó ngàng tới loại “phó thường dân hạng hai” ấy. Thời bao cấp hơn 15 năm sau năm 1975, con em lính và công chức Sài Gòn cũ không bao giờ được vào các trường đaị học, dù điểm thi rất cao. Mãi đến đầu thế kỷ XXI, sau gần 10 năm “đổi mới”, con em của “một nửa không chính quyền” mới được đi học các trường Quốc tế, trường Dân lập và một số trường Đại học chính quy. Mấy năm nay, người từ 80 tuổi trở lên có chính sách trợ cấp hàng tháng, may mà các cụ già “ngụy quân ngụy quyền” được nhớ tới. Ở làng xã các tỉnh miền Nam, “chế độ đối với người có công với cách mạng” là tốt, nhưng nó cũng như cơn dao hai lưỡi, cứa sâu thêm vết thương chiến tranh trong lòng dân tộc.

4. Vướng vào chiến tranh là số mệnh đau thương của đất nước. Gần chục triệu người Việt Nam hy sinh vì cuộc đọ sức giữa hai phe trong cuộc chiến tranh lạnh. Người còn sống đau khổ, người chết vẫn chưa yên . Nhà thơ Nguyên Duy có câu :” Bên nào thắng thì nhân dân vẫn thua”. Quá đúng. Hàng trăm ngàn hài cốt “con em miền Bắc” vẫn còn nằm trong đất Việt Nam – Lào-Cămphuchia, chưa tìm về được. Hàng triệu hài cốt chiến binh Sài Gòn tử trận giờ không ai hương khói vì người thân của họ đi di tản ra nước ngoài. Ngay cái nghĩa trang 16.000 binh sĩ Sài Gòn tử trận ở Dĩ An, Biên Hòa 38 năm nay cỏ hoang mọc lút. Tháng 11 năm 2006, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định 1568/QD-TTg “đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa…sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế – xã hội” và “chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật.”. Khu nghĩa trang đã không được trùng tu từ lâu vì là khu vực quân sự “nhạy cảm”. Vì để “sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế – xã hội” nên chính quyền địa phương đã có kế hoạch mở một con đường dân sinh đi ngang qua nghĩa trang này. Theo Hội Việt Mỹ, Vietnamese American Foundation, tổ chức đang vận động với chính phủ Việt Nam để trùng tu và tôn tạo Nghĩa Trang Biên Hòa, vừa thông báo Sở Giao Thông Vận Tải huyện Dĩ An đã cho người cắm cọc gọi là giải phóng mặt bằng để làm một con đường xuyên qua nơi an nghĩ của 16.000 binh sĩ miền Nam .Không có gì độc ác hơn kế hơạch này. Người bại trận rồi, chết rồi, vẫn bị “căm thù” đến mức mồ mả không yên, là một nỗi đau lớn. Đây là một thông tin làm cho NHÀ NƯỚC CÀNG TRỞ THÀNH NHÀ NƯỚC CỦA MỘT NỬA, ngay cả trong tâm linh.

5. Ở trên tôi nói đến NHÀ NƯỚC MỘT NỬA từ ý thức hệ “ta-địch” . Có một loại NHÀ NƯỚC MỘT NỬA khác là Nhà nước ra tay ủng hộ bọn cướp đất của dân, điều động cảnh sát , quân đội trấn áp nhân dân để cho bọn cướp đất làm giàu như ở Tiên Lãng, Văn Giang. Ở Tiên Lãng, người nông dân bị hại đứng lên chống lại bọn cướp thì bị xử tù nặng hơn bọn cướp. Nghĩa là Nhà nước là NHÀ NƯỚC MỘT NỬA, nhà nước của quan chức tham nhũng.

38 năm, giang sơn đã thu về một mối, nhung lòng người vẫn chia đôi. Sự phân chia này một phần do mặc cảm xã hội ăn sâu trong lòng người “bên này, nên kia”. Nhưng phải nới thẳng rằng, 38 năm qua , Nhà nước cầm quyền đã không có được một chính sách xã hội thích đáng để hàn gắn vết thương lòng của dân tộc, tạo nên sự hòa họp, hòa giải dân tộc, mà nhiều khi còn làm \cho tình trạng bất hòa tăng lên. Tôi cứ nghĩ, nếu cứ tiếp tục quản lý đất nước theo ý thức hệ “địch – ta” như thế này thì đến trăm năm nữa người Việt cũng không hòa giải dân tộc được. Phải có cái tâm , cái tầm lớn mới tạo ra được một Nhà nước của 90 triệu dân Việt Nam, chứ như bây giờ mới chỉ là NHÀ NƯỚC CỦA MỘT NỬA.

5 lần phá CNXH để tồn tại

Tiêu chuẩn

5 lần phá CNXH để tồn tại

Nhà thơ Ngô Minh- Blog NM

114163-ngo minhNQL: Hi hi bác Ngô Minh tổng kết thật vui. Câu hỏi đặt ra trước Hội nghị TW7 là: Liệu có phá lần thứ 6 hay không? Chắc không. Khó lắm, khó lắm. Lực lượng các đồng chí lú trong đảng còn rất đông.

Không ai biết Chủ nghĩa xã hội ( CNXH) là một hình thái xã hội như thế nào. Nó có trong trí tưởng của ai đó hay có ở hành tinh khác. Chỉ nghe thầy giáo chính trị giảng đi giảng lại trong lớp học từ bé lớp một cho đến sinh viên đại học, rằng : Nước ta đang xây dựng CNXH, giai đọan đầu của Chủ nghĩa Cộng sản. Chủ nghĩa xã hội là sung sướng gấp vạn lần, dân chủ, tự do gấp vạn lần chủ nghĩa tư bản. Nhưng thực tế ở nước ta ( và nhiều nước CNXH “anh em” khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba, các nước Đông Âu , Liên Xô ( cũ) 80 năm qua, càng xây dựng CNXH thì cuộc sống càng đi xuống,bị kềm nén không có tự do báo chí, không có tự do lập hội, thiếu dân chủ.v.v..Chỉ đi xe chục tiếng sang Thái Lan, thấy đời sống nước họ, tự do dân chủ nước họ mà thèm. Đó là chưa nối đến Hà Lan,Thụy Sĩ, Thủy Điển, Đan Mạch… cuộc sống của họ là thiên đường thực sự . Ở xứ ta, chỉ có giai cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền là ngày càng giàu sang và quyền lực. Các nước Đông Âu và Liên Xô đã làm một cuộc “cách mạng mềm” lật đổ CNXH để xây dựng cuộc sống mới. Bốn trăm triệu người ở Liên Xô và Đông Âu được giải phóng, vô cùng hoan hỷ. Nước ta từ năm 1954 ở miền Bắc và từ sau năm 1975 trên cả nước, ai cũng nhận thấy càng xây dựng CNXH thì dân càng đói kém, cuộc sống càng bị o ép khổ cực. Đến bây giờ nước ta vẫn được xếp hạng một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nhưng nhân dân ta đã có những cuộc vượt phá chiếc “vòng kim cô” “ CNXH” để mưu sinh và tôn tại rất ngoạn mục

1. Cuộc “lãn công” vĩ đại dưới thời Hợp tác xã.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ở miền Bắc tiến hành Hợp tác hóa nông nghiệp và cải tạo tiểu thủ công nghiệp. Hợp tác xã là Chủ nghĩa xã hội. Lúc đầu bà con háo hức lắm . Nhưng rồi tham nhũng nảy nòi, được thể chế CNXH khuyến khích : Một người làm việc bằng hai / Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe/ Một người làm việc bằng ba / Để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân…Đưa ruộng cha ông để lại vào hợp tác rồi, người nông dân không còn ruộng đất canh tác nữa, phải đi làm đồng theo kẻng. Ruộng chung như cha chung không ai khóc, nắng lên khỏi ngọn sào mới lục tục ra đồng, chưa xong đường cày đã giải lao, chiều mặt trời còn con sào đã về. Nên cuối vụ chia công điểm, mỗi công được 2 lạng thóc .Dại gì mà làm cho thằng khác ăn. Thế là đói. Cả xã hội nông thôn lãm công. Người gần rừng thì đi đào củ mài. Người không có rừng thì đào cua bắt ốc ra chợ đổi gạo. Nên cả miền Bắc nông dân lãn công.

Lãn công đến độ, bờ xôi ruộng mật cũng chẳng ai ngó ngàng đến. Thấy cảnh dân đói quá, các nhà quản lý buộc phải “phá lệ XHCN”, chia “Đất phần trăm” cho nông dân . Đất % là đất được xác định 5% quỹ đất của địa phương chia cho các hộ gia đình để sản xuất rau màu,cấy lúa. Những người sinh từ 1962 trở về trước được chia 2 thước ta tức là 48m2/người và được toàn quyền sử dụng. Trên mảnh đất phần trăm đó, các hộ nông dân đã trong khoai cấy lúa nuôi sống gia đình mình, không cần đến thu nhập của HTX. Đất % tư nhân ấy là cú “phá CNXH” đầu tiên của nông dân Việt Nam.

2. Khoán hộ Kim Ngọc – cú đấm vào mặt CNXH

Có đất phần trăm rồi vẫn nhiều hộ đói, vần tiếc ngẩn ngơ hàng triệu hecta đất màu mỡ vào HTX không mang lại thu nhập, bà con ở Vĩnh Phú, theo anh Kim Ngọc nghĩ ra cách khoán hộ, để có người chịu trách nhiệm hiệu quả trên tầng thước đất. Khoán Kim Ngọc ra đời. Tổng bí thư đảng kêu lên :” Khoán hộ là phá CNXH”. Thế là Kim Ngọc bị kiểm điểm. Phá CNXH cũng không chết bằng đói. Thế là phong trào khoán hộ phát triển rầm rộ ở nhiều tỉnh như Hải Phòng, Hải Hưng…Cuối cùng thì Bộ Chính trị buộc phải “phá CNXH” ra nghị quyết “Khoán 10”. Khoán Kim Ngọc như một nắm đấm đấm vỡ mặt Chủ nghĩa xã hội ảo tưởng.

3. CNXH : PHÂN NHƯ CỨT, CỨT GÌ CŨNG PHÂN

CNXH được định nghĩ là “nền kinh tế Kế hoạch hóa từ sản xuất đến tiêu dùng”. Nên kế hoạch sản xuất hàng hóa hàng năm giao cho các nhà máy, xí nghiệp. Sản xuất được bao nhiêu nộp cho nhà nước để nhà nước phân phối theo kế hoạch. Nhưng sản xuất không đủ cung cấp cho nhu cầu ngày càng cao. Nên tất cả các nước đều phải áp dụng chế độ tem phiếu một cách triệt để. Chỉ có lãnh đạo cao cấp là được mua theo nhu cầu ,toàn hàng tốt ở của hàng Tông Đản, còn cán bộ, công hnân viên đều có đủ loại tem phiếu, từ mớ củi, bìa đậu phụ, bó rau… đến mét vải màn cho phụ nữ vệ sinh, đều có tem phiếu hoặc sổ mưa hàng . Bắt cởi trần phải cởi trần .Cho may ô mới được phần may ô . Cung cấp thành nếp sống. Lãnh đạo đẩng tuyên bố : “Kế hoạch hoa tiêu dùng chính là bản chất của CNXH”. Buổi sáng nọ, ở công Sở Thương Mại tỉnh nọ có câu đối : Phân thì như cứt. Cứt gì cũng phân. Nhưng đến khi Bộ trưởng thương mại Trần Phương vạch kế hoạch bỏ tem phiếu, TBT kêu lên :” Làm thế thì phá CNXH còn gì ?”. Nhưng dân tộc ta đã “phá CNXH”, từ bỏ được chế độ tem phiếu để tồn tại. Từ bỏ cảnh cung cấp bao năm trời làm đau khổ chị em: Hôm nay mồng tám tháng ba / Chị em phụ nữ đi ra đi vào / Hai tay hai củ xu hào/ Miệng luôn lẩm bẩm: Nên xào hay kho ?

4. TỰ CHỦ TÀI CHÍNH –CUỘC PHÁ CNXH NGOẠN MỤC

Sau năm 1975, Bộ Chính trị đảng chỉ đạo tức tốc “cải tạo công thương nghiệp miền Nam, đánh bại bọn tư bản, nếu không thì không thể xây dựng CNXH được”. Thế là đua nhau đập phá, cải tạo. Các nhà máy, xí nghiệp hiện đại đang vận hành êm ru bỗng chốc tiêu điều. Nguyên liệu không có để sản xuất, công nhân không có việc làm, không lương. Nhiều giám đốc tư bản rãy chết bị thay bằng “giám đốc học Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc ra”. Cái trường ấy cũng lạ, ai tốt nghiệp trường đó có thể ra làm bất cứ việc gì, từ bí thư, chủ tịch, đến giám đốc nhà máy dệt, giám đốc công ty điện tử êm ro. Không cần sản xuất hàng hóa nhiều, chỉ cần suốt ngày phê bình tự phê bình, đấu tranh giai cấp. Thế là cả một nền kinh tế miền Nam không lồ chỉ vài năm sau thành kiệt quệ. Đói đầu gối phải bò. Anh em công nhân đề xuất chủ trương “tự hạch toán”, “tự chủ tài chính”, “kế hoạch ba”, “xuất khẩu để lấy ngoại tệ mua vật tư nguyên liệu”… TBT đảng hét :” Bọn bây phá chủ nghĩa xã hội à !”. không phá thì chết đối cả nút. Thế là cuộc “phá” CNXH lần thư tư diễn ra không thể đảo ngược.

 5. CNXH LÀ KHÔNG ĐƯỢC CÓ NHÀ 2 TẦNG TRỞ LÊN

Qua 4 lần “phá CNXH”, đời sống của nhân dân khá lên đôi chút. Có người buôn bán có tiền làm nhà lầu vài ba tầng. Thế mà một lãnh đạo đảng hét lên :” Giàu như rứa là trái với bản chất chủ nghĩa xã hội”. Thế khoảng tháng 3 năm 1983, chỉ thị Z30 một chỉ thị miệng ra đời, nhằm tịch thu nhà, tài sản của những gia đình có nhà hai tầng trở lên tại các thành phố . Chỉ thị mật, không rõ của Ban Bí thư hay của Chính phủ ra lệnh , không có người ký, không có văn bản, không dựa trên bất kỳ một điều khoản pháp luật hiện hành, chỉ truyền miệng qua hệ thông Công an. Thế mà ở Hà Nội đã tịch thu 105 nhà, không cần tòa án và cũng không có bất cứ một bằng chứng nào để có thể khẳng định đó là tài sản bất minh. Có một gia đình bị tịch thu, cả nhà đội khăn tang, bị đẩy lên xe, khóc sướt mướt. May mà có một số người đã phá cái lệnh CNXH đó. Nguyễn Văn An bí thư Hà Nam Ninh đã đốt danh sách (khoảng 100 quyết định) do công an tỉnh lập để tiến hành tịch thu, đã được đóng dấu ngay trước đêm định thực hiện trong danh sách 200 gia đình xếp theo ABC . Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh cũng không tuân lệnh “bảo vệ CNXH” ấy.

Đấy, CNXH là rứa đó, nhân dân ta đã bao nhiêu năm điêu đứng , lầm than vì nó, đã 5 lần vùng lên “phá CNXH”, cố thoát ra khỏi cái ách đó , mà không thể thoát được. CNXH lại biến thành cái đuôi đằng sau cái khái niệm : Kinh tế thị trường định hướng XHCN, pháp chế XHCN.v.v..với kinh tế nhà nước là chủ đạo. Thế là tha hồ cho bọn tham lam hốt tiền ngân sách. Các tập đoán nhà nước đã thất thoát hơn triệu tỷ đồng, bọn bán biệt tự Hà Nội trốn thuế 1.400 tỷ đồng, những Vinashine, Vinaline… mọc lên như nấm.Bây giờ thì CNXH đã lộ nguyên hình là một hình thái xã hội tham nhũng, ăn cắp. Ăn đất, ăn biển, ăn rừng, ăn dự án, ăn chức, ăn quyền… ăn cả học vị và học hàm giáo sư, tiến sĩ. ĂN CẮP CẢ XƯƠNG MÁU ĐỒNG ĐỘI ĐỂ CÓ DANH HIỆU ANH HÙNG. Đau đớn thay ! Nhưng nhân dân Việt Nam vốn thông minh và dũng cảm, nhất định sẽ tìm cách để vứt bỏ chiếc vòng kim cô CNXN vô lý đang thít chặt quanh đầu mình …

Hun Sen- Người cộng sản không sợ đa đảng

Tiêu chuẩn

Hun Sen- Người cộng sản không sợ đa đảng

Ngô Minh- Blog NM

HX Nói đến đa đảng, tam quyền phân lập những người cộng sản đều rất sợ vì họ cho đó là những đặc điểm của “bọn tư bản giãy chết”. Nhưng thực ra đây là những phát minh khoa học của nhân loại để tạo nên sự cạnh tranh trong xã hội , làm cho nhân dân ngày càng được bảo vệ hơn, cuộc sống công bằng hơn, chống lạm quyền, tham nhũng hiệu quả hơn. Có một người cộng sản  đã lãnh đạo đảng cầm quyền thực hiện đa đảng từ  20 năm nay, qua 4 nhiệm kỳ đứng đầu chính phủ, vẫn rất uy tín được nhân dân ủng hộ, các đảng dối lập tôn trọng. Đó là Hun Xen, người lãnh đạo cấp cao ( phó chủ tịch) của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), tức Đảng Cộng sản Cămpuchia, Thủ tướng Cămphuchia..

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Samdech Hun Sen (sinh ngày 4 tháng 4 năm 1951) là Thủ tướng đương nhiệm của Vương quốc Campuchia. Ông cũng là thủ lĩnh đảng lãnh đạo Campuchia trong một chính phủ liên hiệp với đảng bảo hoàng Funcinpec kể từ khi Campuchia khôi phục chế độ đa đảng năm 1993. Ông được Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăng hàmThống tướng   ngày 23 tháng 12 năm 2009.  Chính phủ liên hiệp từ năm 1993 có hai đồng thủ tướng với Norodom Ranariddh làm thủ tướng thứ nhất và ông làm thủ tướng thứ hai. Chính phủ liên hiệp bị đổ bể năm 1997, sau sự xung đột bạo lực giữa lực lượng quân đội trung thành của Hun Sen và lực lượng quân đội trung thành của Ranariddh. Cuộc bầu cử 1998, đã đưa ông trở thành thủ tướng duy nhất của Campuchia cho tới hiện nay. Kết quả bầu cử năm 2003 dẫn đến một quốc hội do đảng Nhân dân Campuchia (CPP) nắm giữ, đảng bảo hoàng Funcinpec và đảng Sam Rainsy có ít ghế hơn. Tuy nhiên, CPP không nắm đủ đa số 2/3 số ghế cần thiết theo Hiến pháp Campuchia để một mình lập chính phủ. Nên phải thành lập một chính phủ liên hiệp giữa CPP và Funcinpec. Và Hun Sen đã để lại dấu ấn của riêng mình trên chính trường Campuchia trong gần ba thập kỷ qua. Mặc dù Trung Quốc và Mỹ kích động thế giới liên tục tố cáo “Việt nam xâm lược Cămpuchia”, nhưng Hun Sen vẫn tuyên bố :“Không có sự giúp đỡ của Việt Nam, chúng tôi sẽ chết”. Hun Sen cho biết quân tình nguyện Việt Nam đã đóng vai trò giải phóng Campuchia”. Hun Sen nói: “Tôi đã nói với họ (Việt Nam) là nếu họ rút quân và Pol Pot quay trở lại thì nhiều người sẽ bị giết Tháng 1-1989, Hun Sen nói thêm: “Chính phủ Việt Nam không muốn để quân ở lại. Phía chúng tôi yêu cầu họ như thế”. Đó là một bản lĩnh của một nhà lãnh đạo tài ba, rất trung thực với lịch sử.

 Tại sao Hun Sen cộng sản vẫn sống tốt trong thể chế đa đảng ? Theo sách “Hun Sen – nhân vật xuất chúng của Campuchia”, Nhà xuất bản Văn Học ấn hành, bản quyền tiếng Việt của Youbooks. HARISH & JULIE MEHTA (LÊ MINH CẨN dịch), Hun Sen là một người lãnh đạo luôn biết chấp nhận thử thách. Ông tuyên bố : “Tôi muốn trở thành một nhân vật có thế lực và làm được điều gì đó cho đất nước tôi”. Ông đã cố tranh thủ sự ủng hộ của cử tri bằng những lời hứa hẹn và thật sự đem lại cho họ một số những điều ấy, xây dựng trường học, đường sá và các kênh mương tưới tiêu ở khắp nước. Ông đã trở lại với những người đã bỏ phiếu cho ông và mang lại những thứ họ cần – trường học, hệ thống kênh mương thủy lợi. Ông chuyện trò với họ, hút chung một điếu thuốc và họ đã đáp lại tình cảm của ông.   Với thắng lợi trong cuộc bầu cử vào năm 2003, một lần nữa người dân đã đặt niềm tin vào ông. Vào giữa năm 1999, ông đã cảnh báo với các đảng viên của mình là hãy dẹp bỏ hành động tham nhũng và hành vi thiếu đạo lý. Tại một đại hội đảng được giữ kín gồm 200 đại biểu, Hun Sen nói: “Nếu bất cứ viên chức nào phạm phải hành vi sai trái, họ sẽ bị thay thế, nếu không sẽ bị sa thải”. Chiến lược toàn diện của ông xoay quanh sự ăn khớp của ba yếu tố – sự ổn định chính trị, nguồn viện trợ và sự đầu tư nước ngoài. Với sự ổn định chính trị và cơ sở hạ tầng vật chất thích đáng, vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi nguồn vốn đầu tư của các công ty tuôn vào để tạo ra việc làm và đưa người dân Campuchia đến gần hơn với giấc mơ hòa bình và thịnh vượng.”. Năm 2013 này, Đảng CPP của Hun Sen lại thắng lợi trong bầu cử, sẽ cùng Funcinpec liên hợp thành lập chính phủ. Và khả năm Hun Sen lại làm Thủ tướng Cămpu chia thêm một nhiệm kỳ nữa. Nhiều người Việt Nam không đồng tình với Hun Sen việc  ông đang “đi đêm” Trung Quốc để kiếm viện trợ, nên không đồng tình  với việc thông qua Quy tắc ứng xử Biển Đông giữa Asean- Trung Quốc năm 2012 ( DOC). Tôi cũng ở trong số đó.  Nhưng đối với  nhân dân Cămpuchia, Hun Sen đang trở thành một lãnh tụ công sản xuất chúng.

  Hun Sen muốn biến Campuchia thành một con hổ kinh tế châu Á. Chính điều tâm huyết với dân với đất nước đó đã củng cố quyền lực và uy tín của Đảng nhân dân Cămphuchia ( CPP) trong một thể chế đa đảng, mà Hun Sen là người cầm lái. Không sợ đa đang chỉ sợ đảng không mạnh.

 Còn nếu theo thể chế độc đảng thì rất dễ sa vào sự lộng hành quyền lực ở các cấp từ Trung ương đến địa phương để vơ vét làm giàu cho mình, tham nhũng phát triển không ngăn chặn được,  đẩy nhân dân vào cảnh lầm than đói khổ. Đảng suy thoái đến độ nào đó thì thành phản động, phản lại  quyền lợi nhân dân và đất nước. Nếu không có đảng đối lập bên cạnh thì không có đối chứng để cảnh tỉnh, để cạnh tranh, dẫn đến độc tài. Đa đảng làm cho con người tự do dân chủ hơn, đất nước được quản lý tốt hơn .

  Suy nghĩ từ đảng CPP của Hun Sen, tôi thấy ràng, đảng nào đưa lại thịnh vương cho dân thì họ theo đảng đó. Đảng nào kém  cỏi trong lãnh đạo, ngày càng suy thoái nghiêm trọng, đảng viên, cán bộ từ Trung ương đến địa phương suốt ngày chỉ lo tìm mọi cách thu vén, làm giàu cho mình, tìm mọi cách để đè đầu cưỡi cổ xã hội, thì dân thù ghét, bất hợp tác, chính sách đề ra không thực hiện được, như cái cây mục ruỗng, không cần xô vẫn đổ . Đó là chân lý mà người cộng sản Hun Sen đã nắm được và đang làm chủ nó.