Category Archives: Chủ Quyền

Vận mệnh quốc gia và lòng tự trọng…

Tiêu chuẩn

Vận mệnh quốc gia và lòng tự trọng…

Dương Trung Quốc

images1223293_duong_trung_quoc_baodatviet.vn

ĐVO: Tại phiên thảo luận tình hình kinh tế – xã hội tại QH 30/5, khi nói về vấn đề quốc phòng an ninh, ĐB Dương Trung Quốc nói: ‘Chính phủ nên chỉ đạo cuộc sinh hoạt chính trị thế nào để ghi nhận từ lịch sử dân tộc một bài học sâu sắc về chiến tranh, cũng là bài học về hòa bình’.Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc chuyển kiến nghị của những người làm công tác sử học tới Chính phủ là sang năm nên tổ chức các hoạt động ghi nhận 40 năm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (1974-2014) và 35 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-2014). ĐVO xin đăng bài viết nói rõ hơn về kiến nghị này của ông. Read the rest of this entry

Tìm lại những lá cờ hoàng gia xưa tại Việt Nam

Tiêu chuẩn

Tìm lại những lá cờ hoàng gia xưa tại Việt Nam

Cờ quẻ Càn (triều Nguyễn, 1890 – 1920).

Cờ quẻ Càn (triều Nguyễn, 1890 – 1920).

Nếu như quốc kỳ là đại diện cho chủ quyền quốc gia thì hoàng kỳ chỉ đại diện cho hoàng triều cai trị quốc gia đó.

Ngược dòng lịch sử, những lá quốc kỳ đầu tiên mới chỉ xuất hiện tại Âu châu vào khoảng thế kỷ XVI, rồi theo chân những đoàn thương gia hoặc quân viễn chinh du nhập vào Á Đông khoảng nửa sau thế kỷ XIX. Có nghĩa là, do sự khép kín về chính trị cũng như văn hóa, xã hội Á Đông hầu như không có nhu cầu về những biểu trưng mang tính cộng đồng. Sự thật là, dường nhưngười xứ mình vẫn nhầm lẫn quốc kỳ với hoàng kỳ, như đã nhầm lẫn hai khái niệm Đảng và Tổ quốc vậy. Một sự thật khác, sau khi các triều đại phong kiến tàn lụi và nhu cầu dân chủ hóa xã hội phát sinh thì hoàng kỳ lại trở thành ý tưởng hình thành nên quốc kỳ ; Mông Cổ, Hàn Quốc, Thái Lan là dẫn chứng. Cho nên, ít nhiều sự điểm lại lịch sử hoàng kỳ cũng là cách nhận diện nguồn gốc những lá quốc kỳ tại Việt Nam. Ở một số quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia… mặc dù biến động lịch sử đã xóa nhòa nhiều di sản quá khứ, nhưng nhờ công nghệ kỹ thuật số mà việc khôi phục những hình ảnh của tiền nhân – trong đó có lá cờ – trở nên dễ dàng. Nhưng mối quan tâm của những người Việt Nam chúng ta với di sản của thế hệ trước còn thiếu điều gì chăng, như tất cả chúng ta đều thấy, cả cộng đồng dành quá nhiều thời gian cũng như công sức vào hai biểu tượng nặng nề tính ý thức hệ : cờ đỏ sao vàng – cờ vàng ba sọc đỏ. Ai trong số chúng ta chợt nhận ra rằng, lịch sử Việt Nam không chỉ có hai lá cờ duy ý chí đó ? Liệu chúng ta đã nhận diện tổ tiên một cách khách quan, công bằng ?… Read the rest of this entry

Chính quyền Việt Nam bắt giữ một số người phản đối Trung Quốc tại Hà Nội ngày 2/6/2013

Tiêu chuẩn

AP: Chính quyền Việt Nam bắt giữ một số người phản đối Trung Quốc tại Hà Nội ngày 2/6/2013

Cuộc diễn hành cho thấy áp lực trong nước dành mà chính quyền Việt Nam phải đối mặt khi đối phó với vị hàng xóm to lớn bên cạnh.

Biểu tình và những lời chỉ trích chính phủ một cách công khai là điều hiếm có ở Việt Nam, một quốc gia độc đảng được kiểm soát chặt chẽ.

Hô to khẩu hiệu “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”, khoảng 150 người đã tập hợp quanh hồ Hoàn Kiếm ở trung tâm Hà Nội trước khi cảnh sát xông vào bắt giữ những người cầm đầu, tống họ lên xe buýt. Một số ẩu đả đã xảy ra. Read the rest of this entry

“Yêu cầu đồng bào không làm phức tạp thêm tình hình”…

Tiêu chuẩn

“Yêu cầu đồng bào không làm phức tạp thêm tình hình”…

TS Nguyễn Hồng Kiên

bt89 

Theo AP dẫn từ DL: Hà Nội, Việt Nam – Hơn 15 người biểu tình đã bị bắt giữ hôm Chủ Nhật trong một cuộc diễu hành ở thủ đô Hà Nội để phản đối những lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển Đông.

 Cuộc diễn hành cho thấy áp lực trong nước dành mà chính quyền Việt Nam phải đối mặt khi đối phó với vị hàng xóm to lớn bên cạnh.

 Biểu tình và những lời chỉ trích chính phủ một cách công khai là điều hiếm có ở Việt Nam, một quốc gia độc đảng được kiểm soát chặt chẽ. Read the rest of this entry

VN bắt hơn 20 người biểu tình chống TQ

Tiêu chuẩn

VN bắt hơn 20 người biểu tình chống TQ

Biểu tình ở khu vực Bờ Hồ, Hà Nội sáng 2/6Cuộc biểu tình diễn ra sau khi tàu cá VN bị TQ đâm

Công an và lực lượng mặc thường phục đeo băng đỏ đã giải tán cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội sáng 2/6 và bắt ít nhất hơn 20 người.

Các hãng tin nói số đông cảnh sát đã áp đảo khoảng 150 người biểu tình ở khu vực Bờ Hồ trước khi bắt đi những người mà họ cho là đứng đầu cuộc biểu tình. Read the rest of this entry

Tàu cá bị đâm chìm, một ngư dân mất tích

Tiêu chuẩn

Tàu cá bị đâm chìm, một ngư dân mất tích

Ngọc Minh (TNO) – Vào khoảng 1 giờ sáng nay 1.6, tại khu vực 19,20 độ vĩ bắc, 105,58 độ kinh đông, cách đảo Mê, H.Tĩnh Gia (Thanh Hóa) khoảng 2 hải lý về phía đông đã xảy ra vụ tai nạn trên biển khi một chiếc tàu cá của ngư dân bị đâm chìm.
Thông tin ban đầu cho biết, vào thời điểm trên, tàu cá mang số hiệu TH 1605-TS do anh Lê Văn Luyện (24 tuổi, ngụ tại xã Hải Ninh, H.Tĩnh Gia làm thuyền trưởng) đang hành nghề giã cào thì bất ngờ bị một chiếc tàu sắt (không rõ số hiệu) đâm trực diện, khiến 4 ngư dân trên tàu cá bị hất văng xuống biển. Chiếc tàu cá cũng bị chìm ngay sau đó.  Read the rest of this entry

Biểu tình – Viết trước cơn giông

Tiêu chuẩn

Biểu tình – Viết trước cơn giông

Mai Xuân Dũng – Mấy ngày qua,một vài trang mạng xã hội như Facebook, vài blog ẩn danh đã lên tiếng kêu gọi người dân Việt Nam ở Hà Nội và TP/HCM xuống đường biểu tình chống Trung Quốc vào ngày Chủ Nhật này và được các trang mạng khác đăng lại.

Mục đích của cuộc biểu tình được nêu ra là để “phản đối Trung Quốc gây hấn và xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên biển Đông”. Kể từ mùa hè 2011, dư luận đã quen với những hoạt động như vậy. Đặc biệt, chủ đề “Biểu tình” trở nên rất nóng, thu hút nhiều sự chú ý của quốc tế khi những người biểu tình bị chính quyền, công an nhìn nhận như những cuộc “gây rối” và đã có những hành động bắt bớ, trấn áp mạnh mẽ. Những việc đó thực tế đã làm quan hệ của nhân dân và nhà cầm quyền vốn đã có mâu thuẫn sâu sắc nay càng trở nên tồi tệ hơn. Read the rest of this entry

Ngày chủ nhật yêu nước

Tiêu chuẩn

Ngày chủ nhật yêu nước

Below are two writings by local bloggers on June 5th 2011, the day that marked the first one in a series of street protests in Hanoi and Saigon last summer. They are just two among hundreds of blog entries, Facebook notes and statuses.
* * *
Mẹ không muốn con đi biểu tình
Phan yêu,
Mẹ vốn không định cho con đi biểu tình với mẹ hôm nay. Người đàn ông chân ngắn của mẹ mới 3 tuổi rưỡi, mẹ chỉ muốn đưa con đến những nơi như công viên Thống Nhất (để con chơi cưỡi ngựa đu quay), hay công viên Yoyogi (để con nhặt cánh hoa anh đào chơi và ấp lên đôi má non tơ, mềm mại hơn cả cánh anh đào của con). Cho đến giờ, mẹ vẫn cố bảo vệ tâm hồn nhạy cảm của con khỏi tất cả những gì liên quan đến bạo lực, dù chỉ là hình ảnh một khẩu súng trong phim hoạt hình. Read the rest of this entry

Biểu tình chống xâm lược là yêu nước

Tiêu chuẩn

Biểu tình chống xâm lược là yêu nước

Hiền Sỹ (Danlambao) – Trong thời gian gần đây, Trung cộng đang gia tăng cường độ ở Biển Đông nhằm thể hiện sức mạnh bành trướng của mình trong cuộc họp Shangri-La, Singapore. Lẽ ra phải phản đối quyết liệt và đưa sự việc tòa án quốc tế thì chính quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục chọn giải pháp yên lặng. Ngoài ra họ tiếp tục cho bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh lặp đi lặp lại những lời mà nhân dân Việt Nam đã nghe đến nhàm tai “Chúng ta phải giữ vững lập trường ngoại giao vì hòa bình, ổn định”Read the rest of this entry

Tiêu chuẩn

Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri La

Đông A

images

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhân vật tạo ra những hình ảnh trái chiều trong mắt tôi. Bài phát biểu của ông khai mạc Đối thoại Shangri La tạo cho tôi ấn tượng giống như hồi ông phát biểu về Hoàng Sa, Trường Sa trước Quốc Hội. Mỗi khi ông phát biểu, đánh giá về ông lại phức tạp và khó khăn hơn. Nếu so sánh những phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với những nhân vật nguyên thủ khác, như ông Nguyễn Phú Trọng, có thể thấy một tầm tư duy và chiến lược vượt trội của ông Nguyễn TấnDũng. Dẫu biết rằng các phát biểu của nguyên thủ chưa chắc đã do chính tay các nguyên thủ chấp bút, nhất là trong bối cảnh chính trị Việt Nam, có khi bị duyệt lên duyệt xuống qua tay nhiều người, nhưng rõ ràng các phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng vượt xa các phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng. Điểm khác biệt đó chỉ có thể giải thích được bằng sự khác biệt giữa ông Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng, bất kể các phát biểu có phải do chính các ông chấp bút hay không.

Vậy ông Nguyễn Tấn Dũng thực sự là con người như thế nào? Có nên nghi ngờ giữa lời nói và hành động của ông không? Tôi nghĩ vấn đề mấu chốt là ông Nguyễn Tấn Dũng cần phải lấy lại niềm tin từ dân chúng. Rõ ràng khi nhậm chức Thủ tướng dân chúng vẫn tràn đầy niềm tin ở ông, nhưng càng ngày niềm tin càng mất dần. Và niềm tin chỉ có thể vực dậy bằng hành động, không phải bằng lời nói. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có muốn có “lòng tin chiến lược” từ dân chúng không?

Tôi nghĩ ông Nguyễn Tấn Dũng là nhân vật chính trị thú vị, đa chiều, đa ảnh, rất đáng để quan sát và xem ông ứng xử các tình thế chính trị như thế nào. Nhưng vị thế vừa là người quan sát, vừa là dân chúng của chúng ta cần phải như thế nào? Ít nhất cần phải tẩy sạch định kiến và những đường nhăn cũ trong tư duy.

Theo blog ĐA

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La 2013

7:46 PM, 31/05/2013
(Chinhphu.vn) – Chiều tối nay, 31/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu dẫn đề khai mạc Đối thoại Shangri-La 2013 tại Singapore. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng.

Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á

Thưa Ngài Thủ tướng Lý Hiển Long,

Thưa Tiến sĩ Giôn Chip – man,

Thưa Quý vị và các bạn,

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn ngài Lý Hiển Long, Thủ tướng nước chủ nhà Singapore, Tiến sĩ Giôn Chip-man và Ban Tổ chức Đối thoại Shangri-La 12 đã mời tôi dự và phát biểu khai mạc diễn đàn quan trọng này. Sau 12 năm kể từ khi ra đời, Đối thoại Shangri-La thực sự đã trở thành một trong những diễn đàn đối thoại về hợp tác an ninh thực chất và hữu ích nhất ở khu vực. Tôi tin rằng sự có mặt của đông đảo các quan chức Chính phủ, các nhà lãnh đạo quân đội, các học giả có uy tín và toàn thể Quý vị tại đây thể hiện sự quan tâm, nỗ lực cùng nhau gìn giữ hòa bình và an ninh cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong một thế giới đầy biến động.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu dẫn đề Đối thoại Shangri-la

Thưa Quý vị và các bạn,                       

Ngôn ngữ và cách thể hiện dù có khác nhau, nhưng chắc chúng ta đều đồng ý với nhau: nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin. Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ “mất lòng tin là mất tất cả”. Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành.

Trong thế kỷ 20, Đông Nam Á nói riêng và Châu Á – Thái Bình Dương nói chung vốn là chiến trường ác liệt, bị chia rẽ sâu sắc trong nhiều thập kỷ. Có thể nói cả khu vực này luôn cháy bỏng khát vọng hòa bình. Muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược. Nói cách khác, chúng ta cần cùng nhau chung tay xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của Châu Á – Thái Bình Dương. Đó cũng là chủ đề mà tôi muốn chia sẻ với quý vị và các bạn tại diễn đàn hôm nay.

Trước hết, Việt Nam chúng tôi có niềm tin sâu sắc vào tương lai tươi sáng trong hợp tác phát triển của khu vực, nhưng với xu thế tăng cường cạnh tranh và can dự – nhất là từ các nước lớn, thì bên cạnh những mặt tích cực cũng tiềm ẩn những rủi ro tiêu cực mà chúng ta cần phải cùng nhau chủ động ngăn ngừa.

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang phát triển năng động và là nơi tập trung ba nền kinh tế lớn nhất thế giới và nhiều nền kinh tế mới nổi. Xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc, đa lĩnh vực đang diễn ra hết sức sôi động và ngày càng thể hiện là xu thế chủ đạo. Điều này là cơ hội hết sức lạc quan cho tất cả chúng ta.

Tuy nhiên, nhìn lại bức tranh toàn cảnh khu vực trong những năm qua, chúng ta cũng không khỏi quan ngại trước những nguy cơ và thách thức ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh.

Cạnh tranh và can dự vốn là điều bình thường trong quá trình hợp tác và phát triển. Nhưng nếu sự cạnh tranh và can dự đó mang những toan tính chỉ cho riêng mình, bất bình đẳng, trái với luật pháp quốc tế, thiếu minh bạch thì không thể củng cố lòng tin chiến lược, dễ dẫn tới chia rẽ, nghi kỵ và nguy cơ kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, hợp tác và phát triển.

Những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải đang gây quan ngại sâu sắc đối với cả cộng đồng quốc tế. Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.

Tôi muốn lưu ý thêm rằng lưu thông trên biển chiếm tỷ trọng và có ý nghĩa ngày càng lớn. Theo nhiều dự báo, sẽ có trên 3/4 khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển và 2/3 số đó đi qua Biển Đông. Chỉ cần một hành động thiếu trách nhiệm, gây xung đột sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường.

Trong khi đó, các nguy cơ xung đột tôn giáo, sắc tộc, chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, ly khai, bạo loạn, khủng bố, an ninh mạng… vẫn hiện hữu. Những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, nước biển dâng; dịch bệnh; nguồn nước và lợi ích giữa các quốc gia thượng nguồn, hạ nguồn của các con sông chung… ngày càng trở nên gay gắt.

Có thể nhận thấy những thách thức và nguy cơ xung đột là không thể xem thường. Mọi người chúng ta đều hiểu, nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột quân sự, nhìn tổng thể thì sẽ không có kẻ thắng người thua – mà tất cả cùng thua. Vì vậy, cần khẳng định rằng, cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta. Đối với Việt Nam chúng tôi, lòng tin chiến lược còn được hiểu trên hết là sự thực tâm và chân thành.

Thứ hai, để xây dựng lòng tin chiến lược, cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đề cao trách nhiệm của các quốc gia – nhất là các nước lớn và nâng cao hiệu quả thực thi của các cơ chế hợp tác an ninh đa phương.

Trong lịch sử thế giới, nhiều dân tộc đã phải gánh chịu những mất mát không gì bù đắp được khi là nạn nhân của tham vọng cường quyền, của xung đột, chiến tranh. Trong thế giới văn minh ngày nay, Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử chung đã trở thành giá trị của toàn nhân loại cần phải được tôn trọng. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để xây dựng lòng tin chiến lược.

Mỗi quốc gia luôn phải là một thành viên có trách nhiệm đối với hòa bình và an ninh chung. Các quốc gia, dù lớn hay nhỏ cần có quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cao hơn là có lòng tin chiến lược vào nhau. Các nước lớn có vai trò và có thể đóng góp nhiều hơn, đồng thời có trách nhiệm lớn hơn trong việc tạo dựng và củng cố lòng tin chiến lược. Mặt khác, tiếng nói đúng đắn cũng như sáng kiến hữu ích không phụ thuộc là của nước lớn hay nước nhỏ. Nguyên tắc hợp tác, đối thoại bình đẳng, cởi mở trong ASEAN, các diễn đàn do ASEAN khởi xướng và ngay Đối thoại Shangri-La của chúng ta cũng được hình thành và duy trì trên cơ sở tư duy đó.

Tôi hoàn toàn chia sẻ quan điểm của Ngài Xu-xi-lô Bam-bang Dút-đô-dô-nô, Tổng thống nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, tại diễn đàn này năm ngoái là các nước vừa và nhỏ có thể gắn kết cùng các nước lớn vào một cấu trúc bền vững ở khu vực. Tôi cũng đồng tình với ý kiến của Ngài Thủ tướng Sinh-ga-po Lý Hiển Long trong bài phát biểu tại Bắc Kinh tháng 9/2012 cho rằng sự hợp tác tin cậy và trách nhiệm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ đóng góp tích cực cho lợi ích chung của khu vực. Chúng ta đều hiểu rằng Châu Á – Thái Bình Dương đủ rộng cho tất cả các nước trong và ngoài khu vực cùng hợp tác và chia sẻ lợi ích. Tương lai của Châu Á – Thái Bình Dương đã và sẽ tiếp tục được tạo dựng bởi vai trò và sự tương tác của tất cả các quốc gia trong khu vực và cả thế giới, nhất là các nước lớn và chắc chắn trong đó không thể thiếu vai trò của ASEAN.

Tôi tin rằng các nước trong khu vực đều không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều hơn vào vai trò của các nước lớn, nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất (tôi xin nhấn mạnh là lớn nhất) đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như của cả khu vực và thế giới. Điều quan trọng là sự kỳ vọng đó cần được củng cố bằng lòng tin chiến lược và lòng tin chiến lược cần được thể hiện thông qua những hành động cụ thể mang tính xây dựng của các quốc gia này.

Chúng ta đặc biệt coi trọng vai trò của một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ và của Hoa Kỳ – một cường quốc Thái Bình Dương. Chúng ta trông đợi và ủng hộ Hoa Kỳ và Trung Quốc khi mà các chiến lược, các việc làm của hai cường quốc này tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia, vừa đem lại lợi ích cho chính mình, đồng thời đóng góp thiết thực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung.

Tôi muốn nhấn mạnh thêm là, các cơ chế hợp tác hiện có trong khu vực như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+)… cũng như Đối thoại Shangri-La đã tạo ra nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợp tác an ninh đa phương và tìm giải pháp cho những thách thức đang đặt ra. Nhưng có thể nói rằng, vẫn còn thiếu – hay ít nhất là chưa đủ – lòng tin chiến lược trong việc thực thi các cơ chế đó. Điều quan trọng trước hết là phải xây dựng sự tin cậy lẫn nhau trước các thử thách, các tác động và trong tăng cường hợp tác cụ thể trên các lĩnh vực, các tầng nấc, cả song phương và đa phương.Một khi có đủ lòng tin chiến lược, hiệu quả thực thi của các cơ chế hiện có sẽ được nâng lên và chúng ta có thể đẩy nhanh, mở rộng hợp tác, đi đến giải pháp về mọi vấn đề, cho dù là nhạy cảm và khó khăn nhất.

Thứ ba, nói đến hòa bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng của khu vực Châu Á – Thái  Bình Dương, chúng ta không thể không nói đến một ASEAN đồng thuận, đoàn kết và với vai trò trung tâm trong nhiều cơ chế hợp tác đa phương.

Khó có thể hình dung được một Đông Nam Á chia rẽ, xung đột trong Chiến tranh Lạnh lại có thể trở thành một cộng đồng các quốc gia thống nhất trong đa dạng và đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc đang định hình ở khu vực như ASEAN ngày nay. Sự tham gia của Việt Nam vào ASEAN năm 1995 đánh dấu thời kỳ phát triển mới của ASEAN, tiến tới hình thành một ngôi nhà chungcủa tất cả các quốc gia Đông Nam Á đúng với tên gọi của mình. Thành công của ASEAN là thành quả của cả quá trình kiên trì xây dựng lòng tin và văn hóa đối thoại, hợp tác cũng như ý thức trách nhiệm chia sẻ vận mệnh chung giữa các nước Đông Nam Á.

ASEAN tự hào là một hình mẫu của nguyên tắc đồng thuận và lòng tin vào nhau trong các quyết định của mình. Đó là nền tảng tạo sự bình đẳng giữa các thành viên cho dù là một Indonesia với dân số gần 1/4 tỷ người và một Brunei với dân số chưa đến nửa triệu người. Đó cũng là cơ sở để các nước ngoài khu vực gửi gắm lòng tin vào ASEAN với tư cách là “người trung gian thực tâm”trong vai trò dẫn dắt nhiều cơ chế hợp tác khu vực.

Với tư duy cùng chia sẻ lợi ích, không phải “kẻ được – người mất”, việc mở rộng Cấp cao Đông Á (EAS) mời Nga và Hoa Kỳ tham gia, tiến trình ADMM+ đã được hiện thực hóa tại Việt Nam năm 2010 và thành công của EAS, ARF, ADMM+ những năm tiếp theo đã củng cố hơn nữa nền tảng cho một cấu trúc khu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm, đem lại niềm tin vào tiến trình hợp tác an ninh đa phương của khu vực này.

Tôi cũng muốn đề cập trường hợp của Mi-an-ma như một ví dụ sinh động về kết quả của việc kiên trì đối thoại trên cơ sở xây dựng và củng cố lòng tin, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau, mở ra một tương lai tươi sáng không chỉ cho Mi-an-ma mà cho cả khu vực chúng ta.

Đã có những bài học sâu sắc về giá trị nền tảng của nguyên tắc đồng thuận, thống nhất của ASEAN trong việc duy trì quan hệ bình đẳng, cùng có lợi với các nước đối tác và phát huy vai trò chủ động của ASEAN trong những vấn đề chiến lược của khu vực. ASEAN chỉ mạnh và phát huy được vai trò của mình khi là một khối đoàn kết thống nhất. Một ASEAN thiếu thống nhất sẽ tự đánh mất vị thế và không có lợi cho bất cứ một ai, kể cả các nước ASEAN và các nước đối tác. Chúng ta cần một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, hợp tác hiệu quả với tất cả các nước để chung tay vun đắp hòa bình và thịnh vượng ở khu vực, chứ không phải là một ASEAN mà các quốc gia thành viên buộc phải lựa chọn đứng về bên này hay bên kia vì lợi ích của riêng mình trong mối quan hệ với các nước lớn. Trách nhiệm của chúng ta là nhân thêm niềm tin trong giải quyết các vấn đề, trong tăng cường hợp tác cùng có lợi, kết hợp hài hòa lợi ích của quốc gia mình với lợi ích của quốc gia khác và của cả khu vực.

Việt Nam cùng các nước ASEAN luôn mong muốn các nước – đặc biệt là các nước lớn, ủng hộ vai trò trung tâm, nguyên tắc đồng thuận và sự đoàn kết thống nhất của cộng đồng ASEAN.

Trở lại vấn đề Biển Đông, ASEAN và Trung Quốc đã cùng nhau vượt qua một chặng đường khá dài và cũng không ít khó khăn để ra được Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Phnôm-pênh năm 2002. Nhân kỷ niệm 10 năm ký và thực hiện DOC, các bên đã thống nhất nỗ lực tiến tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). ASEAN và Trung Quốc cần đề cao trách nhiệm, cùng nhau củng cố lòng tin chiến lược, trước hết là thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực hơn nữa để sớm có Bộ quy tắc ứng xử (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS).

Chúng tôi cho rằng, ASEAN và các nước đối tác có thể cùng nhau xây dựng một cơ chế khả thi để bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải trong khu vực. Làm được như vậy sẽ không chỉ góp phần đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải và tạo điều kiện để giải quyết các tranh chấp, mà còn khẳng định những nguyên tắc cơ bản trong việc gìn giữ hòa bình, tăng cường hợp tác, phát triển của thế giới đương đại.

Đối với các vấn đề an ninh phi truyền thống và các thách thức khác – trong đó có an ninh nguồn nước trên các dòng sông chung, bằng việc xây dựng lòng tin chiến lược, tăng cường hợp tác, hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích chung, tôi tin rằng chúng ta cũng sẽ đạt được những thành công, đóng góp thiết thực vào hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực.

Thưa Quý vị và các bạn,

Trong suốt lịch sử mấy ngàn năm, Việt Nam đã chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra. Việt Nam luôn khao khát hòa bình và mong muốn đóng góp vào việc củng cố hòa bình, tăng cường hữu nghị, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để có một nền hòa bình thực sự và bền vững, thì độc lập, chủ quyền của các quốc gia dù lớn hay nhỏ cần phải được tôn trọng; những khác biệt về lợi ích, văn hóa… cần được đối thoại cởi mở trên tinh thần xây dựng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

Chúng ta không quên, nhưng cần khép lại quá khứ để hướng tới tương lai. Với truyền thống hòa hiếu, Việt Nam luôn mong muốn cùng các nước xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, phát triển trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.

Việt Nam kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam không ngừng nỗ lực làm sâu sắc thêm và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác hợp tác cùng có lợi với các quốc gia. Chúng tôi mong muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ một khi nguyên tắc độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi được cam kết và nghiêm túc thực hiện.

Nhân diễn đàn quan trọng nàytôi trân trọng thông báo, Việt Nam đã quyết định tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc, trước hết là trong các lĩnh vực công binh, quân y, quan sát viên quân sự.

Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác.

Những năm qua, việc duy trì tăng trưởng kinh tế khá cao đã tạo điều kiện cho Việt Nam tăng ngân sách quốc phòng ở mức hợp lý. Việc hiện đại hóa quân đội của Việt Nam chỉ nhằm tự vệ, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, không nhằm vào bất cứ quốc gia nào.

Đối với các nguy cơ và thách thức về an ninh khu vực đang hiện hữu như bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông, Biển Đông… Việt Nam trước sau như một kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Các bên liên quan đều phải kiềm chế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.

Một lần nữa, Việt Nam khẳng định tuân thủ nhất quán Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; nỗ lực làm hết sức mình cùng ASEAN và Trung Quốc nghiêm túc thực hiện DOC và sớm đạt được COC. Là quốc gia ven biển, Việt Nam khẳng định và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển 1982.

Thưa Quý vị và các bạn,                      

Hòa bình, hợp tác và phát triển là lợi ích, là nguyện vọng tha thiết, là tương lai chung của các quốc gia, các dân tộc. Trên tinh thần cởi mở của Đối thoại Shangri-La, tôi kêu gọi tất cả chúng ta bằng những hành động cụ thể hãy cùng chung tay xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì một Châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, hợp tác, thịnh vượng.

Xin cảm ơn Quý vị và các bạn./.