Tag Archives: Vietnamnet

Những hình ảnh về giáo dục miền Nam trước 1975

Tiêu chuẩn

Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/151893/nhung-hinh-anh-ve-giao-duc-mien-nam-truoc-1975.html

Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học và ĐH, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Sách giáo khoa cho học sinh.

Mô hình giáo dục ở Miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 có khuynh hướng chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn. Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng Hòa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục.

Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách Quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách Quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục).

Nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng Quốc gia…

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Một buổi lễ ở Trường Petrus Ký (Trường THPT Lê Hồng Phong ngày nay)

Triết lý giáo dục dựa trên 3 nguyên tắc “nhân bản”, “dân tộc” và “khai phóng”, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967).

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần Quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Người dân miền Nam biểu tình phản đối Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, năm 1974.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời Đệ Nhất Cộng Hòa gọi là lớp Năm đến lớp Nhất). Theo quy định của hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc).

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Thẻ căn cước học sinh Trường Võ Trường Toản

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Hệ thống giáo dục trung học gồm: trung học đệ nhất cấp

Trong ảnh: Trường Trung học Cộng đồng Quận 8 năm 1972- 1973

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Trường trung học Đệ nhị. Trong ảnh: Các nam sinh Trường Võ Trường Toàn
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Hệ thống trường trung học còn có: Trung học tổng hợp, Trung học kĩ thuật 

Trong ảnh: Trường Quốc-Gia Nông-Lâm-Mục B’Lao.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

 Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học. Trong ảnh: Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập của Trường Lasan Taberd 17/2/1974.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Học sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong các viện ĐH, trường ĐH, và học viện trong nước. Vì số chỗ trong một số trường có giới hạn nên học sinh phải dự kỳ thi tuyển có tính chọn lọc rất cao.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Viện đại học Đà Lạt.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Viện Pasteur Nha Trang.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Trường Kỹ Sư Công Nghệ, Trường Hàng Hải thuộc Trung tâm Quốc gia Kỹ Thuật.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Các giáo sư Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ đồng tấu: Trần Thanh Tâm (đờn kìm), Phan Văn Nghị (đờn cò), Trương Văn Đệ (đờn tam), Vũ Văn Hòa (sáo) và Nguyễn Vĩnh Bảo (đờn tranh)

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Buổi học hình họa tại lớp dự bị của trường Quốc gia Mỹ thuật Sài Gòn đầu thập niên 60

Thời điểm này, một số sinh viên bậc ĐH được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là Pháp (1.522) và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xã hội và kỹ sư.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Năm 1958, chính phủ Đệ nhất Cộng hòa cho lập Ban Tu thư thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để soạn, dịch, và in sách giáo khoa cho hệ thống giáo dục toàn quốc. Tính đến năm 1962, Bộ Quốc gia Giáo dục đã ấn hành xong 39 đầu sách tiểu học, 83 sách trung học, và 9 sách đại học.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Vào thời điểm năm 1974, cả nước có 16 cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học với chương trình hai năm còn gọi là chương trình sư phạm cấp tốc. Chương trình này nhận những ai đã đậu được bằng Trung học Đệ nhất cấp. Hằng năm chương trình này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học. Giáo viên trung học thì phải theo học chương trình của trường đại học sư phạm (2 hoặc 4 năm).Sinh viên các trường sư phạm được cấp học bổng nếu ký hợp đồng 10 năm làm việc cho nhà nước ở các trường công lập sau khi tốt nghiệp.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470. Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời Đệ nhất Cộng hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người giúp việc trong nhà. Sang thời Đệ nhị Cộng hòa, đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy vậy, lúc nào các nhà giáo cũng giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Đề thi trắc nghiệm đã được sử dụng cho môn Công dân, Sử, Địa trong các kỳ thi Tú tài I và Tú tài II từ niên khóa 1965-1966. Đến năm 1974, toàn bộ các môn thi trong kỳ thi tú tài gồm toàn những câu trắc nghiệm. Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1.800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời của học sinh để tính độ khó của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu hỏi trắc nghiệm cho thích hợp.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí của Bộ Quốc gia Giáo dục đã ký hợp đồng với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển… đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230.

  •  Phong Đăng(tổng hợp)

Cái nước Việt mình nó thế

Tiêu chuẩn

Cái nước Việt mình nó thế

Giữa lý thuyết và thực tiễn, nhiều khi sai số rất ghê. Và ông Bộ trưởng Nội vụ bỗng nhiên phải làm nhiệm vụ… “hái hoa tình yêu”: 30%… 1%… 30%… 1%..?

I– Cái câu nói hóm hỉnh của Gs Hoàng Ngọc Hiến khi còn sống, hóa ra, giờ đây, nó linh nghiệm đủ trong các lĩnh vực, khi mà người Việt phải bó tay trước tất cả tai họa xảy ra, ập đến, đổ xuống…

Sự xảy ra, ập đến, đổ xuống đó, là câu chuyện lũ dữ suốt từ trung tuần tháng 11 cho đến giờ, vẫn còn nóng hổi trong tâm trí kinh hoàng của người dân các tỉnh miền Trung, nóng hổi phím bàn giới truyền thông, và nóng hổi những câu chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại nghị trường những ngày này. Ai là thủ phạm? Read the rest of this entry

Đề thi: Muôn thuở ‘Vợ chồng A Phủ’

Tiêu chuẩn

DV  : Làm sao có thể so sánh Việt Nam với Đức được ? Việt Nam là đất nước dân chủ nhân dân, đỉnh cao trí tuệ, đã có chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh rồi, thì cần gì phải phân với tích ? Còn nước Đức là nước “tư bản bóc lột”. Chúng ngu dốt nên bỏ cái chủ nghĩa siêu việt cộng sản, và lại chạy đi tìm đủ loại tư tưởng, loạn cả lên. Không nghe ông Hoàng Hữu Phước nói gì à ? Phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng. Đảng có nhiệm vụ giáo dục người dân, và đó là những gì đảng đã nỗ lực hết mình vì nhân dân. Các người phản động còn muốn gì nữa ?

 

Cùng là kỳ thi tốt nghiệp trung học, ở Việt Nam quy định “thí sinh không được sử dụng tài liệu, còn ở Đức thì “được phép sử dụng tài liệu trong bài thi”.

Đề thi ở Việt

Kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở Việt Nam vừa kết thúc. Đề thi môn Ngữ văn, phần chính, yêu cầu thí sinh “phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị qua cảnh đêm mùa xuân Mị muốn đi chơi và bị trói trong tác phẩm ‘Vợ chồng A Phủ’ của Tô Hoài“. Read the rest of this entry

Nhân tài Việt “phục lăn” tinh thần Do Thái

Tiêu chuẩn

Có một thế hệ người tài đang tìm cách “mở đường máu” cho sự phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam thông qua tác phẩm “Quốc gia khởi nghiệp” – câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel.

TIN BÀI KHÁC

Câu chuyện về sự phát triển thần kì của Israel trong bối cảnh cực kì khốc liệt của dân tộc Do Thái lưu vong và liên tục bị đe dọa an ninh trong cộng đồng Ả Rập, Hồi giáo… đang là hướng nghiên cứu của nhiều doanh nhân VN có tầm tri thức như ông Đặng Lê Nguyên Vũ, ông Nguyễn Cảnh Bình, ông Trần Trọng Thành, Nguyễn Hồng Trường…

Đây có thể là một cuộc hội ngộ có tính chất lịch sử, khi mà lần đầu tiên người ta thấy những người có tiềm lực tài chính bắt đầu liên kết với giới tri thức – cùng nhau hướng về mục đích quốc gia hưng thịnh. Read the rest of this entry

‘Tôi sẽ tiếp tục phát biểu về Hiến pháp’

Tiêu chuẩn

Tham gia xây dựng cả chương, cả điều mà không được đưa chữ nào vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ĐBQH Trần Du Lịch cho biết sẽ tiếp tục phát biểu ở hội trường QH về những vấn đề mình tâm huyết.

Trần Du Lịch, hiến pháp, chính quyền địa phương, công chức, cải cách hành chính
ĐBQH Trần Du Lịch: Có những việc của địa phương nhưng ĐB lại đem ra chất vấn bộ trưởng. Ảnh: Minh Thăng

Hôm nay và ngày mai, QH sẽ dành 2 ngày để thảo luận tại hội trường về dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Phiên thảo luận được phát thanh, truyền hình trực tiếp.

VietNamNet trò chuyện với ĐBQH Trần Du Lịch, thành viên Ban biên tập dự thảo, người được giao thiết kế một số điều khoản nhằm tăng quyền tự chủ cho địa phương theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XI, tách biệt ngân sách quốc gia, ngân sách địa phương để “chặt” hoàn toàn cơ chế xin – cho. Read the rest of this entry

Cần một bản Hiến pháp “của chúng ta”

Tiêu chuẩn

Mong các ĐBQH khi xem xét, thảo luận và bấm nút biểu quyết về dự thảo Hiến pháp làm sao đừng làm hụt hẫng kỳ vọng lớn lao của nhân dân. Để làm sao Hiến pháp hiện diện trong cuộc sống của mỗi người dân, một Hiến pháp vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.

Dân ở đâu trong hiến pháp?

Ba tháng lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã trôi qua, cùng với rất nhiều ý kiến đã lên tiếng vào hai năm trước đó…Tuy nhiên, như ĐBQH phát biểu tại cuộc thảo luận tổ, trong dự thảo đưa ra kỳ họp Quốc hội này, dù đã có một vài điểm sửa đổi, “tất cả các vấn đề được xã hội quan tâm nhất đã trở lại như ban đầu”, như dự thảo được công bố. Từ góc độ một người dân, không ít người không khỏi bật lên câu hỏi: Chả lẽ chỉ từng đó sao, sau bao nhiêu công sức, tiền bạc, thời gian đã bỏ ra? Read the rest of this entry

Ba thông điệp của Thủ tướng

Tiêu chuẩn

Shangrila 2013 đã khép lại nhưng dư âm vẫn còn tiếp diễn. Có lẽ, kể từ sau Chiến tranh Việt Nam, chưa bao giờ khu vực châu Á Thái Bình Dương lại cần những điều mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu vào lúc này với tư cách là người đại diện quan điểm cho Việt Nam.

Hơn 400 chính khách, nhà ngoại giao, nhà quân sự, giới học giả đã có mặt tại Đối thoại an ninh Shangrila 2013. Nhưng khán giả chính là các chính phủ và người dân trong khu vực, thậm chí từ cả ngoài khu vực như EU- thực thể đang muốn tham gia đối thoại từ lần tới.

Singapore vốn vẫn được xem như nhà tổ chức đại tài cho các sự kiện lớn và lần này họ đã một lần nữa thành công bởi chủ đề an ninh khu vực đang được quan tâm hơn bao giờ hết. Bài diễn văn hơn 3600 chữ của Thủ tướng đã tập trung ít nhất vào ba thông điệp chính từ góc nhìn lịch sử và thời đại.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thông điệp tại Shangrila 2013
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Shangri-La. Ảnh: Theo Tuổi trẻ

Thương mại cùng thắng, xung đột cùng thua Read the rest of this entry

Tràn lan thực phẩm bẩn: Người Việt hại nhau

Tiêu chuẩn

Rất đông đảo bạn đọc quan tâm đã phản hồi tới Vietnamnet khi đọc nhưng bài viết về tình trạng thực phẩm bẩn nhất là hành vi sử dụng thịt ôi, thối để chế biến đồ ăn sẵn, đưa vào nhà hàng thành đồ nhậu, thậm chí được coi như là đặc sản.

 

Đạo đức kinh doanh: Quá xa xỉ

Nhìn những hình ảnh thực phẩm được làm từ thịt thối không ít độc giả phải thốt lên “Trơi ơi thật kinh khủng… Người giết người. Lương tâm để ở đâu”. Theo độc giả Lưu Khánh than thở: “trời ơi tại sao con người lại đối xử với nhau còn độc ác hơn loài dã thú như vậy?”

Cho rằng đạo đức kinh doanh hiện nay đã trở thành thứ qua xa xỉ, độc giả Phạm Hiền bức xúc: “Trời đất! Thật kinh khủng vì đồng tiền, vì lợi nhuận người Việt Nam đang tự hại mình’. Cái gọi là “đạo đức kinh doanh” trở thành một thứ quá xa xỉ. Đừng đổ lỗ cho chính sách, đừng đổ lỗi cho cơ quan chức năng, đừng đổ lỗi cho nguồn gốc hàng bẩn từ Trung Quốc. Mà hãy nhìn lại những người xung quanh mình, đang sống cùng chúng ta ấy.” Read the rest of this entry

Phát ngôn và Tầm của Bộ trưởng

Tiêu chuẩn

Với một chính khách là thành viên Chính phủ như Bộ trưởng, cách thể hiện rõ ràng nhất cái tầm và khả năng lãnh đạo của vị đó không gì dễ nhận biết bằng những phát ngôn trước công luận.

 

Kỳ họp thứ năm, quốc hội khóa XIII đang diễn ra tiếp tục là một kỳ họp nóng bỏng với rất nhiều vấn đề lớn, trọng đại được đưa vào nghị trình làm việc từ những quyết định mang tầm ảnh hưởng lâu dài như sửa đổi Hiến pháp, sửa đổi, bổ sung các Luật cho đến những vấn đề có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống dân sinh của người dân ở các ngành y tế, giáo dục, giao thông vận tải, tài chính-ngân hàng… Tất cả đem đến sự chờ đợi và kỳ vọng để mang lại những thay đổi có thể cải thiện đời sống của người dân ở mức cao hơn, khắc phục, giải quyết những vấn đề còn tồn tại bấy lâu nay. Read the rest of this entry

Hiến pháp: Năm nội dung cần được giải trình thêm

Tiêu chuẩn

Đã có nhiều ý kiến đã được tiếp thu, có những điều khoản được đề nghị với hai, ba phương án, nhưng nhìn chung Dự thảo Hiến pháp phiên bản ngày 17.5.2013 chưa đáp ứng được mong đợi.

Ngày 21.5.2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trên cơ sở ý kiến nhân dân, và bản dự thảo mới.

Đã có nhiều ý kiến đã được tiếp thu, có những điều khoản được đề nghị với hai, ba phương án, nhưng nhìn chung Dự thảo Hiến pháp phiên bản ngày 17.5.2013 chưa đáp ứng được mong đợi. Một số nội dung quan trọng, cho dù không thuộc diện “nhạy cảm”, vẫn được giữ như trong phiên bản tháng 12.2012 và cần được giải trình thêm. Xin dẫn ra đây năm vấn đề. Read the rest of this entry