Tag Archives: RFA

Ngụy biện để tiếp tục dự án bauxite

Tiêu chuẩn

Ngụy biện để tiếp tục dự án bauxite

images

Công bố đã thực chi 18.000 tỷ đồng vào hai dự án bauxite Tây nguyên, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) nói là họ phải tiếp tục thực hiện, không thể và không dám ngừng lại như những ý kiến phản biện. TS Nguyễn Tiến Chỉnh người phát ngôn của TKV đã xác định như vậy trong cuộc họp báo ngày 16/5 tại Hà Nội.

VnEconomy trích lời TS Nguyễn Tiến Chỉnh nói nguyên văn: “Nói thật, dưới góc độ là doanh nghiệp, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam hiện giờ cũng như đang ngồi trên đống lửa, vì số tiền mà Tập đoàn đã bỏ vào hai dự án này là khá lớn.” Read the rest of this entry

Thanh niên không thể là đàn cừu

Tiêu chuẩn
Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Thanh_nien_khong_the_la_dan_cuu_ML.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

svlhn-305.jpg

Sinh viên Trường đại học Luật Hà Nội góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm 28/02/2013.

Photo courtesy of TTO

 

 

Tiếp theo các bài báo trên Quân đội nhân dân và Tạp chí Cộng sản là phong trào tuyên truyền trong giới sinh viên về những điểm thiết yếu trong dự thảo Hiến pháp năm 92 do kiến nghị 72 nhắm tới. Mặc Lâm ghi nhận những diễn biến mới nhất của nhà nước nhằm nhắm tới lực lượng thanh niên trên phương tiện truyền thông đại chúng.

Read the rest of this entry

Đổi tiền, tin đồn hay sự thật?

Tiêu chuẩn

Đổi tiền, tin đồn hay sự thật?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok

  • Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

RFA

 Nghe bài này

Trong vài tuần lễ vừa qua tin đồn trong dân chúng cho rằng sẽ có cuộc đổi tiền sắp tới đã buộc Ngân hàng Nhà Nước phải chính thức lên tiếng xác nhận không bao giờ có chuyện đổi tiền ít nhất trong lúc này. Bên cạnh đó Bộ công an cũng chỉ thị điều tra chú ý nguồn tin đồn này để xử lý. Mặc Lâm tìm hiểu thêm chi tiết.

Read the rest of this entry

Hội nghị TW 7: Có tạo được bước ngoặt trong việc sửa đổi Hiến Pháp?

Tiêu chuẩn

 

Hội nghị TW 7: Có tạo được bước ngoặt trong việc sửa đổi Hiến Pháp?

 

 

 

Kami- Tthn

Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI sẽ xem xét, quyết định, cho ý kiến chỉ đạo đối với các vấn đề lớn.

Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI sẽ xem xét, quyết định, cho ý kiến chỉ đạo đối với các vấn đề lớn.

Thường ở Việt nam khởi đầu mùa hè là vào khoảng cuối tháng tư hàng năm, song năm nay do sẽ có rất nhiều sự kiện chính trị lớn diễn ra vào tháng 5 này. Tháng mà người ta dự báo sẽ là một tháng năm “đỏ lửa”. Tháng 5.2013 được mở màn bằng Hội nghị TW 7 – Khóa XI vào đầu tháng và tiếp sau sẽ là Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, với rất nhiều công việc quan trọng liên quan đến chính trị còn chưa có lời giải.

 
 Phải thừa nhận không khí chính trị ở Việt nam trong những ngày này, thời gian trước Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI hết sức ngột ngat và căng thẳng. Trong bối cảnh ngoài xã hội sự chống đối ngày càng mạnh và sự bất mãn của người dân cao hơn bao giờ hết, cộng với một nền kinh tế suy thoái đã và đang mang đến cho người dân biết bao nhiêu hệ lụy. Đây cũng là thời điểm mà đảng CSVN đang đối diện với các nguy cơ mang tính thách thức, nói theo GS. Tương Lai là ‘sẽ tự sụp đổ nếu không chỉnh đốn’. Năm 2012, đảng CSVN với người đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành cái gọi là công cuộc chỉnh đốn đảng, mà đỉnh cao là cuộc tắm rửa đối với cá nhân người đứng đầu cơ quan hành pháp. Ông Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng chính phủ, người được cho là đã mắc nhiều sai lầm trong quản lý dẫn tới việc sụp đổ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước dẫn tới thất thoát lớn về tài chính tới hàng trăm ngàn tỷ đồng. Song đáng tiếc cuộc chỉnh đốn đó đã thất bại, do không tiến hành kỷ luật được bất kỳ lãnh đạo cao cấp nào của đảng. Việc này đã làm cho dư luận hết sức bất bình, từ chỗ lòng tin của đảng CSVN trong nhân dân đã ở mức thấp nhất chưa từng có thì đến nay số lượng những người không còn niềm tin vào đảng đang gia tăng ở mức rất cao.
Việc sửa đổi Hiến pháp cũng vậy, theo dự kiến ban đầu, việc góp ý và sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ kéo dài trong vòng 03 tháng và sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 3.2013. Song việc sửa đổi Hiến pháp lần này không diễn ra suôn sẻ như đảng và chính quyền dự kiến. Mà ngược lại nó đã vấp phải sự phản đối sâu rộng của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là sự phản đối mang tính tập thể có tổ chức. Thời gian đầu, trong thời gian khoảng gần hai tháng, việc tuyên truyền cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992 được truyền thông nhà nước cổ súy rầm rộ. Mọi loại hình truyền thông của nhà nước được huy động tối đa phục vụ cho chiến dịch sửa đổi Hiến pháp này theo phương châm đánh nhanh, thắng nhanh giành thắng lợi tuyệt đối. Với mục đich cuối cùng khẩn trương đưa vào sử dụng một bản Hiến pháp mới “hợp lòng dân”, ra đời trên ý nguyện của dân chúng hòng khẳng định tính chính danh của bộ máy nhà nước do đảng CSVN lãnh đạo toàn diện.

 

 
Song thời gian hiện nay, thời gian đang cận kề Hội nghị TW 7 bỗng đột nhiên công việc sửa đổi Hiến pháp 1992 bỗng chìm xuống. Nếu như không nhắc đến, thì chắc không ai nhớ là đang có sự kiện trọng đại này đang diễn ra ở Việt nam. Truyền thông nhà nước cũng hoàn toàn không hề đả động đến vấn đề mà chỉ mấy tuần trước còn đang là công tác điểm, đặc biệt quan trọng. Phải chăng hình như họ quên hay còn những lý do nào đó. Thay vào đó là các tin tức về trận chiến giữa các phe nhóm trong nội bộ lãnh đạo cao cấp đảng và chính quyền. Ví dụ Ngân hàng Nhà nước rửa vàng bằng cơ chế để hưởng lợi bất chính mấy trăm triệu đô la, hay tin ông Lê Hoàng Quân, chủ tịch UBND TP.HCM vừa cảnh báo “Tội phạm đang chi phối một số cơ quan chức năng!”. Hoặc tin ông Nguyễn Bá Thanh có 60 tỷ USD gửi ở nhà bank nước ngoài v.v… Đây là những tin không mới về thủ đoạn, song nó cũng là một trong những lời cảnh báo bất thường trong hoàn cảnh không bình thường trước ngưỡng của Hội nghị TW 7.
 
Thông qua 03 bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan chức năng, hay ý kiến của Chính phủ, Chủ tịch nước vừa qua, đã cho ta thấy ba xu hướng của các phe nhóm trong đảng với các xu hướng khác nhau. Nhưng đánh giá thật khách quan những diến biến của  sẽ cho thấy sự xung đột về tư duy chính trị của các nhóm thế lực khác nhau trong đảng, đối với vấn đề vai trò quyền lực chính trị thực sự của nhân dân. Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (bản đầu tiên) chứa đựng tất cả những gì phải có của tư duy giáo điều, khép kín mang nặng học thuyết chuyên chính vô sản. Nó chứng tỏ nhóm thế lực lãnh đạo quyền thế nhưng bảo thủ trong Đảng khi ấy đang mạnh. Đó chính là lý do để họ có quyền cố tình lơ đi trước tiếng nói người dân, tiếng nói của lực lượng trí thức. Nhưng ở các Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 thứ 2 và thứ 3, thì người ta đã thấy những ý kiến của phía Chủ tịch nước và phía Thủ tướng đã dần được thể hiện và bước đầu đã có xu hướng lấn át những ý kiến ban đầu của phe bảo thủ. Mọi người đều có chung một nhận xét rằng, hình như bắt đầu đã có cái gì mới so với bản dự thảo Hiến pháp đầu tiên, mà bằng chứng là các khu vực cấm, các khu vực được cho là nhạy cảm nhạy cảm  đang co lại để nhường chỗ cho các ý kiến mang tính đột phá và phù hợp với lòng dân. Việc này ngoài sự ghi nhận được cho là sự tiếp thu của những người lãnh đạo, thì có lẽ là hệ quả từ sự phản ứng của các tầng lớp dân chúng. Và chính vì thế nên nó lại có tác dụng khuyến khích người dân mạnh dạn hơn trong việc bày tỏ ý kiến. Điều đó chứng tỏ cho thấy nội dung hay xu hướng tiến bộ của bản Hiến pháp mới được công bố sẽ không còn là tiếng nói thống nhất của ban lãnh đạo đảng CSVN. Mà nó là tiếng nói, là quan điểm của một vài các phe nhóm trong đảng đang nắm thế thượng phong vào thời điểm đó. Cụ thể là Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tới đây sẽ thể hiện quan điểm của phe giành thắng lợi trong Hội nghị TW 7 – Khóa 11 sắp nhóm họp vào đầu tháng 5.2012 sẽ diễn ra ở Hà nội trong những ngày sắp tới.
 
Khi bài viết sắp kết thúc, trước khi bước vào Hội nghị TW 7 – Khóa 11, thì cũng là lúc có một số thông tin khá quan trọng của TTXVN về cả nội dung lẫn hình thức khi đưa tin. Đó là việc đưa tin TQ đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam. Phải chăng điều đó cho thấy sự thất thế của phe bảo thủ chủ trương thân Trung quốc trong nội bộ ban lãnh đạo đảng CSVN. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tin tức vỉa hè tại Hà nội đồn đoán rằng có nhiều khả năng người đứng đầu phe bảo thủ có chủ trương thân Trung quốc là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ chủ động xin nghỉ giữa nhiệm kỳ để mở đường cho một Tổng Bí thư mới kiêm Chủ tịch nước. Nếu đúng như vậy thì kết quả này sẽ là một tín hiệu tốt có liên quan đến không chỉ kết quả của Hội nghị TW 7, mà nó còn quyết định đến những nội dung quan trọng khác của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong lần sắp tới? Có nghĩa là kết quả của Hội nghị TW 7 – Khóa 11 ra sao, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến công việc tiếp theo của cơ quan lập pháp trong Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII. Tại kỳ họp này,  ngoài nội dung quan trọng là các đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu tin nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo cao cấp do dân cử, thì còn có việc Quốc hội thông qua những vấn đề quan trọng còn chưa dứt khoát trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
 
Điều đó cho thấy, nội dung bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong lần sắp tới sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả đạt được của Hội nghị TW 7 – Khóa 11.
 
Ngày 02 tháng 5 năm 2013
 

Việt Nam có thực tâm hòa hợp và cả hòa giải dân tộc?

Tiêu chuẩn

Việt Nam có thực tâm hòa hợp và cả hòa giải dân tộc?

Phạm Chí Dũng- RFA/ABS

1

 

Vẫn còn “tài nguyên nhân quyền” đặt lên bàn đàm phán quốc tế, chủ đề hòa hợp và có thể cả hòa giải dân tộc lại đang được Hà Nội nhắc đến. Chỉ có điều, bối cảnh hiện thời khác xa so với gần một thập niên trước.

 Biến đổi quan niệm

 Dường như đã thấm thía ý nghĩa của mối quan hệ “song phương” và có thể cả đa phương hóa, gần mười năm sau nghị quyết số 36 về công tác người Việt Nam ở nước ngoài, giới chức lãnh đạo của quốc gia này mới hé cửa về triển vọng “hòa hợp dân tộc”.

 Cũng tràn ngập ý nghĩa và không kém ấn tượng, bài phỏng vấn Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn do báo Thanh niên thực hiện với tiêu đề “Hòa hợp tạo ra sức mạnh cho dân tộc” đúng vào ngày 30/4 – kỷ niệm 1năm thứ 38 của “Bên thắng cuộc”, đã phác họa những nội dung chưa từng có tiền lệ kể từ năm 2004.

 2004 – thời điểm mà nghị quyết 36 của Bộ chính trị ra đời, cũng là một “thời kỳ quá độ” mà Việt Nam tích cực vận động để “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được tô điểm thêm một sắc thái mới: thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

 Vào thời kỳ quá độ trên, chủ đề hòa hợp hòa giải dân tộc cũng đã được nêu ra, nhưng thể hiện một cách đầy chắt lọc chứ không phổ cập đại chúng trên báo chí trong nước như những ngày qua.

 Độ lượng hơn trong ít nhất việc chọn lọc “đối tượng”, hòa hợp dân tộc đang biến diễn trong bối cảnh Việt Nam nhiệt thành xúc tiến cho một cuộc thương thuyết mới sau “phong trào” WTO: gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

 Tất nhiên, kinh tế có thể đóng vai vế làm biến đổi cả quan niệm chính trị.

 “Cái nhìn hết sức tích cực”

 Sau gần mười năm từ năm 2004, một quan chức có trọng trách về ngoại giao và cũng là chủ nhiệm của Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – ông Nguyễn Thanh Sơn, đã lần đầu tiên dẫn ra một quan niệm mới “Do hoàn cảnh lịch sử mà kiều bào ta vẫn còn một bộ phận mà ngày xưa chúng ta vẫn gọi là “phản động”. Quan điểm của tôi là không nên gọi như thế”.

 Trong bài trả lời phỏng vấn báo Thanh niên, nhân vật số hai của Bộ ngoại giao Việt Nam đã “giải mật” một nội dung mà vẫn thường mang nặng dấu ấn cơ mật vào “ngày xưa”, khi ông tiết lộ việc thông qua Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Việt Nam ở Mỹ, vào tháng 10/2012 ông đã có những cuộc tiếp xúc tại Washington, Houston, California, quận Cam với “các cá nhân, tổ chức còn chống đối, có tư tưởng hận thù với đất nước” *, trong đó có những thủ lĩnh, nhân vật “chống cộng khét tiếng’” như Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Thành Quang, Võ Đức Quang, Đức Nguyễn, Thôn Thất Chiếu, Đông Duy, Nguyễn Á Độc Lập, Hoàng Duy Hùng…

 Riêng đối với nhân vật Hoàng Duy Hùng, ông Sơn khen ngợi: “Vấn đề mà chúng ta từng lo ngại là các thành phần chống cộng cực đoan đã ngày càng giảm đi. Một trong những người cực đoan nhất như ông Al Hoàng (Hoàng Duy Hùng) vừa qua cũng đã được về nước và ông ấy đã có những cái nhìn hết sức tích cực như các anh (phóng viên) đã biết”.

 Người được khen tặng – Hoàng Duy Hùng, một nghị viên của Thành phố Houston đặc trách về châu Á – đã có chuyến về thăm Việt Nam vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/2013 qua lời mời của Bộ ngoại giao Việt Nam và của thành phố Đà Nẵng – đô thị được xem là “nơi đáng sống nhất Việt Nam” và đang có mối quan hệ kết nghĩa với Houston.

 “Tôi e ngại rằng nhiều đảng phái quá sẽ không xây dựng được đất nước, nên tôi cho rằng hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ đem áp dụng cho Việt Nam là tốt nhất, và đó cũng là sự “hợp nguyên”. Suy cho cùng, hệ thống lưỡng đảng là tương đối ổn thỏa nhất để xây dựng và phát triển Việt Nam” – ông Hoàng Duy Hùng đã nêu ra “cái nhìn hết sức tích cực” khi trả lời BBC tiếng Việt cũng vào ngày 30/4/2013 – thời điểm mà Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn hé cửa “hòa hợp dân tộc” trong trả lời phỏng vấn báo Thanh niên.

 Nghị viên Houston Hoàng Duy Hùng còn đề nghị một phương án hết sức táo bạo: nếu Đảng cộng sản Việt Nam thuận theo sự tiến bộ và tách thành hai đảng, thí dụ Đảng cộng hòa (bảo thủ) và Đảng xã hội hay Đảng dân chủ (cấp tiến), thì đó chính là đột phá của lịch sử để giải quyết nhiều bế tắc trong nhiều năm qua ở ngay trong nội bộ Đảng cộng sản cũng như của chính những người bất đồng chính kiến và ở hải ngoại. Lúc đó, những người bất đồng chính kiến có thể tham gia một trong hai đảng mà không cảm thấy khó khăn.

 Khá bất ngờ là chính trường Việt Nam, với những ẩn dụ chưa định hình, đang lần đầu tiên tạm chấp nhận sự hiện diện và cả phát ngôn của một nhân vật “khét tiếng chống cộng”.

 Việt Nam dân chủ cộng hòa?

 Cũng khá bất ngờ đối với người dân trong nước và còn đột ngột hơn với giới trí thức hải ngoại, tháng 4/2013 lại khởi đầu cho một “đột phá lịch sử” nào đó giữa Nhà nước với thành phần trí thức “bất đồng” ở Việt Nam, nhưng không được kích hoạt một cách trực tiếp, mà bằng vào sự hồi tưởng lịch sử năm 1946: Việt Nam dân chủ cộng hòa.

 Quay về tên nước “Việt Nam dân chủ cộng hòa” cũng là một trong những nội dung cải cách chính trị của nhóm “Kiến nghị 72”.

 Điều đáng ngạc nhiên là trong bối cảnh chỉ mới từ tháng 3/2013 trở về trước, khi việc sửa đổi Hiến pháp vẫn không chấp nhận các ý kiến trái chiều, thì trong một buổi tọa đàm lấy ý kiến Hiến pháp tại TP.HCM diễn ra sau đó không lâu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cho rằng “cần phải tiếp thu ý kiến nhiều chiều”.

 Ý kiến đề xuất của một số nhân sĩ và cả giới chức mặt trận về việc đổi tên nước cũng vì thế được lưu tâm hơn. Trong số nhân sĩ này, có cả những người bất đồng chính kiến và những người mà “ngày xưa” còn bị cơ quan an ninh xem là “đối tượng chống đối”.

 Nhưng chỉ mới đây thôi, có vẻ cách nhìn và thái độ của các cơ quan “đặc vụ” đã trở nên dịu dàng hơn nhiều. “Tôi cũng có quan hệ rất tốt với các cơ quan quốc phòng, công an và các anh ấy cũng rất ủng hộ tôi khi có đột phá vào những chuyện vẫn bị coi là nhạy cảm” – Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn trần tình trong trả lời báo Thanh niên.

 Ông Sơn cũng gián tiếp khơi gợi về một sự kiện không kém ẩn ý trong thời gian qua: “Tại sao năm 1946 khi Bác (ông Hồ Chí Minh) đi thăm Pháp trong bối cảnh đất nước thù trong, giặc ngoài mà Bác không chọn bác Phạm Văn Đồng hay bác Võ Nguyên Giáp là quyền chủ tịch nước, mà lại ủy nhiệm cho cụ Huỳnh Thúc Kháng vị trí đó? Trong những lúc đất nước lâm nguy, khó khăn thì hơn bao giờ hết tinh thần đại đoàn kết dân tộc được thể hiện qua sức mạnh dân tộc trong các thành phần dân tộc, các tầng lớp trong xã hội. Người được lựa chọn không phải là người ở trong chính đảng mà Bác thành lập, mà là một chí sĩ yêu nước có uy tín lớn, đủ khả năng lãnh đạo đất nước”.

 Vào trung tuần tháng 4/2013, sau khi đề xuất đổi tên nước được bất thường khởi xướng và có dấu hiệu lan rộng, một buổi lễ truy tặng huân chương Sao vàng cho chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng đã được tổ chức tại huyện ủy Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, với sự chủ trì của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

 Thực ra, tình cảm tri ân lịch sử của ông Sang đã được thể hiện qua bài viết “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân” của ông vào tháng 8/2012, trước khi diễn ra Hội nghị trung ương 6 đầy sôi động.

 Hòa giải?

 Hướng về lịch sử chiến tranh Nam – Bắc cũng đang là tinh thần nổi trội sau gần mười năm mà nghị quyết 36 của Bộ chính trị vẫn bị nhiều nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước xem là “chưa đi vào thực tiễn”. Một trong những chủ trương có tính lịch sử như thế liên quan đến nghĩa trang quân đội Việt Nam cộng hòa ở tỉnh Bình Dương.

 “Hai quân đội từng đối địch nhau, để như vậy càng tạo thêm sự xung đột sau này, cho nên chuyển thành nghĩa trang dân sự là rất đúng” – Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn giải đáp một cách không quá thiên về thói quen ngoại giao.

 “Lần đầu tiên một quan chức Việt Nam bày tỏ nghĩa cử tưởng nhớ đối với tử sĩ Việt Nam cộng hòa, những chiến binh của phía thua cuộc” – báo chí phương Tây bình luận về sự hiện diện “đến thăm và thắp hương” của Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn tại đài tưởng niệm bằng đá đen mới được dựng lên trong nghĩa trang quân đội Biên Hòa cũ ở tỉnh Bình Dương, nơi chôn cất 16.000 binh lính Việt Nam cộng hòa đã tử trận.

 Sự kiện đáng nhớ trên lại diễn ra vào tháng 3/2013, ngay trước khi xuất hiện một sự kiện khó quên khác: giáo sư Michael Dukakis – cựu ứng viên tổng thống Mỹ năm 1988, hiện là Chủ tịch Diễn đàn toàn cầu Boston – đã phát biểu đầy sôi nổi tại Học viện chính trị – hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: “Các bạn là một dân tộc điển hình về hòa giải, hòa hợp sau chiến tranh, nỗ lực xây dựng một thế giới tránh xung đột”.

 Dù vẫn thận trọng và chỉ dùng từ “hòa hợp” mà không có phụ ngữ “hòa giải”, nhưng lời lẽ trong nội dung trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn lại như toát lên một hàm ý nào đó về cả sự hòa giải dân tộc – điều chưa từng hiện diện một cách thực tâm và thực chất trong gần bốn chục năm qua giữa Nhà nước Việt Nam với “các thế lực thù địch”.

 Cho tới giờ, người ta đã có thể giải thích vì sao trong không khí nhang khói tại nghĩa trang quân đội Việt Nam cộng hòa vào tháng 3/2013, lại có mặt một trong những đại diện của “thế lực thù địch ấy” – ông Nguyễn Đạc Thành, nguyên thiếu tá quân lực Việt Nam cộng hòa, cựu tù cải tạo và hiện là Chủ tịch Hội Vietnamese American Foundation, bên cạnh “Người thắng cuộc” Nguyễn Thanh Sơn.

 Nếu kinh tế có thể làm biến đổi quan niệm chính trị, thì quan niệm ấy cũng có thể khiến đổi khác những hành động về ý thức hệ.

 Đó cũng là lý do giải thích cho một hành động rất mới mẻ là chính vào bối cảnh “rất nhạy cảm” như hiện nay, tờ báo Thanh niên của Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh lại có đủ can đảm để nêu ra một câu hỏi đặc biệt đối với Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn: “Bài học lịch sử ấy (thời kỳ đầu xây dựng nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa), theo ông, có thể áp dụng thế này vào hiện tại để tập hợp những con người có thể có quan điểm, chính kiến khác nhau vì mục tiêu phát triển của đất nước?”.

 Rất có thể đây là lần đầu tiên từ rất nhiều năm qua, một tờ báo “quốc doanh” lộ ra mối quan tâm với những người bất đồng chính kiến mà không bị Ban tuyên giáo trung ương “tuýt còi”.

 Tài nguyên nhân quyền!

 Trong Việt Nam đương đại, chủ đề “Phát triển đất nước” là một bài toán quá nhiều ẩn số với xuất phát điểm của quá nhiều nguyên nhân, mâu thuẫn và xung đột thuộc về nội tại.

 Chìm trong suy thoái và gần như cạn kiệt về sức hồi sinh, nền kinh tế Việt Nam và những người điều hành nó đang phải bằng nhiều cách tìm ra lối thoát.

 Nếu Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn dường như đang cố gắng thể hiện “gương mặt ôn hòa” với kỳ vọng có thể thu hút từ 10 đến 20 tỷ USD kiều hối từ 4,5 triệu “kiều bào ta”, thì sau gần mười năm, nghị quyết số 36 của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài vẫn còn rất xa mới đạt được ý nghĩa trọn vẹn về hình thể và nhân cách của nó.

 Cũng gần như cạn kiệt tài nguyên, ngoài dầu khí ở khu vực biển Đông, Việt Nam đang tụt hậu quá xa so với Myanmar trong nhãn quan lợi nhuận của giới tư bản quốc tế.

 Trong bối cảnh đầy ám ảnh như thế, hiển nhiên lời đánh đố về tính hấp dẫn mang tính cứu cánh của TPP như “Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất”, cũng như kết quả đàm phán gia nhập tổ chức này của Việt Nam, vẫn là một cái gì đó không thể không liên đới với khuyến cáo mới đây của tiến sỹ Jonathan London của Trường đại học tổng hợp Hồng Kông, trong một cuộc hội thảo tại Trường đại học Phạm Văn Đồng (tỉnh Quảng Ngãi): “Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để chọn con đường cải cách, đẩy mạnh cải cách chính trị để thu hút hậu thuẫn cho chủ quyền của mình ở biển Đông”.

 Ứng với những động thái khá cấp tập “vừa tranh thủ vừa đấu tranh” nảy ra trong các mối quan hệ Việt – Mỹ và Việt Nam – Liên minh châu Âu, vào lần này hình như chủ quyền lại đồng nghĩa với quyền con người.

 Thường được mô tả như “một thị trường tiêu thụ tiềm năng với hơn 80 triệu người”, Việt Nam cũng còn một thứ tài nguyên đặc chủng để đặt lên bàn đàm phán quốc tế: tài nguyên nhân quyền.

 Một lần nữa từ nhiều năm qua và sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ tái lập ở Hà Nội vào giữa tháng 4/2013, chủ đề hòa hợp và có thể cả hòa giải dân tộc được Hà Nội nhắc đến.

 Chỉ có điều, bối cảnh hiện thời đang khác xa so với gần một thập niên trước.

 P.C.D.

 * Bổ sung, hồi 8h50′, 2/5/2013: một độc giả phản hồi:

 Đề nghị anh PC Dũng nên sửa lại.

(Trích:…những cuộc tiếp xúc tại Washington, Houston, California, quận Cam với “các cá nhân, tổ chức còn chống đối, có tư tưởng hận thù với đất nước”).

Anh nên viết lại là: ….”các cá nhân, tổ chức còn chống đối, có tư tưởng hận thù với đảng cọng sản và nhà cầm quyền cộng sản”. Không ai lại đi hận thù với đất nước mình cả, ngoại trừ những kẻ cam tâm làm tay sai cho ngoại bang bán rẻ biển, đảo, đất nước mình!

 Chúng tôi chuyển ý kiến của tác giả làm rõ thêm: câu đó là trích nguyên văn lời của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn.

“Rửa vàng” từ chính sách của Ngân hàng nhà nước

Tiêu chuẩn

“Rửa vàng” từ chính sách của Ngân hàng nhà nước

Mạc Lâm-RFA

imageNgân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn yêu cầu Tổng cục 2 thuộc Bộ Công an điều tra những sai phạm của một bài báo trên tờ Thanh Niên cho rằng đang có dấu hiệu “rửa vàng” trong các chính sách tạm nhập tái suất vàng. Tại sao lại xảy ra một sự việc có thể nói là rất nghiêm trọng đối với một tờ báo như vậy?

“Rửa” vàng bằng cơ chế?

Bài báo của Thanh Niên có tựa: “Từ thốngkê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới: “Rửa” vàng bằng cơ chế?” đăng ngày 24 tháng Tư đã làm công luận thật sự hốt hoảng. Dựa trên những thông tin từ Hiệp hội Vàng thế giới, bài báo đưa ra cái nhìn hết sức logic về những diễn biến điều hành vàng của Ngân hàng Nhà nước đã trực tiếp khiến giá vàng không thể liên thông với giá vàng thế giới do chính sách xuất nhập và chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC và có dấu hiệu ai đó đang trục lợi và không thể không bỏ qua yếu tố “rửa vàng” trong các động thái này.

Bài báo nhấn mạnh nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.

Tuy nhiên bài báo giữ sự chừng mực cần thiết là không đưa ra nhận xét nào về  những đối tượng hưởng lợi quá lớn này.

Bài báo phân tích sự cho phép tạm xuất vàng phi SJC để tái nhập 11 tấn vàng khối về dập ra vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước đã tạo kẻ hở cho vàng lậu được đưa vào diện phi SJC, sau đó xin phép xuất ra để nhập vào một lần nữa nhằm hợp thức hóa thành vàng chính ngạch. Hay nói cách khác là “rửa vàng” kiếm lợi.

Đúng như nhiều người nhận xét bài báo này không thể không bị rút xuống vì những con số và lập luận logic của nó sẽ khiến cho thị trường vàng phải nhìn lại cuộc chơi của mình, nhất là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nơi ban hành và chỉ đạo các chính sách kỳ lạ được gọi là quản lý thị trường vàng mà không một nước tư bản nào thực hiện.

Ngay sau khi bài báo lưu hành, Ngân hàng Nhà nước ra công văn gửi Tổng cục An ninh II – Bộ Công an cho rằng bài báo đã “cố tình suy diễn, bóp méo hàng loạt chủ trương chính sách của Nhà nước về quản lý thị trường vàng, chuyển tải tới người đọc thông điệp sai về cơ chế, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, tạo ra sự hoài nghi đối với các chủ trương, chính sách quản lý thị trường vàng và các nỗ lực phối hợp phòng, chống buôn lậu của các cơ quan Nhà nước”.

Bài báo đã đụng đến tử huyệt của chính sách quản lý vàng

Một cửa hàng mua bán vàng ở TPHCM. AFP

Một cửa hàng mua bán vàng ở TPHCM. AFP

Câu hỏi đặt ra tại sao Ngân hàng Nhà nước vốn có truyền thống chậm chạp khi đối phó với giá vàng nhảy múa nay lại tỏ ra căng thẳng với một bài báo như vậy? Phải chăng vấn đề mà bài báo đưa ra đã đụng đến tử huyệt của chính sách quản lý vàng hiện nay của Ngân hàng Nhà nước hay không? Nhà báo Phạm Chí Dũng, cũng là một Tiến sĩ kinh tế cho biết nhận xét của ông:

Có thể nói là phản ứng của Ngân hàng Nhà nước và cá nhân ông Nguyễn Văn Bình đối với vấn đề biến động thị trường vàng là rất chậm và rất ít. Thí dụ trong lần biến động giá vàng vào tháng Tám năm 2011 chênh lệch với giá thế giới tới 5 triệu đồng. Sau cơn điên đó khoảng 5 ngày sau Ngân hàng Nhà nước mới có một văn bản và từ đó tới giờ phải nói là rất ít văn bản nhằm điều chỉnh thái độ, hành vi của giới buôn bán vàng cũng như người dân trữ vàng. Cho nên việc NHNN có văn bản có thể nói phản bác đối với báo Thanh Niên thì tôi cho là một động thái rất là nhanh, nhanh một cách kỳ cục và có thề nói đầy nghi ngờ.

Người ta có thể đặt câu hỏi là số vàng nhập lậu này được nhập theo cách nào? Câu hỏi này phải được chính Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người phải trả trả lời vì trong phiên chất vấn của Quốc hội vào ngày 13 tháng 11 năm ngoái ông đã cho rằng trước khi Nghị định 24 có hiệu lực, lượng vàng buôn lậu mỗi năm lên tới từ 10 tấn tới 30 tấn.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh chia sẻ kinh nghiệm của ông về việc vàng nhập lậu và câu hỏi đặt ra với bài báo của Thanh Niên là không thề chứng minh được sự nhập lậu ấy từ đâu:

Trước đây thì ông Nguyễn Văn Bình khi còn làm phó Thống đốc NHNN đã viết trên tạp chí Cộng sản thừa nhận rằng là hàng năm có đến 20, có năm đến 40 tấn vàng lậu chảy vào Việt Nam. Thế nhưng cái khó của bài báo trên báo Thanh Niên là chứng cứ ở đâu, mà đã là hàng lậu thì làm gì có chứng cứ? Đây cũng là một câu hỏi rất lớn. Trước đây Hội đồng Vàng Thế giới mà tôi có gặp trong một cuộc hội thảo thì họ cũng nói rằng họ có các căn cứ đáng tin cậy cho biết họ biết các chỗ bán vàng ra tại Bangkok hay Hongkong và họ cũng biết rõ đường dây từ Bangkok hay Hongkong chuyền về Việt Nam. Nói thế thôi chứ bây giờ đòi hỏi chứng cứ thì không có cho nên cái chỗ sơ hở hay khó chứng minh của bài báo này là cái điểm ấy.

Vàng SJC Rồng Vàng bán ngoài thị trường. RFA

Vàng SJC Rồng Vàng bán ngoài thị trường. RFA

Trong công văn ghi rõ chính Ngân hàng Nhà nước đã liên hệ với Hội đồng Vàng thế giới và biết đây chỉ là con số dự báo nhu cầu vàng của Việt Nam chứ không phải là con số thật số lượng nhập khẩu vàng của Việt Nam hàng năm. TS Phạm Chí Dũng phân tích điều này:

Những số liệu báo Thanh Niên đưa ra  tôi cho là chỉ để tham khảo. Mà báo Thanh Niên cũng nói là số liệu tham khảo từ Hiệp hội Vàng Thế giới. Trong suốt bài báo của Thanh Niên có thể nói là dựa trên những số liệu tham khảo như vậy thì báo Thanh Niên chỉ đặt ra những giả thiết chứ không phải là tiết lộ. Rửa vàng cũng không phải là sự tiết lộ.

Báo Thanh Niên đặt ra một thực trạng là vàng thỏi chỉ có thể vào thị trường nội địa theo hai con đường: Con đường thứ nhất là NHNN cho phép các ngân hàng thương mại mua trạng thái nước ngoài và con đường thứ hai là nhập lậu. Từ đó báo Thanh Niên nêu ra giả thiết là vàng lậu đã đang và sẽ tiếp tục tràn vào Việt Nam và đây là một thực tế và đây cũng chính là nguyên nhân gây biến động tỷ giá suốt trong thời gian qua. Báo Thanh Niên cũng đặt ra ngay thời điểm này khi khoảng cách giá vàng trong nước và giá vàng thế giới bị đẩy cao lên mức kỷ lục trên 6 triệu đồng một lượng thì tỷ giá ngoài thị trường tự do bị hun nóng lên một cách đáng ngờ. Điều đó là đúng. Giả thiết và nghi ngờ của báo Thanh Niên đặt ra là đúng. Trong thực tế giá vàng trong nước có thời điểm lên cao hơn 7 triệu một lượng so với giá vàng thế giới nhưng vẫn không có một lời nhắc nhở không có mọt động tác nào của NHNN.

Nhà báo Phạm Chí Dũng cũng đưa ra nhận xét về thái độ của Ngân hàng Nhà nước đối với điều mà ông cho là dẫm chân lên Bộ Công an, ông nói:

Đặt lại vấn đề NHNN có văn bản phản bác có thể nói là cáo buộc đối với báo Thanh Niên một số câu từ giống như trong một bản cáo trạng và hình sự hóa vấn đề. Những câu từ như vậy nó làm cho người đọc nảy sinh câu hỏi tại sao NHNN lại có thái độ cực đoan và có vẻ cáo buộc báo Thanh Niên. Tôi có cảm giác NHNN trong văn bản này dường như đóng thế vai của Bộ Công an và đang dường như muốn đưa cho báo Thanh Niên đội cái mũ đó là điều 88 tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Trong công văn gửi Tổng Cục II Bộ Công an. Ngân hàng Nhà nước phân trần rằng Nghị định 24 và các quy định khác của pháp luật không có quy định nào bắt buộc phải chuyển đổi các loại vàng miếng khác sang vàng miếng SJC như bài báo viết.

Như vậy là Ngân hàng Nhà nước đã bác bỏ chính quyết định độc quyền vàng của mình trong nghị định 24. Thật ra nghị định này đã được báo chí phân tích rất nhiều trong đó dẫn lại tuyên bố của ông Bình cho rằng sự độc quyền vàng của Ngân hàng Nhà nước nhằm khắc phục tình trạng đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và tiến hành kinh doanh vàng với vai trò người kiến tạo thị trường, mua bán cuối cùng.

Thực tế cho thấy từ 8 thương hiệu vàng miếng đang sản xuất, lưu thông trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố chỉ duy nhất SJC là thương hiệu vàng quốc gia”.

Một Ngân hàng Nhà nước lại không thể thống nhất ý nghĩa của một nghị định quan trọng và lái nội dung của nó sang hướng khác nhằm chống lại một tờ báo đăng bài phân tích những bất cập của chính mình thì được phải xem là điều không đơn giản trong tình hình phức tạp dễ dẫn tới đổ vỡ hiện nay.

 

Khi truyền thông thay áo cho người được phỏng vấn

Tiêu chuẩn
nguyenquochieu-305.jpg

Chương trình thời sự tối 26/3/2013 của Đài Truyền hình Quốc gia VTV.

Screen capture

Đài truyền hình trung ương VTV từ vài năm gần đây đã cho thấy sự cẩu thả, bất cần đạo đức truyền thông trong khi tác nghiệp, tạo nên một mối ác cảm trong một bộ phận thính giả có kinh nghiệm khi thu nhận thông tin. Số khán giả bất mãn này ngày càng lớn và lan rộng trong nhiều thành phần xã hội do cung cách làm việc của VTV, và cáo giác nơi này không xứng đáng là một cơ sở truyền thông chính thống đại diện cho cả quốc gia, chế độ.

Dân phòng làm giáo dân

Cư dân mạng trước đây đã giận dữ trước một video clip phản ảnh cách tác nghiệp rất phản cảm của VTV khi phóng viên ra ngoài làm việc. Khung cảnh cho thấy phóng viên chuẩn bị phỏng vấn những giáo dân công giáo trong vụ nhà thờ Thái Hà cho bài phóng sự nhằm chỉ trích nhà thờ này. Có lẽ không tìm thấy người muốn nói đúng với bài viết sẵn, phóng viên đã tìm được một dân phòng, trên ngực mang đầy huy chương và đề nghị ông này thay áo và lột huy chương xuống để trở thành giáo dân. Video clip miêu tả tâm trạng người giả danh này rất sẵn sàng làm cái công việc không mấy đẹp đẽ, còn nhóm phóng viên thì cười đùa hớn hở trước cái điều mà họ cho là sáng tạo.

Có thể lãnh đạo VTV cho rằng cung cách của nhóm phóng viên này đáng phê bình kiểm điểm khi họ công tác bên ngoài trường quay chính của VTV cho nên do thiếu kiểm soát dẫn đến tình trạng coi thường nguyên tắc truyền thông. Tuy nhiên một vụ khác mới xảy ra vài ngày trước, được quay tại trường quay chính của VTV thì sự việc thay áo cho người được phỏng vấn vẫn lập lại như cũ, lần này thì không phải dân phòng trở thành một giáo dân mà một cán bộ cộng sản trở thành một linh mục.

Cán bộ trở thành linh mục

Đó là ông linh mục giả danh Nguyễn Quốc Hiếu trên chương trình VTV tối 26 tháng 3 trong đoạn phóng sự mang tên “Chức sắc tôn giáo góp ý sửa Hiến pháp 1992”.

Trong phát biểu của mình có đoạn ông Hiếu nói: “không ai xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật. Nếu chúng ta để từ “không ai được vi phạm” tôi nghĩ rằng nó thuộc về lãnh vực cá nhân nhiều, vì vậy cho nên có thể ta thay đổi từ “không ai” ấy bằng cái từ “nghiêm cấm mọi hành vi sai phạm hiến pháp”.

Bên dưới hình ảnh của ông Hiếu VTV chạy hàng chữ Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy Ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh.

Ông ấy là giáo dân và đồng thời đối với xã hội ông ấy làm Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh và đồng thời cũng là người trong mặt trận, trong Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
LM Đaminh Nguyễn Xuân Trường

Giáo dân Bắc Ninh đã nhanh chóng phát hiện ra rằng VTV đã thay chiếc áo linh mục cho ông, che cái vị trí thật mà ông đang giữ trong Đảng. VTV nghĩ rằng với tiếng nói của một linh mục thì Giáo hội công giáo Việt Nam sẽ khó đối phó hơn khi ông này nói những điều ngược lại với tín lý công giáo hay một chính sách, ý kiến nào đó của Hội Đồng Giám Mục.

Hai ngày sau khi vụ việc xảy ra, vào ngày 28 tháng 3 Tòa Giám mục Bắc Ninh đã ra thông báo xác nhận Giáo phận Bắc Ninh không có linh mục Nguyễn Quốc Hiếu. Thông báo rất ngắn nhưng rõ ràng viết rằng: “Trong chương trình thời sự tối ngày 26 tháng 3 năm 2013 của đài truyền hình trung ương VTV có đoạn phóng sự “Chức sắc tôn giáo góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992,” có dòng chữ chú thích “Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh” làm cho nhiều người ngộ nhận ông Nguyễn Quốc Hiếu là linh mục của Giáo Phận Bắc Ninh.

 

Vì vậy, Văn phòng Tòa giám mục Bắc Ninh xác nhận và thông báo giáo phận Bắc Ninh không có linh mục nào tên là Nguyễn Quốc Hiếu.”

Thông báo do linh mục Đaminh Nguyễn Xuân Trường, chánh văn phòng TGM Bắc Ninh ấn ký.

Xác nhận với chúng tôi, linh mục Đaminh Nguyễn Xuân Trường nói:

“Ông Nguyễn Quốc Hiếu là giáo dân thuộc giáo xứ Tân Hòa của Bắc Ninh. Ông ấy là giáo dân và đồng thời đối với xã hội ông ấy làm Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh và đồng thời cũng là người trong mặt trận, trong Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Ninh.”

Phản cảm, mất tin tưởng

kysuadoihp-250.jpg
Sinh viên công giáo ở giáo phận Vinh, ký kiến nghị đòi hủy điều 4 hiến pháp 1992. Courtesy Nuvuongcongly.

Khi được hỏi ý kiến của Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt về việc này như thế nào linh mục Trường cho biết:

“Đức cha bây giờ không có mặt ở tòa Giám Mục bởi vì tuần này là tuần thánh của giáo hội Công giáo. Ngài đến một giáo xứ miền núi để giúp bà con giáo dân lãnh nhận bí tích hòa giải và các nghi thức khác.

 

Chúng tôi cũng không biết rõ lắm phản ứng của giáo dân Bắc Ninh như thế nào nhưng nói chung là ngạc nhiên và ngỡ ngàng vì nó không đúng. Đạc biệt là một cái đài truyền hình của trung ương đưa tin mà không xác nhận tin tức về người này như thế nào mà lại đưa là linh mục Nguyễn Quốc Hiếu vào đấy thì nó tạo sự phản cảm cho người xem vì nó không đúng.”

Linh mục Nguyễn Đức Đại chánh xứ nhà thờ Thái Nguyên cho chúng tôi biết ý kiến của ông về việc các tôn giáo được nhà nước mời tham gia góp ý dự thảo Hiến pháp:

“Thực ra cuộc họp đó tôi nghĩ rất tốt. Tổ chức tham khảo và đóng góp Hiến pháp nhằm đưa ra ý kiến thì điều đó là quý và rất tốt, và giáo phận Bắc Ninh cũng đã ủng hộ rất nhiệt tình trong vấn đề tham gia đóng góp ý kiến. Việc đóng góp đó là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân, của công dân thì linh mục cũng là công dân.

 

Hơn nữa vì cái chung vì xã hội đưa đến công bình hòa thuận thương yêu và hợp lý, nhất là tôn trọng nhân quyền thì đó là điều rất quý. Chính vì thế cho nên ngay Đức cha và các linh mục cũng như giáo dân đều ủng hộ và nhiệt tình đóng góp vào việc sửa đổi hiến pháp đó.”

Nhận xét việc giả danh do VTV thực hiện đối với ông Nguyễn Quốc Hiếu, linh mục Nguyễn Đức Đại cho biết:

“Đối với tôi là một linh mục thì quả thực rằng tôi thấy điều đó hơi quá, quá ranh giới. Tôi cũng rất bất ngờ khi xem lại cái video đó và nghe người ta nói thế thì quả thực tôi không bằng lòng. Người ta đã đi quá không đúng với sự thật và giả danh thì tôi thấy rằng họ quá lạm dụng. Với bản thân tôi thì thấy không bằng lòng nếu nói một cách nhẹ nhàng, còn nặng hơn thì tôi không đồng ý.”

Gần đây VTV đem ông cựu Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc lên phát biểu không ngoài mục đích hạ thấp giá trị của kiến nghị 72 mà ông này là người đích thân mang đến cho Ủy Ban pháp luật của Quốc hội. VTV tiếp tục mang người của Đảng khoác chiếc áo linh mục để nói theo ý Đảng đi ngược lại với Bản thông báo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà Giám mục Hoàng Văn Đạt, cai quản giáo phận Bắc Ninh cũng là Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam là việc làm có chủ đích nhằm bôi bẩn bản thông báo này của VTV.

Hàng ngàn bài viết trên facebook và blog của cư dân mạng cho rằng hành vi thay áo cho người được phỏng vấn sẽ kéo VTV xuống tận đáy sự mất tin tưởng của người xem, và tình trạng lem luốc của nó sẽ làm khuôn mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lúc này thêm khó coi hơn lúc nào hết.

Vì sao chủ nghĩa công sản bị cáo buộc chống nhân loại?

Tiêu chuẩn

 sao chủ nghĩa công sản bị cáo buộc chống nhân loại?

Trân Văn,
 

Friedrich Engels sinh năm 1820 (trái) và Karl Heinrich Marx sinh năm 1818.

Năm 2006, Hội đồng châu Âu công bố nghị quyết lên án chủ nghĩa cộng sản. Nghị quyết này xác định chủ nghĩa cộng sản đã phạm nhiều tội ác khủng khiếp chống loài người.

Trở lại năm 1991, Đảng CSVN thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và  xác định: “… Cuối cùng, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử…”

15 năm sau, hồi tháng 1 năm 2006, Hội đồng châu Âu công bố nghị quyết lên án chủ nghĩa cộng sản. Nghị quyết này xác định chủ nghĩa cộng sản đã phạm nhiều tội ác khủng khiếp chống loài người. Đồng thời cần tổ chức xét xử những tội ác đó.

Đáng chú ý là ngoài cộng đồng châu Âu, càng ngày càng nhiều quốc gia, tổ chức lên án chủ nghĩa cộng sản.

Thế nhưng đầu tháng 5 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Chủ tịch của Quốc hội Việt Nam vẫn tuyên bố, năm tới, Đại hội lần thứ 11 của Đảng CSVN, sẽ bổ sung, phát triển Cương lĩnh 1991.

Vì sao cộng đồng quốc tế lên án chủ nghĩa cộng sản? Mời quý vị theo dõi Trân Văn tổng hợp và tường trình…

Từ chủ trương diệt chủng

Karl Heinrich Marx, thường được gọi là Karl Marx, sinh năm 1818 và Friedrich Engels, thường được gọi là Engels, sinh năm 1820, cùng là người Đức. Cả hai là đồng tác giả của một số tác phẩm như: bộ Tư bản luận, Tuyên ngôn Đảng Cộng sản… Họ là những người đề ra học thuyết “Chủ nghĩa xã hội khoa học”, cũng như khái niệm “đấu tranh giai cấp”.

Từ giữa thế kỷ 19 đến nay, các Đảng Cộng sản vẫn bảo rằng, cả Marx lẫn Engels là những vĩ nhân và nhân loại cần phải thực thi các ý tưởng của họ để xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.

Liệu tư tưởng của Marx và Engels có nhắm tới việc đem lại hạnh phúc cho nhân loại, nhằm biến trái đất thành một thiên đường?

Các Đảng Cộng sản bảo có nhưng kết quả khảo sát những tài liệu lưu trữ đã cho kết quả ngược lại.

Năm 2008, Edvin Snore, một đạo diễn người Latvia – quốc gia từng là thành viên trong Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết  –  công bố bộ phim tài liệu “The Soviet Story”, tạm dịch là “Câu chuyện Sô Viết”, do ông thực hiện trong vòng mười năm, nhằm lý giải tại sao, năm 2006, châu Âu ban hành nghị quyết lên án chủ nghĩa cộng sản và tuyên bố, cần phải tổ chức xét xử những tội ác khủng khiếp chống lại loài người của chủ nghĩa cộng sản.

Trong quá trình lục tìm tài liệu, phim, ảnh vẫn còn đang được lưu trữ ở nhiều nơi trên thế giới, đồng thời phỏng vấn cả các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản, lẫn giới nghiên cứu sử học, đạo diễn Edvin Snore đã trò chuyện với ông George Watson, một sử gia, làm việc ở Đại học Cambridge, Anh Quốc.

Hình ảnh tưởng niệm một nạn nhân tại khu rừng có mồ chôn tập thể nạn nhân của chủ trương diệt chủng ở Liên Xô cũ. Photo courtesy of Perry Street Advisors.

Hình ảnh tưởng niệm một nạn nhân tại khu rừng có mồ chôn tập thể nạn nhân của chủ trương diệt chủng ở Liên Xô cũ.

  Photo courtesy of Perry Street Advisors.

Ông George Watson cho biết, kết quả nghiên cứu về Marx và Engels, cho thấy, cả Marx lẫn Engels đều chủ trương cần tổ chức diệt chủng. Ông nói: Điều này được nói đến lần đầu tiên vào tháng Giêng 1849 trong một bài báo đăng trên tờ tạp chí theo chủ nghĩa Marx “Neue Rheinische Zeitung”. Engels đã giải thích về ý nghĩa của cuộc đấu tranh giai cấp theo quan điểm Marxist. Theo ông, khi cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra, sẽ xảy ra đấu tranh giai cấp. Một số xã hội nguyên thuỷ ở châu Âu đã bị trễ đến hai thời kỳ bởi vì những xã hội đó chưa đạt tới giai đoạn tư bản chủ nghĩa.

Engels gọi người Basques, Bretons, Scots và người Serbia là những “dân tộc cặn bã”. Họ sẽ phải bị tiêu diệt vì họ đang tụt hậu lại quá xa nên không thể đưa họ đến cùng thời với cuộc cách mạng được.

Một sử gia khác là ông Pierre Rigolout, làm việc tại Viện Xã hội Lịch sử ở Paris, Pháp Quốc, cho biết thêm: Engels nói về sự thô tục và đáng khinh bỉ của các dân tộc Slav. Ví dụ ông cho rằng Ba Lan không có lý do để tồn tại.
Marx là cha đẻ của nạn diệt chủng chính trị hiện đại. Tôi không thấy một nhà tư tưởng châu Âu nào trước Marx và Engels công khai ủng hộ sự diệt chủng.

Ô. George Watson

Ông Pierre Rigolout trích một trong những ý kiến của Marx, viết trên People’s Paper ngày 16 tháng 4 năm 1853 để chứng minh, Marx chủ trương cần diệt chủng. Marx khẳng định: Các chủng tộc và các giai cấp quá yếu để thích ứng với điều kiện sống mới, nên họ phải nhường bước. Họ phải “bị tiêu diệt trong cuộc thảm sát của cách mạng”.

Dựa trên các tài liệu lưu trữ, ông George Watson khẳng định: Marx là cha đẻ của nạn diệt chủng chính trị hiện đại. Tôi không thấy một nhà tư tưởng châu Âu nào trước Marx và Engels công khai ủng hộ sự diệt chủng. Tôi không tìm thấy bất cứ điều gì trước đó. Vì vậy, tôi cho rằng nó bắt nguồn từ những người này.

Đến việc thực thi diệt chủng  

Tư tưởng của Marx và Engels đã tạo cảm hứng, dẫn đến sự ra đời của các Đảng Cộng sản tại nhiều nơi trên thế giới và trong thế kỷ 20, một số Đảng Cộng sản đã trở thành đảng cầm quyền tại một số quốc gia, từng tạo ra thực thể gọi là “khối xã hội chủ nghĩa”.  

Lãnh tụ nhiều Đảng Cộng sản từng tự nhận họ là học trò của Marx và Engels. Đứng đầu những nhân vật này là Vladimir Ilyich Ulyanov, thường được gọi là Lenin. Lenin được xem là nhân vật sáng lập Đảng Cộng sản Liên Xô và là người đưa Đảng Cộng sản Liên Xô trở thành lực lượng chính trị lãnh đạo Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết, thường được gọi là Liên Xô. Liên Xô từng được xem là cái nôi của việc xây dựng và phát triển “khối xã hội chủ nghĩa”, trong thế kỷ 20 trên thế giới.  

Tuy Liên Xô đã tan rã và dân chúng các quốc gia Đông Âu đã xoá bỏ chủ nghĩa cộng sản nhưng tại Việt Nam, Lenin vẫn được tôn sùng như một thần tượng.

Vladimir Ilyich Lenin. Photo courtesy of Wikipedia.

Vladimir Ilyich Lenin.

Hồi  giữa tháng 4 vừa qua, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức một hội thảo khoa học về “Di sản của Lenin trong thế giới ngày nay và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”.

Tại hội thảo ấy, ngoài việc cùng xưng tụng Lenin là “nhà tư tưởng Marxist sáng tạo”,  “lãnh tụ vĩ đại của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế”, ông Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, kiêm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, còn khẳng định: Di sản của Lenin đã và sẽ là một trong những nền tảng chính trị, tư tưởng và phương pháp luận trong mọi hành động của Đảng, nhà nước và nhân dân ta”.

Lenin đã để lại những di sản gì để làm nền tảng chính trị, tư tưởng và phương pháp luận trong mọi hành động của Đảng CSVN như ông Tô Huy Rứa tuyên bố?

Gần đây, khi các kho lưu trữ được giải mật, giới nghiên cứu lịch sử đã tìm  được nhiều tài liệu liên quan đến việc Lenin cổ súy, chỉ đạo thực hiện “đấu tranh giai cấp” mà thực sự là thực thi những cuộc thảm sát. Một trong những tài liệu ấy là lá thư do chính Lenin viết. Trong thư, Lenin yêu cầu: Treo cổ ít nhất 100 tên Cu-lắc. Bắn bỏ hết bọn con tin!. Hãy để cho những người đứng cách xa hàng trăm dặm đều thấy và run sợ”… Ảnh chụp lá thư này đã được đạo diễn Edvins Snore đưa vào bộ phim “Câu chuyện Sô viết”.

Với một lãnh tụ có suy nghĩ như thế, điều gì đã xảy ra ở Liên Xô sau khi Lenin lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô thực hiện cuộc Cách mạng tháng 10, năm 1917?

Các tài liệu lưu trữ cho thấy, đã có hàng trăm ngàn người bị giết, hàng triệu người bị tước đoạt tài sản, bị đày ải. Ông Vladimir Bukovsky – một nhà văn Liên Xô, đồng thời là người chuyên nghiên cứu về tội ác của các chính quyền cộng sản, kể lại trong “Câu chuyện Sô viết”: Ban đầu, khi những người cộng sản lên nắm quyền thì xã hội không có vấn đề gì. Ngay cả ở Nga, Ba Lan, Cuba, Nicaragua, hoặc ở Trung Quốc. Rồi họ bắt đầu giết khoảng 10% dân số, họ chọn lựa rất kỹ lưỡng. Họ làm việc này không chỉ để tiêu diệt kẻ thù. Họ giết người để thiết lập lại cơ cấu xã hội. Một phương pháp xây dựng xã hội. Tất cả trí thức, những công nhân tốt nhất, các kỹ sư tốt nhất đều bị họ giết hết… và sau đó họ cố gắng xây dựng một xã hội mới.

Sau một thời gian dài nghiên cứu, thống kê, giới sử gia ước tính, nỗ lực xây dựng những xã hội mới, quen được gọi là xã hội xã hội chủ nghĩa của các chính quyền cộng sản ở Liên Xô, Đông Âu, Cuba, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Campuchia dưới thời Polpot,… suốt giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến hết thế kỷ 20 đã tước đoạt sinh mạng của chừng 100 triệu người.

Kể từ khi các tài liệu, phim, ảnh trong nhiều kho lưu trữ được giải mật,  đài tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản đã được dựng lên tại nhiều nơi ở Đông Âu, ở Hoa Kỳ…

Nhiều người bắt đầu so sánh chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa phát xít. Nhờ sự giúp đỡ của nhiều sử gia, trong “Câu chuyện Sô viết”, đạo diễn Edvins Snore đã trưng ra hàng loạt bằng chứng cho thấy, chủ nghĩa phát xít thóat thân từ tư tưởng của Marx.

Joseph Stalin.

Với sự giúp đỡ của một số sử gia, Edvins Snore đã tìm, giới thiệu nhiều bằng chứng cho thấy, cả Marx lẫn Engels cùng chủ trương diệt chủng và Lenin, Stalin, cũng như lãnh tụ nhiều chính quyền cộng sản khác đã thực hiện triệt để chủ trương đó. 

Những ai có thể khóc Stalin?

Năm 1922, Joseph Vissarionovich Stalin, quen gọi là Stalin, thay Lenin lãnh đạo Đàng Cộng sản Liên Xô. Đến năm 1941, Stalin đảm nhận thêm vai trò Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng của Liên Xô cho tới khi chết (năm 1953).

Trong các thập niên 1950, 1960, 1970, tại Việt Nam, Stalin vẫn được xưng tụng như một vĩ nhân. Tháng 3 năm 1953, khi Stalin qua đời, Tố Hữu – nhân vật từng kiểm soát toàn bộ sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật tại Việt Nam – đã viết một bài thơ mà đến nay nhiều người còn nhắc.

Bài thơ có tên là “Khóc Stalin”. Trong đó có những câu như: Stalin! Stalin! Yêu biết mấy nghe con tập nói. Tiếng đầu lòng con gọi Stalin… Stalin! Stalin! Hỡi ơi! ông mất đất trời biết không? Thương cha, thương mẹ,thương chồng. Thương thân thương một, thương ông thương mười.

Dân chúng Liên Xô có thương tiếc Stalin như thế không? Câu trả lời là không! Vì sao? Giới sử gia ước đoán, suốt 21 năm lãnh đạo Liên Xô, Stalin đã giết từ 20 triệu đến 40 triệu người.

Trong “Câu chuyện Sô viết”, đạo diễn Edvins Snore đã gặp gỡ nhiều nhân chứng, phỏng vấn nhiều sử gia để tìm hiểu Stalin đã làm những gì tại Liên Xô.

Các sử gia ở Liên Xô, ở châu Âu xác định Stalin là thủ phạm chính của nạn đói kéo dài từ 1932 – 1933, khiến 7 triệu người Ukraina thiệt mạng.

Sử gia Norman Davies, Đại học Cambridge, Anh Quốc kể: Vào mùa đông năm 1932 và 1933, tất cả lương thực được chuyển khỏi Ukraina. Một hàng rào cách ly khổng lồ được lập ra để cô lập toàn bộ người dân Ukraina.

Mỗi gốc cây đều được treo một tấm khăn choàng để tưởng niệm cho những nạn nhân nằm trong mồ chôn tập thể, bị giết từ thời Stalin tại Liên Xô cũ. Photo courtesy of Perry Street Advisors.

Mỗi gốc cây đều được treo một tấm khăn choàng để tưởng niệm cho những nạn nhân nằm trong mồ chôn tập thể, bị giết từ thời Stalin tại Liên Xô cũ.

Sử gia Volodymyr Sergychuk, Đại học Kiev, kể thêm: Sau khi toàn bộ thực phẩm bị tịch thu, nông dân bị cấm tìm kiếm thức ăn ở nơi khác, cho dù là mua, trao đổi, hay kiếm được.

Đạo diễn Edvins Snore đã tìm được nhiều đoạn phim tài liệu, nhiều hình ảnh lưu trữ cho thấy, đàn ông, đàn bà, người già, trẻ em quắt queo, hình hài hoàn toàn biến dạng. Bảy triệu con người hoặc đã chết, hoặc đang thoi thóp vì đói đã bị ném xuống những hố lớn rồi lấp đất như người ta vẫn chôn súc vật bị dịch.

Dưới sự lãnh đạo của Stalin, chính quyền Cộng sản tại Liên Xô đã thực hiện nhiều đợt thanh trừng đẫm máu khác. Khắp Liên Xô nhan nhản những khu vực chỉ gồm toàn mộ tập thể. Nổi tiếng nhất là: Bikivina, Butov, Leningrad, Vinnica, Harkov…

Ông Mikhail Gorbachev, cựu Tổng thống Liên Xô, ảnh chụp năm 1987. Photo courtesy of Wikipedia.

Ông Mikhail Gorbachev, cựu Tổng thống Liên Xô, ảnh chụp năm 1987.

Giết người ngẫu nhiên

Sử gia George Watson, Đại học Cambridge, kể trong “Câu chuyện Sô viết”: Stalin thậm chí đã đi xa tới mức giết người ngẫu nhiên và theo chỉ tiêu.

Vladimir Bukovsky, một nhà văn Liên Xô, cho biết thêm: Ví dụ, có 100.000 người dân trong huyện Tambov. Mỗi một người bị bắt và bắn chết sẽ được tính vào chỉ tiêu. Họ không quan tâm người ấy là ai. Khi hoàn thành xong chỉ tiêu, chính quyền địa phương sẽ báo cáo cho Stalin và uỷ ban trung ương để yêu cầu tăng mức chỉ tiêu cho họ!

Ông Vladimir Karpov, Cựu Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, tiết lộ: Khrushchev từng yêu cầu tăng thêm chỉ tiêu của mình! Ông ta được phép giết 7 đến 8 nghìn “kẻ thù”. Ông ấy yêu cầu: “Hãy tăng mức chỉ tiêu của tôi lên thành 17 nghìn”. Và việc gia tăng chỉ tiêu giết chóc đã được chấp thuận.

Thực tế này được Mikhail Gorbachev, cựu Tổng thống Liên Xô, xác nhận: Stalin đã tắm trong máu! Bản thân tôi đã thấy những án tử hình đã do chính ông ta ký hàng loạt. Cùng với Molotov, Voroshilov, Kaganovich và Zhdanov. Họ là năm kẻ giết người năng nổ nhất. Molotov luôn thêm vào: sửa từ “10 năm” thành “tử hình”. Hàng loạt!

Cuối tháng 10 năm 2007, khi tham dự một buổi tưởng niệm 20.000 văn nghệ sĩ, trí thức đã bị chính quyền cộng sản ở Liên Xô thủ tiêu, trong giai đoạn từ 1937 – 1938, vì bị cho là “phản động, kẻ thù của chế độ”, ông Vladimir Putin, lúc ấy đang là Tổng thống Nga, nhìn nhậnNhững người bị thảm sát, khủng bố là những con người ưu tú nhất, có trí tuệ cao nhất và là những người can đảm nhất của nước Nga và Liên Xô thời đó.

Vậy tại sao những người Cộng sản Việt Nam lại có thể thương Stalin hơn cả cha, mẹ và chính bản thân mình như Tố Hữu giãi bày?

Một số người bảo rằng, đó là vì Đảng CSVN vừa xem Liên Xô, Trung Quốc là mẫu mực để noi theo, vừa muốn nhận sự giúp đỡ của cả Liên Xô lẫn Trung Quốc để đảm nhận vai trò “tiền đồn của khối xã hội chủ nghĩa”, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản.

Trên thực tế, diễn tiến cuộc “cải cách ruộng đất” do Đảng CSVN thực hiện vào thập niên 1950, tiêu diệt “Nhân văn, Giai phẩm” ở miền Bắc, giống hệt những gì chính quyền cộng sản Liên Xô và cộng sản Trung Quốc đã thực hiện trước đó.

Phát xít Đức thoát thai từ Marx-Engels

“Câu chuyện Sô viết” còn trưng ra nhiều bằng chứng để bạch hoá một số vấn đề ít ai biết. Đó là chủ nghĩa phát xít thoát thai từ tư tưởng của Marx và Engels.

Đạo diễn Edvins Snore đã tìm được khá nhiều bằng chứng cho vấn đề đó. Chẳng hạn, ngày 27 tháng 11 năm 1925, tờ New York Times, có một tin ngắn, loan báo vừa có một đảng, mang tên là “Đảng Công nhân quốc gia xã hội chủ nghĩa” ra đời tại Đức, quen gọi tắt là “Đảng Quốc xã”. Người sáng lập và lãnh đạo Đảng Quốc xã là Adolf Hitler.

Một số tin, bài khác xuất hiện trên báo chí châu Âu cuối thập niên 1920, từng tường thuật một số tuyên bố của Goebbels – sau này là Bộ trưởng Tuyên truyền trong chính quyền phát xít Đức – theo đó, có rất ít khác biệt giữa chủ nghĩa cộng sản với các tuyên bố Hitler.

Vậy thì tại sao sau này, chủ nghĩa phát xít không nhấn mạnh đến sự tương đồng của nó với chủ nghĩa cộng sản nữa? Giới sử gia cho rằng, đó là vì ngay từ thời ấy, cử tri Đức đã không thích cộng sản.            

Sử gia George Watson, Đại học Cambridge, kể về kết quả nghiên cứu của ông: Hitler thường nói rằng ông đã học được rất nhiều khi đọc chủ nghĩa Marx. Ông cho rằng chủ nghĩa Xã hội Quốc gia hoàn toàn dựa trên lý thuyết chủ nghĩa Marx.

Ông Vladimir Bukovsky, một nhà văn Liên Xô thì nhắc: Mọi người quên rằng chế độ Đức Quốc Xã ở Đức cũng là một chế độ xã hội chủ nghĩa.

Nó chính thức được gọi là Đảng Công nhân Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa. Nó là một chi nhánh của chủ nghĩa xã hội. Liên Xô được gọi là xã hội chủ nghĩa quốc tế và Đức Quốc Xã được gọi là xã hội chủ nghĩa quốc gia.

Trên thực tế chúng là một, chỉ có chút khác biệt nhỏ trong cách diễn giải.

Bộ trưởng ngoại giao Đức Quốc Xã Ribbebtrop báo cáo Hitler về chuyến thăm Matxcơva.

Quan hệ Liên Xô – Đức

Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, gần 30 triệu công dân Liên Xô đã thiệt mạng và việc Liên Xô tham chiến, vẫn được xem là một thành tố quan trọng để ngăn chặn, tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Tuy nhiên, có đúng là Liên Xô đã cứu loài người khỏi thảm họa phát xít, tạo điều kiện cho các dân tộc đang bị áp bức, thống trị giành đôc lập, tự do như chính Liên Xô và các chính quyền cộng sản, trong đó có Việt Nam vẫn tuyên truyền?Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ vào đầu tháng 9 năm 1939, khi phát xít Đức tấn công Ba Lan. Song gần hai năm sau, vào tháng 6 năm 1941, lúc phát xít Đức tấn công Liên Xô, Liên Xô mới bắt đầu tham gia cuộc chiến chống tham vọng thống trị thế giới của phe phát xít.

Trước đó thì sao? Dựa trên các tài liệu lưu trữ, giới sử gia cho biết, cuối thập niên 1930, Molotov – Ngoại trưởng Liên Xô – đại diện cho Stalin và Ribbentrop – Ngoại trưởng Đức – đại diện cho Hitler đã từng ký kết một thỏa thuận phân chia châu Âu.

Ông Vladimir Karpov – Cựu Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, hai lần được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, xác nhận: Mặc dù điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng chính Stalin là người đề xuất thỏa thuận bí mật ấy.

Chúng tôi đã phủ nhận nó, bởi vì nó mang đầy tính gây hấn, Đảng Cộng sản không thể nào ký những thỏa thuận như thế. Vì vậy, chúng tôi đã phủ nhận nghị định bí mật này đến phút chót!

Giống như ông Vladimir Karpov, nhiều đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô đã chỉ trích nhận định vừa kể, cho tới khi văn bản ghi nhận thỏa thuận này được moi ra từ kho lưu trữ của Đảng Cộng sản Liên Xô để mọi người cùng mục kích.

Có lẽ cũng cần nhắc lại rằng, tháng 9 năm 1939, hai tuần sau khi phát xít Đức tấn công Ba Lan từ phía Tây, đến lượt Hồng quân Liên Xô tấn công Ba Lan từ phía Đông. Sau cuộc tấn công ấy, Hồng quân Liên Xô đã bắt 22.000 người được xem là ưu tú nhất của Ba Lan, giải họ về Katyn rồi thủ tiêu.

Mãi đến gần đây, chính quyền liên bang Nga mới thừa nhận sự thật này. Hôm 10 tháng 4 vừa qua, lại có thêm một thảm kịch khác xảy ra với Ba Lan sau thảm kịch Katyn: Chuyên cơ chở ông Lech Kaczynski, Tổng thống Ba Lan và 95 người Ba Lan ưu tú khác đã rớt tại Smolensk, khi họ cùng đến Katyn dự lễ tưởng niệm 22.000 công dân Ba Lan bị chính quyền cộng sản Liên Xô thủ tiêu năm 1940.

Thủ tướng Liên Xô Molotov đã đến Berlin. Photo courtesy of Perry Street Advisors.

Thủ tướng Liên Xô Molotov đã đến Berlin.

Bí mật chưa nhiều người biết

Trong năm 1939, Liên Xô còn tấn công Phần Lan nhưng đã thất bại thảm hại cả về quân sự lẫn chính trị. Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hiệp Quốc) đã khai trừ Liên Xô khỏi cộng đồng quốc tế vì “gây hấn và xâm lược”.

Các tài liệu lưu trữ còn cho thấy, Liên Xô đã để phát xít Đức sử dụng cảng Murmansk làm bàn đạp, tấn công Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Nauy,… Người ta đã tìm thấy một lá thư do Stalin viết, gửi Ribbentrop – Ngoại trưởng Đức, khẳng định: Tình hữu nghị giữa Liên Xô và Đức được đảm bảo bằng máu!

Liên Xô còn cung cấp dầu, quặng sắt, vật liệu xây dựng, lúa mì,… cho phát xít Đức xâm chiếm châu Âu. Đạo diễn Edvins Snore đã tìm được khá nhiều ảnh, ghi lại cảnh các viên chức, tướng lĩnh của Liên Xô và phát xít Đức gặp gỡ, chuyện trò, cùng nhau ăn uống vui vẻ.

Giai đoạn này, báo chí Liên Xô có khá nhiều bài viết ca ngợi tình hữu nghị Xô – Đức. Thậm chí ông Molotov, Ngoại trưởng Liên Xô còn khẳng định với báo giới: Đấu tranh chống lại hệ tư tưởng Đức Quốc xã là một tội ác! Nhiều tin, bài trên các tờ báo Liên Xô trong giai đoạn đó vẫn còn được lưu trữ trong văn khố!                        

Thậm chí, Liên Xô còn huấn luyện Gestapo và SS của phát xít Đức về cách thức xây dựng trại tập trung, phương pháp tra tấn, thủ tiêu.  

Tại sao chủ nghĩa cộng sản lại có thể đồng hành với chủ nghĩa phát xít? Câu hỏi này đã được những người làm bộ phim tài liệu “Câu chuyện Xô viết” nêu ra với giới sử gia.

Bà Françoise Thom, một sử gia ở Đại học Sorbonne, Pháp Quốc, giải thích: Cả hai hệ thống đều dựa trên một hệ tư tưởng với tham vọng tạo ra con người “mới”.

Có nghĩa là cả hai chế độ đều không hài lòng với bản chất hiện tại của con người. Họ đấu tranh chống lại tính tự nhiên của loài người. Đấy là cội rể của chế độ toàn trị và là điều hiển nhiên trong cả hai hệ tư tưởng. Chủ nghĩa phát xít là một hệ tư tưởng dựa trên quan điểm sinh học sai lầm và chủ nghĩa cộng sản được dựa trên quan điểm xã hội sai lầm. Nhưng cả hai hệ tư tưởng đều muốn chứng minh là mình có cơ sở khoa học.

Vậy thì tại sao sau đó phát xít Đức lại trở mặt, tấn công Liên Xô và Liên Xô trở thành một thành tố quan trọng trong công cuộc ngăn chặn và tiêu diệt chủ nghĩa phát xít?

Ông Vladimir Bukovsky, một nhà văn Liên Xô, sau này trở thành một trong những người chuyên nghiên cứu về tội ác của chủ nghĩa cộng sản giải thích: Ý tưởng phá hủy trật tự quyền lực cũ ở châu Âu cũng là ý định của Stalin. Nhưng Hitler lại bị cho là kẻ ác. Ông ta sẽ phá hủy các trật tự cũ ở châu Âu. Sẽ không còn quốc hội, công đoàn, quân đội và chính phủ. Rồi sau đó, Stalin sẽ xuất hiện như một người giải phóng. Hàng triệu người mắc kẹt trong các trại tập trung đang chờ được tự do. Stalin và Hồng quân của ông ta sẽ đến như những giải phóng quân. Đây là kế hoạch của ông.

 

Nỗ lực phổ biến “Câu chuyện Xô viết”

Năm 2008, sau 10 năm thực hiện “The Soviet Story”, đạo diễn Edvins Snore công bố bộ phim này. Nó làm nhiều người choáng váng.

 

(Phim tài liệu “The Soviet Story” do Đạo diễn Edvins Snore thực hiện được giới thiệu bởi Perry Street Advisors, phần phụ đềt Việt Ngữ do diễn đàn X-Cafe thực hiện)

http://thongtinberlin.de/tailieu/visaochunghiacongsanbicaobuocchongnhanloai.htm

Lãnh sự quán âm ti Trung Quốc và chuyện anh Vươn

Tiêu chuẩn

Lãnh sự quán âm ti Trung Quốc và chuyện anh Vươn

Viết Từ Sài Gòn
2013-04-03
000_Hkg8442478-305.jpg

Anh Đoàn Văn Vươn và những người trong gia đình trong ngày đầu của phiên sơ thẩm hôm 02/4/2013

AFP photo

Với hàng chục ngàn ngôi mộ nằm thẳng thớm, cỏ cây được tỉa tót sạch sẽ, tưới mát mỗi ngày, nghĩa trang được chăm sóc hết mức. Có riêng đội bảo vệ và ban quản trang cho khu nghĩa trang này. Người lạ tuyệt đối không được bước vào nghĩa trang.

Nếu không có người thân (hay nói cách khác, không phải là con cháu của người Tàu) thì không được bước vào bên trong cổng nghĩa trang dù chỉ ba bước. Bên trong có quán cà phê phục vụ ban quản trang, bảo vệ, có sân tenis và có cả một đài tưởng niệm nằm bên cạnh ngôi chùa lợp mái ngói xanh kiểu Tàu để hằng ngày tụng niệm cầu siêu cho các vong hồn…

Nghĩa trang nằm trên quốc lộ 13, gần khu dân cư 434 – Bình Dương, cách khu công nghiệp Việt Nam – Singapore chừng 6km, diện tích gần 400 hecta (rộng tương đương 50% diện tích khu dân cư 434). Có thể nói, đây là khu nghĩa trang rộng thoáng, đẹp và yên tĩnh thuộc vào bậc nhất nhì của quốc gia.

Nó nằm cách khu nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ở Biên Hòa chừng 30km theo đường chim bay. Nhưng, nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tàn tạ bao nhiêu thì nó khang trang bấy nhiêu.

Và, trong lúc người dân Việt Nam mất đất, bị cướp trắng với danh nghĩa “thu hồi đền bù” ở khắp mọi miền đất nước thì nghĩa trang người Tàu ở Bình Dương tồn tại khang trang và đầy thách thức về tính chủ quyền cũng như sự vững chãi của nó trước nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Điều này làm liên tưởng đến một tổng lãnh sự quán âm ti Trung Quốc và những số phận bèo bọt của người dân Việt Nam dưới chế độ Cộng sản xã hội chủ nghĩa.

Cũng là đất, nhưng sao đất dành cho người chết của Trung Quốc lại rộng thênh thang ngay trên chính lãnh thổ quốc nội, trong khi chính người dân Việt Nam lại bị hất ra đường, trắng tay, đất đai bị tịch thu (với danh nghĩa “thu hồi, đền bù”), phải nổ súng, phản ứng dữ dội và tuyệt vọng để bảo vệ phần đất mà mình dày công gầy dựng? Rồi hàng ngàn người dân Văn Giang,Cồn Dầu, Daknong, Tiền Giang, Kiên Giang…?

Trước đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố rằng cấp dưới của ông ở Hải Phòng hoàn toàn sai trong vấn đề thu hồi đất. Điều này dẫn đến hệ luận cho thấy phản ứng của gia đình anh Đoàn Văn Vươn có tính chất tự vệ chứ không phải là chống người thi hành công vụ, và nếu có chết người xãy ra thì chỉ là tự vệ quá đà chứ không phải là hành vi giết người. Vì, các cán bộ Hải Phòng đã thu hồi đất trái luật, nên xét trên góc độ nào, đây cũng không phải là một “công vụ”, mà nói chính xác thì nó là một “phi vụ”.

Phi vụ mà lãnh đạo huyện đã toa rập với công an, bộ đội Tiên Lãng để dùng vũ khí quốc gia, lợi dụng sức mạnh nhà nước để chiếm đoạt thành quả lao động của anh Vươn. Trước một phi vụ cướp bóc trắng trợn của quan lại địa phương, gia đình anh Vươn biết làm gì ngoài những phản ứng trên? Và một khi người ta phản ứng, tự vệ trước một phi vụ cướp bóc thì nên gọi nó là “tự vệ” hay là “giết người”?

Đến đây, một câu hỏi khác được đặt ra: Tại sao nhà cầm quyền lại cố ý ghép tội “giết người” với một người chỉ tự vệ như anh Vươn?

Đơn giản, đó là một hành động mang đầy tính sợ hãi và phòng ngừa từ xa những trận cuồng phong từ những dân oan trên khắp mọi miền đất nước.

Vì, trên đất nước Việt Nam dưới thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa này, có chỗ nào giải tỏa, đền bù đất đai mà không có vấn đề, không bị quan tham chấm mút và không có yếu tố cướp bóc của nhà nước?

Thật ra, xác suất này chiếm đến 100% trên mọi miền đất nước, ngoại trừ những gia đình có thế lực trong đảng Cộng sản thì những nhà thường dân, vấn đề đất đai bị cướp khéo với cái mác “thu hồi” kèm theo giá đền bù rẻ mạt đã chất ngất tiếng kêu ai oán, nghe thấu cả trời xanh.

Chính vì thế, hơn bao giờ hết, cuộc Cách mạng nông điền ở Việt Nam sẽ nổ ra với nguy cơ dữ dội và gắt máu gấp bội lần cuộc cách mạng hoa nhài hay Mùa Xuân Ả Rập.

Chính vì thế, hơn bao giờ hết, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam vô cùng lo sợ trước cuộc cách mạng nông điền này, bởi không ai khác ngoài họ sẽ biến thành những vật hiến tế cho khói lửa thù hận và oan khiên nếu như nhân dân nổi dậy làm cách mạng.

Chính vì thế, phải có phiên tòa xử anh Đoàn Văn Vươn và gia đình, và bắt buộc họ phải đưa ra mức án cao nhất: Tử hình đối với anh Vươn, để rồi sau đó, họ nhân một đợt đại xá/đặc xá nào đó để kéo dần xuống chung thân, 20 năm… Vì sao? Vì mức án tử hình đối với anh Vươn trong thời điểm này đóng vài trò một bình khí CO2 chữa cháy và hạ nhiệt trái bom bất đồng chính kiến, dân oan có thể nổ bất cứ lúc nào trước ngọn lửa cách mạng đang ngún dần trong nhân dân. Không còn cách nào khác, họ buộc phải “chữa cháy” và “hạ nhiệt” bằng bản án dành cho anh Vươn nhằm đe nẹt và hù dọa quốc dân.

Nhưng, vấn đề đe nẹt, hù dọa của họ đi đến đâu, nó không tùy thuộc vào sự đàn áp của nhà cầm quyền, thậm chí nếu như nhà cầm quyền mượn quân đội để đẩy cuộc đàn áp ở Việt Nam lên đến một cuộc tàn sát đẫm máu theo kiểu Thiên An Môn, thì hiệu quả của nó vẫn hoàn toàn tùy thuộc vào lòng dân.

Thử hỏi, nhân dân sẽ nghĩ gì một khi họ nhận ra rằng ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của họ, người Trung Quốc được ưu đãi đặc biệt với hàng chục nghĩa trang rộng lớn, hàng vài chục khu phố Tàu sầm uất và khang trang, đất rừng, tài nguyên mỏ và những bờ biển đẹp… người Tàu nghênh ngang và coi thường dân Việt, bản thân nhân dân nghèo thì bị ép chế đủ đường, đến mức phải ra đường sống lây lất, đi kiện tìm công lý liền bị đánh đập, phản đối thì bị ghép tội… Thử hỏi, còn đường nào để sống nếu không tự làm cách mạng, nếu không có một cuộc cách mạng toàn triệt trên đất nước này của nhân dân?

http://www.rfa.org/vietnamese/blogs/blog-04032013-viettusaigon-04032013130711.html

Hội thảo sửa đổi Hiến pháp tại Câu lạc bộ Kháng chiến

Tiêu chuẩn
hnhp3613-305.jpg

Một buổi hội thảo bàn về sửa đổi Hiến pháp năm 92 do Câu Lạc Bộ Kháng chiến tổ chức đã nổ ra những tranh luận sôi nổi về các câu hỏi mà nhân sĩ trí thức trong buổi hội thảo đưa ra.

Tranh luận gay gắt

Trong buổi hội thảo góp ý sửa đổi Hiến Pháp do Câu Lạc bộ Truyền thống Kháng chiến khối sinh viên của thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại nhà Bảo tàng Cách mạng thành phố đã có mặt của nhiều nhân sĩ trí thức, lão thành cách mạng cũng như những Đảng viên vẫn đang sinh hoạt đảng và làm việc trong guồng máy chính quyền.

Theo luật sự Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội có mặt tại buổi hội thảo nhận xét thì không khí tranh luận giữa hai phía, một bên nhất quyết giữ vai trò của Đảng trong Hiến pháp còn một bên thì dứt khoát phải bỏ điều 4 vì nó đi ngược lại lợi ích của đất nước, nhân dân, có lúc diễn ra khá gay gắt. Luật sư Thuận cho biết:

“Không khí của cuộc hổi thảo của Câu lạc bộ kháng chiến khối sinh viên  thì những phát biểu của các diễn giả phải nói rằng có nhiều ý kiến có thể nói dùng chữ gay gắt thì cũng không sai, từ những ý kiến ủng hộ Đảng lẫn những ý kiến ủng hộ bản dự thảo thì họ nói rất gay gắt nhất là 4 vấn đề mà họ quan tâm. Chương một, điều hai, điều 4, rồi chương đất đai điều 58, rồi chương 70 nói về dự thảo và chương về Hội đồng Hiến Pháp… nói chung sôi nổi và gay gắt tập trung vào những việc này.”

Khi anh đặt điều 4 thì nó chống lại những điều khác. Nó chống lại quyền con người, quyền ăn nói, quyền lập hội vì khi Đảng đã lên trên rồi thì các quyền kia không còn nữa.
Hồ Hiếu

Tuy nhiên theo một số người cho biết ý kiến của ông Nguyễn Văn Thuyền, nguyên Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kháng chiến do lớn tuổi không thể tham dự cuộc hội thảo đã gửi bài phát biểu vào và có những câu chữ khiến nhiều người cho rằng gay gắt, đặc biệt với câu hỏi: “Ai là kẻ mưu toan dẹp bỏ điều 4 Hiến pháp?”

Giải thích điều này luật sư Trần Quốc Thuận cho biết:

“Bài phát biểu của ông Nguyễn Văn Thuyền, thì tôi cho rằng hồi trước tới giờ cũng không có gì gay gắt. Tôi vẫn gọi ổng là chú, chú Ba Tôn. Ông này đúng là cả cuộc đời tham gia cách mạng bây giờ thì tuổi cũng xấp xỉ 100 rồi cho nên tình cảm của ông ấy tha thiết gắn bó với cách mạng, gắn bó với Đảng đối với ổng thì nó sâu sắc nó dài. Tôi cho rằng đó là một bài tâm sự hơn là một bài phát biểu cho nên ổng cho rằng chuyện duy trì sửa đổi Đảng thì trong đó có ổng. Những người phát biểu bảo vệ điều 4 hay điều này điều kia thì họ phát biểu giọng gay gắt. Còn chú Ba Tôn ổng phát biểu tôi cho như vậy là không có gì gay gắt. Liều lượng như thế thì không có vấn đề gì. Tụi tôi ở đây nghe cái giọng văn ấy cũng quen rồi, nó cũng bình thường.”

Vai trò thật sự của Hiến pháp

 

HP19929999-200.jpg
Bìa sách Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992. Photo courtesy of chinhphu.vn

 

Ông Lê Công Giàu nguyên Phó bí thư Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh cho rằng những ý kiến phản biện hiện nay do những người trong Đảng đưa ra trên truyền thông đại chúng rõ ràng là không thuyết phục và thiếu cơ sở khoa học. Người của Đảng hay cánh tay nối dài của Đảng không thể phản biện lại với ý kiến của người dân. Khi được hỏi về những tranh luận liên quan đến điều 4 và vai trò của Đảng ông Lê Công Giàu cho biết:

“Về cái điều 4 người ta không phải đòi hủy bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng nhưng ý người ta phát biểu rất rõ. Thứ nhất Đảng phải chấp nhận sự cạnh tranh chứ còn như hiện nay thì người ta thấy rằng không thể kiểm soát được quyền lực và không thể có được sự chấp nhận rộng rãi của quần chúng nhân dân. Điều quan trọng là Đảng phải được sự tín nhiệm, sự chấp nhận và ủy nhiệm của nhân dân, đó là một vần đề. Nếu không có cái đó mà có ghi vào Hiến pháp thế nào đi chăng nữa thì tính chính danh rất là khó có.

Điều thứ hai người ta quan tâm nếu ghi Đảng là lực lượng lãnh đạo thì như vậy khi Đảng lãnh đạo Đảng sẽ phải có trách nhiệm đối với sự thành công hay thất bại. Hiện nay cái cơ chế này chưa có. Kỳ này có ghi bổ xung là Đảng sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân nhưng mà cơ chế nào để mà chịu trách nhiệm? Nếu Đảng làm sai thì xử lý ra sao cũng chưa rõ. Theo tôi đó là trách nhiệm của những đồng chí lãnh đạo, của Bộ chính trị của Ban chấp hành Trung ương phải thể chế hóa cái này một cách cụ thể và những thể chế đó nó phải thực thi được trong thực tế.”

Trong buổi hội thảo xuất hiện một nhân vật quan trọng đối với tiền thân của Câu Lạc Bộ Kháng chiến, đó là ông Hồ Hiếu, nguyên Chánh văn phòng ban Dân vận Mặt trận TPHCM người tham gia đầu tiên thành lập Câu lạc bộ này và cũng chính vì nó đã dẫn ông vào con đường ngục tù trong nhiều năm trời. Nhận xét về điều 4 Hiến pháp ông Hồ Hiếu cho biết:

Đảng phải chấp nhận sự cạnh tranh chứ còn như hiện nay thì người ta thấy rằng không thể kiểm soát được quyền lực và không thể có được sự chấp nhận rộng rãi.
Lê Công Giàu

“Đối với điều 4 tôi đề nghị dứt khoát là phải bỏ. Có nghĩa là không nên để cho Đảng độc quyền tự tung tự tác với bốn lý do. Lý do thứ nhất Đảng đã nói theo chủ nghĩa Marx Lenin chấp nhận biện chứng nhưng mà thủ tiêu đối lập. Như vậy sẽ không có đấu tranh thì làm sao phát triển? Những nước Xã hội chủ nghĩa có nước nào phát triển đâu? Lý do thứ hai: Ai cho anh cái quyền đó? Trong lúc chưa trưng cầu ý dân anh tự đặt cái quyền đó và đưa vào Hiến pháp, như vậy là lạm quyền. Thứ ba, khi anh đặt điều 4 thì nó chống lại những điều khác. Nó chống lại quyền con người, quyền ăn nói, quyền lập hội vì khi Đảng đã lên trên rồi thì các quyền kia không còn nữa. Thứ tư cho đến bây giờ cái gọi là xã hội chủ nghĩa thì thực tế là nội dung không rõ ràng. Nó là một sự thí điểm trên toàn xã hội. Một sự thí điểm không phải với một con chuột bạch nhưng đã lấy dân tộc ra làm thì điểm.”

Trong buổi hội thảo còn có các ông luật sư Nguyễn Đăng Liêm, ông Kha Lương Ngãi Phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng. Đặc biệt ông Võ Văn Thôn, nguyên chủ tịch UBND Quận 3, giám đốc sở Tư Pháp thành phố đã mạnh mẽ lên tiếng rằng Đảng không nên lên án, đả kích những góp ý trái chiều.

Phát biểu của ông Võ Văn Thôn đã dấy lên một sự đồng tình lớn trong buổi hội thảo và cho thấy rằng vẫn còn rất nhiều nhân sĩ trí thức quan tâm đến việc sửa đổi Hiến pháp lần này. Họ đang cố hết sức mỉnh để đánh động cho xã hội biết những manh nha muốn dùng Hiến pháp như một thanh gươm để bảo vệ quyền bính hơn là bảo vệ pháp luật đúng như vai trò thật sự của một bản Hiến pháp.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/draft-constitution-seminar-ml-03282013074328.html