Category Archives: Tham Nhũng

‘Siêu đảng viên’ trong cảnh báo của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Tiêu chuẩn

‘Siêu đảng viên’ trong cảnh báo của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Cách đây 26 năm, trên Báo Đại đoàn kết số ra ngày 3/3/1990 đã đăng bài viết của Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Nguyễn Văn Linh: “Cái nóc”.

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/sieu-dang-vien-trong-canh-bao-cua-tong-bi-thu-nguyen-van-linh-337444.html

Bài báo có đoạn: “Giải quyết nội bộ xuất hiện lần đầu chỉ ở cơ quan lãnh đạo bên trên, vì “nhà dột từ nóc” nếu nhanh chóng trở thành phổ biến xuống đến các cơ quan lãnh đạo bên dưới, “vùng cấm” tràn lan đâu cũng có “vùng cấm” không được phê bình, đụng chạm, trong Đảng đương nhiên xuất hiện những “siêu đảng viên” hàng chục năm chẳng phải tự phê bình, tự kiểm điểm nhưng khen ngợi, tâng bốc thì quá nhiều, quá đáng cùng với tuyên dương, đề bạt”.

Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, siêu đảng viên, phê và tự phê
Nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng.

Bài báo viết tiếp: “Đây là thứ đặc quyền, đặc lợi tệ hại nhất làm cho nhiều cán bộ lãnh đạo chẳng cần học tập, nâng cao năng lực lãnh đạo, trau dồi đạo đức vẫn bình chân như vại, giữ hết chức vụ chủ chốt này đến chức vụ chủ chốt khác, chỉ thấy có lên không có xuống, có người năng lực lãnh đạo, quản lý và tư cách đạo đức rất hạn chế lại giữ những mấy chức vụ quan trọng”.

Cho đến nay xem lại bài báo này nó hoàn toàn phù hợp với thực tế nhiều nơi ở nước ta. Trường hợp của nguyên Bí thứ Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng là một ví dụ điển hình.

“Nhà dột từ nóc dột xuống”. Cái nóc nhà mà hỏng thì phải dỡ ra thay nóc mới, lợp lại từ trên. Cái nóc của mỗi gia đình là người chủ nhà. Cái nóc của mỗi gia đình mà hỏng thì vợ con cũng khó bề yên ổn, trụ vững. Còn trong một một đất nước, một địa phương, một tổ chức, cơ quan, đơn vị đều có một người đứng đầu hay còn gọi là nguyên thủ hay thủ trưởng. Người đứng đầu mà hư hỏng, bất chính thì “hạ tắc loạn”.

Chính vì “cái nóc” quan trọng thế cho nên trong nhiều nghị quyết văn bản pháp quy, Đảng, Nhà nước ta đã nói nhiều về “người đứng đầu”.

Cách đây mấy năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hẳn một Nghị định quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.

Thế nhưng, cho đến nay, vấn đề quy rõ trách nhiệm, quyền hạn cũng như xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu vẫn đang là một trong những vấn đề có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập.

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định của Đảng và Nhà nước theo hướng đề cao hơn trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân chưa thực hiện được”.

Chính vì thế “cái nóc” ở nhiều nơi vẫn bị sâu mọt, mục nát, hư hỏng và việc chọn “nóc” vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Kinh nghiệm từ trong thực tế, khi người đứng đầu vi phạm kỷ luật Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước cho thấy:

Việc phân cấp quản lý người đứng đầu cán bộ còn bất cập. Theo quy định, người đứng đầu, dù ở cấp độ hay phạm vi nào đó đều do “cấp trên” quản lý và có quyền quyết định nhận xét, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật…

Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, cách quản lý này ra “kẽ hở”, thậm chí là lỗ hổng để lọt người, lọt tội, lọt khuyết điểm, thậm chí có sự bao che của cấp trên đối với cấp dưới.

Bản thân tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, nơi người đứng đầu sinh hoạt đảng, sinh hoạt chuyên môn không có quyền quyết định một vấn đề gì đối với người đứng đầu của mình mà chỉ có quyền kiến nghị lên “cấp trên”.

Nếu người đứng đầu không gương mẫu, tự giác tự phê bình trước chi bộ đảng, hoặc cơ quan, đơn vị thì đảng viên, quần chúng của cơ quan, đơn vị cũng không có thẩm quyền, tư cách và không dám mạnh dạn chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm người đứng đầu của mình.

Còn lãnh đạo “cấp trên”, nếu không khách quan, công tâm, không sâu sát chịu khó lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên, quần chúng, nhân dân nơi người đứng đầu công tác, cư trú thì rất dễ dàng “OTK” hợp thức hóa, thậm chí bao che, “nhẹ tay” trước những khuyết điểm, tội lỗi của người đứng đầu dù có được cấp dưới phát hiện, tố cáo.

Hiện nay, việc công khai, minh bạch thông tin cần thiết, đơn giản về người đứng đầu còn thiếu và ít công khai, minh bạch. Ở nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị, vì là do “cấp trên” quản lý đánh giá, nhận xét, cho nên người đứng đầu ít khi tự kiểm điểm, phê bình trước toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động.

Các thông tin về người đứng đầu như vợ, chồng, con, cháu, tài sản, nhận xét, đánh giá của cấp trên, của chi ủy, tổ dân cư nơi cư trú cũng không mấy khi được công khai minh bạch trước cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, thậm chí nhiều khi những vấn đề này được coi là “bí mật” đời tư, là vấn đề “nhạy cảm”.

Người dân nơi người đứng đầu cư trú nhiều khi cũng không biết người đứng đầu đó làm ở đâu, làm nghề gì, chức to hay chức nhỏ vì nhiều lý do, nhiều người đứng đầu ít quan hệ với cộng đồng dân cư.

Tình trạng “cán bộ to có nhiều biệt thự nhỏ” ở nhiều nơi; hay hộ khẩu một nơi, ở một nơi, thường xuyên đi công tác, không mấy khi ở nhà, ít liên hệ với cấp ủy, quần chúng, nhân dân nơi cư trú cũng là kẽ hở trong quản lý người đứng đầu ở nơi này, nơi khác.

Ai dám phê bình người đứng đầu của mình? Đây là câu hỏi không dễ tìm ra câu trả lời trong điều kiện hiện nay. Dân gian thường có câu “đấu tranh, tránh đâu” hay trong nhiều điều cấm kỵ được đúc kết từ cuộc sống có điều cần ghi nhớ là “không tố cáo cấp trên”.

Xưa nay việc phê bình, tố giác người đứng đầu là một việc “cực chẳng đã” cho nên không mấy khi nội bộ cơ quan phát hiện, tố cáo thủ trưởng của mình.

Do người đứng đầu thường được bầu lên hoặc cấp trên bổ nhiệm, nắm “quyền sinh, quyền sát” thậm chí có “ô, dù” bảo vệ rồi cho nên rất ít cấp dưới có gan nói thẳng, nói thật những khuyết điểm, thiếu sót, sai phạm của thủ trưởng. Chính vì thế, việc phê bình người đứng đầu chủ yếu là “mưa phùn, gió nhẹ”, khen vẫn là chủ đạo.

Bởi vì nếu có ai đó thật thà phê bình, tố cáo người đứng đầu thì “chờ được vạ thì má đã xưng” và “quan” thì “ở xa” mà “bản nha thì gần”…

Thời gian gần đây, nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc về cán bộ và công tác cán bộ, trong đó không ít vụ việc liên quan đến người đứng đầu, nhưng nhiều người đứng đầu vẫn vô can, thậm chí còn được luân chuyển để thăng tiến.

Nhiều bài học được rút ra hoài nhưng công tác cán bộ nói chung và quy trình chọn người đứng đầu nói riêng hình như chưa có giải pháp căn cơ, hữu hiệu.

Nhưng có một “bảo bối”, một “công nghệ chọn nóc” cực kỳ chuẩn xác mà các cơ quan chức năng hầu như chưa sử dụng. Đó chính là sức mạnh và trí tuệ của quần chúng nhân dân.

Đảng ta là đảng cầm quyền. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vậy tại sao Đảng chưa thật sự dựa vào dân để lựa chọn chính đội ngũ cán bộ, những “công bộc”, “đầy tớ” của mình?

Dựa vào dân để lựa chọn “nóc”. Từ lâu Bác Hồ đã chỉ ra rằng: “Tin vào dân chúng. Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết. Chúng ta có khuyết điểm, thì thật thà thừa nhận trước mặt dân chúng. Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”.

Vũ Lân/ theo Đại Đoàn kết

*Tiêu đề bài viết do Tuần Việt Nam đặt

Read the rest of this entry

Phó chủ tịch nước: “Người ta ăn của dân không từ cái gì”

Tiêu chuẩn

Phó chủ tịch nước: “Người ta ăn của dân không từ cái gì”

Câu hỏi về trách nhiệm liên tục được đặt ra khi giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế…

Phó chủ tịch nước: “Người ta ăn của dân không từ cái gì”

Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

NGUYỄN LÊ

Càng đi nhiều càng buồn, chính sách cho người nghèo về địa phương bị biến dạng rất nhiều, mỗi ngày người ta ăn từng tí của dân, không từ một cái gì…, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 11/9.

Cho ý kiến về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012, câu hỏi về trách nhiệm liên tục được các vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra.

Theo báo cáo giám sát, đến cuối năm 2012, gần 70% dân số cả nước đã tham gia bảo hiểm y tế, với phần đóng góp của người dân chiếm khoảng 58% trong tổng thu.

Quỹ bảo hiểm y tế từ chỗ bị bội chi hơn 3.000 tỷ đồng đến năm 2012 đã cân đối và kết dư lũy kế gần 13.000 tỷ đồng.

So với lịch sử bảo hiểm y tế thế giới hàng trăm năm thì chặng đường 20 năm thực hiện chính sách về bảo hiểm y tế ở Việt Nam, nhất là sau gần 4 năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ, đoàn giám sát đánh giá.

Nhiều hạn chế cũng được nêu tại báo cáo giám sát, như các hình thức lạm dụng quỹ, nhất là tại các bệnh viện ngày càng tinh vi, khó kiểm soát và phát hiện. Trong khi đó có trên 700.000 thẻ bảo hiểm y tế cấp trùng. Và mặc dù Quốc hội nhiều lần có ý kiến nhưng cho đến nay Bộ Y tế vẫn chưa đưa ra các giải pháp hợp lý, hiệu quả về tổ chức đấu thầu, cung ứng thuốc phục vụ khám chữa bệnh bảo hiểm ý tế, nhất là các biện pháp quản lý về giá thuốc…

Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nhận xét, tình hình chưa phải đáng khích lệ, cũng chưa thấy ai chịu trách nhiệm về yếu kém vướng mắc.

Tôi đi tiếp xúc cử tri nghe ca thán dữ lắm, người có bảo hiểm y tế nhưng không “quan tâm” thêm thì chích thuốc cũng đau hơn. Hoài Đức là bệnh viện tuyến huyện ở Thủ đô mà nhân bản xét nghiệm hàng loạt, kết quả của ông già con nít đều giống nhau, ông Sơn phát biểu.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng nếu không chỉ rõ trách nhiệm thì giám sát xong tình hình vẫn thế. Theo ông Lý, điều rất bức xúc là cấp nào cũng muốn giữ quỹ, không muốn chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, nên có trường hợp ảnh hưởng đến tính mạng của dân.

Cho rằng nội dung giám sát cần thiết trong bối cảnh hiện nay vì các vấn đề về an sinh xã hội được Đảng, nhà nước hết sức quan tâm, song Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan vẫn còn nhiều băn khoăn.

Rất đau lòng khi sáng nay báo chí phản ánh ở Hà Tĩnh số tiền của người nghèo được Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam hỗ trợ 6 triệu đồng/ hộ thì một số xã đã biển thủ, các thành viên trong ủy ban mặt trận không chi trả cho dân, người nghèo hiện nay có rất nhiều chính sách nhưng khi về địa phương thì bị biến dạng nhiều, Phó chủ tịch nhận xét.

Theo bà, báo cáo giám sát cũng đã chỉ ra được bức tranh những mảng sáng, những mảng rất tối hiện nay trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế với người nghèo và người lao động. Tuy nhiên  Phó chủ tịch nước đồng tình với nhận xét của Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn là kết quả giám sát chưa chỉ ra nơi nào nơi làm tốt, nơi nào thực hiện chưa tốt và trách nhiệm của cơ quan, địa phương, cá nhân đó.

Một trong những khiếm khuyết trong khám chữa bệnh được Phó chủ tịch nước nhấn mạnh là người có thẻ bảo hiểm y tế không được đối xử công bằng. Bệnh viện địa phương muốn giữ bệnh nhân có bảo hiểm làm bệnh tình trầm trọng hơn. Việc chi trả bảo hiểm cũng rất lâu, thủ tục khó khăn và thậm chí chi trả không đủ. “Người có thẻ bảo hiểm y tế rất cực các đồng chí ạ”, bà Doan nhấn mạnh.

Cũng theo Phó chủ tịch nước thì ngành y từ trước đến giờ tích tụ nhiều vấn đề chứ không phải giờ mới thế nên Bộ trưởng Y tế nhiều lúc bị oan.

Nhiều vấn đề chậm được xử lý, vi phạm sau nặng hơn, nghiêm trọng hơn vi phạm trước theo Phó chủ tịch là do nhờn thuốc. Không chỉ riêng hiện tượng “vô lương tâm vô đạo đức” ở bệnh viện Hoài Đức, Phó chủ tịch còn nhắc đến hiện tượng giám đốc bệnh viện khám bệnh cho bệnh nhân rồi đưa đơn thuốc đến nhà mình mua, cho đưa phương tiện bên ngoài vào bệnh viện rồi cùng chia doanh thu…

Vẫn nhắc đến thông tin từ đài báo, Phó chủ tịch nói: “tiền của gia đình liệt sỹ, thương binh còn bị ăn đến bao nhiêu như thế thì người ta ăn của dân không từ một cái gì nữa”.

Nêu thêm vụ việc mới khởi tố do lãnh đạo nhà trường biển thủ gần 3 tỷ đồng của học sinh dân tộc thiểu số, Phó chủ tịch sốt ruột “sao giờ không ai sợ pháp luật, không sợ bị trừng trị nữa rồi, mỗi ngày ăn từng tí của dân, liều vacxin con con cũng ăn, tiền chữa bệnh cũng ăn, trách nhiệm thuộc về ai?”.

Nhìn nhận về nguồn lực đang bị phân tán trong khi chúng ta lại rất nghèo, Phó chủ tịch cho rằng cần xem xét tiền chương trình mục tiêu sao nhiều thế mà đến dân ít thế.

“Càng đi nhiều càng buồn, chỉ vui vì dân vẫn tin tưởng Đảng nhưng buồn nhiều vì chế độ chính sách đến với dân như vậy đấy”, bà Doan nói.

Read the rest of this entry

Gói 30 nghìn tỉ cái con khỉ

Tiêu chuẩn

Gói 30 nghìn tỉ cái con khỉ

Nguyễn Thông

Start-a-Real-Estate-Investing-BusinessCó nhẽ tôi cũng phần nào chịu ảnh hưởng lối nói thành ngữ của họa sĩ Nguyễn Thành Phong, tác giả cuốn Sát thủ đầu mưng mủ gây xôn xao một thời. Nhưng đúng thực gói 30 nghìn tỉ ấy là cái đồ con khỉ.

Chả nói dài dòng, 30 nghìn tỉ đồng là số tiền chính phủ đang rót ra để cứu thị trường bất động sản. Nó được khoác dưới danh nghĩa cho người dân vay với lãi suất thấp 6% để mua nhà. Sau bao dập dình này nọ thì cũng đến lúc triển khai cụ thể. Nhưng thực tế cho thấy, đồng tiền từ thiện của chính phủ không có lối hanh thông để đến vớidân. Ngân hàng hạch sách đủ điều, bà con bị vướng đủ thứ, cũng na ná kiểu dạo trước “muốn mua nhà phải có hộ khẩu, muốn hộ khẩu phải có nhà” nên vay vốn 6% đối với họ vẫn là điều xa vời. Trong khi đó, người ta chỉ nhăm nhăm lợi dụng “lòng tốt” của nhà nước để cứu các đại gia đang sa lầy trong đống bất động sản. Nhiều người bảo nhau rồi tiền ấy lại chui tọt vào những túi ấy thôi, dân chả xơ múi gì đâu. Thì nói có bằng chứng, nhẽ ra tiền 30 nghìn tỉ phải dành cho giải tỏa những bất động sản đang đóng băng thì họ ngang nhiên hứa sẽ cho Tổng công ty đầu tư phát triển nhà đô thị (HUD) vay trong gói tín dụng đó 1 nghìn tỉ để thực hiện dự án mới. Làm thế chả khác nào ném thêm bom vào đống bom còn ngổn ngang kia, giời ạ. Read the rest of this entry

Thống đốc mật vụ Nguyễn Văn Bình đã giả mạo cả Báo cáo của IMF!

Tiêu chuẩn

Thống đốc mật vụ Nguyễn Văn Bình đã giả mạo cả Báo cáo của IMF!

QLB 

– Chuẩn bị cho ngày bị chất vấn trước diễn đàn Quốc Hội ngày 30-5-2013, không những phóng viên Báo Thanh Niên bị bắt, Trương Duy Nhất bị bắt, mà hàng loạt bài  của những tờ báo ‘bồ tèo’  ‘rửa mặt’ cho Thống đốc Bình, nhưng người ta không thể ngờ được Tiền Phong và tờ báo của chị ‘Thuy Chung’ đã cả gan để bịa ra hai bài giật tít thật ấn tượng: ‘IMF đánh giá: Quản lý thị trường vàng nhiều tích cực’ và ‘IMF đánh giá tích cực về kinh tế vĩ mô của Việt Nam‘! Hãy đọc công bố báo chí của IMF mà Facebook Nguyễn Vạn Phú đã cắc cớ lôi ra ánh sáng để thấy ông Thống đốc Mật vụ Nguyễn Văn Bình quả có cái tay thật dài, vươn khắp nơi! Read the rest of this entry

Đa mang rồi… khóc thầm!

Tiêu chuẩn

Đa mang rồi… khóc thầm!

Sân khấu chèo không phải cuộc đời. Và các DNNN cũng chả phải chàng Tuần Ty. Giống nhau, mỗi sự …đa mang.

Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng không hiểu sao những ngày này, khi câu chuyện của các doanh nghiệp Nhà nước sau những năm tháng ào ạt đầu tư ngoài ngành, giờ là lúc …ào ạt muốn thoái vốn, người viết bài bỗng nhớ tới trích đoạn chèo bi hài nổi tiếng Tuần Ty- Đào Huế, trong vở chèo cổ Chu Mãi Thần.

Những Tuần Ty- Đào Huế thời nay

Anh chàng Tuần Ty có vợ là Đào Huế, vẫn còn đắm đuối, đa mang cô Bắc kỳ. Nghe tin, Đào Huế vượt núi trèo đèo lội suối ra bắc. Chết chẹt giữa hai bà, bị vợ cả (Đào Huế) hỏi dồn hỏi dập, bị bà hai (Bắc kỳ) dằn dỗi, chàng Tuần Ty đành chống chế: Bà Cả, bà Hai đều là bà cả!

Cái tài tình của tiếng Việt thật vi diệu, trong câu trả lời yếu thế của chàng Tuần Ty, khi chàng “đề cao” cả hai bà- nghĩa bóng- đều là bà Cả, nghĩa đen, đều là bà (đàn bà) cả.

Nhưng sân khấu chèo không phải cuộc đời. Và các DNNN cũng chả phải chàng Tuần Ty. Giống nhau, mỗi sự …đa mang. Read the rest of this entry

Tin con số nào?

Tiêu chuẩn

Tin con số nào?

Trích phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 30-5 của ĐBQH NGUYÊN VĂN HIẾN

ĐBQH Nguyễn Văn Hiến

ĐBQH Nguyễn Văn Hiến

Đã từ nhiều năm nay, chúng ta cứ chấp nhận một thực tế vô lý về số liệu tổng sản phẩm nội địa (GDP) của các địa phương luôn cao hơn gấp rưỡi, gấp đôi GDP quốc gia. Mấy năm gần đây, vấn đề sinh tử của nền kinh tế chúng ta là phải giải quyết “cục máu đông” gồm nợ xấu và tồn kho bất động sản. Nhưng mức độ tin cậy của các số liệu này rất thấp.

Cuối năm 2012, thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng nợ xấu khoảng 10%, trong khi Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho rằng nợ xấu là 8,6%. Trong báo cáo tại kỳ họp này lại là 7,8%. Cùng thời gian, Ủy ban Giám sát tài chính đưa ra con số 11,8%. Tháng 3-2013, Ngân hàng Nhà nước thông báo nợ xấu còn 6%. Read the rest of this entry

Tin con số nào?

Tiêu chuẩn

Tin con số nào?

Trích phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 30-5 của ĐBQH NGUYÊN VĂN HIẾN

ĐBQH Nguyễn Văn Hiến

ĐBQH Nguyễn Văn Hiến

Đã từ nhiều năm nay, chúng ta cứ chấp nhận một thực tế vô lý về số liệu tổng sản phẩm nội địa (GDP) của các địa phương luôn cao hơn gấp rưỡi, gấp đôi GDP quốc gia. Mấy năm gần đây, vấn đề sinh tử của nền kinh tế chúng ta là phải giải quyết “cục máu đông” gồm nợ xấu và tồn kho bất động sản. Nhưng mức độ tin cậy của các số liệu này rất thấp. Read the rest of this entry

“Mày giả vờ làm việc, tao giả vờ trả lương!”

Tiêu chuẩn

“Mày giả vờ làm việc, tao giả vờ trả lương!”

Thông báo: Vì Quechoa.vn bị chặn tứ tung, nay bọ Lập chuyển sang quechoa.info. Nhờ bà con loan tin này giùm

Tony Judt

Phan Trinh dịch

bomay

Giới thiệu của người dịch: Đây là đoạn cuối Chương 18 cuốn Post War của Tony Judt. Sau khi bàn về trí thức Tây Âu và Đông Âu, tác giả nói về nền kinh tế bế tắc và vờ vịt tại Đông Âu, bối cảnh của những biến động chính trị và xã hội dẫn đến cách mạng 1989.

Nếu nghịch lý là gốc của cái hài thì nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có thể được xem như một vở kịch khôi hài đen, dù đỏ ngầu. Trong những vở đỏ đen nhiều tập kia, Tony Judt nhắc đến hai quái tật chết người của chế độ, ở Đông Âu trước đây, và cũng không khó thấy ở cả ViệtNam lâu nay, có thể tóm tắt nôm na như sau: Read the rest of this entry

Diệt sâu – thuốc hay người quyết định?

Tiêu chuẩn

Diệt sâu – thuốc hay người quyết định?

Đức Thành- BVN

42(2)

ĐT:Trong những ngày này cả nước đang ngóng trông về diễn đàn Quốc hội với kỳ vọng là thông qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu tiên đối với 49 chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu này sẽ nhận diện được những con sâu bự để xử lý được chính xác đáp ứng được kỳ vọng của người dân trong chiến dịch “diệt sâu” mà bản thân Đảng cầm quyền qua mấy kỳ hội nghị với những quyết tâm diệt được sâu nhất nhưng đều thất bại.

 Khi biết rõ là loài sâu bự đó đã nhờn thuốc, kháng thuốc cực mạnh mà lại không dám thay thuốc khác, không dám dùng thuốc khác có công hiệu mạnh hơn và chỉ dám thay đổi người phun thuốc (từ Đảng sang Quốc hội) thì làm sao mà diệt được cả bầy sâu? Read the rest of this entry

Tư bản thân hữu ở Việt Nam

Tiêu chuẩn

Tư bản thân hữu ở Việt Nam

Nhiều cuộc chiến ngầm đã được tiến hành nhằm vào thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Báo Anh Financial Times ngày 15/5 có đăng tải bài viết về chủ nghĩa tư bản thân hữu tại Việt Nam và những thiệt hại mà nó gây ra cho sự phát triển của nước này.

Bài bình luận của cây bút David Pilling cho rằng, với một đất nước trong thời kỳ có nhiều lợi thế do dân số mang lại, nền kinh tế Việt Nam dường như không tăng trưởng đủ nhanh.

Theo quan sát của Pilling, bao trùm đất nước này là những câu chuyện về các tập đoàn khổng lồ hoạt động kém hiệu quả nhưng lại được sự bảo bọc từ “các nhóm lợi ích đầy quyền lực”, các vụ chiếm đoạt đất đai, những tù nhân lương tâm và sự phẫn uất trước quyền lợi mà con cái những lãnh đạo đảng cầm quyền đang được hưởng. Read the rest of this entry