Tag Archives: Đào Tuấn

Dự thảo hiến pháp lần 3 đã tiếp thu những gì từ nhân dân?

Tiêu chuẩn

Dự thảo hiến pháp lần 3 đã tiếp thu những gì từ nhân dân?

Đào Tuấn

jpg

 

 

Dự thảo Hiến pháp 1992 sau khi lấy ý kiến nhân dân với 3 lần chỉnh sửa đã được công bố trước Quốc hội chiều nay 20.5. Điểm mới nhất trong bản dự thảo lần này có thể tóm gọn trong 4 chữ “tiếp tục giữ nguyên” đối với những vấn đề cơ bản nhất.

Tiếp tục giữ nguyên tên nước


Dù đã dẫn cụ thể những lập luận của những ý kiến đề nghị lấy lại tên gọi Việt Nam dân chủ cộng hòa vì “tên gọi này gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên ở nước ta, là thành quả của cuộc cách mạng giành độc lập tháng Tám năm 1945. Tên gọi này đã được chính thức ghi nhận trong Bản tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 02 tháng 9 năm 1945 và tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, thể hiện rõ thể chế chính trị của nước ta là cộng hòa, bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ”. Tuy nhiên, trong Dự thảo, tên nước tiếp tục được giữ nguyên “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Lý do giữ nguyên, Theo Ủy ban sửa đổi là “nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản, giấy tờ..” Read the rest of this entry

Thống đốc đã đúng trừ việc nói dân được lợi

Tiêu chuẩn

Thống đốc đã đúng trừ việc nói dân được lợi

Đào Tuấn

binh

 

Thống đốc cũng đã, cực kỳ dũng cảm, chấp nhận điều tiếng “con buôn”, phớt lờ những chỉ trích “lấy vốn của dân đi mua vàng”, bỏ qua luôn chuyện bị đánh giá “dân chỉ thấy hoạt động nổi bật của ngân hàng nhà nước là lo bán vàng”. Thống đốc đã đúng trong vai một viên cẩm cầm dùi cui ổn định thị trường. Trừ việc cho rằng nhân dân được lợi

Thống đốc Nguyễn Văn Bình, trên truyềnhình quốc gia đã đáp rằng: “Chênh lệch giá vàng là thuộc về đất nước, thuộc về nhân dân”. Để rõ nghĩa hơn, Thống đốc lý luận: Nếu mua vàng giá cao hơn thì cũng bán giá cao, do vậy sự chênh lệch ở đây không phải là thiệt thòi của người mua và bán”.
Và đây là câu trả lời cho câu hỏi tưởng như khó, rằng: Giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao thì ai sẽ là người được hưởng lợi?
Đây có lẽ là căn nguyên cho những cái tít báo: “Nhân dân và đất nước có lợi từ chênh lệch giá vàng”.
6-7 triệu chênh lệch giữa một lượng vàng trong nước và thế giới là một con số kỷ lục. Nhưng thật ra, Thống đốc đã nói đúng. Người dân phải mua cao, nhưng cũng có thể bán với giá cao, bởi sự liên thông giữa thị trường trong nước và thế giới đã được “dựng barie” rồi còn đâu. Nhớ lại một thời, cũng vừa mới qua đây thôi, khi người người mua vàng, nhà nhà bán vàng với “hoạt cảnh mổ bò” trên phố Hà Trung, khi sàn vàng đúng nghĩa như một sòng bài, Thống đốc đã cho “dựng barie” cả ở việc cho nhập khẩu vàng tự do, cả ở việc hoạt động của các sàn vàng.
Hôm qua, ông trả lời cực nhất quán, rằng mục tiêu là ổn định thị trường chứ không ổn định giá. Rằng: “Đến nay, toàn bộ hoạt động (nhập vàng) do nhà nước đảm nhiệm nên toàn bộ chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới là thuộc về ngân sách nhà nước”.
Nhưng hóa ra, việc “dựng barie” để sau đó, NHNN trở thành một thứ con buôn độc quyền.
Nhưng ngay cả như thế, Thống đốc cũng đã dũng cảm chấp nhận điều tiếng “con buôn”, phớt lờ những chỉ trích “lấy vốn của dân đi mua vàng”, bỏ qua luôn chuyện bị đánh giá “dân chỉ thấy hoạt động nổi bật của ngân hàng nhà nước là lo bán vàng”.
Thống đốc đã đúng trong vai một viên cẩm cầm dùi cui ổn định thị trường. Trừ việc cho rằng nhân dân được lợi.
Rất đơn giản, dù “viên cẩm” có muốn hay không thì trong dân, vàng vẫn đang được sử dụng với 3 chức năng chính: Thanh toán, với “đơn vị tiền tệ” là “cây”, “chỉ”; Tích trữ tài sản dự phòng rủi ro- từ cả ngàn năm nay đã trở thành một tập quán; Và thứ 3: Một phương tiện đầu tư kiếm lời.
Nhớ hồi việc mua bán vàng miếng bị ngăn cấm, để “Làm sao đưa toàn bộ lượng vàng vật chất có trong dân chúng vào kho quản lý tập chung do nhà nước quản lý” và, trên cơ sở vàng của mình nằm trong “ống bơ nhà nước” này người dân có vàng “có thể mở tài khoản tại công ty kinh doanh vàng và yêu cầu các công ty này thực hiện việc lưu ký vàng…”, ông Bình, khi đó còn là Phó Thống đốc khẳng định sẽ “ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động đầu cơ, găm giữ, thao túng thị trường”.
Đầu cơ đã được ngăn chặn, thao túng cũng bị đầy lùi, nhưng việc “găm giữ” của dân thì còn lâu.
Người dân thà bị bắt chứ quyết không đổi vàng sang vnd, một đơn vị tiền tệ cần phải nói thẳng thắn với nhau là chưa được bất kỳ quốc gia nào khác chấp nhận và mỗi năm mất giá gần 2 con số.
Tham vọng “đưa vàng vào tập thể” đã thất bại trước thói quen tích trữ đề phòng rủi ro rất chính đáng của người dân. Và việc phải mua đắt 5-7 triệu cho mỗi lượng vàng khó có thể coi là hưởng lợi??????
Cũng cần phải nói thêm rằng nếu Thống đốc đã khẳng định nhân dân cũng được lợi từ chênh lệch giá vàng, thì có lẽ, còn lâu giá vàng trong nước về vế bên kia của dấu bằng so với giá vàng thế giới.

Không nên ăn khi xem truyền hình quốc gia

Tiêu chuẩn

Không nên ăn khi xem truyền hình quốc gia

Đào Tuấn

s2

Hôm qua, nhìn những chiếc máy bay không người lái Made in Vịt mà truyền hình quốc gia hân hoan đưa tin rằng: Lần đầu tiên chế tạo thành công ở Việt Nam cả nhà mình cười không ngậm miệng lại được.

Không cười không được khi có tờ báo thậm chí còn dùng từ “xuất kích” cho những mẫu máy bay chạy đà bằng ô tô, y như trẻ con kéo diều, hay được bắn lên trời trong một công cụ như cái súng cao su.
Thế nào nhỉ, đểu đểu y chiếc máy bay không người lái của trẻ con, kêu to như một cái công nông.
Phiên bản máy bay không người lái (UAV) đầu tiên có tên là phi cơ Sperry Aerial Torpedo đã ra đời tại Mỹ năm 1917. Chúng, mang đầy thuốc nổ TNT lao thẳng vào căn cứ của đối phương như những máy bay cảm tử. Cuối năm đó, những chiếc Kettering Torpedo Aerial có khả năng mang khối thiết bị và vũ khí có trọng lượng 136kg, có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách 120 km với tốc độ 80km/h.

Read the rest of this entry